Chuyển giới và thay đổi hộ tịch
Chuyển đổi giới tính (gọi tắt là chuyển giới) là việc một người thay đổi giới tính của mình bằng cách phẩu thuật từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam. Tại Việt Nam, những người thực hiện chuyển giới chưa nhiều nhưng cũng không phải là hiếm. Một số trường hợp chuyển giới thành công và được biết đến là ca sĩ Hương Giang, Lâm Khánh Chi và gần đây nhất là trường hợp của LynhLee. Nhìn về góc độ pháp lý, việc chuyển đổi giới tính được Bộ luật Dân sự 2015 công nhận và cho phép những người đã chuyển giới được thay đổi thông tin hộ tịch. Việc thay đổi hộ tịch có ý nghĩa quan trọng, giúp cho những người chuyển giới được hưởng các quyền nhân thân liên quan đến giới tính, được pháp luật bảo hộ và thực hiện theo Luật hộ tịch hiện hành. Hiện nay, chưa có Luật chuyển giới cũng như các văn bản hướng dẫn việc thay đổi hộ tịch cho những người chuyển giới, vì thế việc thay đổi này vẫn đang gặp nhiều khó khăn mà mất nhiều thời gian. Theo quy định của Luật hộ tịch thì việc thay đổi hộ tịch có hai hình thức đó là theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong hai hình thức này thì thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của Tòa án là khả thi nhất bởi vì Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự) và đương nhiên những người chuyển giới phải cung cấp chứng cứ, chứng minh việc đã hoàn thành chuyển đổi giới tính thành công.
Nhắc đến thủ tục hành chính, người dân phải ngán ngẩm vì những công đoạn quá rườm rà khi làm việc với cơ quan nhà nước. Liên quan đến vấn đề này mới đây, một câu chuyện cười ra nước mắt khi một người đàn ông tên Lâm Thị Mỹ Châu sống tại Cà Mau mang giới tính nữ trong suốt 35 năm và cho đến thời điểm hiện tại vẫn không có động thái thay đổi hay giải quyết. Đáng buồn thay khi người đàn ông này yêu cầu cải chính thì cán bộ trực bảo lên Trung tâm pháp y tỉnh Cà Mau. Tại đây, cơ sở pháp y nói nếu là “nam” chuyển sang “nữ” thì Trung tâm sẽ làm, còn chỉ cải chính sai giấy tờ thì cơ sở này không đủ thủ tục để làm. Người nhà ông lại về huyện thì cán bộ yêu cầu phải đi lên TPHCM làm giấy xác định giới tính mới nhận hồ sơ. Trả lời vụ việc này theo báo cáo của UBND huyện Cái Nước, do thủ tục hành chính cấp huyện không có thủ tục xác định lại giới tính mà chỉ có thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch,… Rõ ràng trong trường hợp này ngay từ đầu đã có sự sai sót trong quá trình đăng ký thông tin cá nhân không phải là trường hợp chuyển đổi giới tính mà “xác định lại”. Vì vậy thủ tục cần thực hiện là cải chính thay đổi thông tin. Quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính quy định hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch xác định rõ việc “cải chính hộ tịch" là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ thực hiện khi có đầy đủ căn cứ xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”. Trường hợp này, không biết vì lý do gì mà mấy mươi năm mới yêu cầu thay đổi thông tin. Khi giới tính đang mang là nữ, tất nhiên những bất cập phát sinh rất lớn về mọi vấn đề mà người này phải là người biết rõ nhất, nếu lỗi đến từ ý thức chủ quan thì mặc nhiên lúc này để cải chính thì cần truy xuất những thông tin từ rất lâu liên quan đến chứng sinh hoặc người làm chứng,… là điều khó khả thi về mặt thời gian. Nhưng xét đến cách thức xử lý của cán bộ cũng thấy được những hạn chế về kiến thức cũng như trách nhiệm với dân là chưa cao Vấn đề xảy ra mới thấy những bất cập còn quá nhiều, để giảm bớt gánh nặng về thủ tục cần những thay đổi trong tương lai để người dân không còn “ngại” khi làm việc với công quyền.
