Người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 từ ngày được công bố luôn tạo ra nhiều sự quan tâm mọi người. Nổi bật hơn cả là vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Căn cứ Điều 4 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau: - Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ. - Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan. - Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. - Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. - Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch. Những nguyên tắc trên có ý nghĩa xã hội lớn lao trong việc bảo đảm sự an toàn và trật tự trong giao thông đường bộ. Nếu có thể đảm bảo những nguyên tắc trên, chắc chắn người dân sẽ an toàn hơn khi tham gia giao thông. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt Trước hết, ta cần hiểu thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự? Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau về mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về người đi bộ, người khuyết tật, già yếu, người mất năng lực hành vi dân sự, phụ nữ mang thai, trẻ em phải tuân thủ các quy định sau: - Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; - Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ; - Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị; - Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt; - Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường. Cần biết, việc quy định người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt là đang bảo vệ an toàn cho chính bản thân họ và cho cả cộng đồng. Việc này đảm bảo an toàn cho tất cả, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh hơn.
Sẽ không phải mang theo giấy tờ lái xe nếu đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử
Nếu bạn đã từng “khổ sở” vì làm mất giấy tờ lái xe thì đừng lo, ngày 01/01/2025, khi Luật trật tự, an toàn giao thông đường 2024 có hiệu lực, người dân sẽ không phải mang theo giấy tờ lái xe nếu đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới Căn cứ Điều 3 Luật trật tự, an toàn giao thông đường 2024 quy định những nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức. - Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác. - Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. - Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân. - Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh ý nghĩa to lớn về việc quản lý giao thông đường bộ, những nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của những người tham gia giao thông. 2. Không phải mang theo giấy tờ lái xe nếu đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử Căn cứ Điều 56 Luật trật tự, an toàn giao thông đường 2024 quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: - Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây: + Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; + Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; + Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật; + Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây: + Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; + Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; + Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; + Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật; + Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. Như vậy, người dân sẽ không cần phải mang theo các loại giấy tờ lái xe mà chỉ cần tích hợp vào tài khoản định danh điện tử và xuất trình khi cần thiết. Chung quy lại, việc tích hợp giấy tờ lái xe vào tài khoản định danh điện tử mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người dân. Đồng thời giúp cho khâu quản lý của nhà nước được chặt chẽ, chính xác và hiện đại hơn.
Chờ giảm lệ phí trước bạ mới đăng ký xe thì chủ xe ô tô có bị phạt không?
Đề xuất giảm lệ phí trước bạ đã được Bộ Tài chính rút lại và hiện tại chưa có thông tin mới. Vậy chủ xe mua xe ô tô rồi nhưng chờ giảm lệ phí trước bạ mới đăng ký xe thì có bị phạt không? Xem thêm: Rút lại đề xuất giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước Chờ giảm lệ phí trước bạ mới đăng ký xe thì chủ xe ô tô có bị phạt không? Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2024/TT-BCA quy định về những trách nhiệm của chủ xe, trong đó có: - Chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe; thực hiện các thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc trên Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe; cung cấp, kê khai trung thực, đầy đủ, chính xác thông tin quy định về đăng ký xe; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ xe. - Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra đối với xe đăng ký lần đầu (trừ trường hợp công dân Việt Nam thực hiện đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước), đăng ký sang tên, di chuyển xe, cải tạo, thay đổi màu sơn; Trường hợp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ, hỏng hoặc bị mất, chủ xe phải khai báo và làm thủ tục cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (sau đây gọi chung là cấp đổi), cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (sau đây gọi chung là cấp lại) theo quy định. Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định về thời gian sau khi mua xe chủ xe phải thực hiện đăng ký. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là một trong những điều kiện để tham gia giao thông. Như vậy, chủ xe mua xe nhưng chưa thực hiện đăng ký ngay mà chờ giảm lệ phí trước bạ thì chưa có quy định xử phạt nhưng với điều kiện là không mang xe đó tham gia giao thông. Còn nếu tham gia giao thông thì phải đăng ký theo quy định, nếu không sẽ không đủ điều kiện tham gia giao thông và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Chưa đăng ký xe mà tham gia giao thông thì người điều khiển xe ô tô bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); - Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); - Điều khiển xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; - Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Như vậy, chủ xe ô tô không đăng ký xe mà tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và bị tước bằng lái xe 1 - 3 tháng. Mức thu lệ phí trước bạ xe ô tô hiện nay là bao nhiêu? Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô là 2%. Riêng: - Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả xe con pick-up) nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức thu quy định chung tại điểm này. - Ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, Ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống. - Ô tô điện chạy pin: + Trong vòng 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%. + Trong vòng 2 năm tiếp theo: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi. - Các loại ô tô quy định trên nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Như vậy, đối với các loại ô tô thông thường sẽ có mức thu lệ phí trước bạ là 2%. Đối với các loại xe ô tô được quy định riêng thì sẽ có mức thu lệ phí trước bạ lần đầu 10%, 0.6%, 0%,..., lần 2 là 2% như thông thường.
Quy định về chuyển hướng xe từ 1/1/2025 khi tham gia giao thông đường bộ?
