Bộ GDĐT điện tăng cường lực lượng an ninh ngăn chặn dùng công nghệ cao gian lận thi tốt nghiệp THPT
Ngày 28/6/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo điện Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Công điện 1111/CĐ-BGDĐT. Hôm qua, ngày 28/6/2023, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã được tổ chức với hai bài thi Ngữ văn và Toán. Tuy nhiên, dù đã được dự báo trước nguy cơ sử dụng công nghệ cao để gian lận thi cử thế nhưng trong ngày thi đầu vẫn có trường hợp thí sinh cố tình sử dụng thiết bị công nghệ cao chuyển đề thi ra bên ngoài. Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tập trung chỉ đạo các Hội đồng thi khẩn trương thực hiện một số công việc sau đây: (1) Chỉ đạo các Trưởng Điểm thi: - Tăng cường phổ biến, nhắc nhở thí sinh thực hiện nghiêm quy chế thi. - Yêu cầu cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các lực lượng tham gia tổ chức Kỳ thi tập trung cao độ, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được tập huấn để ngăn chặn các hành vi vi phạm quy chế thi, đặc biệt là việc sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận thi cử. - Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. (2) Tiếp tục, tăng cường phối hợp với lực lượng an ninh để có các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn Kỳ thi trên địa bàn, đặc biệt là phòng ngừa và ngăn chặn việc sử dụng công nghệ cao để vi phạm quy chế thi. (3) Chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về tình hình diễn biến Kỳ thi, việc xử lý những trường hợp vi phạm quy chế và các tình huống bất thường để kịp thời tuyên truyền, cảnh báo, răn đe. Trước đó, ngày 29/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023. Theo đó, nhằm tổ chức tốt Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó, tập trung vào một số trọng tâm đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; bảo đảm đề thi tuyệt đối an toàn, chính xác, đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi và tuyển sinh; - Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi bảo đảm đúng quy định, chính xác, an toàn; phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi; - Tập trung thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Xem chi tiết tại Công điện 1111/CĐ-BGDĐT ngày 28/6/2023. Xem thêm bài viết liên quan: Chỉ thị 17/CT-TTg: Phòng, chống sử dụng công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT BGDĐT: Vô tình mang vật chứa thông tin gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn bị xử lý
Các khoản tiền nhà trường không được phép thu
Các khoản tiền nhà trường không được phép thu Năm học mới đã bắt đầu cũng là thời điểm phụ huynh học sinh phải nhốn nháo với nhiều khoản thu từ phía trường học, nhiều người bức xúc nhưng vẫn phải đóng. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc nhà trường không được phép thu những khoản nào hay không? Xem nội dung bài viết dưới đây: Nghị định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã quy định, đơn vị sự nghiệp nói chung được thu hoạt động sự nghiệp khác. Vì vậy, trong trường hợp các cơ sở giáo dục đào tạo có tổ chức các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đào tạo như tổ chức bữa ăn trưa, trông giữ xe, thu phí vào bể bơi trong trường… thì phải báo cáo thông qua Hội đồng nhân dân địa phương và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện. Về phía phụ huynh và hội cha mẹ học sinh: Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học bao gồm: - Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. - Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: + Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; + Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; + Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; + Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; + Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; + Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; + Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Mới: Bộ GDĐT hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020
Ngày 03/8/2020/ BGDĐ ban hành Công văn 2873/BGDĐT-QLC về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (gọi tắt là Kỳ thi) năm 2020 như sau: - Các địa phương thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 (như Thành phố Đà Nẵng và một số huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh Quảng Nam) lùi thời gian tổ chức Kỳ thi vào thời điểm thích hợp; thời gian tổ chức thi do các địa phương đề xuất sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, bảo đảm an toàn cho công tác tổ chức thi. - Các địa phương còn lại tổ chức Kỳ thi theo kế hoạch (từ ngày 08 đến ngày 10/8/2020); thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trong quá trình tổ chức Kỳ thi (từ ngày 08 đến ngày 10/8/2020), các thí sinh thuộc diện F1, F2 cả nước (nếu có) s dự thi cùng thời gian với thí sinh của các địa phương phải lùi thời gian tổ chức Kỳ thi do phải thực hiện cách ly xã hội. - Thí sinh dự Kỳ thi tổ chức sau ngày 10/8/2020 nếu có nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển sinh vào đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học xem xét bố trí tỷ lệ chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trên tinh thần tự chủ đại học. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm:
