Công ty không thanh toán lương theo thỏa thuận, NLĐ cần làm gì?
Hiện nay, làm thêm tại nhà đang là sự lựa chọn ưu tiên của các bạn trẻ. Cụ thể những công việc làm bán thời gian, freelancer,... những công việc này thường ngắn hạn, diễn ra trong vài tuần hoặc có thể vài tháng. Tuy nhiên có một số trường hợp, lợi dụng những bạn trẻ mới ra trường hay một số bạn còn là sinh viên mà chèn ép, không thanh toán lương đầy đủ. Vậy nếu rơi vào trường hợp này, người lao động cần giải quyết như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định về Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: - Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; - Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; - Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; - Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. Theo quy định trên, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Ngoài ra, các bên có thể kéo dài thời hạn trên trong một số trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 48 nêu trên, và thời hạn kéo dài không được quá 30 ngày. Vậy, nếu quá 30 ngày mà công ty vẫn không thanh toán tiền lương thì hành vi của công ty là vi phạm pháp luật. Để yêu cầu công ty thanh toán tiền lương, có thể thực hiện một trang cách sau: Cách 1: Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của các bên, do đó, mọi vấn đề phát sinh trong trong quan hệ lao động đều có thể giải quyết bằng thỏa thuận. Nếu hai bên có thể tìm được tiếng nói chung và công ty đồng ý giải quyết quyền lợi cho người lao động thì đây là cách tối ưu, nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, nếu công ty đã cố tình không trả tiền lương thì việc giải quyết sẽ trở nên khá khó khăn. Cách 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, việc khiếu nại tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ được tiếp nhận sau khi đã tiến hành khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền. Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý. Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP). Cách 3: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động (căn cứ Điều 188 Bộ luật Lao động 2019). Tại phiên họp hòa giải, người lao động phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động đưa ra. Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết Cách 4: Giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động Theo Điều 189 Bộ luật Lao động 2019, cách này được tiến hành sau khi đã trải qua bước hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động. Đồng thời chỉ giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động khi cả hai bên đồng ý lựa chọn. Thời hiệu yêu cầu: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập. Quyết định của Ban trọng tài lao động về việc giải quyết tranh chấp sẽ được gửi cho các bên. Trường hợp một bên không thi hành quyết định này thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Cách 5: Khởi kiện tại Tòa án Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án. Căn cứ khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.
Chậm trả lương ngày Tết cho NLĐ: DN có phải trả thêm lãi suất?
Tại nhiều doanh nghiệp (DN), tình trạng người lao động (NLĐ) không được nhận lương đúng hạn vào mỗi dịp Tết không phải chuyện hiếm gặp. Tiền lương là nguồn thu nhập giúp đảm bảo bảo chi tiêu nhu cầu cá nhân của NLĐ và đảm bảo đời sống gia đình của họ. Vậy trong trường hợp này, quyền lợi của NLĐ sẽ được pháp luật bảo vệ nghư thế nào? DN không trả lương đủ và đúng hạn sẽ bị pháp luật xử lý ra sao? Quy định pháp luật về ngày trả lương và nguyên tắc trả lương Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012, nguyên tắc trả lương được quy định với ba tiêu chí, đó là: (1) Trực tiếp; (2) Đầy đủ; (3) Đúng thời hạn: nghĩa là DN phải có nghĩa vụ trả lương đúng thời điểm mà hai bên đã thỏa thuận thỏa thuận ấn định. Như vậy, DN có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho NLĐ theo thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng lao động mà hai bên ký kết. Một số trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng hạn Pháp luật cho phép DN không thể trả lương đúng hạn vì những nguyên nhân khách quan như do: thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác ( địch họa, dịch bệnh,…) mà sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Quyền lợi NLĐ khi bị chậm trả lương Nếu không trả lương đúng hạn thì ngoài “phần lương chậm trả”, DN phải trả thêm cho NLĐ như sau: - Thứ nhất: nếu thời gian chậm trả lương dưới 15 ngày thì NSDLĐ không phải trả thêm. - Thứ hai: khi thời gian chậm trả từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Trường hợpn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương. Như vậy, tùy thuộc vào thời gian chậm trả lương cũng như những yếu tố tác động khác mà DN sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo từng trường hợp xác định cụ thể. Xử phạt đối với hành vi chậm trả lương của DN Cần có chế tài để răn đe hành vi vi phạm nghĩa vụ trả lương của DN, đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ bảo vệ tốt hơn. Do vậy, nếu DN không trả đủ lương cho NLĐ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau: “Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây: a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây: a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên." Ngoài ra, DN còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Nói thêm: Khi bị chậm trả lương, NLĐ nên có những biện pháp để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình: Trước hết, nếu DN không trả lương trong thời gian quá 15 ngày, người lao động có thể tiến hành trao đổi thương lượng với phía công ty thông qua việc gửi đơn kiến nghị yêu cầu công đoàn đề nghị công ty thanh toán lương. Trường hợp DN vẫn không giải quyết, người lao động có thể tiến hành giải quyết tại hòa giải viên lao động tại Phòng Lao động Thương binh Xã hội của UBND quận/huyện nơi công ty có trụ sở.