Phân biệt vấn đề xác định lại giới tính và thay đổi giới tính
Để phân biệt vấn đề xác định lại giới tính và thay đổi giới tính. Ta cần làm rõ khái niệm giới tính là gì? - Giới tính là những đặc điểm chung để phân biệt nam với nữ, giống đưc với giống cái. - Để xác định chính xác giới tính một người ta phải xem xét trên cả 3 phương diện bap gồm: Giới tính sinh học; Giới tính xã hội và Tính dục - Giới tính sinh học là một quá trình kết hợp và pha trộn những đặc điểm di truyền học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn hóa thành giống đực (male) và giống cái (female) - Giới tính xã hội, hay còn gọi là giới là thuật ngữ đề cập đến các đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan hệ về mặt xã hội giữa nam giới – phụ nữ - Tinh dục chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác một cách lâu dài Nhìn chung, những người xác định lại giới tính là những người hoàn toàn bình thường về mặt giới tính xã hội, nhưng lại có giới tính sinh học không thống nhất giữa bên trong (Bộ nhiễm sắc thể giới tính) và bên ngoài (Bộ phận sinh dục, các biểu hiện giới tính). Còn người thay đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường nhưng giới tính xã hội của họ lại trái người hoàn toàn giới tính sinh học. Để làm rõ hơn, tác giả xin đi vào phân tích một số vấn đề sau Thứ nhất: Đối với người xác định lại giới tính, các đặc điểm trên cơ thể của họ bị khuyết tật ngay từ khi sinh ra, không có vấn đề gì về mặt giới tính xã hội, bản thân họ chỉ không có sự thống nhất giữa giới tính sinh học thực chất và bộ phận sinh dục (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nam, giới tính sinh học là nam, có hệ xương phát triển, có yết hầu… nhưng bộ phận sinh dục lại có hình dáng của nữ giới). Còn đối với người chuyển giới lại hoàn toàn người lại, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ, giới tính sinh học là nữ, có hông, ngực nở, không có yết hầu bộ phận sinh dục như của nữ giới, hoàn toàn bình thường) Thứ hai: Những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, họ hoàn toàn hài lòng với giới tính bẩm sinh mà họ có, không có sự chênh nhau giữa giới tính sinh học bẩm sinh và giới tính xã hội, họ như những người bình thường khác, sinh ra là giới nữ, muốn xã hội nhìn nhận mình là nữ giới nhưng chỉ gặp rắc rối vì có bộ phận sinh dục khuyết tật, không giống của nữ giới. Còn với những người chuyển giới, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường, cấu tạo bên trong và bên ngoài thống nhất cụ thể giới tính nam hoặc nữ nhưng họ lại mang giới tính xã hội khác với giới tính sinh học, tức là họ muốn xã hội nhìn nhận mình với hình ảnh một nam giới, không phải một nữ giới (Ví dụ như con gái nhưng cắt tóc ngắn, ăn mặc như con trai, giả giọng nói trầm của nam giới, dáng đi giống con trai…) Thứ ba: Về nhu cầu chuyển đổi giới tính, những người có giới tính bị khuyết tật bẩm sinh, về căn bản họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục, nên nhu cầu thực sự của họ không phải là chuyển đổi giới tính mà họ chỉ muốn trở về giới tính sinh học thực chất của họ, họ chỉ muốn có cấu tạo bên ngoài và bên trong cơ thể thống nhất. Còn những người chuyển đổi giới tính, vì bản thân họ luôn coi giới tính thực sự của mình là giới tính trái ngược với giới tính sinh học hiện có nên khao khát trở về giới tính thực của họ cháy bỏng, thường trực, họ muốn trở về giới tính thực của mình, để được thực hiện quyền mưu cầu học phúc một trong những