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu an toàn khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT
(Chinhphu.vn) – Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 sáng nay (3/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tổ chức chu đáo, khoa học, không để sơ suất xảy ra; giao Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quyết định kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo Bộ trưởng, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT cơ bản hoàn tất. Trước đó, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp với ban chỉ đạo kỳ thi ở các địa phương để rà soát lần cuối và xem xét tình hình dịch bệnh để lựa chọn phương án. Phần lớn địa phương thể hiện quyết tâm, sẵn sàng cho kỳ thi. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế chuẩn bị kỹ các điều kiện để tổ chức kỳ thi an toàn. Bộ đề xuất, với tình hình như hiện nay, các thí sinh ở những địa phương có cách ly xã hội hay thuộc diện F1, F2 thì Bộ sẽ có phương án tổ chức thi sau, bảo đảm quyền lợi cho học sinh và chỉ đạo các trường đại học có phương án tuyển sinh phù hợp. Các địa phương không trong diện cách ly xã hội và cam kết bảo đảm điều kiện an toàn thì tổ chức kỳ thi theo kế hoạch. Sau khi nghe các thành viên Chính phủ thảo luận, kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, đây là vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT thực hiện đúng Luật Giáo dục, kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định và giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức tốt. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về nội dung. Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, các bộ liên quan bảo đảm an toàn về sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Thời gian thi và các vấn đề có liên quan khác, có phương án cụ thể, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trong từng địa phương trên tinh thần bảo đảm an toàn cho học sinh và phụ huynh, cho giáo viên là vấn đề đặt ra gắt gao, Thủ tướng nêu rõ. Ngành GD&ĐT, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ trong công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân yên tâm về việc tổ chức chu đáo, khoa học, không để sơ suất xảy ra. Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch COVID-19
Bộ GDĐT vừa thông báo, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2019 – 2020 vẫn diễn ra trong các ngày từ 8-10/8 tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong điều kiện dịch COVID-19 ở một số địa phương. Ảnh minh họa Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 (sáng 27/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận: Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (gọi tắt là Kỳ thi) ở các địa phương, kể cả thành phố Đà Nẵng, theo đúng kế hoạch đã đề ra; có phương án đảm bảo an toàn cho Kỳ thi. Theo đó, Kỳ thi vẫn diễn ra trong các ngày từ 08/8/2020 đến ngày 10/8/2020 tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong quá trình chỉ đạo tổ chức Kỳ thi, Bộ GDĐT đã xây dựng các phương án chỉ đạo tổ chức thi trong điều kiện dịch COVID-19. Trước diễn biến dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và một số địa phương những ngày qua, căn cứ Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT dự kiến chỉ đạo phương án tổ chức thi theo hướng phân loại thí sinh theo các mức độ nguy cơ lây nhiễm để bố trí Điểm thi, phòng thi, cán bộ làm công tác tổ chức thi phù hợp, bảo đảm an toàn và quyền lợi tối đa cho thí sinh. Bộ GDĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường rà soát, cập nhật tình trạng sức khỏe của tất cả thí sinh, thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh để kịp thời xử lý; bố trí đủ cán bộ dự phòng để tổ chức thi trong điều kiện dịch bệnh; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh tại khu vực in sao đề thi, các Điểm thi và các khu vực chấm thi. LP Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Đà Nẵng chủ động các biện pháp phòng chống Covid-19 tại các điểm thi
