Bộ TN&MT: Đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/7/2024
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã đề đề xuất cho Luật Đất Đai 2024 có hiệu lực thi hành sớm hơn thay vì ngày 01/01/2025 như hiện nay Bộ TN&MT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc Hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai 2024: “Điều 252. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.” Bộ TN&MT cho biết, Luật Đất đai là một đạo luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều luật khác có liên quan. Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì soạn thảo: Hiện nay Bộ TN&MT đã triển khai xây dựng 04 dự thảo Nghị định theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: - Nghị định quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai - Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai - Nghị định quy định về giá đất Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Bộ TN&MT đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định. Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã họp và cho ý kiến đối với nội dung dự thảo các Nghị định; gửi lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương; đăng tải nội dung dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, Bộ TN&MT đã tổ chức lấy ý kiến các UBND, các Sở, ban ngành có liên quan của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua tổ chức 4 Hội nghị tại các vùng; phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và dự thảo Nghị định quy định về giá đất. Đến nay, Bộ TN&MT đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng để thẩm định 04 hồ sơ dự thảo Nghị định này. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ theo tiến độ được giao. Đối với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số hành vi quy định trong dự thảo Nghị định cần được rà soát để thống nhất với quy định của các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai nên chưa thể hoàn thiện để gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tại Thông báo 168/TB-VPCP ngày 17/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã cho phép Nghị định này được thực hiện quy trình rút gọn để quy định thời điểm hiệu lực đảm bảo đồng bộ với thời điểm Luật có hiệu lực. Đối với các Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đã thành lập Tổ soạn thảo các Thông tư, các đơn vị cũng đang tập trung nguồn lực để xây dựng bảo đảm thời gian và chất lượng văn bản. Đối với các Nghị định do Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo: Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về quỹ phát triển đất và Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa và gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định. Người dân, doanh nghiệp mong muốn Luật Đất đai sớm được thi hành Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, về công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Luật Đất đai cũng đã được các cơ quan tập trung tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt thời gian qua. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật Đất đai với các Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị phổ biến cho các kiều bào trong và ngoài nước. Theo thông tin của Bộ Ngoại giao, Hội nghị đã thu hút số lượng lớn đại biểu tham dự (khoảng 500 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến). Nhiều địa phương đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai từ cấp tỉnh đến cấp xã: Long An, Bắc Giang, Lào Cai, Thái Bình… Qua các Hội nghị triển khai, phổ biến Luật Đất đai, nhiều địa phương, người dân và doanh nghiệp mong muốn Luật Đất đai sớm được thi hành. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm. Đưa Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, phát huy tiềm năng, sử dụng hiệu quả cao nhất giá trị nguồn lực đất đai. Đồng thời, qua đó tháo gỡ được những khó khăn trong tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, đóng góp lớn cho việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, ổn định về xã hội, lợi ích thiết thực cho nhân dân. Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai 2024, mục đích nhằm xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, đưa Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống sẽ khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất.
Quyết định xử lý kỷ luật viên chức phải được thi hành trong thời gian bao lâu?
Sau khi có quyết định xử lý kỷ luật viên chức thì quyết định này phải thi hành trong thời gian bao lâu? Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ viên chức là bao nhiêu? Cụ thể qua bài viết sau đây. Quyết định xử lý kỷ luật viên chức phải được thi hành trong thời gian bao lâu? Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau: - Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực. - Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định thi hành thì phải thi hành quyết định xử lý kỷ luật viên chức vì lúc đó quyết định mới còn hiệu lực. Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ viên chức? Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về thời hạn xử lý kỷ luật như sau: - Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. - Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu. Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật viên chức là không quá 90 ngày đối với các vụ việc thông thường. Những trường hợp nào viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật? Theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật như sau: - Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm. - Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức. - Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ. - Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời. Như vậy, nếu khi có hành vi vi phạm viên chức trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, khi chấp hành quyết định của cấp trên, vi phạm trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc đã qua đời thì viên chức sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật.
