Có được kiện công ty đã giải thể không? Trường hợp này ai sẽ đại diện tham gia tố tụng?
Pháp luật có cho phép kiện một công ty đã giải thể không? Nếu đang tham gia tố tụng mà công ty bị giải thể thì ai sẽ tiếp tục tham gia tố tụng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Có được kiện công ty đã giải thể không? Theo khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau: - Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng; - Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng; - Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng. Như vậy, theo quy định như trên trường hợp công ty bị khởi kiện giải thể thì thành viên công ty có trách nhiệm thừa kế nghĩa vụ tham gia tố tụng. Đồng nghĩa với việc vẫn có thể khởi kiện được công ty đã giải thể. Đại diện công ty sẽ được xác định theo quy định như trên. Khi nào công ty bị giải thể? Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; - Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác. Đồng thời, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Nợ của công ty khi giải thể sẽ xử lý thế nào? Theo Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây: + Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; + Nợ thuế; + Các khoản nợ khác; - Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần; - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp; Như vậy, nợ của công ty sẽ được chia ra thanh toán theo thứ tự ưu tiên. Sau khi đã trả hết nợ và chi phí, nếu còn thừa thì phần tài sản còn lại chia cho chủ công ty, thành viên hoặc cổ đông,...
Khi nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự?
Pháp nhân có bắt buộc cử người đại diện theo pháp luật thực hiện các thủ tục tố tụng không? Có trường hợp nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Ai sẽ là người thực hiện thủ tục tố tụng khi pháp nhân tham gia tố tụng? Theo Khoản 20 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định là người tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: - Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. - Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Đồng thời, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng được quy định tại Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: - Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ thay mặt pháp nhân tham gia các thủ tục tố tụng hình sự. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là gì? Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là: - Là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. - Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: - Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; - Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; - Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân. Như vậy, một pháp nhân có thể có một, nhiều hoặc không có người đại diện theo pháp luật Khi nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự? Cũng tại Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không thể tham gia tố tụng thì xử lý như sau: - Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng. Như vậy, bắt buộc người tham gia tố tụng phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng chỉ có thể dưới tư cách là người đại diện theo pháp luật: - Nếu người đại diện hiện tại không thể tham gia tố tụng vì cũng đang là chủ thể tham gia tố tụng với tư cách cá nhân thì pháp nhân đó phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. - Nếu không có hoặc có nhiều người đại diện thì cơ quan có thẩm quyền chỉ định một người người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. Người đại diện của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự? Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng được quy định tại Điều 435 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: Quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân - Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm; - Được biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố; - Được thông báo, được giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; - Được nhận: + Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; + Bản kết luận điều tra; + Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; + Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; + Bản cáo trạng; + Quyết định đưa vụ án ra xét xử; + Bản án, quyết định của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định; - Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội; - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định; - Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho pháp nhân; - Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; - Tham gia phiên tòa, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; - Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án; - Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Như vậy, khi thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng hình sự, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản?
Sáng nay (16.11), phiên tòa xét xử vụ án 2 cựu tướng Công an bảo kê đường dây đánh bạc nghìn tỉ tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo trong nhóm công ty trung gian bị truy tố tội đồng phạm "Tổ chức đánh bạc" và "Mua bán hóa đơn trái phép". Chủ tọa đã đề nghị các luật sư có đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng phải gửi bằng văn bản cho HĐXX theo đúng quy định để HĐXX xem xét. Vậy điều này đúng hay sai? Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa. Ngoài ra, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định. (Điều 305 Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt) Với những quy định trên thì mình thấy không nhắc gì đến việc đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản. Vậy tại sao chủ tọa lại trả lời như vậy? Không biết mình có thiếu sót quy định nào của pháp luật về vấn đề này hay không? Các bạn cho mình ý kiến với...
Có được kiện công ty đã giải thể không? Trường hợp này ai sẽ đại diện tham gia tố tụng?
Pháp luật có cho phép kiện một công ty đã giải thể không? Nếu đang tham gia tố tụng mà công ty bị giải thể thì ai sẽ tiếp tục tham gia tố tụng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Có được kiện công ty đã giải thể không? Theo khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau: - Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng; - Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng; - Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng. Như vậy, theo quy định như trên trường hợp công ty bị khởi kiện giải thể thì thành viên công ty có trách nhiệm thừa kế nghĩa vụ tham gia tố tụng. Đồng nghĩa với việc vẫn có thể khởi kiện được công ty đã giải thể. Đại diện công ty sẽ được xác định theo quy định như trên. Khi nào công ty bị giải thể? Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; - Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác. Đồng thời, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Nợ của công ty khi giải thể sẽ xử lý thế nào? Theo Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây: + Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; + Nợ thuế; + Các khoản nợ khác; - Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần; - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp; Như vậy, nợ của công ty sẽ được chia ra thanh toán theo thứ tự ưu tiên. Sau khi đã trả hết nợ và chi phí, nếu còn thừa thì phần tài sản còn lại chia cho chủ công ty, thành viên hoặc cổ đông,...
Khi nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự?
Pháp nhân có bắt buộc cử người đại diện theo pháp luật thực hiện các thủ tục tố tụng không? Có trường hợp nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Ai sẽ là người thực hiện thủ tục tố tụng khi pháp nhân tham gia tố tụng? Theo Khoản 20 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định là người tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: - Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. - Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Đồng thời, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng được quy định tại Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: - Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ thay mặt pháp nhân tham gia các thủ tục tố tụng hình sự. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là gì? Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là: - Là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. - Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: - Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; - Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; - Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân. Như vậy, một pháp nhân có thể có một, nhiều hoặc không có người đại diện theo pháp luật Khi nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự? Cũng tại Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không thể tham gia tố tụng thì xử lý như sau: - Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng. Như vậy, bắt buộc người tham gia tố tụng phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng chỉ có thể dưới tư cách là người đại diện theo pháp luật: - Nếu người đại diện hiện tại không thể tham gia tố tụng vì cũng đang là chủ thể tham gia tố tụng với tư cách cá nhân thì pháp nhân đó phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. - Nếu không có hoặc có nhiều người đại diện thì cơ quan có thẩm quyền chỉ định một người người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. Người đại diện của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự? Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng được quy định tại Điều 435 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: Quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân - Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm; - Được biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố; - Được thông báo, được giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; - Được nhận: + Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; + Bản kết luận điều tra; + Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; + Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; + Bản cáo trạng; + Quyết định đưa vụ án ra xét xử; + Bản án, quyết định của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định; - Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội; - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định; - Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho pháp nhân; - Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; - Tham gia phiên tòa, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; - Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án; - Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Như vậy, khi thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng hình sự, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản?
Sáng nay (16.11), phiên tòa xét xử vụ án 2 cựu tướng Công an bảo kê đường dây đánh bạc nghìn tỉ tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo trong nhóm công ty trung gian bị truy tố tội đồng phạm "Tổ chức đánh bạc" và "Mua bán hóa đơn trái phép". Chủ tọa đã đề nghị các luật sư có đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng phải gửi bằng văn bản cho HĐXX theo đúng quy định để HĐXX xem xét. Vậy điều này đúng hay sai? Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa. Ngoài ra, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định. (Điều 305 Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt) Với những quy định trên thì mình thấy không nhắc gì đến việc đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản. Vậy tại sao chủ tọa lại trả lời như vậy? Không biết mình có thiếu sót quy định nào của pháp luật về vấn đề này hay không? Các bạn cho mình ý kiến với...