Đáp án tham khảo mã đề 106, 107, 108, 109 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
Chiều nay (27/6), thí sinh cả nước sẽ làm bài thi môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2024. Sau đây là đáp án tham khảo mã đề 106, 107, 108, 109. Đáp án mã đề 106 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Đáp án tham khảo) 1.C 2.A 3.B 4.B 5.B 6.D 7.C 8.C 9.D 10.A 11.D 12.A 13.D 14.A 15.D 16.A 17.B 18.B 19.A 20.C 21.A 22.D 23.D 24.D 25.A 26.C 27.B 28.B 29.B 30.A 31.D 32.B 33.C 34.C 35.D 36.C 37.C 38.C 39.D 40.D 41.D 42.C 43.C 44.C 45.B 46.B 47.C 48.C 49.B 50.D Đáp án mã đề 107 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Đáp án tham khảo) 1.D 2.B 3.D 4.C 5.C 6.A 7.A 8.C 9.C 10.D 11.C 12.B 13.D 14.C 15.A 16.C 17.A 18.B 19.B 20.B 21.D 22.A 23.D 24.C 25.A 26.A 27.A 28.D 29.C 30.B 31.B 32.A 33.D 34.B 35.B 36.B 37.A 38.B 39.C 40.D 41.B 42.D 43.A 44.C 45.D 46.A 47.B 48.D 49.A 50.B Đáp án mã đề 108 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Đáp án tham khảo) 1.C 2.C 3.A 4.D 5.D 6.A 7.B 8.B 9.B 10.D 11.D 12.B 13.A 14.A 15.C 16.D 17.C 18.B 19.A 20.B 21.A 22.A 23.C 24.C 25.D 26.D 27.A 28.C 29.A 30.A 31.B 32.C 33.A 34.B 35.A 36.A 37.C 38.C 39.D 40.C 41.B 42.B 43.D 44.B 45.C 46.A 47.C 48.D 49.D 50.A Đáp án mã đề 109 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Đáp án tham khảo) 1.D 2.B 3.C 4.C 5.D 6.A 7.D 8.C 9.A 10.A 11.D 12.D 13.A 14.A 15.B 16.A 17.C 18.A 19.D 20.A 21.B 22.A 23.C 24.D 25.D 26.B 27.C 28.B 29.D 30.B 31.C 32.C 33.D 34.B 35.C 36.B 37.D 38.B 39.C 40.B 41.C 42.B 43.C 44.B 45.D 46.D 47.B 48.C 49.B 50.B Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Theo Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định như sau: Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận Xem: Đề thi và đáp án môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Đáp án môn toán - Mã đề 116 đến 120 tốt nghiệp THPT 2024 Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bài thi KHTN Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Đề thi tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và đáp án tham khảo
Cách tính điểm ưu tiên đối tượng khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hôm nay ngày 26/6/2024, thí sinh toàn quốc sẽ làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đã chính thức bắt đầu. Cách tính điểm ưu tiên cũng được nhiều thí sinh cực kỳ quan tâm. Cách tính điểm ưu tiên đối tượng khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Trong đó, chế độ ưu tiên theo khu vực như sau: - Mức điểm ưu tiên áp dụng cho: + Khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm + Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm + Khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên Cụ thể phân chia khu vực tuyển sinh được quy định tại Phụ lục I Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau: Khu vực Mô tả khu vực và điều kiện Khu vực 1 (KV1) Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3; Khu vực 2 (KV2) Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1). Khu vực 3 (KV3) Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, sẽ chỉ có khu vực 1 (KV1), khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) và khu vực 2 (KV2) là được cộng điểm ưu tiên. Xem thêm: Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024 Căn cứ để xác định khu vực ưu tiên Theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định căn cứ xác định khu vực hưởng chính sách ưu tiên khu vực như sau: - Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng; - Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú: + Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định; + Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại: ++ Các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; ++ Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; c ++ Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); ++ Các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. + Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển: ++ Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; ++ Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; ++ Nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ; Như vậy, sẽ có 2 căn cứ để xác định khu vực ưu tiên là theo địa điểm trường mà thí sinh đã học và theo nơi thường trú như trên. Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 1277/BGDĐT-QLCL ngày 22/3/2024 về việc hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Cụ thể lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 như sau: Theo đó, ngày 26/6/2024, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27 và 28/6/2024, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29/6/2024 sẽ là ngày thi dự phòng. Xem thêm: Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024 Hướng dẫn tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT và cách tính điểm xét tuyển đại học năm 2024
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Có trường hợp đậu đại học nhưng rớt tốt nghiệp không?