Chiều 24.7, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết đã tăng cường các biện pháp khẩn, sẵn sàng phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh minh họa AN DY Theo đó, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã gửi công văn khẩn đến các phòng GD-ĐT, các trường, trung tâm thuộc Sở về việc tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống Covid-19. Cụ thể, Sở GD-ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT về phòng, chống Covid-19. Yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, học viên, sinh viên trong phòng, chống Covid-19 với tinh thần nghiêm túc, không chủ quan, không buông lỏng... Các đơn vị trường học cũng được yêu cầu bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường như thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng, nước uống theo quy định; các phương án bảo đảm sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với hoạt động thu nhận hồ sơ tuyển sinh năm học 2020-2021, các trường học tiếp tục thực hiện việc đo thân nhiệt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, tuân thủ việc đeo khẩu trang... Yêu cầu thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống Covid-19 đối với cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, học viên, sinh viên, khách đến làm việc, liên hệ công tác, học tập, sinh hoạt tại các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, các trường có đặt điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 phải bảo đảm đầy đủ thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống Covid-19, bảo đảm an toàn cho cán bộ coi thi, nhân viên bảo vệ, phục vụ, thí sinh dự thi... * Cùng ngày, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cũng phát đi thông cáo về việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, khi có một cán bộ giảng dạy của trường là người nhà của bệnh nhân vừa phát hiện dương tính với Covid-19 ở Đà Nẵng. Cụ thể, thông báo của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) ghi rõ, căn cứ thông tin một cán bộ của Trường ĐH Bách khoa là con rể của bệnh nhân T.V.D, đã có 3 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, trường đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại chỗ. Cụ thể, phun hóa chất Chloramin B khử trùng chống dịch bệnh tại khu giảng đường, khu làm việc, các phòng họp và hội trường F. Trường ĐH Bách khoa cũng tiến hành xác minh và thông báo các cán bộ, giảng viên có tiếp xúc gần với cán bộ nói trên tự cách ly tại nhà 14 ngày (kể từ ngày 24.7) và đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở... Theo Thanh niên
Vẫn tổ chức kỳ thi THPT nhưng chỉ để xét tốt nghiệp
Sáng nay Bộ GD-ĐT đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020. Cuộc họp đã chọn phương án vẫn tổ chức thi nhưng sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT thay vì kỳ thi hai mục đích như hiện hành. Sáng nay 21.4, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án thi THPT năm 2020 khi mà học sinh cả nước phải nghỉ học kéo dài vì dịch Covid -19. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Đây là lần thứ hai từ đầu tháng 4.2020 đến nay, Bộ GD-ĐT trình Thường trực Chính phủ về phương án tổ chức thi THPT năm nay. Theo phương án đề xuất của Bộ GD-ĐT, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trước ngày 15.6 và như vậy vẫn quyết tâm tổ chức kỳ thi vào giữa tháng 8 bên cạnh tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh việc dạy học qua internet, dạy học trên truyền hình. Dù vẫn tổ chức thi nhưng tên gọi của kỳ thi sẽ là "kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020" thay vì "thi THPT quốc gia" như trước. Các địa phương sẽ chịu trách nhiệm về khâu tổ chức thi, chấm thi tự luận. Bộ GD-ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi cho kỳ thi. Điều cần tính toán là sẽ tổ chức thi như thế nào để giảm áp lực cho học sinh. Với mục tiêu xét tuyển ĐH, năm nay các trường ĐH sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo đúng luật Giáo dục đại học trên tinh thần các trường đã có sự chuẩn bị lâu nay. Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh phải nghỉ học kéo dài, nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo đề xuất Bộ GD-ĐT cần tính toán lại phương án thi THPT quốc gia hoặc có thể tính đến việc bỏ thi quốc gia, giao kỳ thi để công nhận tốt nghiệp THPT cho các địa phương hoặc nhà trường. Trong tháng 3.2020, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie Hà Nội viết thư đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ xem xét và quyết định về kỳ thi THPT quốc gia 2020, chỉ thi các môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ; bỏ các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giảm áp lực cho học sinh và xã hội. Theo Báo Thanh niên
15 điều thí sinh cần thấm trước giờ thi