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý như: thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, bổ sung thêm trường hợp được chở 3, sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng, bổ sung trường hợp không được vượt xe, hướng dẫn chuyển hướng xe khi tham gia giao thông đường bộ… Quy định về chuyển hướng xe từ 1/1/2025 khi tham gia giao thông đường bộ? Căn cứ theo Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi tham gia giao thông đường bộ nếu chuyển hướng xe phải thực hiện theo quy định như sau: - Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà xe rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe. - Trước khi chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải: + Quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ + Và có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ đối với xe thô sơ không có đèn báo hướng rẽ, chuyển dần sang làn gần nhất với hướng rẽ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng. Khi bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện khác mới được chuyển hướng. - Khi chuyển hướng xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác. - Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời. Từ 1/1/2025 xe chở 3 thì trẻ em phải dưới bao nhiêu tuổi? Căn cứ theo Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người (chở 3): - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 12 tuổi; - Người già yếu hoặc người khuyết tật. Như vậy, khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi khi tham gia giao thông, tuy nhiên phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách. So với khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 14 tuổi. Như vậy, từ 1/1/2025 chỉ được phép chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi (thay vì 14 tuổi như hiện nay). Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì? Căn cứ theo Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: (1) Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại (4). Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. (2) Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; Có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; Có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; - Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. (3) Trường hợp giấy tờ quy định tại (1), (2) đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. (4) Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; Đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. (5) Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại (1). * Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Thêm trường hợp xe máy được chở 2 người từ ngày 01/01/2025
Đây là nội dung mới được đề cập tại Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025 04 trường hợp xe máy được chở tối đa 02 người Tại Điều 33 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 12 tuổi; - Người già yếu hoặc người khuyết tật. Như vậy, so với quy định hiện tại thì có sự thay đổi bổ sung thêm trường hợp là chở người già yếu hoặc người khuyết tật. Đồng thời, hiện nay được chở trẻ em dưới 14 tuổi nhưng từ ngày 01/01/2025 thì chỉ được chở trẻ em dưới 12 tuổi. Người lái xe, người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách. Không được phép nằm trên xe điều kiển xe Các hành vi người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi theo Điều 33 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 bao gồm: - Đi xe dàn hàng ngang; - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; - Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; - Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh; - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định; - Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Như vậy, bổ sung thêm nhiều hành vi người lái xe không được thực hiện như dẫn dắt vật nuôi; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. Người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi sau đây: - Mang, vác vật cồng kềnh; - Sử dụng ô; - Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; - Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét. Ngoài ra, luật cũng quy định về trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ: - Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; - Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ; - Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị; - Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt; - Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.
Khung giờ mới cấm bấm còi xe và phải bật đèn xe từ 01/01/2025
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 đã có quy định mới về khung giờ cấm bấm còi xe và khung giờ phải bật đèn xe so với Luật Giao thông đường bộ 2008. Khung giờ mới cấm bấm còi xe từ 01/01/2025 Hiện nay khung giờ bấm còi xe được quy định tại khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Cấm hành vi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. Đến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, các quy định về sử dụng còi xe được quy định riêng tại Điều 21- sử dụng tín hiệu còi như sau: - Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây: + Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông; + Báo hiệu chuẩn bị vượt xe. + Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên. Như vậy, quy định mới đã cụ thể hơn về khung thời gian không được bấm còi tại khu đô thị, đông dân cư là từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, đồng thời bổ sung thêm khu vực không được bấm còi trong thời gian cấm là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra, thay vì chỉ quy định trường hợp cấm bấm còi thì Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định thêm chì được bấm còi trong các trường hợp báo hiệu tình huống mất an toàn và vượt xe so với trước đây không quy định. Khung giờ phải bật đèn xe từ 01/01/2025 Theo quy định hiện hành tại Điều 27 Luật Giao thông đường bộ 2008 , điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong một số trường hợp nhất định với thời gian tương ứng sau đây: - Trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ, buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không cần quan tâm là mấy giờ. - Trường hợp chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng. - Trường hợp chạy xe trong điều kiện thời tiết bình thường, không thuộc trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ thì bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau. Đến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng đã dành riêng Điều 20 để quy định về việc sử dụng đèn xe như sau: - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn. - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây: + Khi gặp người đi bộ qua đường; + Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động; + Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói; + Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau. - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2025 thì người tham gia giao thông trong điều kiện bình thường luôn phải bật đèn xe từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau thay vì từ 19h đến 5 giờ sáng hôm sau như quy định hiện nay. Quy tắc chung khi tham gia giao thông từ 01/01/2025 Theo Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông như sau: - Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác. - Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. - Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em. Như vậy, kể từ 01/01/2025, người tham gia giao thông đường bộ sẽ phải tuân thủ các quy tắc chung như trên, ngoài ra đối với từng loại phương tiện, thời gian, địa điểm tham gia giao thông mà sẽ có các quy tắc, quy định riêng cụ thể. Xem chi tiết các quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025.
Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định mới nhất hiện nay thì giữa hai xe tham gia giao thông phải đảm bảo khoảng cách an toàn là bao nhiêu? Nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn có bị phạt không? Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Theo Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau: - Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. - Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường + Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) V = 60 35 60 55 80 70 100 100 + Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông. + Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định trên. Như vậy, nếu tại nơi có biển báo thì giữ khoảng cách an toàn theo biển báo, tại điều kiện thời tiết thông thường thì tuỳ thuộc vào vận tốc sẽ có khoảng cách an toàn khác nhau vận tốc dưới 60km/h thì tự điều chỉnh khoảng cách thích hợp), tại điều kiện thời tiết xấu thì phải giữ khoảng cách xa hơn khoảng cách theo quy định. Tham gia giao thông không đảm bảo khoảng cách an toàn có bị phạt không? 1) Đối với xe ô tô Theo điểm l khoản 3, điểm g khoản 5, điểm a khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không đảm bảo khoảng cách an toàn như sau: - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông. Ngoài ra đối với hai hành vi vi phạm trên đường cao tốc hoặc gây tai nạn giao thông còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông. 2) Đối với xe máy Theo điểm c khoản 1, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai xe như sau: - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông. Ngoài ra đối với hành vi gây tai nạn giao thông còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, hành vi điều khiển phương tiện không đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai xe thì đối với xe ô tô sẽ bị phạt từ 800 - 12 triệu đồng, đối với xe máy sẽ bị phạt từ 100 - 5 triệu đồng. Tùy trường hợp còn có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 2 - 4 tháng.