quyền cơ bản của con người. Những người xác định lại giới tính, thường họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục (nữ giới có bộ phận sinh dục ngoài giống của năm giới hoặc ngược lại) những về các tính trạng biểu hiện giới tính khác trên cơ thể căn bản là không thay đổi (con gái vẫn có ngực, hông nở, giọng nói cao….còn con trai vẫn có yết hầu, giọng trầm, không có ngực…) vậy nên họ vẫn có thể sống với giới tính đó mà không phải mệt mỏi ngụy trang, biến mình thành một giới tính khác. Còn đối với người chuyển giới, họ hoàn toàn bình thường cả cấu tạo bên trong và bên ngoài cơ thể nhưng vì trong suy nghĩ họ luôn ý thức được giới tính thực sự của mình là giới tính ngược lại nên họ sống và luôn luôn phải thay đổi bản thân, phải ngụy trang bản thân bằng những vận dụng phần nào biến họ trở thành giới tính khác trong mắt mọi người (con trai thì mặc quần bó, mặc váy, đội tóc giả, dán mi, trang điểm đậm, độn ngực, chủ động điều chỉnh cao giọng nói…. Còn con gái sẽ mặc đồ như con trai,cắt tóc ngắn. bó ngực, trầm giọng hơn khi nói chuyện, dáng đi giống con trai…) Sự so sánh trên giữa những người xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính là sự so sánh tương đối. Trên thực tế, còn có một trường hợp đặc biệt xảy ra đó là nhóm người vừa muốn xác định lại giới tính vừa muốn chuyển đổi giới tính. Đó là những cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính (giới tính sinh học không rõ ràng là nam hay nữ) đồng thời họ cũng có biểu hiện của người muốn thay đổi giới tính (có giới tính xã hội và giới tính sinh học không đồng nhất với nhau). Đây là trường hợp đặc biệt bởi lẽ, họ không chỉ muốn xác định lại giới tính trên phương diện phẫu thuật để hoàn thiện bộ phận sinh dục đã bị khuyết tật bẩm sinh, họ có mong muốn thay đổi giới tính bên trong cơ thể để có giới tính xã hội mà họ mong muốn. Những người này là trường hợp rất hiếm gặp trên thực tế, vậy nên tác giả không đồng nhất họ với những người xác định lại giới tính để so sánh với nhóm người thay đổi giới tính
Chuyển giới và thay đổi hộ tịch
Chuyển đổi giới tính (gọi tắt là chuyển giới) là việc một người thay đổi giới tính của mình bằng cách phẩu thuật từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam. Tại Việt Nam, những người thực hiện chuyển giới chưa nhiều nhưng cũng không phải là hiếm. Một số trường hợp chuyển giới thành công và được biết đến là ca sĩ Hương Giang, Lâm Khánh Chi và gần đây nhất là trường hợp của LynhLee. Nhìn về góc độ pháp lý, việc chuyển đổi giới tính được Bộ luật Dân sự 2015 công nhận và cho phép những người đã chuyển giới được thay đổi thông tin hộ tịch. Việc thay đổi hộ tịch có ý nghĩa quan trọng, giúp cho những người chuyển giới được hưởng các quyền nhân thân liên quan đến giới tính, được pháp luật bảo hộ và thực hiện theo Luật hộ tịch hiện hành. Hiện nay, chưa có Luật chuyển giới cũng như các văn bản hướng dẫn việc thay đổi hộ tịch cho những người chuyển giới, vì thế việc thay đổi này vẫn đang gặp nhiều khó khăn mà mất nhiều thời gian. Theo quy định của Luật hộ tịch thì việc thay đổi hộ tịch có hai hình thức đó là theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong hai hình thức này thì thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của Tòa án là khả thi nhất bởi vì Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự) và đương nhiên những người chuyển giới phải cung cấp chứng cứ, chứng minh việc đã hoàn thành chuyển đổi giới tính thành công.