Chỉ còn 2 ngày nữa thí sinh trên toàn quốc bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Để đạt hiệu quả tốt nhất, chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình đã có lời khuyên cho các thí sinh Nguồn: Người lao động
HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI THPT QUỐC GIA
HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA >Tải toàn văn bộ hỏi - đáp tại file đính kèm bên dưới Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; sau khi xin ý kiến đóng góp trong ngành Giáo dục và toàn xã hội, báo cáo Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Uỷ ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2014 về việc phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) từ năm 2015, với mục tiêu kế thừa những ưu điểm và khắc phục các hạn chế của các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hiện nay, làm giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực; đồng thời tác động tích cực trở lại quá trình dạy và học trong các trường phổ thông. Việc tổ chức duy nhất một kì thi THPT quốc gia từ năm 2015 nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng làm căn cứ để tuyển sinh là một đổi mới căn bản trong công tác thi và tuyển sinh, nhận được sự đồng thuận cao của ngành Giáo dục và toàn xã hội. Tuy nhiên, vì đây là một phương thức thi và tuyển sinh mới, nên còn có nhiều ý kiến trao đổi và những băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp kịp thời, thấu đáo. Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và những người quan tâm muốn tìm hiểu về Kì thi THPT quốc gia; đồng thời giải đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến công tác tổ chức thi và quyền lợi của các thí sinh dự thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn tài liệu Hỏi – Đáp về Kì thi Trung học phổ thông quốc gia trên cơ sở ý kiến trao đổi, góp ý của các chuyên gia giáo dục trong quá trình xây dựng phương án thi; các vấn đề được đặt ra trong các hội nghị bàn về thi, tuyển sinh của khối giáo dục phổ thông và khối các trường ĐH, CĐ; các câu hỏi thực tế của bạn đọc trong và ngoài ngành Giáo dục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Giáo dục và Đào tạo mong nhận được những góp ý, nhận xét, bổ sung của bạn đọc để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào thành công chung của Kì thi THPT quốc gia từ năm 2015. Theo CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Bộ GDĐT điện tăng cường lực lượng an ninh ngăn chặn dùng công nghệ cao gian lận thi tốt nghiệp THPT
Ngày 28/6/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo điện Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Công điện 1111/CĐ-BGDĐT. Hôm qua, ngày 28/6/2023, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã được tổ chức với hai bài thi Ngữ văn và Toán. Tuy nhiên, dù đã được dự báo trước nguy cơ sử dụng công nghệ cao để gian lận thi cử thế nhưng trong ngày thi đầu vẫn có trường hợp thí sinh cố tình sử dụng thiết bị công nghệ cao chuyển đề thi ra bên ngoài. Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tập trung chỉ đạo các Hội đồng thi khẩn trương thực hiện một số công việc sau đây: (1) Chỉ đạo các Trưởng Điểm thi: - Tăng cường phổ biến, nhắc nhở thí sinh thực hiện nghiêm quy chế thi. - Yêu cầu cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các lực lượng tham gia tổ chức Kỳ thi tập trung cao độ, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được tập huấn để ngăn chặn các hành vi vi phạm quy chế thi, đặc biệt là việc sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận thi cử. - Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. (2) Tiếp tục, tăng cường phối hợp với lực lượng an ninh để có các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn Kỳ thi trên địa bàn, đặc biệt là phòng ngừa và ngăn chặn việc sử dụng công nghệ cao để vi phạm quy chế thi. (3) Chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về tình hình diễn biến Kỳ thi, việc xử lý những trường hợp vi phạm quy chế và các tình huống bất thường để kịp thời tuyên truyền, cảnh báo, răn đe. Trước đó, ngày 29/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023. Theo đó, nhằm tổ chức tốt Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó, tập trung vào một số trọng tâm đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; bảo đảm đề thi tuyệt đối an toàn, chính xác, đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi và tuyển sinh; - Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi bảo đảm đúng quy định, chính xác, an toàn; phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi; - Tập trung thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Xem chi tiết tại Công điện 1111/CĐ-BGDĐT ngày 28/6/2023. Xem thêm bài viết liên quan: Chỉ thị 17/CT-TTg: Phòng, chống sử dụng công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT BGDĐT: Vô tình mang vật chứa thông tin gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn bị xử lý