Thế chấp xe ô tô tại ngân hàng thì được sử dụng giấy tờ gì để thay thế giấy đăng ký xe
Bạn anh có vay ngân hàng và thế chấp xe ô tô. Khi thế chấp thì ngân hàng sẽ giữ bản chính giấy đăng ký xe ô tô. Vậy khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, cần phải có giấy tờ nào thay thế? Sử dụng Giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông Tại Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành về sử dụng Giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng. Theo đó, có hướng dẫn “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện” Bên cạnh đó tại Khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ), bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt (đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt. => Như vậy, khi có thế chấp xe ô tô tại ngân hàng, ngân hàng giữ bản chính giấy đăng ký xe ô tô thì người điều khiển xe có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe. Tuy nhiên cần phải lưu ý là Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng phải còn hiệu lực. Nội dung của Giấy biên nhận thế chấp Theo hướng dẫn tại Công văn 7000/NHNN-PC năm 2017 về cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành - Tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đối với trường hợp cấp mới. Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bằng phương tiện giao thông, việc cấp Giấy biên nhận thế chấp do tổ chức tín dụng nhận thế chấp và bên thế chấp thỏa thuận. - Giấy biên nhận thế chấp phải bao gồm ít nhất các nội dung sau: + Tên gọi: Giấy biên nhận thế chấp; + Số Giấy biên nhận thế chấp; + Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng nhận thế chấp; + Tên của bên thế chấp; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số chứng minh quân nhân đối với bên thế chấp là cá nhân; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc số giấy phép đầu tư hoặc số giấy chứng nhận đầu tư hoặc số quyết định thành lập đối với bên thế chấp là pháp nhân; + Số giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, loại phương tiện giao thông, số khung, số máy, biển kiểm soát của phương tiện giao thông; + Thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp; + Lần cấp lại, số Giấy biên nhận thế chấp được thay thế đối với trường hợp cấp lại Giấy biên nhận thế chấp. Thời hạn hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Như vậy, đối với xe đã thế chấp tại ngân hàng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực. Ngân hàng có trách nhiệm cấp cho bên thế chấp 1 bản gốc Giấy biên nhận thế chấp khi nhận thế chấp xe. Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe hết hiệu lực thì sẽ bị xử phạt với lỗi không có Giấy đăng ký xe.
Những lỗi nào khi tham gia giao thông chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền?
Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nếu mắc lỗi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, có một số lỗi sẽ chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền. Đó là những lỗi nào? Những lỗi nào khi tham gia giao thông chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền? Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, không quy định xử phạt với một số lỗi sau: 1) Xe không có gương chiếu hậu bên phải Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo phanh; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Theo đó, chỉ có quy định xử phạt đối với người điều khiển xe không có gương hoặc có nhưng không có tác dụng đối với gương chiếu hậu bên trái. Còn nếu thiếu gương phải thì sẽ không bị phạt tiền. Tuy nhiên, tháo gương chiếu hậu là hành vi không được khuyến khích. 2) Điều khiển xe máy bằng một tay Theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Theo đó, chỉ có quy định xử phạt đối với người điều khiển xe máy buông cả 2 tay. Hành vi buông 1 tay khi điều khiển xe không bị phạt tiền. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng làm chủ phương tiện, an toàn giao thông, người điều khiển xe cần điều khiển bằng cả 2 tay. 3) Chạy xe dàn hàng 2 Theo điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên; Theo điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên; Như vậy, đối với xe đạp, xe đạp máy và xe máy thì đi dàn hàng 3 xe trở lên mới bị phạt, nếu dàn hàng 2 thì sẽ không bị phạt tiền. Tuy nhiên, đối với xe thô sơ khác thì sẽ bị phạt nếu đi dàn hàng 2 trở lên. Đồng thời, việc dàn hàng 2 trên đường cũng là hành vi cản trở giao thông và không được khuyến khích. Những trường hợp nào người chạy xe máy được chở 3? Theo Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau: - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: + Chở người bệnh đi cấp cứu; + Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; + Trẻ em dưới 14 tuổi. - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: + Mang, vác vật cồng kềnh; + Sử dụng ô; + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Như vậy, người điều khiển xe máy chỉ được chở tối đa một người, trong các trường hợp sau đây thì được chở tối đa 2 người (tức tính cả người điều khiển là chở 3): chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người vi phạm, trẻ em dưới 14 tuổi.
Cách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai hình thức xử phạt trên. Vậy nên hãy cùng phân biệt chúng. Bị tước GPLX nhưng vẫn tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào? Giao xe cho người bị tước GPLX sử dụng thì bị xử phạt thế nào? (1) Cách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe Tiêu chí Tạm giữ Giấy phép lái xe Tước Giấy phép lái xe Bản chất Căn cứ theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định: Tạm giữ GPLX là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Tước GPLX là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Trường hợp áp dụng Tổ chức hay cá nhân vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ các loại giấy tờ sau đây: - Giấy phép lái xe. - Giấy phép lưu hành phương tiện. - Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện. Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Thời hạn Căn cứ theo Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe như sau: - Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. - Trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. - Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. - Trường hợp mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Căn cứ theo Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tước GPLX như sau: - Từ 01 đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. - Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng. Lưu ý: - Thông thường, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt. - Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện. - Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước Giấy phép lái xe nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định đối với hành vi vi phạm. - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hậu quả Căn cứ theo Khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020: Việc tạm giữ Giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Căn cứ Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông. Để dễ hiểu, có thể phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe như sau: - Tạm giữ Giấy phép lái xe thường sẽ là hình thức để “làm tin” trong trường hợp chỉ phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo người vi phạm sẽ nộp phạt. Sau khi nộp phạt mới được lấy Giấy phép lái xe. Và trong thời gian tạm giữ người vi phạm vẫn được lái xe bình thường và có thể xuất trình biên bản xử phạt thay cho Giấy phép lái xe trong thời gian này. - Tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Từ đó có thể thấy, việc tước Giấy phép lái xe thường thường sẽ được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức xử phạt này là trường hợp bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không. (2) Bị tước GPLX nhưng vẫn tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào? Đầu tiên, để làm rõ thì tại Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau: - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép. Như vậy, khi bị tước Giấy phép lái xe thì người vi phạm sẽ bị xử phạt như không có giấy phép được quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 10 đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Như vậy, người vi phạm bị tước Giấy phép lái xe mà vẫn tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng mức phạt như không có giấy phép với mức phạt từ 10 đến 12 triệu đồng. (3) Giao xe cho người bị tước GPLX sử dụng thì bị xử phạt thế nào? Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp người chủ phương tiện giao cho người bị tước Giấy phép lái xe sử dụng phương tiện thì sẽ bị xử phạt như sau: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);" Như vậy, việc giao xe cho người bị tước Giấy phép lái xe có thể phải chịu mức phạt từ 04 đến 06 triệu đồng đối với cá nhân và từ 08 đến 12 triệu đồng đối với tổ chức. Để tổng kết lại, tạm giữ và tước Giấy phép lái xe là hai hình thức xử phạt hoàn toàn khác nhau. Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong khi người bị tước Giấy phép lái xe thì không được. Trường hợp người bị tước Giấy phép lái xe vẫn tham gia giao thông hoặc chủ xe giao xe cho người bị tước Giấy phép lái xe sử dụng thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia dịp Tết Nguyên đán 2024
Ngày 29/01/2024, Bộ Y tế ban hành Công văn 446/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội năm 2024, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai một số nội dung sau: (1) Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội trong năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng, để bảo đảm an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội; tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. (2) Quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương. Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương hằng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. (3) Chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực phụ trách. Triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe; phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác. (4) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt vào các dịp cao điểm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. (5) Báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống tác hại rượu, bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định. Xem thêm chi tiết tại Công văn 446/BYT-DP ngày 29/01/2024.