Cưỡng chế thu hồi khu “đất vàng” 152 Trần Phú quận 5 TPHCM
Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin, UBND quận 5 vừa được lãnh đạo TP.HCM giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục cưỡng chế đối với địa chỉ nhà đất 152 Trần Phú (quận 5). Cụ thể thông tin như thế nào? Từ vụ việc trên, khi nào thì nhà nước cưỡng chế thu hồi đất? Cưỡng chế thu hồi khu “đất vàng” 152 Trần Phú quận 5 TPHCM UBND quận 5 vừa được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục cưỡng chế đối với địa chỉ nhà đất 152 Trần Phú. Cơ quan đang rà soát hồ sơ, quy trình thủ tục cưỡng chế theo quy định đối với khu đất trên và sẽ tiến hành các công việc trong thời gian sớm nhất. Trước đó, ngày 25/10/2023, UBND TP HCM đã ban hành quyết định thu hồi đất tại số 152 Trần Phú. Ngày 10/01/2024, Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM có công văn gửi Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và Công ty TNHH Vina Alliance về việc giao nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất 152 Trần Phú. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện việc giao nộp giấy chứng nhận nên Sở Tài nguyên - Môi trường ra công văn thông báo việc thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên. Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đăng ký biến động do nhận góp vốn của Công ty TNHH Vina Alliance đối với khu đất tại số 152 Trần Phú không còn giá trị pháp lý. Sau gần 6 tháng, phía doanh nghiệp vẫn chưa hợp tác, bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất 152 Trần Phú. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng các đơn vị liên quan đã có cuộc họp với UBND quận 5. Quyết định đưa ra sau cuộc họp là UBND quận 5 thực hiện thủ tục cưỡng chế để thu hồi đất theo thẩm quyền. Khi nào Nhà nước ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất? Theo quy định hiện hành tại Điều 71 Luật Đất đai 2013: - Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: + Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; + Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Như vậy, theo quy định hiện hành thì người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ có quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Việc cưỡng chế sẽ được thực hiện khi quyết định đã được niêm yết công khai, có hiệu lực thi hành và đã giao cho người bị cưỡng chế. Đồng thời, tại Điều 89 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025 quy định: - Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: + Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; + Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. - Quyết định cưỡng chế phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế hoặc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp quyết định cưỡng chế quy định thời gian dài hơn. Như vậy, từ ngày 01/01/2025 thì điều kiện để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất sẽ được thực hiện theo Luật Đất đai 2024. Theo đó quy định cụ thể và chi tiết hơn các điều kiện. Đồng thời có thêm quy định mới về thời gian thi hành quyết định cưỡng chế là 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận hoặc từ chối nhận quyết định. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024 Theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đất đai 2024 quy định việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất, bao gồm: + Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; + Đại diện các cơ quan có chức năng thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng; + Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên + Các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; - Ban cưỡng chế thu hồi đất vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế thu hồi đất lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế thu hồi đất tổ chức thực hiện cưỡng chế; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; Nếu không thực hiện thì Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban cưỡng chế thu hồi đất phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản; - Ban cưỡng chế thu hồi đất mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế thu hồi đất. Như vậy, từ ngày 01/01/2025 thì trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất sẽ được thực hiện theo quy định trên. Xem thêm: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 Thủ tục đăng ký biến động đất đai khi thay đổi diện tích đất năm 2024? Mẫu đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cách điền năm 2024? Luật Đất đai 2024: Hộ gia đình có được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ?
Rà soát văn bản hướng dẫn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 264/QĐ-TTg ngày 20/3/2023 về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu cơ quan ban hành, đặc biệt là Bộ Y tế rà soát văn bản pháp luật để triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau: Bộ Y tế rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công. Đồng thời, thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 theo lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công và gửi về Bộ Y tế trong tháng 3/2023. Bộ Y tế hoàn thành việc rà soát trong tháng 4/2023. Xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 * Biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật: - Cơ quan thực hiện: Bộ Y tế. - Thời gian thực hiện: Tháng 3/2023. * Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành: - Nội dung hoạt động: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân, người hành nghề về các quy định về quyền và nghĩa vụ, các nội dung mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Tổ chức tập huấn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cho cán bộ thuộc các bộ, ngành trung ương, địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thi hành Luật. - Phân công thực hiện: + Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế. + Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan báo chí, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo. Xem thêm Quyết định 264/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 20/3/2023
Một phán quyết trọng tài được thi hành như thế nào?
Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực đối với các bên, trừ trường hợp bị hủy hoặc bì từ chối thi hành (theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010) ; Một phán quyết của Hội đồng trọng tài trong nước sẽ được thi hành phù hợp với luật thi hành án dân sự bởi các cơ quan thi hành án dân sự của Việt Nam mà không cần thông qua các thủ tục chấp thuận hay cho phép của tòa án (theo quy định tại Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010); Phán quyết của trọng tài vụ việc phải đăng kí theo quy định tại Điều 62, trước khi thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010) ;
Bộ TN&MT: Đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/7/2024
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã đề đề xuất cho Luật Đất Đai 2024 có hiệu lực thi hành sớm hơn thay vì ngày 01/01/2025 như hiện nay Bộ TN&MT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc Hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai 2024: “Điều 252. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.” Bộ TN&MT cho biết, Luật Đất đai là một đạo luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều luật khác có liên quan. Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì soạn thảo: Hiện nay Bộ TN&MT đã triển khai xây dựng 04 dự thảo Nghị định theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: - Nghị định quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai - Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai - Nghị định quy định về giá đất Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Bộ TN&MT đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định. Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã họp và cho ý kiến đối với nội dung dự thảo các Nghị định; gửi lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương; đăng tải nội dung dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, Bộ TN&MT đã tổ chức lấy ý kiến các UBND, các Sở, ban ngành có liên quan của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua tổ chức 4 Hội nghị tại các vùng; phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và dự thảo Nghị định quy định về giá đất. Đến nay, Bộ TN&MT đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng để thẩm định 04 hồ sơ dự thảo Nghị định này. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ theo tiến độ được giao. Đối với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số hành vi quy định trong dự thảo Nghị định cần được rà soát để thống nhất với quy định của các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai nên chưa thể hoàn thiện để gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tại Thông báo 168/TB-VPCP ngày 17/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã cho phép Nghị định này được thực hiện quy trình rút gọn để quy định thời điểm hiệu lực đảm bảo đồng bộ với thời điểm Luật có hiệu lực. Đối với các Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đã thành lập Tổ soạn thảo các Thông tư, các đơn vị cũng đang tập trung nguồn lực để xây dựng bảo đảm thời gian và chất lượng văn bản. Đối với các Nghị định do Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo: Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về quỹ phát triển đất và Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa và gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định. Người dân, doanh nghiệp mong muốn Luật Đất đai sớm được thi hành Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, về công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Luật Đất đai cũng đã được các cơ quan tập trung tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt thời gian qua. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật Đất đai với các Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị phổ biến cho các kiều bào trong và ngoài nước. Theo thông tin của Bộ Ngoại giao, Hội nghị đã thu hút số lượng lớn đại biểu tham dự (khoảng 500 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến). Nhiều địa phương đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai từ cấp tỉnh đến cấp xã: Long An, Bắc Giang, Lào Cai, Thái Bình… Qua các Hội nghị triển khai, phổ biến Luật Đất đai, nhiều địa phương, người dân và doanh nghiệp mong muốn Luật Đất đai sớm được thi hành. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm. Đưa Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, phát huy tiềm năng, sử dụng hiệu quả cao nhất giá trị nguồn lực đất đai. Đồng thời, qua đó tháo gỡ được những khó khăn trong tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, đóng góp lớn cho việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, ổn định về xã hội, lợi ích thiết thực cho nhân dân. Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai 2024, mục đích nhằm xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, đưa Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống sẽ khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất.
Quyết định xử lý kỷ luật viên chức phải được thi hành trong thời gian bao lâu?
Sau khi có quyết định xử lý kỷ luật viên chức thì quyết định này phải thi hành trong thời gian bao lâu? Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ viên chức là bao nhiêu? Cụ thể qua bài viết sau đây. Quyết định xử lý kỷ luật viên chức phải được thi hành trong thời gian bao lâu? Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau: - Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực. - Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định thi hành thì phải thi hành quyết định xử lý kỷ luật viên chức vì lúc đó quyết định mới còn hiệu lực. Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ viên chức? Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về thời hạn xử lý kỷ luật như sau: - Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. - Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu. Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật viên chức là không quá 90 ngày đối với các vụ việc thông thường. Những trường hợp nào viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật? Theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật như sau: - Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm. - Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức. - Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ. - Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời. Như vậy, nếu khi có hành vi vi phạm viên chức trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, khi chấp hành quyết định của cấp trên, vi phạm trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc đã qua đời thì viên chức sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật.