Công ty gây khó dễ khi thanh toán lương
Chào mọi người ạ. hiện tại thì em có đang gặp một vấn đề. tháng trước e có làm cho 1 công ty ở Hà Nội và sau đó e chuyển về Bắc Giang. Bây giờ ở Hà Nội thanh toán lương thì người ta bắt e phải xuống tận nơi.( nta nói là chắc chắn là e ký để lấy tiền) mà nhà e tới đó thì hơn 100km xa quá ạ. cho em hỏi có cách nào để nói cty ở Hà Nội chắc chắn là e nhận được tiền khi chuyển khoản ko ạ. Em bảo nta chụp màn hình lại thì nta bảo tài khoản có thể bị hack nta cứ bắt e xuống... ace giúp e với ạ.. có cách nào để nta biết là e nhận được tiền mà ko cần xuống tận HN ko ạ?
Thanh toán lương cho nhân viên
Dear Luật Sư, Công ty tôi hiện có trường hợp NLĐ trước khi nghỉ việc nguyên là GĐ Cty. Do không có nhu cầu nên HĐQT đã bãi nhiệm chức vụ thông báo trước 30 ngày và sau đó ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn (HĐLĐ 36 tháng) đối với ông. Tuy nhiên, trong thời gian ông còn giữ chức vụ có mua hàng của Công ty với số nợ tương ứng với số tiền lương 2 tháng làm việc của Ông. Công ty có yêu cầu ông thanh toán nợ cá nhân ngay sau khi nhận lương tại thời điểm chi. Nhưng ông không đồng ý, hẹn 30 ngày sau sẽ thanh toán số nợ trên và không nhận tiền lương của tháng và thưởng tháng 13 của năm trước với lý do Cty không chi lương bổ sung cho ông (lương bổ sung được nhận nếu còn giữ chức vụ và hoàn thành công việc KD theo yêu cầu), Lương thưởng đã có phiếu chi tại từng thời điểm chi lương và thời điểm NLĐ có QĐ chấm dứt (Lương và thưởng đã chi nhưng NLĐ không nhận). Cty trả lời sẽ thực hiện chi trả tiền lương bổ sung cho NLĐ khi ông thực hiện thu hồi được công nợ vì khi còn công tác tại đơn vị có cho khách hàng nợ với số tiền tương ứng gần 100tr nhưng chưa đòi được (có xác nhận nợ khi bàn giao), và lương bổ sung là hình thức thưởng thêm nếu hoàn thành nhiệm vụ mà ông không hoàn thành công tác đòi nợ gây thất thoát tiền Công ty thì Công ty sẽ không thanh toán nếu chưa thu hồi được công nợ (Vì khách hàng thuộc nợ khó đòi). Vậy, nếu NLĐ kiện thì Công ty có vi phạm luật không? Và khoản thưởng bổ sung đó không có trong thỏa thuận với người NLĐ và quy chế lương vậy thì có căn cứ để NLĐ thưa hay không? Thời điểm trước Cty có chi khoản bổ sung theo từng tháng thì có là căn cứ để NLĐ thưa Cty hay không? Kính mong Luật sư tư vấn giúp. Trân trọng.
Nghỉ việc gấp có được thanh toán lương hay không?
