Bộ GD&ĐT trả lời kiến nghị thay kỳ thi THPT quốc gia bằng xét tốt nghiệp
Bộ GD&ĐT mới đây đã có Công văn 4286/BGDĐT-VP, trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (1) Kiến nghị thay kỳ thi THPT quốc gia bằng xét tốt nghiệp Trước đó, cử tri tỉnh An Giang đã kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh THPT trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia như hiện nay. Theo đó, tại Công văn 4286/BGDĐT-VP, Bộ GD&ĐT đã phản hồi kiến nghị nêu trên như sau: Hiện nay, theo khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau: - Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp. - Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định. Theo đó, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét công nhận tốt nghiệp THPT hiện nay đã được quy định trong Luật Giáo dục 2019. Kỳ thi phục vụ mục đích lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập của cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Bên cạnh đó, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT còn là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, được xã hội quan tâm. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết liên quan về công tác thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT, như: Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013; Nghị quyết 88/2014/QH13 năm 2014; Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng có nêu rõ, phương án thi được ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội. Những thí sinh có đủ kết quả đại diện cho các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ, nghệ thuật, ngoại ngữ, đồng thời bảo đảm quyền chủ động lựa chọn theo đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (2) Kiến nghị giao Sở GD&ĐT địa phương quyết định, lựa chọn SGK thống nhất theo cấp học trên địa bàn tỉnh Bên cạnh kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh THPT trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia như đã có nêu tại mục (1), cử tri tỉnh An Giang cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT giao cho Sở GD&ĐT địa phương được quyết định, lựa chọn bộ SGK thống nhất theo cấp học trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã dẫn lại Nghị quyết 88/2014/QH13 như sau: “Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”. SGK biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xã hội hóa, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia vào việc biên soạn sách giáo khoa, tạo ra những bộ sách giáo khoa có chất lượng tốt của nhiều nhóm tác giả sách khác nhau; học sinh và giáo viên có cơ hội lựa chọn được các bộ sách phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tổ chức dạy học tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, tại các Thông tư quy định lựa chọn SGK, Bộ GD&ĐT đã giao quyền quyết định cho trường nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện tổ chức dạy học và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Theo đó, việc sử dụng bộ SGK do cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương và mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Đối với việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, việc mỗi nhà trường tổ chức giảng dạy với các bộ sách giáo khoa khác nhau không ảnh hưởng đến việc phụ huynh tham gia vào quá trình kiểm tra, hướng dẫn con em học tập.
“Học tài thi phận” là gì? Kết quả thi THPT không như ý có được phúc khảo không?
“Học tài thi phận” là gì? Kết quả thi THPT quốc gia không được như ý thí sinh có được quyền phúc khảo hay không theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông? “Học tài thi phận” là gì? “Học tài thi phận” là một câu tục ngữ được lưu truyền trong dân gian Việt Nam, thể hiện quan niệm về mối quan hệ giữa việc nỗ lực học tập và kết quả thi cử, trong đó: Học tài là chỉ sự chăm chỉ, nỗ lực trong học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Thi phận là chỉ kết quả thi cử, thể hiện sự may mắn, may rủi trong các kỳ thi. Bên cạnh đó, “Học tài thi phận” có thể hiểu một cách rộng hơn khi được dùng để chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử hoặc trong con đường sự nghiệp dẫn tới đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ. Nguyên nhân của việc “Học tài thi phận” có thể đến từ các yếu tố như sự may mắn, sức khỏe, tâm lý, các yếu tố ngoại cảnh dẫn tới không phát huy được 100% thực lực của bản thân. Từ đó, để khắc phục được các yếu tố ngoại cảnh tác động vào kết quả làm bài thi, công việc thì cần phải thường xuyên trau dồi rèn luyện bản thân trên mọi phương diện sức khỏe, tâm lý, kiến thức, kỹ năng để có một sự chuẩn bị thật tốt khi bước vào các kỳ thi. Câu tục ngữ "Học tài thi phận" là một lời khuyên nhủ cho thế hệ trẻ, rằng học tập là điều quan trọng, cần chăm chỉ, nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên, kết quả thi cử cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nên không nên quá đặt nặng vào thành tích thi cử mà cần giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục học tập và rèn luyện để đạt được thành công trong tương lai. Bởi “Thất bại là mẹ thành công”, có thể hôm nay “Học tài thi phận” nhưng nếu bạn luôn giữ quan niệm này trong cuộc sống thì sẽ dẫn tâm lý ỷ lại không muốn tiếp tục nỗ lực cố gắng và kết quả cuối cùng đó chính là bản thân bị tụt lại phía sau. Thomas Edison - Một nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại của thế giới đã từng nói “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là khổ luyện”. Kết quả thi THPT không như ý có được phúc khảo không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về phúc khảo bài thi THPT quốc gia: Theo đó, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi. Do đó, nếu trong trường hợp kết quả thi THPT quốc gia không như ý thì thí sinh hoàn toàn có quyền được phúc khảo bài thi. Thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi. Nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh. Lưu ý: Theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì: (1) Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do các Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT; báo cáo, gửi dữ liệu cho Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý Chất lượng). (2) Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo trả cho thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm; đồng thời, thu hồi và hủy Giấy chứng nhận kết quả thi trước phúc khảo. Tóm lại, “Học tài thi phận” dùng để chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử hoặc trong con đường sự nghiệp dẫn tới đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ. Và để khắc phục được các yếu tố ngoại cảnh có thể tác động vào kết quả làm bài thi, công việc thì cần phải thường xuyên trau dồi rèn luyện bản thân trên mọi phương diện sức khỏe, tâm lý, kiến thức, kỹ năng để có một sự chuẩn bị thật tốt khi bước vào các kỳ thi. Câu tục ngữ "Học tài thi phận" còn là một lời khuyên nhủ cho thế hệ trẻ, rằng học tập là điều quan trọng, cần chăm chỉ, nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng. Bởi “Thất bại là mẹ thành công”, có thể hôm nay “Học tài thi phận” nhưng nếu bạn luôn giữ quan niệm này trong cuộc sống thì sẽ dẫn tâm lý ỷ lại không muốn tiếp tục nỗ lực cố gắng và kết quả cuối cùng đó chính là bản thân bị tụt lại phía sau.
Khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an đúng không?
Khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an đúng không? Bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia có phải được chấm 02 lần hay không? Khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an đúng không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về khu vực chấm thi: Theo đó, khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải có sự chứng kiến của lãnh đạo Ban Chấm thi, thư ký, công an và ghi nhật ký đầy đủ. Hay nói cách khác, khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an và ghi nhật ký đầy đủ. Ngoài ra, Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khóa và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa, lãnh đạo Ban Chấm thi và công an. Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi do lãnh đạo các Ban Chấm thi giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi tự luận do thư ký Hội đồng thi làm nhiệm vụ tại Ban Chấm thi tự luận giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi trắc nghiệm do Tổ trưởng Tổ thư ký Ban Chấm thi trắc nghiệm giữ. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, phòng chấm bài thi tự luận, nơi thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký Hội đồng thi và Tổ Thư ký Ban Chấm thi trắc nghiệm tại khu vực chấm thi phải: + Có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; + Có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày; + Có công an bảo vệ, giám sát liên tục 24 giờ/ngày. Lưu ý: theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì: Tuyệt đối không được mang các phương tiện thu phát thông tin, sao chép tài liệu, giấy tờ riêng, bút xóa, bút chì và các loại bút không nằm trong quy định của các Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi. Bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia có phải được chấm 02 lần hay không? Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi thì: Bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia thi theo hình thức tự luận (hay còn gọi là bài thi tự luận). Đối chiếu với khoản 1 Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT về quy định chung về chấm bài thi tự luận, cụ thể như sau: (1) Chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT; bài thi được chấm theo thang điểm 10 (mười); điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi (CBChT) của hai Tổ Chấm thi khác nhau; (2) Ban Thư ký Hội đồng thi giao túi bài thi đã làm phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi; (3) Trưởng môn chấm thi tổ chức quán triệt Quy chế thi, thảo luận đáp án, hướng dẫn chấm cho toàn bộ Tổ trưởng Tổ chấm thi, CBChT và tổ chức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi tự luận; sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại các phòng chấm thi riêng biệt. Riêng đối với những Hội đồng thi có từ 30.000 (ba mươi nghìn) thí sinh trở lên, Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền triển khai tổ chức chấm chung theo từng Tổ chấm thi hoặc nhóm Tổ chấm thi; (4) Việc giao túi bài thi cho CBChT được thực hiện theo hình thức bốc thăm bằng phiếu. Như vậy, mỗi bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai Tổ Chấm thi khác nhau. Tóm lại, khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an và ghi nhật ký đầy đủ. Ngoài ra, còn phải có sự chứng kiến của các đối tượng sau lãnh đạo Ban Chấm thi, thư ký.