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ chính thức bắt đầu. Vậy trường hợp thí sinh đã đậu đại học bằng phương thức xét tuyển khác nhưng rớt tốt nghiệp thì có được học đại học không? Thi tốt nghiệp THPT 2024: Có trường hợp đậu đại học nhưng rớt tốt nghiệp không? Theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đối tượng, điều kiện dự tuyển vào đại học như sau: - Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm: + Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; + Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật. - Đối tượng dự tuyển quy định trên phải đáp ứng các điều kiện sau: + Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; + Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; + Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định. - Đối với một chương trình đào tạo hoặc một ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, cơ sở đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non . - Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, cơ sở đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh. Như vậy, dù có trúng tuyển đại học bằng phương thức xét học bạ sớm thì thí sinh vẫn bắt buộc phải tốt nghiệp THPT để được công nhận và nhập học đại học. Năm 2024 có những phương thức tuyển sinh đại học nào? Theo Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định có các phương thức tuyển sinh sau: - Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh. - Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo. Như vậy, sẽ có 3 phương thức tuyển sinh đại học năm 2024 là thi tuyển, xét tuyển, kết hợp xét tuyển và thi tuyển. Đồng thời, trường đại học tuyển sinh cũng là chủ thể chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm. Trường hợp nào đã trúng tuyển đại học rồi nhưng được bảo lưu? Theo Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về bảo lưu kết quả trúng tuyển như sau: - Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau: + Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền; + Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. - Thí sinh thuộc diện quy định phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người đi nghĩa vụ, thanh niên xung phong. - Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục. Đối với trường hợp có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức. Như vậy, sẽ có 2 trường hợp được bảo lưu kết quả trúng tuyển là thí sinh đi nghĩa vụ/thanh niên xung phong hoặc bị bệnh nặng/tai nạn.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 lưu ý: Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi
Từ ngày 26-29/6, nước ta sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đầy khó khăn và thử thách. Để kỳ thi được diễn ra suôn sẻ, thí sinh cần lưu ý những trách nhiệm dưới đây. Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 lưu ý: Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi Theo Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi THPT 2024 như sau: (1) Trước ngày thi: Đăng ký dự thi (ĐKDT) theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT. Thí sinh có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào Hệ thống Quản lý thi. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì liên hệ với nơi ĐKDT để được hỗ trợ (2) Trong ngày thi: - Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi: + Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi; + Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời; + Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý. - Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó. (3) Trong phòng thi: - Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi: + Trình Thẻ dự thi cho CBCT; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình; + Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác); Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi; + Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài; + Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho CBCT khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; Không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; Nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ); + Không được rời khỏi phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát. Việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng cán bộ giám sát cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định; + Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản nguyên vẹn bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm). (4) Khi thi trắc nghiệm: - Tuân thủ các quy định trong phòng thi. - Ngoài ra, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây: + Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời; trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn; + Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi; + Khi nhận đề thi cần lưu ý kiểm tra bảo đảm các môn thi thành phần trong mỗi bài thi KHTN hoặc KHXH có cùng một mã đề thi; Nếu không