Hi các Anh/Chị Mình đang gặp phải một vấn đề về thanh toán tiền lương với chủ Doanh nghiệp. Chuyện là mình đã làm việc tại một công ty A từ tháng 8/2017 đến tháng 11/2017. Do một số lý do các nhân về sức khỏe, mình phải nghỉ việc gấp. Trước khi nghỉ việc mình có bàn giao công việc,ký nhận biên bản bàn giao cho Trưởng phòng, trình đơn xin nghỉ. Nhưng khi đã nghỉ việc đến giờ mình vẫn chưa nhận được lương tháng 11 dù quy định công ty trả lương vào 05 tây hàng tháng. Mình có thắc mắc về lương nhưng Công ty trả lời do nghỉ việc không báo trước 30 ngày nên không thanh toán lương cho mình. Vayah mình có được nhận lương tháng còn lại hay không? Kính mong các tiền bối tư vấn giúp em. Xin cảm ơn!
Thanh toán lương cho nhân viên nghỉ tai nạn lao động
Em chào luật sư. Luật sư cho em hỏi một chút trường hợp của nhân viên bên em: Công ty em có một nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về vào ngày 05/09. Khi đến bệnh viện, nhân viên được chuẩn đoán bị rạn xương hông nên phải điều trị tại bệnh viện. Đến ngày 06/10 nhân viên đó điều trị ổn định và có đi giám định sức khoẻ thì bị suy giảm tỷ lệ là 35%. Sau khi điều trị ổn định và giám định sức khoẻ xong thì nhân viên đó có đến một cơ sở y tế khác xin giấy 06 giấy nghỉ hưởng bảo hiểm để tiếp tục nghỉ. Trong đó có 04 giấy nghỉ bảo hiểm bác sĩ có ghi chuẩn đoán: " bị rạn xương hông sau khi bị tai nạn giao thông" và được nghỉ 4 tuần, còn 02 giấy tiếp theo thì bác sĩ ghi bị rạn xương do tai nạn sinh hoạt và cho nghỉ tiếp 2 tuần nữa. Vậy luật sư cho em hỏi: trong trường hợp này thì Công ty em phải thanh toán lương cho người lao động đến thời điểm nào? và theo luật nào ạ? Em cám ơn luật sư rất nhiều.
Công ty không thanh toán lương theo thỏa thuận, NLĐ cần làm gì?
Hiện nay, làm thêm tại nhà đang là sự lựa chọn ưu tiên của các bạn trẻ. Cụ thể những công việc làm bán thời gian, freelancer,... những công việc này thường ngắn hạn, diễn ra trong vài tuần hoặc có thể vài tháng. Tuy nhiên có một số trường hợp, lợi dụng những bạn trẻ mới ra trường hay một số bạn còn là sinh viên mà chèn ép, không thanh toán lương đầy đủ. Vậy nếu rơi vào trường hợp này, người lao động cần giải quyết như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định về Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: - Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; - Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; - Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; - Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. Theo quy định trên, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Ngoài ra, các bên có thể kéo dài thời hạn trên trong một số trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 48 nêu trên, và thời hạn kéo dài không được quá 30 ngày. Vậy, nếu quá 30 ngày mà công ty vẫn không thanh toán tiền lương thì hành vi của công ty là vi phạm pháp luật. Để yêu cầu công ty thanh toán tiền lương, có thể thực hiện một trang cách sau: Cách 1: Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của các bên, do đó, mọi vấn đề phát sinh trong trong quan hệ lao động đều có thể giải quyết bằng thỏa thuận. Nếu hai bên có thể tìm được tiếng nói chung và công ty đồng ý giải quyết quyền lợi cho người lao động thì đây là cách tối ưu, nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, nếu công ty đã cố tình không trả tiền lương thì việc giải quyết sẽ trở nên khá khó khăn. Cách 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, việc khiếu nại tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ được tiếp nhận sau khi đã tiến hành khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền. Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý. Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP). Cách 3: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động (căn cứ Điều 188 Bộ luật Lao động 2019). Tại phiên họp hòa giải, người lao động phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động đưa ra. Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết Cách 4: Giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động Theo Điều 189 Bộ luật Lao động 2019, cách này được tiến hành sau khi đã trải qua bước hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động. Đồng thời chỉ giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động khi cả hai bên đồng ý lựa chọn. Thời hiệu yêu cầu: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập. Quyết định của Ban trọng tài lao động về việc giải quyết tranh chấp sẽ được gửi cho các bên. Trường hợp một bên không thi hành quyết định này thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Cách 5: Khởi kiện tại Tòa án Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án. Căn cứ khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.