Người đã học xong chương trình THPT có được đặc cách tốt nghiệp THPT không?
Theo Khoản 1 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về đối tượng, điều kiện dự thi: 1. Đối tượng dự thi gồm: a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh; d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định. Bên cạnh đó, Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về đặc cách tốt nghiệp THPT như sau: 1. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi. a) Điều kiện: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên; b) Hồ sơ gồm: Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi ĐKDT và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12. 2. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại. a) Điều kiện: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên; b) Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh; hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt) và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
Các mốc thời gian quan trọng kỳ thi THPTQG 2021 Ngày 5/4/2021, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Công văn 1318/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021. Công văn hướng dẫn chi tiết lịch thi (cho từng ngày thi) và thời gian công bố kết quả thi. Cụ thể, lịch thi các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 7 như sau: Ngày Buổi Bài thi/Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Thời gian làm bài Giờ phát đề cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài 06/7 Sáng 08 giờ 00: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi Chiều 14 giờ 00: Thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi 07/7 Sáng Ngữ văn 120 phút 7 giờ 30 7 giờ 35 Chiều Toán 90 phút 14 giờ 20 14 giờ 30 08/7 Sáng Bài thi KHTN Vật lý 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 35 Hóa học 50 phút 08 giờ 30 08 giờ 35 Sinh học 50 phút 09 giờ 30 09 giờ 35 Bài thi KHXH Lịch sử 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 35 Địa lý 50 phút 08 giờ 30 08 giờ 35 Giáo dục công dân 50 phút 09 giờ 30 09 giờ 35 Chiều Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 20 09/9 Sáng Dự phòng Việc xét công nhận tốt nghiệp sẽ được hoàn thành chậm nhất là ngày 28/7.Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn, BGDĐT hướng dẫn lịch công tác kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo lịch công tác này, ngày 26/7/2021 sẽ là ngày công bố điểm thi cho toàn bộ các thí sinh. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.
Mùa thi 2019 - Liệu còn tình trạng "mua điểm cho con"?