cùng mã đề thi, thí sinh phải báo ngay với CBCT trong phòng thi chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi; phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN, không được xem nội dung đề thi khi CBCT chưa cho phép; + Phải kiểm tra đề thi để bảo đảm có đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi; + Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài; khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi; + Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi CBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi. + Thí sinh chỉ thi môn thi thành phần thứ nhất và/hoặc thứ hai trong bài thi tổ hợp, sau khi nộp phiếu TLTN, thí sinh ra khỏi phòng thi và di chuyển về phòng chờ ra cho đến khi hết giờ làm bài của môn thi cuối cùng mới được rời khỏi khu vực thi. Trong quá trình di chuyển về phòng chờ ra và trong thời gian ở phòng chờ ra, thí sinh phải giữ gìn trật tự, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ/khu vực chờ. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng chờ khi được phép của người quản lý phòng chờ và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát khi ở ngoài phòng chờ; -Thí sinh chỉ dự thi môn thi thành phần thứ hai và/hoặc thứ ba trong bài thi tổ hợp phải có mặt tại nơi gọi thí sinh vào phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 10 phút để làm công tác chuẩn bị. Nếu thí sinh đến sớm hơn (trước giờ phát đề thi từ 15 phút trở lên) thì phải vào đợi tại các phòng chờ vào; - Thí sinh chỉ dự thi môn thi thành phần thứ nhất và thứ ba trong bài thi tổ hợp: Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất thí sinh phải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, đặt Phiếu TLTN sao cho phần tô câu trả lời úp xuống mặt bàn tại vị trí ngồi của thí sinh và bảo quản Phiếu TLTN trong suốt thời gian chờ thi môn thành phần tiếp theo. (5) Khi có bất thường trong phòng thi: Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT và những người có trách nhiệm tại Điểm thi. Như vậy, thí sinh thi THPT 2024 cần lưu ý những điều trên để không vi phạm quy chế thi và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Đề thi tốt nghiệp THPT 2024 được bảo mật thế nào? Theo Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật như sau: (1) Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận (2) Bảo mật trong việc làm đề thi Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy. Khu vực làm đề thi sẽ được cách ly 03 vòng độc lập. (3) Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an (theo thời gian quy định tại văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi). (4) Niêm phong phong bì (túi) chứa đề thi Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT. (5) Vận chuyển và bàn giao đề thi Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. (6) Máy móc, thiết bị nơi làm đề thi Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Có thể thấy, đề thi tốt nghiệp THPT nói chung và thi tốt nghiệp THPT 2024 nói riêng cần sự bảo mật cực kỳ cao với nhiều quy định chặt chẽ để tạo ra một kỳ thi công bằng và khách quan nhất.
Thí sinh tự do thi tốt nghiệp Trung học phổ thông có được cộng điểm ưu tiên không?
Quy chế thi dành cho thí sinh tự do sẽ luôn có khác biệt so với thí sinh chưa thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, như vậy, thí sinh tự do có được cộng điểm ưu tiên khi thi lại không? Thí sinh tự do thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là ai? Quyết định 1161/QĐ-BGDĐT năm 2018 có quy định: “Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (sau đây gọi chung là thí sinh tự do) đăng ký tại địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. (…)” Như vậy, thí sinh tự do bao gồm các đối tượng: - Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc Người đã học hết chương trình THPT, đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; - Người đã tốt nghiệp THPT; - Người đã tốt nghiệp trung cấp; - Các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi. Thí sinh tự do thi tốt nghiệp Trung học phổ thông có được cộng điểm ưu tiên không? Hiện quy chế tuyển sinh đại học tại Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT không loại trừ đối tượng dự thi là thí sinh tự do ra khỏi đối tượng được cộng điểm ưu tiên nên thí sinh tự do vẫn được cộng điểm trong trường hợp thi lại nếu thuộc đối tượng được cộng. Ví dụ: Anh A là người dân tộc Mường ở Kiên Giang thì có được cộng điểm ưu tiên như thế nào? Vì anh A đã là dân tộc Mường - là dân tộc thiểu số - nên anh có thể được cộng điểm ưu tiên theo một trong hai đối tượng sau: + Nhóm UT1 - 01 - Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học THPT hoặc trung cấp trên 18 tháng tại Khu vực 1 hoặc + Nhóm UT2 - 06 - Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01. Để xác định anh A có được cộng điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng là UT1 - 01 hay không, cần xác định anh có nơi thường trú trong