Nhắc đến thủ tục hành chính, người dân phải ngán ngẩm vì những công đoạn quá rườm rà khi làm việc với cơ quan nhà nước. Liên quan đến vấn đề này mới đây, một câu chuyện cười ra nước mắt khi một người đàn ông tên Lâm Thị Mỹ Châu sống tại Cà Mau mang giới tính nữ trong suốt 35 năm và cho đến thời điểm hiện tại vẫn không có động thái thay đổi hay giải quyết. Đáng buồn thay khi người đàn ông này yêu cầu cải chính thì cán bộ trực bảo lên Trung tâm pháp y tỉnh Cà Mau. Tại đây, cơ sở pháp y nói nếu là “nam” chuyển sang “nữ” thì Trung tâm sẽ làm, còn chỉ cải chính sai giấy tờ thì cơ sở này không đủ thủ tục để làm. Người nhà ông lại về huyện thì cán bộ yêu cầu phải đi lên TPHCM làm giấy xác định giới tính mới nhận hồ sơ. Trả lời vụ việc này theo báo cáo của UBND huyện Cái Nước, do thủ tục hành chính cấp huyện không có thủ tục xác định lại giới tính mà chỉ có thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch,… Rõ ràng trong trường hợp này ngay từ đầu đã có sự sai sót trong quá trình đăng ký thông tin cá nhân không phải là trường hợp chuyển đổi giới tính mà “xác định lại”. Vì vậy thủ tục cần thực hiện là cải chính thay đổi thông tin. Quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính quy định hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch xác định rõ việc “cải chính hộ tịch" là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ thực hiện khi có đầy đủ căn cứ xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”. Trường hợp này, không biết vì lý do gì mà mấy mươi năm mới yêu cầu thay đổi thông tin. Khi giới tính đang mang là nữ, tất nhiên những bất cập phát sinh rất lớn về mọi vấn đề mà người này phải là người biết rõ nhất, nếu lỗi đến từ ý thức chủ quan thì mặc nhiên lúc này để cải chính thì cần truy xuất những thông tin từ rất lâu liên quan đến chứng sinh hoặc người làm chứng,… là điều khó khả thi về mặt thời gian. Nhưng xét đến cách thức xử lý của cán bộ cũng thấy được những hạn chế về kiến thức cũng như trách nhiệm với dân là chưa cao Vấn đề xảy ra mới thấy những bất cập còn quá nhiều, để giảm bớt gánh nặng về thủ tục cần những thay đổi trong tương lai để người dân không còn “ngại” khi làm việc với công quyền.
Phân biệt vấn đề xác định lại giới tính và thay đổi giới tính
Để phân biệt vấn đề xác định lại giới tính và thay đổi giới tính. Ta cần làm rõ khái niệm giới tính là gì? - Giới tính là những đặc điểm chung để phân biệt nam với nữ, giống đưc với giống cái. - Để xác định chính xác giới tính một người ta phải xem xét trên cả 3 phương diện bap gồm: Giới tính sinh học; Giới tính xã hội và Tính dục - Giới tính sinh học là một quá trình kết hợp và pha trộn những đặc điểm di truyền học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn hóa thành giống đực (male) và giống cái (female) - Giới tính xã hội, hay còn gọi là giới là thuật ngữ đề cập đến các đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan hệ về mặt xã hội giữa nam giới – phụ nữ - Tinh dục chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác một cách lâu dài Nhìn chung, những người xác định lại giới tính là những người hoàn toàn bình thường về mặt giới tính xã hội, nhưng lại có giới tính sinh học không thống nhất giữa bên trong (Bộ nhiễm sắc thể giới tính) và bên ngoài (Bộ phận sinh dục, các biểu hiện giới tính). Còn người thay đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường nhưng giới tính xã hội của họ lại trái người hoàn toàn giới tính sinh học. Để làm rõ hơn, tác giả xin đi vào phân tích một số vấn đề sau Thứ nhất: Đối với người xác định lại giới tính, các đặc điểm trên cơ thể của họ bị khuyết tật ngay từ khi sinh ra, không có vấn đề gì về mặt giới tính xã hội, bản thân họ chỉ không có sự thống nhất giữa giới tính sinh học thực chất và bộ phận sinh dục (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nam, giới tính sinh