Miễn phí sử dụng đường bộ cho một số loại xe ô tô từ ngày 01/02/2024
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2024. Theo đó, Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ gồm: Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô). (1) Các trường hợp không chịu phí sử dụng đường bộ Nghị định quy định rõ các xe ô tô ở trên không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: - Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai. - Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. - Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên. - Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên. - Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi: Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng; khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng). - Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên. - Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên. Các trường hợp trên không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. (2) Các trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ Nghị định này cũng quy định miễn phí sử dụng đường bộ đối với người nộp phí cho các loại xe ô tô sau: 1- Xe cứu thương. 2- Xe chữa cháy. 3- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm: - Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác). - Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi đơn vị đăng kiểm khi kiểm định xe (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại). 4- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các xe mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh và các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng). 5- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân bao gồm: - Xe cảnh sát giao thông có in dòng chữ: "CẢNH SÁT GIAO THÔNG" ở hai bên thân xe. - Xe cảnh sát 113 có in dòng chữ: "CẢNH SÁT 113" ở hai bên thân xe. - Xe cảnh sát cơ động có in dòng chữ "CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG" ở hai bên thân xe. - Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng Công an nhân dân làm nhiệm vụ. - Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng Công an nhân dân. - Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng Công an nhân dân). (3) Mức thu phí đường bộ mới áp dụng từ 01/02/2024 Trong đó, mức thu phí đường bộ mới áp dụng từ 1/2/2024 sẽ thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/26/phu-luc-1.docx Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính trong số theo nguyên tắc số phí tiền lẻ dưới 500 đồng tính làm tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng trở lên đến dưới 1.000 đồng thì tính trong lên 1.000 đồng. Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách trung ương. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định. Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định. Số tiền còn lại, tổ chức thu phí phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí. Xem chi tiết tại Nghị định 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2024.
Người lái xe ô tô với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước bao nhiêu mét?
Người lái xe ô tô với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước bao nhiêu mét? Người lái xe ô tô trên đường bộ phải giảm tốc độ trong những trường hợp nào? Người lái xe ô tô với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước bao nhiêu mét? Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường được quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau: - Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. - Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường + Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông. + Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này. Như vậy, khi điều khiển xe ô tô trên đường bộ, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình một khoảng cách không ít hơn trị số biển báo nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe". - Trong điều kiện mặt đường khô ráo, người lái xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình tối thiểu 35m. - Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số tối thiểu theo quy định là 35m. Người lái xe ô tô trên đường bộ phải giảm tốc độ trong những trường hợp nào? Theo Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau: - Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; - Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; - Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận; - Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc; - Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông; - Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường; - Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường; - Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước; - Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe; - Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ; - Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi; - Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ. Tóm lại, khi điều khiển xe ô tô trên đường bộ, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình một khoảng cách không ít hơn trị số biển báo nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe". - Trong điều kiện mặt đường khô ráo, người lái xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình tối thiểu 35m. - Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số tối thiểu theo quy định là 35m.
Không trang bị đèn soi biển số sau xe, người điều khiển xe gắn máy có bị phạt hành chính không?
Xe gắn máy có bắt buộc phải trang bị đèn soi biển số sau xe hay không? Không trang bị đèn soi biển số sau xe, người điều khiển xe gắn máy có bị phạt hành chính không? Xe gắn máy có bắt buộc phải trang bị đèn soi biển số sau xe hay không? Theo khoản 2 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau: - Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: + Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; + Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; + Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; + Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; + Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; + Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; + Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; + Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; + Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; + Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. - Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này. - Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. - Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới. - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Theo đó, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm trang bị đầy đủ đèn soi biển số. Không trang bị đèn soi biển số sau xe, người điều khiển xe gắn máy có bị phạt hành chính không? Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; - Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; - Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; - Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; - Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; - Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; - Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe. Theo đó, người điều khiển xe gắn máy không có đèn soi biển số sau xe có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tóm lại, người điều khiển xe gắn máy không có đèn soi biển số sau xe có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu? Tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định gì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc? Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Theo khoản 8a Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau: - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%; + Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%. - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; + Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; + Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4 Điều này mà gây tai nạn giao thông - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc. Như vậy, tài xế ô tô tải nhận, trả hàng trên đường cao tốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng. Tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định gì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc? Theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định như sau: - Tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 và phải thực hiện các quy định sau đây: + Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; + Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; + Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; + Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường. - Cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu. - Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì tài xế ô tô tải phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. Tóm lại, tài xế ô tô tải nhận, trả hàng trên đường cao tốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng.