Vậy là mùa thi Trung học phổ thông quốc gia 2019 đã kết thúc, các sĩ tử đang bước vào thời kỳ nghỉ hè và chờ đợi kết quả để chuẩn bị cho mình những kế hoạch tương lai. Chúng ta chờ đợi một mùa thi thành công và hơn hết là sự công bằng, minh bạch. Nói đến sự minh bạch, chúng ta nhớ đến kỳ thi năm ngoái, khi các cán bộ chạy điểm, mua điểm cho con mình, đặc biệt là tỉnh Sơn La. Khi điểm thực được công bố, dư luận đều bàng hoàng, ngã ngửa khi thủ khoa, á khoa của những trường đại học danh tiếng lại có mức điểm thấp đến tệ hại, thậm chí có em chỉ đạt 5, 6 điểm. Đó không còn là điểm của các em, trường chọn, ngành nghề và cả tương lai đều là do phụ huynh sắp đặt. ở cái tuổi 18 các em chỉ việc nhất nhất đi theo sự chèo lái của chính phụ huynh mình và chắc cả sau này cũng vậy. Vụ việc bị phanh phui, cả người chạy điểm, cả cán bộ nhận chạy điểm và cả các em học sinh đều phải nhận hậu quả, nặng nề hơn là bị điình chỉ công tác, thậm chí là khởi tố hình sự, còn các em cũng đành dang dở con đường học tập của mình. Bài học đó, chắc đủ thấm thía, đủ sức nặng đối với những bậc phụ huynh, những cán bộ có ý định chạy điểm cho con. Hy vọng mùa thi năm nay sẽ không còn tình trạng gian lận, tiêu cực trong thi cử, các em sẽ có kết quả thật tốt từ chính năng lực, kiến thức của các em chứ không phải là điểm của phụ huynh “mua tặng”.
Bộ Giáo dục Đào tạo cam kết sẽ công bố Quy chế tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2016 trước dịp Tết Nguyên Đán, theo đó, Quy chế này có một số điểm mới sau: 1. Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra sớm hơn nửa tháng Dự kiến sẽ diễn ra vào các ngày 13, 14, 15/6/2016 2. Thí sinh được quyền tự do đăng ký và các trường tự do xét tuyển 3. Các trường liên kết tuyển sinh 4. Rút ngắn đợt xét tuyển và xét theo từng mức điểm 5. Điều chỉnh cơ chế điểm ưu tiên Bạn nào có Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2016 thì up lên sớm cho mọi người cùng tham khảo nhé, dự là năm nay sẽ có nhiều thay đổi trong quy chế tuyển sinh, nhằm khắc phục những điểm chưa tốt từ kỳ tuyển sinh 2015 vừa qua.
Bộ GD&ĐT trả lời kiến nghị thay kỳ thi THPT quốc gia bằng xét tốt nghiệp
Bộ GD&ĐT mới đây đã có Công văn 4286/BGDĐT-VP, trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (1) Kiến nghị thay kỳ thi THPT quốc gia bằng xét tốt nghiệp Trước đó, cử tri tỉnh An Giang đã kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh THPT trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia như hiện nay. Theo đó, tại Công văn 4286/BGDĐT-VP, Bộ GD&ĐT đã phản hồi kiến nghị nêu trên như sau: Hiện nay, theo khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau: - Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp. - Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định. Theo đó, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét công nhận tốt nghiệp THPT hiện nay đã được quy định trong Luật Giáo dục 2019. Kỳ thi phục vụ mục đích lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập của cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Bên cạnh đó, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT còn là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, được xã hội quan tâm. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết liên quan về công tác thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT, như: Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013; Nghị quyết 88/2014/QH13 năm 2014; Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng có nêu rõ, phương án thi được ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội. Những thí sinh có đủ kết quả đại diện cho các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ, nghệ thuật, ngoại ngữ, đồng thời bảo đảm quyền chủ động lựa chọn theo đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (2) Kiến nghị giao Sở GD&ĐT địa phương quyết định, lựa chọn SGK thống nhất theo cấp học trên địa bàn tỉnh Bên cạnh kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh THPT trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia như đã có nêu tại mục (1), cử tri tỉnh An Giang cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT giao cho Sở GD&ĐT địa phương được quyết định, lựa chọn bộ SGK thống nhất theo cấp học trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã dẫn lại Nghị quyết 88/2014/QH13 như sau: “Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”. SGK biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xã hội hóa, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia vào việc biên soạn sách giáo khoa, tạo ra những bộ sách giáo khoa có chất lượng tốt của nhiều nhóm tác giả sách khác nhau; học sinh và giáo viên có cơ hội lựa chọn được các bộ sách phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tổ chức dạy học tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, tại các Thông tư quy định lựa chọn SGK, Bộ GD&ĐT đã giao quyền quyết định cho trường nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện tổ chức dạy học và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Theo đó, việc sử dụng bộ SGK do cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương và mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Đối với việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, việc mỗi nhà trường tổ chức giảng dạy với các bộ sách giáo khoa khác nhau không ảnh hưởng đến việc phụ huynh tham gia vào quá trình kiểm tra, hướng dẫn con em học tập.