học là nam, có hệ xương phát triển, có yết hầu… nhưng bộ phận sinh dục lại có hình dáng của nữ giới). Còn đối với người chuyển giới lại hoàn toàn người lại, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ, giới tính sinh học là nữ, có hông, ngực nở, không có yết hầu bộ phận sinh dục như của nữ giới, hoàn toàn bình thường) Thứ hai: Những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, họ hoàn toàn hài lòng với giới tính bẩm sinh mà họ có, không có sự chênh nhau giữa giới tính sinh học bẩm sinh và giới tính xã hội, họ như những người bình thường khác, sinh ra là giới nữ, muốn xã hội nhìn nhận mình là nữ giới nhưng chỉ gặp rắc rối vì có bộ phận sinh dục khuyết tật, không giống của nữ giới. Còn với những người chuyển giới, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường, cấu tạo bên trong và bên ngoài thống nhất cụ thể giới tính nam hoặc nữ nhưng họ lại mang giới tính xã hội khác với giới tính sinh học, tức là họ muốn xã hội nhìn nhận mình với hình ảnh một nam giới, không phải một nữ giới (Ví dụ như con gái nhưng cắt tóc ngắn, ăn mặc như con trai, giả giọng nói trầm của nam giới, dáng đi giống con trai…) Thứ ba: Về nhu cầu chuyển đổi giới tính, những người có giới tính bị khuyết tật bẩm sinh, về căn bản họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục, nên nhu cầu thực sự của họ không phải là chuyển đổi giới tính mà họ chỉ muốn trở về giới tính sinh học thực chất của họ, họ chỉ muốn có cấu tạo bên ngoài và bên trong cơ thể thống nhất. Còn những người chuyển đổi giới tính, vì bản thân họ luôn coi giới tính thực sự của mình là giới tính trái ngược với giới tính sinh học hiện có nên khao khát trở về giới tính thực của họ cháy bỏng, thường trực, họ muốn trở về giới tính thực của mình, để được thực hiện quyền mưu cầu học phúc một trong những quyền cơ bản của con người. Những người xác định lại giới tính, thường họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục (nữ giới có bộ phận sinh dục ngoài giống của năm giới hoặc ngược lại) những về các tính trạng biểu hiện giới tính khác trên cơ thể căn bản là không thay đổi (con gái vẫn có ngực, hông nở, giọng nói cao….còn con trai vẫn có yết hầu, giọng trầm, không có ngực…) vậy nên họ vẫn có thể sống với giới tính đó mà không phải mệt mỏi ngụy trang, biến mình thành một giới tính khác. Còn đối với người chuyển giới, họ hoàn toàn bình thường cả cấu tạo bên trong và bên ngoài cơ thể nhưng vì trong suy nghĩ họ luôn ý thức được giới tính thực sự của mình là giới tính ngược lại nên họ sống và luôn luôn phải thay đổi bản thân, phải ngụy trang bản thân bằng những vận dụng phần nào biến họ trở thành giới tính khác trong mắt mọi người (con trai thì mặc quần bó, mặc váy, đội tóc giả, dán mi, trang điểm đậm, độn ngực, chủ động điều chỉnh cao giọng nói…. Còn con gái sẽ mặc đồ như con trai,cắt tóc ngắn. bó ngực, trầm giọng hơn khi nói chuyện, dáng đi giống con trai…) Sự so sánh trên giữa những người xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính là sự so sánh tương đối. Trên thực tế, còn có một trường hợp đặc biệt xảy ra đó là nhóm người vừa muốn xác định lại giới tính vừa muốn chuyển đổi giới tính. Đó là những cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính (giới tính sinh học không rõ ràng là nam hay nữ) đồng thời họ cũng có biểu hiện của người muốn thay đổi giới tính (có giới tính xã hội và giới tính sinh học không đồng nhất với nhau). Đây là trường hợp đặc biệt bởi lẽ, họ không chỉ muốn xác định lại giới tính trên phương diện phẫu thuật để hoàn thiện bộ phận sinh dục đã bị khuyết tật bẩm sinh, họ có mong muốn thay đổi giới tính bên trong cơ thể để có giới tính xã hội mà họ mong muốn. Những người này là trường hợp rất hiếm gặp trên thực tế, vậy nên tác giả không đồng nhất họ với những người xác định lại giới tính để so sánh với nhóm người thay đổi giới tính