Chậm trả lương ngày Tết cho NLĐ: DN có phải trả thêm lãi suất?
Tại nhiều doanh nghiệp (DN), tình trạng người lao động (NLĐ) không được nhận lương đúng hạn vào mỗi dịp Tết không phải chuyện hiếm gặp. Tiền lương là nguồn thu nhập giúp đảm bảo bảo chi tiêu nhu cầu cá nhân của NLĐ và đảm bảo đời sống gia đình của họ. Vậy trong trường hợp này, quyền lợi của NLĐ sẽ được pháp luật bảo vệ nghư thế nào? DN không trả lương đủ và đúng hạn sẽ bị pháp luật xử lý ra sao? Quy định pháp luật về ngày trả lương và nguyên tắc trả lương Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012, nguyên tắc trả lương được quy định với ba tiêu chí, đó là: (1) Trực tiếp; (2) Đầy đủ; (3) Đúng thời hạn: nghĩa là DN phải có nghĩa vụ trả lương đúng thời điểm mà hai bên đã thỏa thuận thỏa thuận ấn định. Như vậy, DN có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho NLĐ theo thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng lao động mà hai bên ký kết. Một số trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng hạn Pháp luật cho phép DN không thể trả lương đúng hạn vì những nguyên nhân khách quan như do: thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác ( địch họa, dịch bệnh,…) mà sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Quyền lợi NLĐ khi bị chậm trả lương Nếu không trả lương đúng hạn thì ngoài “phần lương chậm trả”, DN phải trả thêm cho NLĐ như sau: - Thứ nhất: nếu thời gian chậm trả lương dưới 15 ngày thì NSDLĐ không phải trả thêm. - Thứ hai: khi thời gian chậm trả từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Trường hợpn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương. Như vậy, tùy thuộc vào thời gian chậm trả lương cũng như những yếu tố tác động khác mà DN sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo từng trường hợp xác định cụ thể. Xử phạt đối với hành vi chậm trả lương của DN Cần có chế tài để răn đe hành vi vi phạm nghĩa vụ trả lương của DN, đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ bảo vệ tốt hơn. Do vậy, nếu DN không trả đủ lương cho NLĐ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau: “Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây: a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây: a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên." Ngoài ra, DN còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Nói thêm: Khi bị chậm trả lương, NLĐ nên có những biện pháp để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình: Trước hết, nếu DN không trả lương trong thời gian quá 15 ngày, người lao động có thể tiến hành trao đổi thương lượng với phía công ty thông qua việc gửi đơn kiến nghị yêu cầu công đoàn đề nghị công ty thanh toán lương. Trường hợp DN vẫn không giải quyết, người lao động có thể tiến hành giải quyết tại hòa giải viên lao động tại Phòng Lao động Thương binh Xã hội của UBND quận/huyện nơi công ty có trụ sở.
Công ty gây khó dễ khi thanh toán lương
Chào mọi người ạ. hiện tại thì em có đang gặp một vấn đề. tháng trước e có làm cho 1 công ty ở Hà Nội và sau đó e chuyển về Bắc Giang. Bây giờ ở Hà Nội thanh toán lương thì người ta bắt e phải xuống tận nơi.( nta nói là chắc chắn là e ký để lấy tiền) mà nhà e tới đó thì hơn 100km xa quá ạ. cho em hỏi có cách nào để nói cty ở Hà Nội chắc chắn là e nhận được tiền khi chuyển khoản ko ạ. Em bảo nta chụp màn hình lại thì nta bảo tài khoản có thể bị hack nta cứ bắt e xuống... ace giúp e với ạ.. có cách nào để nta biết là e nhận được tiền mà ko cần xuống tận HN ko ạ?