“Học tài thi phận” là gì? Kết quả thi THPT không như ý có được phúc khảo không?
“Học tài thi phận” là gì? Kết quả thi THPT quốc gia không được như ý thí sinh có được quyền phúc khảo hay không theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông? “Học tài thi phận” là gì? “Học tài thi phận” là một câu tục ngữ được lưu truyền trong dân gian Việt Nam, thể hiện quan niệm về mối quan hệ giữa việc nỗ lực học tập và kết quả thi cử, trong đó: Học tài là chỉ sự chăm chỉ, nỗ lực trong học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Thi phận là chỉ kết quả thi cử, thể hiện sự may mắn, may rủi trong các kỳ thi. Bên cạnh đó, “Học tài thi phận” có thể hiểu một cách rộng hơn khi được dùng để chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử hoặc trong con đường sự nghiệp dẫn tới đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ. Nguyên nhân của việc “Học tài thi phận” có thể đến từ các yếu tố như sự may mắn, sức khỏe, tâm lý, các yếu tố ngoại cảnh dẫn tới không phát huy được 100% thực lực của bản thân. Từ đó, để khắc phục được các yếu tố ngoại cảnh tác động vào kết quả làm bài thi, công việc thì cần phải thường xuyên trau dồi rèn luyện bản thân trên mọi phương diện sức khỏe, tâm lý, kiến thức, kỹ năng để có một sự chuẩn bị thật tốt khi bước vào các kỳ thi. Câu tục ngữ "Học tài thi phận" là một lời khuyên nhủ cho thế hệ trẻ, rằng học tập là điều quan trọng, cần chăm chỉ, nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên, kết quả thi cử cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nên không nên quá đặt nặng vào thành tích thi cử mà cần giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục học tập và rèn luyện để đạt được thành công trong tương lai. Bởi “Thất bại là mẹ thành công”, có thể hôm nay “Học tài thi phận” nhưng nếu bạn luôn giữ quan niệm này trong cuộc sống thì sẽ dẫn tâm lý ỷ lại không muốn tiếp tục nỗ lực cố gắng và kết quả cuối cùng đó chính là bản thân bị tụt lại phía sau. Thomas Edison - Một nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại của thế giới đã từng nói “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là khổ luyện”. Kết quả thi THPT không như ý có được phúc khảo không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về phúc khảo bài thi THPT quốc gia: Theo đó, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi. Do đó, nếu trong trường hợp kết quả thi THPT quốc gia không như ý thì thí sinh hoàn toàn có quyền được phúc khảo bài thi. Thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi. Nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh. Lưu ý: Theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì: (1) Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do các Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT; báo cáo, gửi dữ liệu cho Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý Chất lượng). (2) Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo trả cho thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm; đồng thời, thu hồi và hủy Giấy chứng nhận kết quả thi trước phúc khảo. Tóm lại, “Học tài thi phận” dùng để chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử hoặc trong con đường sự nghiệp dẫn tới đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ. Và để khắc phục được các yếu tố ngoại cảnh có thể tác động vào kết quả làm bài thi, công việc thì cần phải thường xuyên trau dồi rèn luyện bản thân trên mọi phương diện sức khỏe, tâm lý, kiến thức, kỹ năng để có một sự chuẩn bị thật tốt khi bước vào các kỳ thi. Câu tục ngữ "Học tài thi phận" còn là một lời khuyên nhủ cho thế hệ trẻ, rằng học tập là điều quan trọng, cần chăm chỉ, nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng. Bởi “Thất bại là mẹ thành công”, có thể hôm nay “Học tài thi phận” nhưng nếu bạn luôn giữ quan niệm này trong cuộc sống thì sẽ dẫn tâm lý ỷ lại không muốn tiếp tục nỗ lực cố gắng và kết quả cuối cùng đó chính là bản thân bị tụt lại phía sau.
Khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an đúng không?
Khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an đúng không? Bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia có phải được chấm 02 lần hay không? Khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an đúng không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về khu vực chấm thi: Theo đó, khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải có sự chứng kiến của lãnh đạo Ban Chấm thi, thư ký, công an và ghi nhật ký đầy đủ. Hay nói cách khác, khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an và ghi nhật ký đầy đủ. Ngoài ra, Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khóa và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa, lãnh đạo Ban Chấm thi và công an. Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi do lãnh đạo các Ban Chấm thi giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi tự luận do thư ký Hội đồng thi làm nhiệm vụ tại Ban Chấm thi tự luận giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi trắc nghiệm do Tổ trưởng Tổ thư ký Ban Chấm thi trắc nghiệm giữ. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, phòng chấm bài thi tự luận, nơi thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký Hội đồng thi và Tổ Thư ký Ban Chấm thi trắc nghiệm tại khu vực chấm thi phải: + Có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; + Có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày; + Có công an bảo vệ, giám sát liên tục 24 giờ/ngày. Lưu ý: theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì: Tuyệt đối không được mang các phương tiện thu phát thông tin, sao chép tài liệu, giấy tờ riêng, bút xóa, bút chì và các loại bút không nằm trong quy định của các Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi. Bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia có phải được chấm 02 lần hay không? Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi thì: Bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia thi theo hình thức tự luận (hay còn gọi là bài thi tự luận). Đối chiếu với khoản 1 Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT về quy định chung về chấm bài thi tự luận, cụ thể như sau: (1) Chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT; bài thi được chấm theo thang điểm 10 (mười); điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi (CBChT) của hai Tổ Chấm thi khác nhau; (2) Ban Thư ký Hội đồng thi giao túi bài thi đã làm phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi; (3) Trưởng môn chấm thi tổ chức quán triệt Quy chế thi, thảo luận đáp án, hướng dẫn chấm cho toàn bộ Tổ trưởng Tổ chấm thi, CBChT và tổ chức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi tự luận; sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại các phòng chấm thi riêng biệt. Riêng đối với những Hội đồng thi có từ 30.000 (ba mươi nghìn) thí sinh trở lên, Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền triển khai tổ chức chấm chung theo từng Tổ chấm thi hoặc nhóm Tổ chấm thi; (4) Việc giao túi bài thi cho CBChT được thực hiện theo hình thức bốc thăm bằng phiếu. Như vậy, mỗi bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai Tổ Chấm thi khác nhau. Tóm lại, khi đóng mở phòng chấm bài thi THPT quốc gia phải có sự chứng kiến của công an và ghi nhật ký đầy đủ. Ngoài ra, còn phải có sự chứng kiến của các đối tượng sau lãnh đạo Ban Chấm thi, thư ký.
Người đã học xong chương trình THPT có được đặc cách tốt nghiệp THPT không?