Dự kiến 19 hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo an toàn giao thông
Bộ Công an ngày 10/7/2023 đang dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. 19 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giao thông - Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. - Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép; điều khiển phương tiện giao thông lạng lách, đánh võng, rú ga liên tục. - Dùng tay sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. - Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế, quá kích thước giới hạn cho phép của xe; chở quá số người quy định; chở hàng hóa trên xe có quy định phải chằng buộc nhưng không chằng buộc hoặc chằng buộc không đúng quy định. - Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. - Tự ý cắt, hàn, tẩy xóa, đục lại số khung, số máy, thay đổi màu sơn, cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. - Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gắn biển số giả, gắn biển số không đúng vị trí, gắn biển số bị bẻ cong, bị che, lấp; làm thay đổi chữ, số, màu của biển số. - Khai báo không đúng hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. - Sản xuất, sử dụng, mua, bán trái phép biển số xe. - Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe, dịch vụ sát hạch lái xe không đủ điều kiện theo quy định. - Khai báo không đúng hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe. - Đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; rải đinh, vật sắc nhọn khác; đổ dầu nhờn, chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây, vật cản khác trên đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông. - Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. - Khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đúng sự thật để trốn tránh trách nhiệm khi phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. - Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định tại một trong các điều từ Điều 9 đến Điều 32 Luật Trật tự, an toàn giao thông và hành vi khác do luật định có liên quan trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đề xuất 11 trường hợp phải giảm tốc độ giữa các xe Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường. - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn. - Các trường hợp phải giảm tốc độ + Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; + Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; + Đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, vòng, quanh co, đèo, dốc; + Đi qua cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc; + Đi qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông; + Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường; + Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước; + Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe; + Gặp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ; xe chở hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm; đoàn người đi bộ; + Trời mưa, sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi; + Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông. Xem thêm dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hiện nay nhiều trường hợp người điều khiển xe gắn máy tự ý lắp đặt và sử dụng còi dùng cho xe ô tô. Vậy hành vi này có bị xử phạt hành chính hay không? Người điều khiển xe gắn máy có được lắp đặt còi xe ô tô tham gia giao thông hay không? Theo khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nghiêm cấm các trường hợp lắp đặt, sử dụng còi xe không đúng với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất đối với từng loại xe. Như vậy, người điều khiển xe gắn máy không được lắp đặt còi xe ô tô khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe gắn máy lắp đặt còi xe ô tô tham gia giao thông có bị xử phạt hành chính hay không? Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị bãi bỏ, thay thế một số điểm bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau: - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; + Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; + Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; + Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; + Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; + Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; + Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe. - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; + Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; + Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; + Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép; + Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu còi; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện. Theo quy định trên, hành vi sử dụng còi xe không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe sẽ bị xử phạt hành chính. Như vậy, người điều khiển xe gắn máy lắp đặt còi xe ô tô có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và có thể bị tịch thu còi xe. Tóm lại, người điều khiển xe gắn máy không được lắp đặt còi xe ô tô tham gia giao thông. Trường hợp người điều khiển xe gắn máy lắp đặt đặt còi xe ô tô tham gia giao thông có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và có thể bị tịch thu còi xe.
Phòng thân những cách đi xe máy không bị bắt
Những trường hợp cảnh sát giao thông thổi còi, yêu cầu dừng xe và những cách điều khiển phương tiện tham gia giao thông không bị cảnh sát giao thông bắt. 1. Có 03 trường hợp dù không vi phạm nhưng các phương tiện vẫn có thể bị CSGT dừng xe kiểm tra theo theo điểm b, c, d Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA: - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; - Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.. 2. Phòng thân các cách đi xe máy không bị công an giao thông bắt - Thứ nhất, luôn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ Khi tham gia giao thông thì người điều khiển xe máy cần luôn mang theo các loại giấy tờ xe, bao gồm: + Giấy đăng ký xe máy; + Bằng lái xe (giấy phép lái xe); + Bảo hiểm xe máy. - Thứ hai, đội mũ bảo hiểm đúng quy định và không chở quá số người quy định Chở quá số người quy định trên xe mà không phải trường hợp khẩn cấp thì khả năng bạn bị công an giao thông “thổi còi” là 99%. Do đó, muốn không bị công an chú ý thì nghiêm chỉnh chấp hành chở đúng số người, đội mũ bảo hiểm là điều bắt buộc phải thực hiện. - Thứ ba, xe phải đầy đủ gương chiếu hậu Rất nhiều đã bị tháo do nhận xét là không đẹp. Tuy nhiên, vấn đề phạt gương xảy ra khá thường xuyên. Những xe không gương thường dễ rơi vào tầm mắt của cảnh sát giao thông. Vậy nên, để tránh bị bắt, trước hết xe phải được trang bị những phụ kiện đúng theo quy định. Ngoài ra đèn xe cũng không nên thay đổi hay lắp thêm đèn led sáng trắng. Xe không độ pô, hay dán decal quá lộ liễu. Như vậy sẽ dễ tạo được sự chú ý của cảnh sát giao thông và cơ động khi bạn lưu thông trên đường. - Thứ tư, chú ý các biển báo giao thông Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông thi ngoài việc quan sát các phương tiện trên đường, người điều khiển xe máy cần chú ý đến các biển báo giao thông bên đường. - Thứ năm, không vượt đèn vàng, đèn đỏ Muốn không bị công an bắt thì phải tuân thủ luật giao thông. Tuyệt đối không được vượt đèn vàng, hay đèn đỏ khi tham gia giao thông. Có khá nhiều người do vội, do đường vắng hoặc đơn giản là không thấy công an giao thông đứng thường ngang nhiên vượt đèn đỏ. Hoặc cố chạy nhanh để kịp mấy giây đèn vàng. - Thứ sáu, đi đúng làn đường theo quy định Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Trên thực tế có nhiều người khi tham gia giao thông không phân biệt được thế nào là lỗi đi sai làn hay không chấp hành hiệu lệnh biển báo của vạch kẻ đường dẫn tới những lỗi vi phạm đáng tiếc khi tham gia giao thông. Như vậy, chỉ khi bạn có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông thì mới bị công an giao thông thổi còi và tiến hành xử phạt.
Những trường hợp nào phải sử dụng đèn xi nhan?
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 về những trường hợp người tham gia giao thông phải sử dụng đèn tín hiệu của phương tiện giao thông có quy định như sau: - Sử dụng làn đường: trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. - Vượt xe: xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi - Chuyển hướng xe: khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. - Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ: người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; - Lùi xe: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. Vậy, có 05 trường hợp người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008.