Thanh toán lương cho nhân viên
Dear Luật Sư, Công ty tôi hiện có trường hợp NLĐ trước khi nghỉ việc nguyên là GĐ Cty. Do không có nhu cầu nên HĐQT đã bãi nhiệm chức vụ thông báo trước 30 ngày và sau đó ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn (HĐLĐ 36 tháng) đối với ông. Tuy nhiên, trong thời gian ông còn giữ chức vụ có mua hàng của Công ty với số nợ tương ứng với số tiền lương 2 tháng làm việc của Ông. Công ty có yêu cầu ông thanh toán nợ cá nhân ngay sau khi nhận lương tại thời điểm chi. Nhưng ông không đồng ý, hẹn 30 ngày sau sẽ thanh toán số nợ trên và không nhận tiền lương của tháng và thưởng tháng 13 của năm trước với lý do Cty không chi lương bổ sung cho ông (lương bổ sung được nhận nếu còn giữ chức vụ và hoàn thành công việc KD theo yêu cầu), Lương thưởng đã có phiếu chi tại từng thời điểm chi lương và thời điểm NLĐ có QĐ chấm dứt (Lương và thưởng đã chi nhưng NLĐ không nhận). Cty trả lời sẽ thực hiện chi trả tiền lương bổ sung cho NLĐ khi ông thực hiện thu hồi được công nợ vì khi còn công tác tại đơn vị có cho khách hàng nợ với số tiền tương ứng gần 100tr nhưng chưa đòi được (có xác nhận nợ khi bàn giao), và lương bổ sung là hình thức thưởng thêm nếu hoàn thành nhiệm vụ mà ông không hoàn thành công tác đòi nợ gây thất thoát tiền Công ty thì Công ty sẽ không thanh toán nếu chưa thu hồi được công nợ (Vì khách hàng thuộc nợ khó đòi). Vậy, nếu NLĐ kiện thì Công ty có vi phạm luật không? Và khoản thưởng bổ sung đó không có trong thỏa thuận với người NLĐ và quy chế lương vậy thì có căn cứ để NLĐ thưa hay không? Thời điểm trước Cty có chi khoản bổ sung theo từng tháng thì có là căn cứ để NLĐ thưa Cty hay không? Kính mong Luật sư tư vấn giúp. Trân trọng.
Nghỉ việc gấp có được thanh toán lương hay không?
Hi các Anh/Chị Mình đang gặp phải một vấn đề về thanh toán tiền lương với chủ Doanh nghiệp. Chuyện là mình đã làm việc tại một công ty A từ tháng 8/2017 đến tháng 11/2017. Do một số lý do các nhân về sức khỏe, mình phải nghỉ việc gấp. Trước khi nghỉ việc mình có bàn giao công việc,ký nhận biên bản bàn giao cho Trưởng phòng, trình đơn xin nghỉ. Nhưng khi đã nghỉ việc đến giờ mình vẫn chưa nhận được lương tháng 11 dù quy định công ty trả lương vào 05 tây hàng tháng. Mình có thắc mắc về lương nhưng Công ty trả lời do nghỉ việc không báo trước 30 ngày nên không thanh toán lương cho mình. Vayah mình có được nhận lương tháng còn lại hay không? Kính mong các tiền bối tư vấn giúp em. Xin cảm ơn!
Thanh toán lương cho nhân viên nghỉ tai nạn lao động
Em chào luật sư. Luật sư cho em hỏi một chút trường hợp của nhân viên bên em: Công ty em có một nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về vào ngày 05/09. Khi đến bệnh viện, nhân viên được chuẩn đoán bị rạn xương hông nên phải điều trị tại bệnh viện. Đến ngày 06/10 nhân viên đó điều trị ổn định và có đi giám định sức khoẻ thì bị suy giảm tỷ lệ là 35%. Sau khi điều trị ổn định và giám định sức khoẻ xong thì nhân viên đó có đến một cơ sở y tế khác xin giấy 06 giấy nghỉ hưởng bảo hiểm để tiếp tục nghỉ. Trong đó có 04 giấy nghỉ bảo hiểm bác sĩ có ghi chuẩn đoán: " bị rạn xương hông sau khi bị tai nạn giao thông" và được nghỉ 4 tuần, còn 02 giấy tiếp theo thì bác sĩ ghi bị rạn xương do tai nạn sinh hoạt và cho nghỉ tiếp 2 tuần nữa. Vậy luật sư cho em hỏi: trong trường hợp này thì Công ty em phải thanh toán lương cho người lao động đến thời điểm nào? và theo luật nào ạ? Em cám ơn luật sư rất nhiều.