Các khoản tiền nhà trường không được phép thu
Các khoản tiền nhà trường không được phép thu Năm học mới đã bắt đầu cũng là thời điểm phụ huynh học sinh phải nhốn nháo với nhiều khoản thu từ phía trường học, nhiều người bức xúc nhưng vẫn phải đóng. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc nhà trường không được phép thu những khoản nào hay không? Xem nội dung bài viết dưới đây: Nghị định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã quy định, đơn vị sự nghiệp nói chung được thu hoạt động sự nghiệp khác. Vì vậy, trong trường hợp các cơ sở giáo dục đào tạo có tổ chức các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đào tạo như tổ chức bữa ăn trưa, trông giữ xe, thu phí vào bể bơi trong trường… thì phải báo cáo thông qua Hội đồng nhân dân địa phương và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện. Về phía phụ huynh và hội cha mẹ học sinh: Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học bao gồm: - Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. - Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: + Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; + Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; + Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; + Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; + Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; + Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; + Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Mới: Bộ GDĐT hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020
Ngày 03/8/2020/ BGDĐ ban hành Công văn 2873/BGDĐT-QLC về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (gọi tắt là Kỳ thi) năm 2020 như sau: - Các địa phương thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 (như Thành phố Đà Nẵng và một số huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh Quảng Nam) lùi thời gian tổ chức Kỳ thi vào thời điểm thích hợp; thời gian tổ chức thi do các địa phương đề xuất sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, bảo đảm an toàn cho công tác tổ chức thi. - Các địa phương còn lại tổ chức Kỳ thi theo kế hoạch (từ ngày 08 đến ngày 10/8/2020); thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trong quá trình tổ chức Kỳ thi (từ ngày 08 đến ngày 10/8/2020), các thí sinh thuộc diện F1, F2 cả nước (nếu có) s dự thi cùng thời gian với thí sinh của các địa phương phải lùi thời gian tổ chức Kỳ thi do phải thực hiện cách ly xã hội. - Thí sinh dự Kỳ thi tổ chức sau ngày 10/8/2020 nếu có nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển sinh vào đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học xem xét bố trí tỷ lệ chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trên tinh thần tự chủ đại học. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm:
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu an toàn khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT
(Chinhphu.vn) – Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 sáng nay (3/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tổ chức chu đáo, khoa học, không để sơ suất xảy ra; giao Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quyết định kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo Bộ trưởng, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT cơ bản hoàn tất. Trước đó, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp với ban chỉ đạo kỳ thi ở các địa phương để rà soát lần cuối và xem xét tình hình dịch bệnh để lựa chọn phương án. Phần lớn địa phương thể hiện quyết tâm, sẵn sàng cho kỳ thi. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế chuẩn bị kỹ các điều kiện để tổ chức kỳ thi an toàn. Bộ đề xuất, với tình hình như hiện nay, các thí sinh ở những địa phương có cách ly xã hội hay thuộc diện F1, F2 thì Bộ sẽ có phương án tổ chức thi sau, bảo đảm quyền lợi cho học sinh và chỉ đạo các trường đại học có phương án tuyển sinh phù hợp. Các địa phương không trong diện cách ly xã hội và cam kết bảo đảm điều kiện an toàn thì tổ chức kỳ thi theo kế hoạch. Sau khi nghe các thành viên Chính phủ thảo luận, kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, đây là vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT thực hiện đúng Luật Giáo dục, kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định và giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức tốt. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về nội dung. Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, các bộ liên quan bảo đảm an toàn về sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Thời gian thi và các vấn đề có liên quan khác, có phương án cụ thể, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trong từng địa phương trên tinh thần bảo đảm an toàn cho học sinh và phụ huynh, cho giáo viên là vấn đề đặt ra gắt gao, Thủ tướng nêu rõ. Ngành GD&ĐT, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ trong công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân yên tâm về việc tổ chức chu đáo, khoa học, không để sơ suất xảy ra. Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch COVID-19