thời gian học Trung học phổ thông hoặc trung cấp trên 18 tháng tại Khu vực 1 hay không, Theo Thông tư 08/2022/TT-BGĐT có quy định: Khu vực 1 (KV1) -Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Anh A có thể tra cứu các xã nào thuộc khu vực được xác định là KV1 tại bài viết sau: Tổng hợp văn bản làm căn cứ để xác định khu vực ưu tiên trong tuyển sinh đại học năm 2023 => Anh vào các văn bản quy định các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi để tìm xã của mình; Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Kiên Giang anh xem tại văn bản: Quyết định 2311/QĐ-TTg công nhận xã đảo thuộc Kiên Giang 2015 Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã An toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 của Kiên Giang anh xem tại văn bản: Quyết định 164/QĐ-TTg 2021 công nhận xã An toàn khu thuộc tỉnh Kiên Giang Về nơi đăng ký dự thi của thí sinh tự do Theo Quyết định 1161/QĐ-BGDĐT năm 2018 có quy định: "PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh I. Lĩnh vực quy chế thi, tuyển sinh 1. Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia 1.1. Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ: ... - Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (sau đây gọi chung là thí sinh tự do) đăng ký tại địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. ..." Thí sinh tự do sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự thi qua nhà trường hoặc đăng ký dự thi trực tuyến, trong trường hợp thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự thi ở đâu thì không có văn bản nói rõ mà chỉ nói đăng ký địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Trong trường hợp này, thí sinh tự do cần liên hệ Sở Giáo dục và Đào tạo nơi mình đang sinh sống để được hướng dẫn thêm.
Đáp án tham khảo mã đề 106, 107, 108, 109 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
Chiều nay (27/6), thí sinh cả nước sẽ làm bài thi môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2024. Sau đây là đáp án tham khảo mã đề 106, 107, 108, 109. Đáp án mã đề 106 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Đáp án tham khảo) 1.C 2.A 3.B 4.B 5.B 6.D 7.C 8.C 9.D 10.A 11.D 12.A 13.D 14.A 15.D 16.A 17.B 18.B 19.A 20.C 21.A 22.D 23.D 24.D 25.A 26.C 27.B 28.B 29.B 30.A 31.D 32.B 33.C 34.C 35.D 36.C 37.C 38.C 39.D 40.D 41.D 42.C 43.C 44.C 45.B 46.B 47.C 48.C 49.B 50.D Đáp án mã đề 107 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Đáp án tham khảo) 1.D 2.B 3.D 4.C 5.C 6.A 7.A 8.C 9.C 10.D 11.C 12.B 13.D 14.C 15.A 16.C 17.A 18.B 19.B 20.B 21.D 22.A 23.D 24.C 25.A 26.A 27.A 28.D 29.C 30.B 31.B 32.A 33.D 34.B 35.B 36.B 37.A 38.B 39.C 40.D 41.B 42.D 43.A 44.C 45.D 46.A 47.B 48.D 49.A 50.B Đáp án mã đề 108 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Đáp án tham khảo) 1.C 2.C 3.A 4.D 5.D 6.A 7.B 8.B 9.B 10.D 11.D 12.B 13.A 14.A 15.C 16.D 17.C 18.B 19.A 20.B 21.A 22.A 23.C 24.C 25.D 26.D 27.A 28.C 29.A 30.A 31.B 32.C 33.A 34.B 35.A 36.A 37.C 38.C 39.D 40.C 41.B 42.B 43.D 44.B 45.C 46.A 47.C 48.D 49.D 50.A Đáp án mã đề 109 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Đáp án tham khảo) 1.D 2.B 3.C 4.C 5.D 6.A 7.D 8.C 9.A 10.A 11.D 12.D 13.A 14.A 15.B 16.A 17.C 18.A 19.D 20.A 21.B 22.A 23.C 24.D 25.D 26.B 27.C 28.B 29.D 30.B 31.C 32.C 33.D 34.B 35.C 36.B 37.D 38.B 39.C 40.B 41.C 42.B 43.C 44.B 45.D 46.D 47.B 48.C 49.B 50.B Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Theo Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định như sau: Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận Xem: Đề thi và đáp án môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Đáp án môn toán - Mã đề 116 đến 120 tốt nghiệp THPT 2024 Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bài thi KHTN Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Đề thi tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và đáp án tham khảo
Cách tính điểm ưu tiên đối tượng khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hôm nay ngày 26/6/2024, thí sinh toàn quốc sẽ làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đã chính thức bắt đầu. Cách tính điểm ưu tiên cũng được nhiều thí sinh cực kỳ quan tâm. Cách tính điểm ưu tiên đối tượng khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Trong đó, chế độ ưu tiên theo khu vực như sau: - Mức điểm ưu tiên áp dụng cho: + Khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm + Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm + Khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên Cụ thể phân chia khu vực tuyển sinh được quy định tại Phụ lục I Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau: Khu vực Mô tả khu vực và điều kiện Khu vực 1 (KV1) Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3; Khu vực 2 (KV2) Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1). Khu vực 3 (KV3) Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, sẽ chỉ có khu vực 1 (KV1), khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) và khu vực 2 (KV2) là được cộng điểm ưu tiên. Xem thêm: Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024 Căn cứ để xác định khu vực ưu tiên Theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định căn cứ xác định khu vực hưởng chính sách ưu tiên khu vực như sau: - Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng; - Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú: + Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định; + Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại: ++ Các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; ++ Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; c ++ Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); ++ Các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. + Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển: ++ Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; ++ Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; ++ Nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ; Như vậy, sẽ có 2 căn cứ để xác định khu vực ưu tiên là theo địa điểm trường mà thí sinh đã học và theo nơi thường trú như trên. Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 1277/BGDĐT-QLCL ngày 22/3/2024 về việc hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Cụ thể lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 như sau: Theo đó, ngày 26/6/2024, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27 và 28/6/2024, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29/6/2024 sẽ là ngày thi dự phòng. Xem thêm: Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024 Hướng dẫn tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT và cách tính điểm xét tuyển đại học năm 2024
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Có trường hợp đậu đại học nhưng rớt tốt nghiệp không?
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ chính thức bắt đầu. Vậy trường hợp thí sinh đã đậu đại học bằng phương thức xét tuyển khác nhưng rớt tốt nghiệp thì có được học đại học không? Thi tốt nghiệp THPT 2024: Có trường hợp đậu đại học nhưng rớt tốt nghiệp không? Theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đối tượng, điều kiện dự tuyển vào đại học như sau: - Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm: + Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; + Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật. - Đối tượng dự tuyển quy định trên phải đáp ứng các điều kiện sau: + Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; + Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; + Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định. - Đối với một chương trình đào tạo hoặc một ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, cơ sở đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non . - Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, cơ sở đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh. Như vậy, dù có trúng tuyển đại học bằng phương thức xét học bạ sớm thì thí sinh vẫn bắt buộc phải tốt nghiệp THPT để được công nhận và nhập học đại học. Năm 2024 có những phương thức tuyển sinh đại học nào? Theo Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định có các phương thức tuyển sinh sau: - Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh. - Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo. Như vậy, sẽ có 3 phương thức tuyển sinh đại học năm 2024 là thi tuyển, xét tuyển, kết hợp xét tuyển và thi tuyển. Đồng thời, trường đại học tuyển sinh cũng là chủ thể chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm. Trường hợp nào đã trúng tuyển đại học rồi nhưng được bảo lưu? Theo Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về bảo lưu kết quả trúng tuyển như sau: - Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau: + Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền; + Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. - Thí sinh thuộc diện quy định phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người đi nghĩa vụ, thanh niên xung phong. - Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục. Đối với trường hợp có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức. Như vậy, sẽ có 2 trường hợp được bảo lưu kết quả trúng tuyển là thí sinh đi nghĩa vụ/thanh niên xung phong hoặc bị bệnh nặng/tai nạn.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 lưu ý: Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi
Từ ngày 26-29/6, nước ta sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đầy khó khăn và thử thách. Để kỳ thi được diễn ra suôn sẻ, thí sinh cần lưu ý những trách nhiệm dưới đây. Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 lưu ý: Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi Theo Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi THPT 2024 như sau: (1) Trước ngày thi: Đăng ký dự thi (ĐKDT) theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT. Thí sinh có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào Hệ thống Quản lý thi. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì liên hệ với nơi ĐKDT để được hỗ trợ (2) Trong ngày thi: - Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi: + Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi; + Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời; + Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý. - Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó. (3) Trong phòng thi: - Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi: + Trình Thẻ dự thi cho CBCT; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình; + Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác); Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi; + Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài; + Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho CBCT khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; Không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; Nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ); + Không được rời khỏi phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát. Việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng cán bộ giám sát cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định; + Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản nguyên vẹn bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm). (4) Khi thi trắc nghiệm: - Tuân thủ các quy định trong phòng thi. - Ngoài ra, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây: + Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời; trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn; + Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi; + Khi nhận đề thi cần lưu ý kiểm tra bảo đảm các môn thi thành phần trong mỗi bài thi KHTN hoặc KHXH có cùng một mã đề thi; Nếu không cùng mã đề thi, thí sinh phải báo ngay với CBCT trong phòng thi chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi; phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN, không được xem nội dung đề thi khi CBCT chưa cho phép; + Phải kiểm tra đề thi để bảo đảm có đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi; + Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài; khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi; + Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi CBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi. + Thí sinh chỉ thi môn thi thành phần thứ nhất và/hoặc thứ hai trong bài thi tổ hợp, sau khi nộp phiếu TLTN, thí sinh ra khỏi phòng thi và di chuyển về phòng chờ ra cho đến khi hết giờ làm bài của môn thi cuối cùng mới được rời khỏi khu vực thi. Trong quá trình di chuyển về phòng chờ ra và trong thời gian ở phòng chờ ra, thí sinh phải giữ gìn trật tự, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ/khu vực chờ. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng chờ khi được phép của người quản lý phòng chờ và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát khi ở ngoài phòng chờ; -Thí sinh chỉ dự thi môn thi thành phần thứ hai và/hoặc thứ ba trong bài thi tổ hợp phải có mặt tại nơi gọi thí sinh vào phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 10 phút để làm công tác chuẩn bị. Nếu thí sinh đến sớm hơn (trước giờ phát đề thi từ 15 phút trở lên) thì phải vào đợi tại các phòng chờ vào; - Thí sinh chỉ dự thi môn thi thành phần thứ nhất và thứ ba trong bài thi tổ hợp: Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất thí sinh phải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, đặt Phiếu TLTN sao cho phần tô câu trả lời úp xuống mặt bàn tại vị trí ngồi của thí sinh và bảo quản Phiếu TLTN trong suốt thời gian chờ thi môn thành phần tiếp theo. (5) Khi có bất thường trong phòng thi: Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT và những người có trách nhiệm tại Điểm thi. Như vậy, thí sinh thi THPT 2024 cần lưu ý những điều trên để không vi phạm quy chế thi và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Đề thi tốt nghiệp THPT 2024 được bảo mật thế nào? Theo Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật như sau: (1) Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận (2) Bảo mật trong việc làm đề thi Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy. Khu vực làm đề thi sẽ được cách ly 03 vòng độc lập. (3) Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an (theo thời gian quy định tại văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi). (4) Niêm phong phong bì (túi) chứa đề thi Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT. (5) Vận chuyển và bàn giao đề thi Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. (6) Máy móc, thiết bị nơi làm đề thi Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Có thể thấy, đề thi tốt nghiệp THPT nói chung và thi tốt nghiệp THPT 2024 nói riêng cần sự bảo mật cực kỳ cao với nhiều quy định chặt chẽ để tạo ra một kỳ thi công bằng và khách quan nhất.