Tự mua máy đo độ cồn để đối chứng kết quả với máy đo của CSGT được không?
Trong quá trình, lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông, người điều khiển có được dùng máy đo độ cồn tự mua trên mạng, không rõ nguồn gốc để đối chứng kết quả không? Gần đây, tình trạng người dân điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn ngày càng tăng. Cụ thể, thời gian qua Bộ Công an đã mở nhiều đợt cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn. Việc kiên quyết xử lý các vi phạm này không chỉ tạo ý thức chấp hành nghiêm pháp luật về ATGT mà còn làm giảm rõ rệt tai nạn giao thông, giảm đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, gây thương tích. Tuy nhiên, không phải người tham gia giao thông nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành, hoặc còn dùng nhiều cách để đối phó hay năn nỉ CSGT bỏ qua. Một trong các chiêu tránh né kiểm tra độ cồn và không chịu chấp hành theo sự điều chỉnh của CSGT đó là dùng máy đo nồng độ cồn tự mua trên mạng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ để đối chứng kết quả với máy đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng. Như vậy, hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Có được tự ý sử dụng máy đo nồng độ cồn này không, quy định về việc dùng máy đo nồng độ cồn được quy định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, Bộ Công an có công trả lời như sau: Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trong đó có phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở) để phát hiện vi phạm hành chính được quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính. Đồng thời, tại Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức có thể cung cấp dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do mình thu được cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt. Nếu dữ liệu đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ Điều 17 quy định như sau: - Về yêu cầu về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật: + Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính; + Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật; + Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; + Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này. - Về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp và hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.
Người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 từ ngày được công bố luôn tạo ra nhiều sự quan tâm mọi người. Nổi bật hơn cả là vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Căn cứ Điều 4 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau: - Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ. - Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan. - Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. - Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. - Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch. Những nguyên tắc trên có ý nghĩa xã hội lớn lao trong việc bảo đảm sự an toàn và trật tự trong giao thông đường bộ. Nếu có thể đảm bảo những nguyên tắc trên, chắc chắn người dân sẽ an toàn hơn khi tham gia giao thông. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt Trước hết, ta cần hiểu thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự? Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau về mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về người đi bộ, người khuyết tật, già yếu, người mất năng lực hành vi dân sự, phụ nữ mang thai, trẻ em phải tuân thủ các quy định sau: - Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; - Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ; - Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị; - Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt; - Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường. Cần biết, việc quy định người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt là đang bảo vệ an toàn cho chính bản thân họ và cho cả cộng đồng. Việc này đảm bảo an toàn cho tất cả, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh hơn.
Sẽ không phải mang theo giấy tờ lái xe nếu đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử
Nếu bạn đã từng “khổ sở” vì làm mất giấy tờ lái xe thì đừng lo, ngày 01/01/2025, khi Luật trật tự, an toàn giao thông đường 2024 có hiệu lực, người dân sẽ không phải mang theo giấy tờ lái xe nếu đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới Căn cứ Điều 3 Luật trật tự, an toàn giao thông đường 2024 quy định những nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức. - Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác. - Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. - Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân. - Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh ý nghĩa to lớn về việc quản lý giao thông đường bộ, những nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của những người tham gia giao thông. 2. Không phải mang theo giấy tờ lái xe nếu đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử Căn cứ Điều 56 Luật trật tự, an toàn giao thông đường 2024 quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: - Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây: + Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; + Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; + Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật; + Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây: + Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; + Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; + Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; + Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật; + Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. Như vậy, người dân sẽ không cần phải mang theo các loại giấy tờ lái xe mà chỉ cần tích hợp vào tài khoản định danh điện tử và xuất trình khi cần thiết. Chung quy lại, việc tích hợp giấy tờ lái xe vào tài khoản định danh điện tử mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người dân. Đồng thời giúp cho khâu quản lý của nhà nước được chặt chẽ, chính xác và hiện đại hơn.
Chờ giảm lệ phí trước bạ mới đăng ký xe thì chủ xe ô tô có bị phạt không?
Đề xuất giảm lệ phí trước bạ đã được Bộ Tài chính rút lại và hiện tại chưa có thông tin mới. Vậy chủ xe mua xe ô tô rồi nhưng chờ giảm lệ phí trước bạ mới đăng ký xe thì có bị phạt không? Xem thêm: Rút lại đề xuất giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước Chờ giảm lệ phí trước bạ mới đăng ký xe thì chủ xe ô tô có bị phạt không? Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2024/TT-BCA quy định về những trách nhiệm của chủ xe, trong đó có: - Chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe; thực hiện các thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc trên Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe; cung cấp, kê khai trung thực, đầy đủ, chính xác thông tin quy định về đăng ký xe; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ xe. - Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra đối với xe đăng ký lần đầu (trừ trường hợp công dân Việt Nam thực hiện đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước), đăng ký sang tên, di chuyển xe, cải tạo, thay đổi màu sơn; Trường hợp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ, hỏng hoặc bị mất, chủ xe phải khai báo và làm thủ tục cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (sau đây gọi chung là cấp đổi), cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (sau đây gọi chung là cấp lại) theo quy định. Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định về thời gian sau khi mua xe chủ xe phải thực hiện đăng ký. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là một trong những điều kiện để tham gia giao thông. Như vậy, chủ xe mua xe nhưng chưa thực hiện đăng ký ngay mà chờ giảm lệ phí trước bạ thì chưa có quy định xử phạt nhưng với điều kiện là không mang xe đó tham gia giao thông. Còn nếu tham gia giao thông thì phải đăng ký theo quy định, nếu không sẽ không đủ điều kiện tham gia giao thông và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Chưa đăng ký xe mà tham gia giao thông thì người điều khiển xe ô tô bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); - Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); - Điều khiển xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; - Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Như vậy, chủ xe ô tô không đăng ký xe mà tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và bị tước bằng lái xe 1 - 3 tháng. Mức thu lệ phí trước bạ xe ô tô hiện nay là bao nhiêu? Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô là 2%. Riêng: - Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả xe con pick-up) nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức thu quy định chung tại điểm này. - Ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, Ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống. - Ô tô điện chạy pin: + Trong vòng 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%. + Trong vòng 2 năm tiếp theo: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi. - Các loại ô tô quy định trên nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Như vậy, đối với các loại ô tô thông thường sẽ có mức thu lệ phí trước bạ là 2%. Đối với các loại xe ô tô được quy định riêng thì sẽ có mức thu lệ phí trước bạ lần đầu 10%, 0.6%, 0%,..., lần 2 là 2% như thông thường.