Bộ GDĐT vừa thông báo, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2019 – 2020 vẫn diễn ra trong các ngày từ 8-10/8 tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong điều kiện dịch COVID-19 ở một số địa phương. Ảnh minh họa Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 (sáng 27/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận: Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (gọi tắt là Kỳ thi) ở các địa phương, kể cả thành phố Đà Nẵng, theo đúng kế hoạch đã đề ra; có phương án đảm bảo an toàn cho Kỳ thi. Theo đó, Kỳ thi vẫn diễn ra trong các ngày từ 08/8/2020 đến ngày 10/8/2020 tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong quá trình chỉ đạo tổ chức Kỳ thi, Bộ GDĐT đã xây dựng các phương án chỉ đạo tổ chức thi trong điều kiện dịch COVID-19. Trước diễn biến dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và một số địa phương những ngày qua, căn cứ Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT dự kiến chỉ đạo phương án tổ chức thi theo hướng phân loại thí sinh theo các mức độ nguy cơ lây nhiễm để bố trí Điểm thi, phòng thi, cán bộ làm công tác tổ chức thi phù hợp, bảo đảm an toàn và quyền lợi tối đa cho thí sinh. Bộ GDĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường rà soát, cập nhật tình trạng sức khỏe của tất cả thí sinh, thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh để kịp thời xử lý; bố trí đủ cán bộ dự phòng để tổ chức thi trong điều kiện dịch bệnh; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh tại khu vực in sao đề thi, các Điểm thi và các khu vực chấm thi. LP Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Đà Nẵng chủ động các biện pháp phòng chống Covid-19 tại các điểm thi
Chiều 24.7, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết đã tăng cường các biện pháp khẩn, sẵn sàng phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh minh họa AN DY Theo đó, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã gửi công văn khẩn đến các phòng GD-ĐT, các trường, trung tâm thuộc Sở về việc tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống Covid-19. Cụ thể, Sở GD-ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT về phòng, chống Covid-19. Yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, học viên, sinh viên trong phòng, chống Covid-19 với tinh thần nghiêm túc, không chủ quan, không buông lỏng... Các đơn vị trường học cũng được yêu cầu bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường như thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng, nước uống theo quy định; các phương án bảo đảm sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với hoạt động thu nhận hồ sơ tuyển sinh năm học 2020-2021, các trường học tiếp tục thực hiện việc đo thân nhiệt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, tuân thủ việc đeo khẩu trang... Yêu cầu thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống Covid-19 đối với cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, học viên, sinh viên, khách đến làm việc, liên hệ công tác, học tập, sinh hoạt tại các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, các trường có đặt điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 phải bảo đảm đầy đủ thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống Covid-19, bảo đảm an toàn cho cán bộ coi thi, nhân viên bảo vệ, phục vụ, thí sinh dự thi... * Cùng ngày, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cũng phát đi thông cáo về việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, khi có một cán bộ giảng dạy của trường là người nhà của bệnh nhân vừa phát hiện dương tính với Covid-19 ở Đà Nẵng. Cụ thể, thông báo của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) ghi rõ, căn cứ thông tin một cán bộ của Trường ĐH Bách khoa là con rể của bệnh nhân T.V.D, đã có 3 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, trường đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại chỗ. Cụ thể, phun hóa chất Chloramin B khử trùng chống dịch bệnh tại khu giảng đường, khu làm việc, các phòng họp và hội trường F. Trường ĐH Bách khoa cũng tiến hành xác minh và thông báo các cán bộ, giảng viên có tiếp xúc gần với cán bộ nói trên tự cách ly tại nhà 14 ngày (kể từ ngày 24.7) và đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở... Theo Thanh niên