Theo Khoản 1 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về đối tượng, điều kiện dự thi: 1. Đối tượng dự thi gồm: a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh; d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định. Bên cạnh đó, Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về đặc cách tốt nghiệp THPT như sau: 1. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi. a) Điều kiện: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên; b) Hồ sơ gồm: Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi ĐKDT và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12. 2. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại. a) Điều kiện: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên; b) Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh; hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt) và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
Các mốc thời gian quan trọng kỳ thi THPTQG 2021 Ngày 5/4/2021, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Công văn 1318/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021. Công văn hướng dẫn chi tiết lịch thi (cho từng ngày thi) và thời gian công bố kết quả thi. Cụ thể, lịch thi các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 7 như sau: Ngày Buổi Bài thi/Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Thời gian làm bài Giờ phát đề cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài 06/7 Sáng 08 giờ 00: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi Chiều 14 giờ 00: Thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi 07/7 Sáng Ngữ văn 120 phút 7 giờ 30 7 giờ 35 Chiều Toán 90 phút 14 giờ 20 14 giờ 30 08/7 Sáng Bài thi KHTN Vật lý 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 35 Hóa học 50 phút 08 giờ 30 08 giờ 35 Sinh học 50 phút 09 giờ 30 09 giờ 35 Bài thi KHXH Lịch sử 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 35 Địa lý 50 phút 08 giờ 30 08 giờ 35 Giáo dục công dân 50 phút 09 giờ 30 09 giờ 35 Chiều Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 20 09/9 Sáng Dự phòng Việc xét công nhận tốt nghiệp sẽ được hoàn thành chậm nhất là ngày 28/7.Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn, BGDĐT hướng dẫn lịch công tác kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo lịch công tác này, ngày 26/7/2021 sẽ là ngày công bố điểm thi cho toàn bộ các thí sinh. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.
Mùa thi 2019 - Liệu còn tình trạng "mua điểm cho con"?
Vậy là mùa thi Trung học phổ thông quốc gia 2019 đã kết thúc, các sĩ tử đang bước vào thời kỳ nghỉ hè và chờ đợi kết quả để chuẩn bị cho mình những kế hoạch tương lai. Chúng ta chờ đợi một mùa thi thành công và hơn hết là sự công bằng, minh bạch. Nói đến sự minh bạch, chúng ta nhớ đến kỳ thi năm ngoái, khi các cán bộ chạy điểm, mua điểm cho con mình, đặc biệt là tỉnh Sơn La. Khi điểm thực được công bố, dư luận đều bàng hoàng, ngã ngửa khi thủ khoa, á khoa của những trường đại học danh tiếng lại có mức điểm thấp đến tệ hại, thậm chí có em chỉ đạt 5, 6 điểm. Đó không còn là điểm của các em, trường chọn, ngành nghề và cả tương lai đều là do phụ huynh sắp đặt. ở cái tuổi 18 các em chỉ việc nhất nhất đi theo sự chèo lái của chính phụ huynh mình và chắc cả sau này cũng vậy. Vụ việc bị phanh phui, cả người chạy điểm, cả cán bộ nhận chạy điểm và cả các em học sinh đều phải nhận hậu quả, nặng nề hơn là bị điình chỉ công tác, thậm chí là khởi tố hình sự, còn các em cũng đành dang dở con đường học tập của mình. Bài học đó, chắc đủ thấm thía, đủ sức nặng đối với những bậc phụ huynh, những cán bộ có ý định chạy điểm cho con. Hy vọng mùa thi năm nay sẽ không còn tình trạng gian lận, tiêu cực trong thi cử, các em sẽ có kết quả thật tốt từ chính năng lực, kiến thức của các em chứ không phải là điểm của phụ huynh “mua tặng”.
Bộ Giáo dục Đào tạo cam kết sẽ công bố Quy chế tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2016 trước dịp Tết Nguyên Đán, theo đó, Quy chế này có một số điểm mới sau: 1. Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra sớm hơn nửa tháng Dự kiến sẽ diễn ra vào các ngày 13, 14, 15/6/2016 2. Thí sinh được quyền tự do đăng ký và các trường tự do xét tuyển 3. Các trường liên kết tuyển sinh 4. Rút ngắn đợt xét tuyển và xét theo từng mức điểm 5. Điều chỉnh cơ chế điểm ưu tiên Bạn nào có Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2016 thì up lên sớm cho mọi người cùng tham khảo nhé, dự là năm nay sẽ có nhiều thay đổi trong quy chế tuyển sinh, nhằm khắc phục những điểm chưa tốt từ kỳ tuyển sinh 2015 vừa qua.