Đất nghĩa trang thuộc nhóm đất nào? Đất nghĩa trang có thời hạn bao lâu?
Theo quy định hiện nay thì đất được phân thành mấy nhóm? Trong đó, đất nghĩa trang thuộc nhóm nào? Đất nghĩa trang có thời hạn không, nếu có thì là bao lâu? Đất nghĩa trang thuộc nhóm đất nào? Theo Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định: Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: - Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; - Đất xây dựng trụ sở cơ quan; - Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh); - Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác; - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; - Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng; - Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng); - Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt; - Đất có mặt nước chuyên dùng; - Đất phi nông nghiệp khác. Như vậy, hiện nay đất được phân thành 3 nhóm là nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và đất nghĩa trang thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất nghĩa trang có thời hạn bao lâu? Theo Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định đất sử dụng ổn định lâu dài bao gồm: - Đất ở. - Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 Luật Đất đai 2024. - Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý. - Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê. - Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 Luật Đất đai 2024; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 Luật Đất đai 2024. - Đất quốc phòng, an ninh. - Đất tín ngưỡng. -. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024. - Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh. - Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt. - Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2024. Như vậy, đất nghĩa trang là đất sử dụng ổn định lâu dài và không có quy định thời hạn sử dụng đất. Đất nghĩa trang có phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không? Theo Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về đối tượng chịu thuế bao gồm: - Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. - Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 này sử dụng vào mục đích kinh doanh. Cụ thể đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh gồm: + Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; + Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; + Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; + Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, ngoại trừ đất nghĩa trang của tư nhân được sử dụng vào mục đích kinh doanh (ví dụ như dịch vụ nghĩa trang) phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, còn đất nghĩa trang được sử dụng không vào mục đích kinh doanh thì sẽ không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Có miễn thuế đất phi nông nghiệp với đất nhận chuyển nhượng nhưng được nhà nước xây nhà tình nghĩa?
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì? Có miễn thuế đất phi nông nghiệp với đất nhận chuyển nhượng nhưng được nhà nước xây nhà tình nghĩa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì? Hiện nay, tại Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định cụ thể như thế nào là Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Trên thực tế, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được hiểu là số tiền mà cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức phải đóng cho Ngân sách Nhà nước khi sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế. (2) Có miễn thuế đất phi nông nghiệp với đất nhận chuyển nhượng nhưng được nhà nước xây nhà tình nghĩa? Căn cứ Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 có quy định về 09 trường hợp được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau: - Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh. - Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. - Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội. - Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ. - Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới. - Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử - văn hóa. - Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế. Theo đó, đất xây dựng nhà tình nghĩa thuộc một trong những trường hợp được miễn thuế đất phi nông nghiệp. (3) Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp? Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 153/2011/TT-BTC có quy định về thời hạn nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau: - Thời hạn nộp tiền thuế hàng năm chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm. Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế 01 hoặc 02 lần trong năm và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm. Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31/3 năm sau. - Trường hợp trong chu kỳ ổn định 05 năm mà người nộp thuế đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm đề nghị. - Đối với trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về người nộp thuế, người chuyển quyền sử dụng đất có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước nơi có đất chịu thuế trước khi thực hiện các thủ tục pháp lý. Trường hợp thừa kế, nếu chưa hoàn tất việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì người nhận thừa kế có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Theo đó, hiện nay, chậm nhất là vào ngày 31/12 hàng năm người nộp thuế phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Đất nghĩa trang thuộc nhóm đất nào? Đất nghĩa trang có thời hạn bao lâu?
Theo quy định hiện nay thì đất được phân thành mấy nhóm? Trong đó, đất nghĩa trang thuộc nhóm nào? Đất nghĩa trang có thời hạn không, nếu có thì là bao lâu? Đất nghĩa trang thuộc nhóm đất nào? Theo Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định: Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: - Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; - Đất xây dựng trụ sở cơ quan; - Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh); - Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác; - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; - Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng; - Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng); - Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt; - Đất có mặt nước chuyên dùng; - Đất phi nông nghiệp khác. Như vậy, hiện nay đất được phân thành 3 nhóm là nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và đất nghĩa trang thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất nghĩa trang có thời hạn bao lâu? Theo Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định đất sử dụng ổn định lâu dài bao gồm: - Đất ở. - Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 Luật Đất đai 2024. - Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý. - Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê. - Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 Luật Đất đai 2024; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 Luật Đất đai 2024. - Đất quốc phòng, an ninh. - Đất tín ngưỡng. -. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024. - Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh. - Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt. - Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2024. Như vậy, đất nghĩa trang là đất sử dụng ổn định lâu dài và không có quy định thời hạn sử dụng đất. Đất nghĩa trang có phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không? Theo Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về đối tượng chịu thuế bao gồm: - Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. - Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 này sử dụng vào mục đích kinh doanh. Cụ thể đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh gồm: + Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; + Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; + Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; + Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, ngoại trừ đất nghĩa trang của tư nhân được sử dụng vào mục đích kinh doanh (ví dụ như dịch vụ nghĩa trang) phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, còn đất nghĩa trang được sử dụng không vào mục đích kinh doanh thì sẽ không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Có miễn thuế đất phi nông nghiệp với đất nhận chuyển nhượng nhưng được nhà nước xây nhà tình nghĩa?
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì? Có miễn thuế đất phi nông nghiệp với đất nhận chuyển nhượng nhưng được nhà nước xây nhà tình nghĩa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì? Hiện nay, tại Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định cụ thể như thế nào là Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Trên thực tế, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được hiểu là số tiền mà cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức phải đóng cho Ngân sách Nhà nước khi sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế. (2) Có miễn thuế đất phi nông nghiệp với đất nhận chuyển nhượng nhưng được nhà nước xây nhà tình nghĩa? Căn cứ Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 có quy định về 09 trường hợp được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau: - Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh. - Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. - Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội. - Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ. - Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới. - Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử - văn hóa. - Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế. Theo đó, đất xây dựng nhà tình nghĩa thuộc một trong những trường hợp được miễn thuế đất phi nông nghiệp. (3) Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp? Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 153/2011/TT-BTC có quy định về thời hạn nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau: - Thời hạn nộp tiền thuế hàng năm chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm. Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế 01 hoặc 02 lần trong năm và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm. Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31/3 năm sau. - Trường hợp trong chu kỳ ổn định 05 năm mà người nộp thuế đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm đề nghị. - Đối với trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về người nộp thuế, người chuyển quyền sử dụng đất có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước nơi có đất chịu thuế trước khi thực hiện các thủ tục pháp lý. Trường hợp thừa kế, nếu chưa hoàn tất việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì người nhận thừa kế có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Theo đó, hiện nay, chậm nhất là vào ngày 31/12 hàng năm người nộp thuế phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.