Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp
>>> Các loại, thuế phí hộ kinh doanh phải nộp Các doanh nghiệp từ lúc bắt đầu đăng ký thành lập, hoạt động, cho đến khi giải thể, phá sản đều phải nộp các loại thuế, phí nhất định. Nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp không bỏ sót các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí này, sau đây, mình giới thiệu các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp thông qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập Loại phí, lệ phí Mức nộp Căn cứ Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp cấp mới, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) 200.000 đồng/lần Thông tư 176/2012/TT-BTC Giai đoạn 2: Hoạt động 1. Thuế môn bài Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu, được tính căn cứ trên số vốn đăng ký kinh doanh, tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017 trở đi, chế định “thuế môn bài” sẽ bị xóa bỏ và thay vào đó là “lệ phí môn bài” (theo Công văn 5633/TCT-CS ngày 29/12/2015) Mức nộp thuế môn bài hiện nay như sau: Bậc Số vốn đăng ký kinh doanh Mức thuế môn bài phải nộp 1 Trên 10 tỷ 3.000.000 đồng 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000 đồng 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000 đồng 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000 đồng Lưu ý: Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư. Căn cứ Thông tư 42/2003/TT-BTC. 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) Số thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – Các khoản chi được trừ – thu nhập được miễn thuế – các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước) x thuế suất Lĩnh vực hoạt động Thuế suất thuế TNDN Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam Từ 32 – 50 % Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) 50% Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN 40% Các lĩnh vực còn lại 20% (áp dụng cho cả trường hợp doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ và dưới 20 tỷ) Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC. 3. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) Tùy theo phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu mà có các mức thuế suất khác nhau. Đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Số thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x thuế suất thuế GTGT) – số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Theo phương pháp tính thuế này, có 03 mức thuế suất thuế GTGT: - Mức thuế 0%. - Mức thuế 5%. - Mức thuế 10%. Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế suất khác nhau, xem chi tiết tại Luật thuế giá trị gia tăng 2008, Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014. Đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu x tỷ lệ % để tính thuế. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định tỷ lệ % này như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%. - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%. - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%. - Hoạt động kinh doanh khác: 2%. 4. Thuế xuất nhập khẩu (thuế XNK) Tùy theo loại mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có các phương pháp tính thuế khác nhau: Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất %: Số thuế XNK phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x giá tính thuế x thuế suất. Xem chi tiết biểu thuế xuất nhập khẩu 2016 tại Thông tư 182/2015/TT-BTC. Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối: Số thuế XNK phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x mức thuế tuyệt đối x tỷ giá tính thuế. 5. Thuế tài nguyên Áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên: Số thuế tài nguyên phải nộp = sản lượng tài nguyên tính thuế x giá tính thuế x thuế suất Xem chi tiết biểu thuế suất thuế tài nguyên tại Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13. 6. Thuế bảo vệ môi trường Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp = số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế x mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa Xem chi tiết biểu thuế bảo vệ môi trường tại Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12. 7. Thuế tiêu thụ đặc biệt Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Xem chi tiết biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014. 8. Thuế sử dụng đất Có 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Đất sản xuất kinh doanh sử dụng toàn bộ vào mục đích kinh doanh: Số thuế sử dụng đất phải nộp = (Diện tích đất tính thuế x giá của 1m2 đất x thuế suất) – số thuế đựơc miễn, giảm Trường hợp 2: Đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh Số thuế sử dụng đất phải nộp ={ [(Tổng diện tích đất sử dụng x Doanh thu hoạt động kinh doanh)/Tổng doanh thu cả năm] x giá của 1m2 đất x thuế suất} – số thuế đựơc miễn, giảm Xem chi tiết biểu thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010. Giai đoạn 3: Giải thể, phá sản Đối với trường hợp phá sản: 1. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: 1.000.000 đồng. (Căn cứ Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009) 2. Chi phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản: Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chi phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản. 3. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản - Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận. - Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản teo Khoản 3 Điều 80, Khoản 4 Điều 83, Khoản 7 Điều 91 Luật Phá sản 2014 thì mức thù lao như sau: TT Tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý Mức thù lao 1 Dưới 100 triệu đồng 5% tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý 2 Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng 5 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 4% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 100 triệu đồng 3 Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 20 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 500 triệu đồng 4 Từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 36 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 2% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 1 tỷ đồng 5 Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 10 tỷ đồng xác định theo mục 4 của Bảng này + 0,5% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 10 tỷ đồng 6 Từ trên 50 tỷ đồng Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 50 tỷ đồng xác định theo mục 5 của Bảng này + 0,3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 50 tỷ đồng. - Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo Điểm b hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 95 Luật phá sản 2014 thì ngoài mức thù lao quy định trên còn thêm thù lao giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện phương án phục hồi kinh doanh. - Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp thực hiện xong phương án phục hồi kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 95 của Luật Phá sản thì mức thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận. (Căn cứ Nghị định 22/2015/NĐ-CP) Trường hợp giải thể doanh nghiệp Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chi phí giải thể doanh nghiệp.
Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp
>>> Các loại, thuế phí hộ kinh doanh phải nộp Các doanh nghiệp từ lúc bắt đầu đăng ký thành lập, hoạt động, cho đến khi giải thể, phá sản đều phải nộp các loại thuế, phí nhất định. Nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp không bỏ sót các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí này, sau đây, mình giới thiệu các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp thông qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập Loại phí, lệ phí Mức nộp Căn cứ Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp cấp mới, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) 200.000 đồng/lần Thông tư 176/2012/TT-BTC Giai đoạn 2: Hoạt động 1. Thuế môn bài Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu, được tính căn cứ trên số vốn đăng ký kinh doanh, tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017 trở đi, chế định “thuế môn bài” sẽ bị xóa bỏ và thay vào đó là “lệ phí môn bài” (theo Công văn 5633/TCT-CS ngày 29/12/2015) Mức nộp thuế môn bài hiện nay như sau: Bậc Số vốn đăng ký kinh doanh Mức thuế môn bài phải nộp 1 Trên 10 tỷ 3.000.000 đồng 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000 đồng 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000 đồng 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000 đồng Lưu ý: Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư. Căn cứ Thông tư 42/2003/TT-BTC. 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) Số thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – Các khoản chi được trừ – thu nhập được miễn thuế – các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước) x thuế suất Lĩnh vực hoạt động Thuế suất thuế TNDN Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam Từ 32 – 50 % Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) 50% Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN 40% Các lĩnh vực còn lại 20% (áp dụng cho cả trường hợp doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ và dưới 20 tỷ) Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC. 3. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) Tùy theo phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu mà có các mức thuế suất khác nhau. Đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Số thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x thuế suất thuế GTGT) – số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Theo phương pháp tính thuế này, có 03 mức thuế suất thuế GTGT: - Mức thuế 0%. - Mức thuế 5%. - Mức thuế 10%. Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế suất khác nhau, xem chi tiết tại Luật thuế giá trị gia tăng 2008, Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014. Đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu x tỷ lệ % để tính thuế. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định tỷ lệ % này như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%. - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%. - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%. - Hoạt động kinh doanh khác: 2%. 4. Thuế xuất nhập khẩu (thuế XNK) Tùy theo loại mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có các phương pháp tính thuế khác nhau: Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất %: Số thuế XNK phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x giá tính thuế x thuế suất. Xem chi tiết biểu thuế xuất nhập khẩu 2016 tại Thông tư 182/2015/TT-BTC. Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối: Số thuế XNK phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x mức thuế tuyệt đối x tỷ giá tính thuế. 5. Thuế tài nguyên Áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên: Số thuế tài nguyên phải nộp = sản lượng tài nguyên tính thuế x giá tính thuế x thuế suất Xem chi tiết biểu thuế suất thuế tài nguyên tại Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13. 6. Thuế bảo vệ môi trường Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp = số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế x mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa Xem chi tiết biểu thuế bảo vệ môi trường tại Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12. 7. Thuế tiêu thụ đặc biệt Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Xem chi tiết biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014. 8. Thuế sử dụng đất Có 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Đất sản xuất kinh doanh sử dụng toàn bộ vào mục đích kinh doanh: Số thuế sử dụng đất phải nộp = (Diện tích đất tính thuế x giá của 1m2 đất x thuế suất) – số thuế đựơc miễn, giảm Trường hợp 2: Đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh Số thuế sử dụng đất phải nộp ={ [(Tổng diện tích đất sử dụng x Doanh thu hoạt động kinh doanh)/Tổng doanh thu cả năm] x giá của 1m2 đất x thuế suất} – số thuế đựơc miễn, giảm Xem chi tiết biểu thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010. Giai đoạn 3: Giải thể, phá sản Đối với trường hợp phá sản: 1. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: 1.000.000 đồng. (Căn cứ Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009) 2. Chi phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản: Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chi phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản. 3. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản - Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận. - Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản teo Khoản 3 Điều 80, Khoản 4 Điều 83, Khoản 7 Điều 91 Luật Phá sản 2014 thì mức thù lao như sau: TT Tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý Mức thù lao 1 Dưới 100 triệu đồng 5% tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý 2 Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng 5 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 4% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 100 triệu đồng 3 Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 20 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 500 triệu đồng 4 Từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 36 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 2% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 1 tỷ đồng 5 Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 10 tỷ đồng xác định theo mục 4 của Bảng này + 0,5% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 10 tỷ đồng 6 Từ trên 50 tỷ đồng Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 50 tỷ đồng xác định theo mục 5 của Bảng này + 0,3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 50 tỷ đồng. - Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo Điểm b hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 95 Luật phá sản 2014 thì ngoài mức thù lao quy định trên còn thêm thù lao giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện phương án phục hồi kinh doanh. - Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp thực hiện xong phương án phục hồi kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 95 của Luật Phá sản thì mức thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận. (Căn cứ Nghị định 22/2015/NĐ-CP) Trường hợp giải thể doanh nghiệp Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chi phí giải thể doanh nghiệp.