Cưỡng chế thu hồi khu “đất vàng” 152 Trần Phú quận 5 TPHCM
Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin, UBND quận 5 vừa được lãnh đạo TP.HCM giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục cưỡng chế đối với địa chỉ nhà đất 152 Trần Phú (quận 5). Cụ thể thông tin như thế nào? Từ vụ việc trên, khi nào thì nhà nước cưỡng chế thu hồi đất? Cưỡng chế thu hồi khu “đất vàng” 152 Trần Phú quận 5 TPHCM UBND quận 5 vừa được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục cưỡng chế đối với địa chỉ nhà đất 152 Trần Phú. Cơ quan đang rà soát hồ sơ, quy trình thủ tục cưỡng chế theo quy định đối với khu đất trên và sẽ tiến hành các công việc trong thời gian sớm nhất. Trước đó, ngày 25/10/2023, UBND TP HCM đã ban hành quyết định thu hồi đất tại số 152 Trần Phú. Ngày 10/01/2024, Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM có công văn gửi Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và Công ty TNHH Vina Alliance về việc giao nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất 152 Trần Phú. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện việc giao nộp giấy chứng nhận nên Sở Tài nguyên - Môi trường ra công văn thông báo việc thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên. Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đăng ký biến động do nhận góp vốn của Công ty TNHH Vina Alliance đối với khu đất tại số 152 Trần Phú không còn giá trị pháp lý. Sau gần 6 tháng, phía doanh nghiệp vẫn chưa hợp tác, bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất 152 Trần Phú. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng các đơn vị liên quan đã có cuộc họp với UBND quận 5. Quyết định đưa ra sau cuộc họp là UBND quận 5 thực hiện thủ tục cưỡng chế để thu hồi đất theo thẩm quyền. Khi nào Nhà nước ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất? Theo quy định hiện hành tại Điều 71 Luật Đất đai 2013: - Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: + Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; + Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Như vậy, theo quy định hiện hành thì người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ có quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Việc cưỡng chế sẽ được thực hiện khi quyết định đã được niêm yết công khai, có hiệu lực thi hành và đã giao cho người bị cưỡng chế. Đồng thời, tại Điều 89 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025 quy định: - Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: + Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; + Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. - Quyết định cưỡng chế phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế hoặc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp quyết định cưỡng chế quy định thời gian dài hơn. Như vậy, từ ngày 01/01/2025 thì điều kiện để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất sẽ được thực hiện theo Luật Đất đai 2024. Theo đó quy định cụ thể và chi tiết hơn các điều kiện. Đồng thời có thêm quy định mới về thời gian thi hành quyết định cưỡng chế là 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận hoặc từ chối nhận quyết định. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024 Theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đất đai 2024 quy định việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất, bao gồm: + Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; + Đại diện các cơ quan có chức năng thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng; + Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên + Các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; - Ban cưỡng chế thu hồi đất vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế thu hồi đất lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế thu hồi đất tổ chức thực hiện cưỡng chế; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; Nếu không thực hiện thì Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban cưỡng chế thu hồi đất phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản; - Ban cưỡng chế thu hồi đất mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế thu hồi đất. Như vậy, từ ngày 01/01/2025 thì trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất sẽ được thực hiện theo quy định trên. Xem thêm: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 Thủ tục đăng ký biến động đất đai khi thay đổi diện tích đất năm 2024? Mẫu đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cách điền năm 2024? Luật Đất đai 2024: Hộ gia đình có được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ?
Rà soát văn bản hướng dẫn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 264/QĐ-TTg ngày 20/3/2023 về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu cơ quan ban hành, đặc biệt là Bộ Y tế rà soát văn bản pháp luật để triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau: Bộ Y tế rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công. Đồng thời, thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 theo lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công và gửi về Bộ Y tế trong tháng 3/2023. Bộ Y tế hoàn thành việc rà soát trong tháng 4/2023. Xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 * Biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật: - Cơ quan thực hiện: Bộ Y tế. - Thời gian thực hiện: Tháng 3/2023. * Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành: - Nội dung hoạt động: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân, người hành nghề về các quy định về quyền và nghĩa vụ, các nội dung mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Tổ chức tập huấn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cho cán bộ thuộc các bộ, ngành trung ương, địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thi hành Luật. - Phân công thực hiện: + Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế. + Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan báo chí, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo. Xem thêm Quyết định 264/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 20/3/2023
Một phán quyết trọng tài được thi hành như thế nào?
Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực đối với các bên, trừ trường hợp bị hủy hoặc bì từ chối thi hành (theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010) ; Một phán quyết của Hội đồng trọng tài trong nước sẽ được thi hành phù hợp với luật thi hành án dân sự bởi các cơ quan thi hành án dân sự của Việt Nam mà không cần thông qua các thủ tục chấp thuận hay cho phép của tòa án (theo quy định tại Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010); Phán quyết của trọng tài vụ việc phải đăng kí theo quy định tại Điều 62, trước khi thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010) ;