Thí sinh tự do thi tốt nghiệp Trung học phổ thông có được cộng điểm ưu tiên không?
Quy chế thi dành cho thí sinh tự do sẽ luôn có khác biệt so với thí sinh chưa thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, như vậy, thí sinh tự do có được cộng điểm ưu tiên khi thi lại không? Thí sinh tự do thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là ai? Quyết định 1161/QĐ-BGDĐT năm 2018 có quy định: “Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (sau đây gọi chung là thí sinh tự do) đăng ký tại địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. (…)” Như vậy, thí sinh tự do bao gồm các đối tượng: - Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc Người đã học hết chương trình THPT, đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; - Người đã tốt nghiệp THPT; - Người đã tốt nghiệp trung cấp; - Các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi. Thí sinh tự do thi tốt nghiệp Trung học phổ thông có được cộng điểm ưu tiên không? Hiện quy chế tuyển sinh đại học tại Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT không loại trừ đối tượng dự thi là thí sinh tự do ra khỏi đối tượng được cộng điểm ưu tiên nên thí sinh tự do vẫn được cộng điểm trong trường hợp thi lại nếu thuộc đối tượng được cộng. Ví dụ: Anh A là người dân tộc Mường ở Kiên Giang thì có được cộng điểm ưu tiên như thế nào? Vì anh A đã là dân tộc Mường - là dân tộc thiểu số - nên anh có thể được cộng điểm ưu tiên theo một trong hai đối tượng sau: + Nhóm UT1 - 01 - Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học THPT hoặc trung cấp trên 18 tháng tại Khu vực 1 hoặc + Nhóm UT2 - 06 - Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01. Để xác định anh A có được cộng điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng là UT1 - 01 hay không, cần xác định anh có nơi thường trú trong thời gian học Trung học phổ thông hoặc trung cấp trên 18 tháng tại Khu vực 1 hay không, Theo Thông tư 08/2022/TT-BGĐT có quy định: Khu vực 1 (KV1) -Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Anh A có thể tra cứu các xã nào thuộc khu vực được xác định là KV1 tại bài viết sau: Tổng hợp văn bản làm căn cứ để xác định khu vực ưu tiên trong tuyển sinh đại học năm 2023 => Anh vào các văn bản quy định các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi để tìm xã của mình; Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Kiên Giang anh xem tại văn bản: Quyết định 2311/QĐ-TTg công nhận xã đảo thuộc Kiên Giang 2015 Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã An toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 của Kiên Giang anh xem tại văn bản: Quyết định 164/QĐ-TTg 2021 công nhận xã An toàn khu thuộc tỉnh Kiên Giang Về nơi đăng ký dự thi của thí sinh tự do Theo Quyết định 1161/QĐ-BGDĐT năm 2018 có quy định: "PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh I. Lĩnh vực quy chế thi, tuyển sinh 1. Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia 1.1. Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ: ... - Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (sau đây gọi chung là thí sinh tự do) đăng ký tại địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. ..." Thí sinh tự do sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự thi qua nhà trường hoặc đăng ký dự thi trực tuyến, trong trường hợp thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự thi ở đâu thì không có văn bản nói rõ mà chỉ nói đăng ký địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Trong trường hợp này, thí sinh tự do cần liên hệ Sở Giáo dục và Đào tạo nơi mình đang sinh sống để được hướng dẫn thêm.