Vẫn tổ chức kỳ thi THPT nhưng chỉ để xét tốt nghiệp
Sáng nay Bộ GD-ĐT đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020. Cuộc họp đã chọn phương án vẫn tổ chức thi nhưng sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT thay vì kỳ thi hai mục đích như hiện hành. Sáng nay 21.4, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án thi THPT năm 2020 khi mà học sinh cả nước phải nghỉ học kéo dài vì dịch Covid -19. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Đây là lần thứ hai từ đầu tháng 4.2020 đến nay, Bộ GD-ĐT trình Thường trực Chính phủ về phương án tổ chức thi THPT năm nay. Theo phương án đề xuất của Bộ GD-ĐT, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trước ngày 15.6 và như vậy vẫn quyết tâm tổ chức kỳ thi vào giữa tháng 8 bên cạnh tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh việc dạy học qua internet, dạy học trên truyền hình. Dù vẫn tổ chức thi nhưng tên gọi của kỳ thi sẽ là "kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020" thay vì "thi THPT quốc gia" như trước. Các địa phương sẽ chịu trách nhiệm về khâu tổ chức thi, chấm thi tự luận. Bộ GD-ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi cho kỳ thi. Điều cần tính toán là sẽ tổ chức thi như thế nào để giảm áp lực cho học sinh. Với mục tiêu xét tuyển ĐH, năm nay các trường ĐH sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo đúng luật Giáo dục đại học trên tinh thần các trường đã có sự chuẩn bị lâu nay. Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh phải nghỉ học kéo dài, nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo đề xuất Bộ GD-ĐT cần tính toán lại phương án thi THPT quốc gia hoặc có thể tính đến việc bỏ thi quốc gia, giao kỳ thi để công nhận tốt nghiệp THPT cho các địa phương hoặc nhà trường. Trong tháng 3.2020, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie Hà Nội viết thư đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ xem xét và quyết định về kỳ thi THPT quốc gia 2020, chỉ thi các môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ; bỏ các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giảm áp lực cho học sinh và xã hội. Theo Báo Thanh niên
15 điều thí sinh cần thấm trước giờ thi
Chỉ còn 2 ngày nữa thí sinh trên toàn quốc bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Để đạt hiệu quả tốt nhất, chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình đã có lời khuyên cho các thí sinh Nguồn: Người lao động
HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI THPT QUỐC GIA
HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA >Tải toàn văn bộ hỏi - đáp tại file đính kèm bên dưới Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; sau khi xin ý kiến đóng góp trong ngành Giáo dục và toàn xã hội, báo cáo Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Uỷ ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2014 về việc phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) từ năm 2015, với mục tiêu kế thừa những ưu điểm và khắc phục các hạn chế của các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hiện nay, làm giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực; đồng thời tác động tích cực trở lại quá trình dạy và học trong các trường phổ thông. Việc tổ chức duy nhất một kì thi THPT quốc gia từ năm 2015 nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng làm căn cứ để tuyển sinh là một đổi mới căn bản trong công tác thi và tuyển sinh, nhận được sự đồng thuận cao của ngành Giáo dục và toàn xã hội. Tuy nhiên, vì đây là một phương thức thi và tuyển sinh mới, nên còn có nhiều ý kiến trao đổi và những băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp kịp thời, thấu đáo. Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và những người quan tâm muốn tìm hiểu về Kì thi THPT quốc gia; đồng thời giải đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến công tác tổ chức thi và quyền lợi của các thí sinh dự thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn tài liệu Hỏi – Đáp về Kì thi Trung học phổ thông quốc gia trên cơ sở ý kiến trao đổi, góp ý của các chuyên gia giáo dục trong quá trình xây dựng phương án thi; các vấn đề được đặt ra trong các hội nghị bàn về thi, tuyển sinh của khối giáo dục phổ thông và khối các trường ĐH, CĐ; các câu hỏi thực tế của bạn đọc trong và ngoài ngành Giáo dục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Giáo dục và Đào tạo mong nhận được những góp ý, nhận xét, bổ sung của bạn đọc để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào thành công chung của Kì thi THPT quốc gia từ năm 2015. Theo CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC