Doanh nghiệp thay đổi hệ số lương có trái pháp luật lao động không?
Căn cứ Điều 24 Bộ Luật lao động 2012: “1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.” Việc thay đổi hệ số lương phụ thuộc vào phụ lục của hợp đồng lao động . Vì vậy để thay đổi hệ số lương, người sử dụng lao động và người lao động phải ký lại phụ lục HĐLĐ để sửa đổi quy định về mức lương trong HĐLĐ trước đó (Căn cứ Điều 24 Bộ Luật lao động 2012). Mặt khác, việc thay đổi hệ số lương đồng nghĩa với việc thay đổi thang lương. Thang lương được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động. Để sửa đổi bổ sung thang lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp (khoản 5, 6 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP) Vì vậy, việc Công ty có đề nghị thay đổi hệ số lương để phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty (quỹ lương Công ty) không trái với quy định về pháp luật Lao động.
Hướng dẫn chi tiết xây dựng thang lương, bảng lương 2016
Nhằm phục vụ tốt cho các doanh nghiệp để xây dựng thang lương, bảng lương năm 2016, sau đây, Dân Luật hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng thang lương, bảng lương như sau: Có 2 vấn đề cần lưu ý khi xây dựng thang lương, bảng lương, đó là mức lương thấp nhất và khoảng cách giữa các bậc lương. 1. Mức lương thấp nhất (bậc 1) - Nếu là lao động phổ thông (nghĩa là chưa qua đào tạo và làm công việc giản đơn nhất) thì mức lương thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng: Vùng Mức lương tối thiểu vùng I 3.500.000 đồng/tháng II 3.100.000 đồng/tháng III 2.700.000 đồng/tháng IV 2.400.000 đồng/tháng Biết mức lương tối thiểu vùng của mình chính xác chỉ trong vài giây, xem tại đây. - Nếu lao động đã qua học nghề thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng. Vùng Mức lương tối thiểu I 3.745.000 đồng/tháng II 3.317.000 đồng/tháng III 2.889.000 đồng/tháng IV 2.568.000 đồng/tháng - Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 5% so với lao động đã qua học nghề Vùng Mức lương tối thiểu I 3.932.250 đồng/tháng II 3.482.850 đồng/tháng III 3.033.450 đồng/tháng IV 2.696.400 đồng/tháng - Nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% so với lao động đã qua học nghề Vùng Mức lương tối thiểu I 4.007.150 đồng/tháng II 3.549.190 đồng/tháng III 3.091.230 đồng/tháng IV 2.747.760 đồng/tháng 2. Khoảng cách giữa các bậc lương Căn cứ các yêu cầu về trình độ kỹ thuật, tính chất phức tạp của công việc, vào bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm và phát triển tài năng, khoảng cách giữa các bậc lương tối thiệu 5%. Ví dụ: Bậc 1: 6.000.000 đồng/tháng. Bậc 2: 6.300.000 đồng/tháng. Lưu ý: Từ ngày 01/01/2016, áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới, do vậy, các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương mới và nộp cho Phòng Lao động Thương binh Xã hội cấp huyện. Cũng từ thời điểm này, tiền lương tháng đóng BHXH = mức lương + các khoản phụ cấp. Hạn chót ngày 20/02/2016, các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, nếu nộp trễ sẽ bị tính lãi truy thu. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương và gửi cho Phòng Lao động thương binh Xã hội. Sau khi xây dựng xong thang lương, bảng lương, Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau: - Hệ thống thang lương, bảng lương. - Công văn đề nghị đăng ký thang lương, bảng lương. - Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương. - Biên bản thông qua hệ thống thang lương, bảng lương - Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng các chức danh. - Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (có Phòng Lao động yêu cầu, có Phòng Lao động không yêu cầu) (Các bạn có thể tham khảo các mẫu hồ sơ đăng ký tại file đính kèm) Thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên đến nộp cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện thông qua trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện. Lưu ý: số lượng hồ sơ đăng ký 01 bộ, riêng hệ thống thang lương, bảng lương là 02 bộ và phải đóng dấu giáp lai giữa các trang. Căn cứ pháp lý: - Nghị định 122/2015/NĐ-CP. - Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH.
TP.HCM: Các DN gửi thang lương, bảng lương cho UBND cấp huyện trước 31/12/2015
Nhằm triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2016 theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP đối với các doanh nghiệp (DN) hoạt động tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Sở Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 25416/SLĐTBXH-LĐ ngày 25/11/2015. Cụ thể như sau : 1. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2016 tại địa bàn TP.HCM - Đối với các DN hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc TP.HCM : 3.500.000 đồng/tháng. - Đối với các DN hoạt động trên địa bàn huyện Cần Giờ thuộc TP.HCM : 3.100.000 đồng/tháng. DN trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Đối với DN có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. 2. Triển khai thực hiện - Yêu cầu các DN sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới và gửi đến UBND cấp huyện (Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội) – nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị, chi nhánh của DN trước 31/12/2015 để giám sát. - DN phải rà soát tất cả các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng và các quy chế khác của DN đang áp dụng. Trường hợp có nội dung chưa phù hợp quy định pháp luật lao động, DN có trách nhiệm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định. Quá trình triển khai thực hiện có phát sinh thắc mắc, đề nghị DN phản ánh ngay về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công) số 159 Pasteur, quận 3, điện thoại số 38.295.900 hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện để được hướng dẫn, giải quyết. Xem chi tiết tại Công văn 25416/SLĐTBXH-LĐ ngày 25/11/2015.
Doanh nghiệp thay đổi hệ số lương có trái pháp luật lao động không?
Căn cứ Điều 24 Bộ Luật lao động 2012: “1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.” Việc thay đổi hệ số lương phụ thuộc vào phụ lục của hợp đồng lao động . Vì vậy để thay đổi hệ số lương, người sử dụng lao động và người lao động phải ký lại phụ lục HĐLĐ để sửa đổi quy định về mức lương trong HĐLĐ trước đó (Căn cứ Điều 24 Bộ Luật lao động 2012). Mặt khác, việc thay đổi hệ số lương đồng nghĩa với việc thay đổi thang lương. Thang lương được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động. Để sửa đổi bổ sung thang lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp (khoản 5, 6 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP) Vì vậy, việc Công ty có đề nghị thay đổi hệ số lương để phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty (quỹ lương Công ty) không trái với quy định về pháp luật Lao động.
Hướng dẫn chi tiết xây dựng thang lương, bảng lương 2016
Nhằm phục vụ tốt cho các doanh nghiệp để xây dựng thang lương, bảng lương năm 2016, sau đây, Dân Luật hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng thang lương, bảng lương như sau: Có 2 vấn đề cần lưu ý khi xây dựng thang lương, bảng lương, đó là mức lương thấp nhất và khoảng cách giữa các bậc lương. 1. Mức lương thấp nhất (bậc 1) - Nếu là lao động phổ thông (nghĩa là chưa qua đào tạo và làm công việc giản đơn nhất) thì mức lương thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng: Vùng Mức lương tối thiểu vùng I 3.500.000 đồng/tháng II 3.100.000 đồng/tháng III 2.700.000 đồng/tháng IV 2.400.000 đồng/tháng Biết mức lương tối thiểu vùng của mình chính xác chỉ trong vài giây, xem tại đây. - Nếu lao động đã qua học nghề thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng. Vùng Mức lương tối thiểu I 3.745.000 đồng/tháng II 3.317.000 đồng/tháng III 2.889.000 đồng/tháng IV 2.568.000 đồng/tháng - Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 5% so với lao động đã qua học nghề Vùng Mức lương tối thiểu I 3.932.250 đồng/tháng II 3.482.850 đồng/tháng III 3.033.450 đồng/tháng IV 2.696.400 đồng/tháng - Nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% so với lao động đã qua học nghề Vùng Mức lương tối thiểu I 4.007.150 đồng/tháng II 3.549.190 đồng/tháng III 3.091.230 đồng/tháng IV 2.747.760 đồng/tháng 2. Khoảng cách giữa các bậc lương Căn cứ các yêu cầu về trình độ kỹ thuật, tính chất phức tạp của công việc, vào bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm và phát triển tài năng, khoảng cách giữa các bậc lương tối thiệu 5%. Ví dụ: Bậc 1: 6.000.000 đồng/tháng. Bậc 2: 6.300.000 đồng/tháng. Lưu ý: Từ ngày 01/01/2016, áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới, do vậy, các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương mới và nộp cho Phòng Lao động Thương binh Xã hội cấp huyện. Cũng từ thời điểm này, tiền lương tháng đóng BHXH = mức lương + các khoản phụ cấp. Hạn chót ngày 20/02/2016, các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, nếu nộp trễ sẽ bị tính lãi truy thu. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương và gửi cho Phòng Lao động thương binh Xã hội. Sau khi xây dựng xong thang lương, bảng lương, Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau: - Hệ thống thang lương, bảng lương. - Công văn đề nghị đăng ký thang lương, bảng lương. - Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương. - Biên bản thông qua hệ thống thang lương, bảng lương - Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng các chức danh. - Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (có Phòng Lao động yêu cầu, có Phòng Lao động không yêu cầu) (Các bạn có thể tham khảo các mẫu hồ sơ đăng ký tại file đính kèm) Thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên đến nộp cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện thông qua trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện. Lưu ý: số lượng hồ sơ đăng ký 01 bộ, riêng hệ thống thang lương, bảng lương là 02 bộ và phải đóng dấu giáp lai giữa các trang. Căn cứ pháp lý: - Nghị định 122/2015/NĐ-CP. - Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH.
TP.HCM: Các DN gửi thang lương, bảng lương cho UBND cấp huyện trước 31/12/2015
Nhằm triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2016 theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP đối với các doanh nghiệp (DN) hoạt động tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Sở Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 25416/SLĐTBXH-LĐ ngày 25/11/2015. Cụ thể như sau : 1. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2016 tại địa bàn TP.HCM - Đối với các DN hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc TP.HCM : 3.500.000 đồng/tháng. - Đối với các DN hoạt động trên địa bàn huyện Cần Giờ thuộc TP.HCM : 3.100.000 đồng/tháng. DN trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Đối với DN có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. 2. Triển khai thực hiện - Yêu cầu các DN sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới và gửi đến UBND cấp huyện (Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội) – nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị, chi nhánh của DN trước 31/12/2015 để giám sát. - DN phải rà soát tất cả các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng và các quy chế khác của DN đang áp dụng. Trường hợp có nội dung chưa phù hợp quy định pháp luật lao động, DN có trách nhiệm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định. Quá trình triển khai thực hiện có phát sinh thắc mắc, đề nghị DN phản ánh ngay về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công) số 159 Pasteur, quận 3, điện thoại số 38.295.900 hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện để được hướng dẫn, giải quyết. Xem chi tiết tại Công văn 25416/SLĐTBXH-LĐ ngày 25/11/2015.