Quy định về chuyển hướng xe từ 1/1/2025 khi tham gia giao thông đường bộ?
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý như: thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, bổ sung thêm trường hợp được chở 3, sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng, bổ sung trường hợp không được vượt xe, hướng dẫn chuyển hướng xe khi tham gia giao thông đường bộ… Quy định về chuyển hướng xe từ 1/1/2025 khi tham gia giao thông đường bộ? Căn cứ theo Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi tham gia giao thông đường bộ nếu chuyển hướng xe phải thực hiện theo quy định như sau: - Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà xe rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe. - Trước khi chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải: + Quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ + Và có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ đối với xe thô sơ không có đèn báo hướng rẽ, chuyển dần sang làn gần nhất với hướng rẽ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng. Khi bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện khác mới được chuyển hướng. - Khi chuyển hướng xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác. - Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời. Từ 1/1/2025 xe chở 3 thì trẻ em phải dưới bao nhiêu tuổi? Căn cứ theo Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người (chở 3): - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 12 tuổi; - Người già yếu hoặc người khuyết tật. Như vậy, khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi khi tham gia giao thông, tuy nhiên phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách. So với khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 14 tuổi. Như vậy, từ 1/1/2025 chỉ được phép chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi (thay vì 14 tuổi như hiện nay). Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì? Căn cứ theo Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: (1) Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại (4). Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. (2) Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; Có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; Có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; - Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. (3) Trường hợp giấy tờ quy định tại (1), (2) đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. (4) Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; Đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. (5) Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại (1). * Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Thêm trường hợp xe máy được chở 2 người từ ngày 01/01/2025
Đây là nội dung mới được đề cập tại Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025 04 trường hợp xe máy được chở tối đa 02 người Tại Điều 33 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 12 tuổi; - Người già yếu hoặc người khuyết tật. Như vậy, so với quy định hiện tại thì có sự thay đổi bổ sung thêm trường hợp là chở người già yếu hoặc người khuyết tật. Đồng thời, hiện nay được chở trẻ em dưới 14 tuổi nhưng từ ngày 01/01/2025 thì chỉ được chở trẻ em dưới 12 tuổi. Người lái xe, người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách. Không được phép nằm trên xe điều kiển xe Các hành vi người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi theo Điều 33 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 bao gồm: - Đi xe dàn hàng ngang; - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; - Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; - Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh; - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định; - Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Như vậy, bổ sung thêm nhiều hành vi người lái xe không được thực hiện như dẫn dắt vật nuôi; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. Người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi sau đây: - Mang, vác vật cồng kềnh; - Sử dụng ô; - Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; - Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét. Ngoài ra, luật cũng quy định về trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ: - Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; - Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ; - Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị; - Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt; - Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.
Khung giờ mới cấm bấm còi xe và phải bật đèn xe từ 01/01/2025
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 đã có quy định mới về khung giờ cấm bấm còi xe và khung giờ phải bật đèn xe so với Luật Giao thông đường bộ 2008. Khung giờ mới cấm bấm còi xe từ 01/01/2025 Hiện nay khung giờ bấm còi xe được quy định tại khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Cấm hành vi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. Đến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, các quy định về sử dụng còi xe được quy định riêng tại Điều 21- sử dụng tín hiệu còi như sau: - Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây: + Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông; + Báo hiệu chuẩn bị vượt xe. + Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên. Như vậy, quy định mới đã cụ thể hơn về khung thời gian không được bấm còi tại khu đô thị, đông dân cư là từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, đồng thời bổ sung thêm khu vực không được bấm còi trong thời gian cấm là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra, thay vì chỉ quy định trường hợp cấm bấm còi thì Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định thêm chì được bấm còi trong các trường hợp báo hiệu tình huống mất an toàn và vượt xe so với trước đây không quy định. Khung giờ phải bật đèn xe từ 01/01/2025 Theo quy định hiện hành tại Điều 27 Luật Giao thông đường bộ 2008 , điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong một số trường hợp nhất định với thời gian tương ứng sau đây: - Trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ, buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không cần quan tâm là mấy giờ. - Trường hợp chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng. - Trường hợp chạy xe trong điều kiện thời tiết bình thường, không thuộc trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ thì bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau. Đến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng đã dành riêng Điều 20 để quy định về việc sử dụng đèn xe như sau: - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn. - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây: + Khi gặp người đi bộ qua đường; + Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động; + Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói; + Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau. - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2025 thì người tham gia giao thông trong điều kiện bình thường luôn phải bật đèn xe từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau thay vì từ 19h đến 5 giờ sáng hôm sau như quy định hiện nay. Quy tắc chung khi tham gia giao thông từ 01/01/2025 Theo Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông như sau: - Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác. - Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. - Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em. Như vậy, kể từ 01/01/2025, người tham gia giao thông đường bộ sẽ phải tuân thủ các quy tắc chung như trên, ngoài ra đối với từng loại phương tiện, thời gian, địa điểm tham gia giao thông mà sẽ có các quy tắc, quy định riêng cụ thể. Xem chi tiết các quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025.
Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định mới nhất hiện nay thì giữa hai xe tham gia giao thông phải đảm bảo khoảng cách an toàn là bao nhiêu? Nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn có bị phạt không? Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Theo Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau: - Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. - Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường + Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) V = 60 35 60 55 80 70 100 100 + Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông. + Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định trên. Như vậy, nếu tại nơi có biển báo thì giữ khoảng cách an toàn theo biển báo, tại điều kiện thời tiết thông thường thì tuỳ thuộc vào vận tốc sẽ có khoảng cách an toàn khác nhau vận tốc dưới 60km/h thì tự điều chỉnh khoảng cách thích hợp), tại điều kiện thời tiết xấu thì phải giữ khoảng cách xa hơn khoảng cách theo quy định. Tham gia giao thông không đảm bảo khoảng cách an toàn có bị phạt không? 1) Đối với xe ô tô Theo điểm l khoản 3, điểm g khoản 5, điểm a khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không đảm bảo khoảng cách an toàn như sau: - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông. Ngoài ra đối với hai hành vi vi phạm trên đường cao tốc hoặc gây tai nạn giao thông còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông. 2) Đối với xe máy Theo điểm c khoản 1, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai xe như sau: - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông. Ngoài ra đối với hành vi gây tai nạn giao thông còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, hành vi điều khiển phương tiện không đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai xe thì đối với xe ô tô sẽ bị phạt từ 800 - 12 triệu đồng, đối với xe máy sẽ bị phạt từ 100 - 5 triệu đồng. Tùy trường hợp còn có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 2 - 4 tháng.
Thế chấp xe ô tô tại ngân hàng thì được sử dụng giấy tờ gì để thay thế giấy đăng ký xe
Bạn anh có vay ngân hàng và thế chấp xe ô tô. Khi thế chấp thì ngân hàng sẽ giữ bản chính giấy đăng ký xe ô tô. Vậy khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, cần phải có giấy tờ nào thay thế? Sử dụng Giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông Tại Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành về sử dụng Giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng. Theo đó, có hướng dẫn “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện” Bên cạnh đó tại Khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ), bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt (đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt. => Như vậy, khi có thế chấp xe ô tô tại ngân hàng, ngân hàng giữ bản chính giấy đăng ký xe ô tô thì người điều khiển xe có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe. Tuy nhiên cần phải lưu ý là Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng phải còn hiệu lực. Nội dung của Giấy biên nhận thế chấp Theo hướng dẫn tại Công văn 7000/NHNN-PC năm 2017 về cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành - Tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đối với trường hợp cấp mới. Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bằng phương tiện giao thông, việc cấp Giấy biên nhận thế chấp do tổ chức tín dụng nhận thế chấp và bên thế chấp thỏa thuận. - Giấy biên nhận thế chấp phải bao gồm ít nhất các nội dung sau: + Tên gọi: Giấy biên nhận thế chấp; + Số Giấy biên nhận thế chấp; + Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng nhận thế chấp; + Tên của bên thế chấp; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số chứng minh quân nhân đối với bên thế chấp là cá nhân; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc số giấy phép đầu tư hoặc số giấy chứng nhận đầu tư hoặc số quyết định thành lập đối với bên thế chấp là pháp nhân; + Số giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, loại phương tiện giao thông, số khung, số máy, biển kiểm soát của phương tiện giao thông; + Thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp; + Lần cấp lại, số Giấy biên nhận thế chấp được thay thế đối với trường hợp cấp lại Giấy biên nhận thế chấp. Thời hạn hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Như vậy, đối với xe đã thế chấp tại ngân hàng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực. Ngân hàng có trách nhiệm cấp cho bên thế chấp 1 bản gốc Giấy biên nhận thế chấp khi nhận thế chấp xe. Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe hết hiệu lực thì sẽ bị xử phạt với lỗi không có Giấy đăng ký xe.
Những lỗi nào khi tham gia giao thông chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền?
Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nếu mắc lỗi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, có một số lỗi sẽ chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền. Đó là những lỗi nào? Những lỗi nào khi tham gia giao thông chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền? Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, không quy định xử phạt với một số lỗi sau: 1) Xe không có gương chiếu hậu bên phải Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo phanh; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Theo đó, chỉ có quy định xử phạt đối với người điều khiển xe không có gương hoặc có nhưng không có tác dụng đối với gương chiếu hậu bên trái. Còn nếu thiếu gương phải thì sẽ không bị phạt tiền. Tuy nhiên, tháo gương chiếu hậu là hành vi không được khuyến khích. 2) Điều khiển xe máy bằng một tay Theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Theo đó, chỉ có quy định xử phạt đối với người điều khiển xe máy buông cả 2 tay. Hành vi buông 1 tay khi điều khiển xe không bị phạt tiền. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng làm chủ phương tiện, an toàn giao thông, người điều khiển xe cần điều khiển bằng cả 2 tay. 3) Chạy xe dàn hàng 2 Theo điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên; Theo điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên; Như vậy, đối với xe đạp, xe đạp máy và xe máy thì đi dàn hàng 3 xe trở lên mới bị phạt, nếu dàn hàng 2 thì sẽ không bị phạt tiền. Tuy nhiên, đối với xe thô sơ khác thì sẽ bị phạt nếu đi dàn hàng 2 trở lên. Đồng thời, việc dàn hàng 2 trên đường cũng là hành vi cản trở giao thông và không được khuyến khích. Những trường hợp nào người chạy xe máy được chở 3? Theo Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau: - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: + Chở người bệnh đi cấp cứu; + Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; + Trẻ em dưới 14 tuổi. - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: + Mang, vác vật cồng kềnh; + Sử dụng ô; + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Như vậy, người điều khiển xe máy chỉ được chở tối đa một người, trong các trường hợp sau đây thì được chở tối đa 2 người (tức tính cả người điều khiển là chở 3): chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người vi phạm, trẻ em dưới 14 tuổi.
Cách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai hình thức xử phạt trên. Vậy nên hãy cùng phân biệt chúng. Bị tước GPLX nhưng vẫn tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào? Giao xe cho người bị tước GPLX sử dụng thì bị xử phạt thế nào? (1) Cách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe Tiêu chí Tạm giữ Giấy phép lái xe Tước Giấy phép lái xe Bản chất Căn cứ theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định: Tạm giữ GPLX là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Tước GPLX là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Trường hợp áp dụng Tổ chức hay cá nhân vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ các loại giấy tờ sau đây: - Giấy phép lái xe. - Giấy phép lưu hành phương tiện. - Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện. Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Thời hạn Căn cứ theo Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe như sau: - Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. - Trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. - Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. - Trường hợp mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Căn cứ theo Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tước GPLX như sau: - Từ 01 đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. - Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng. Lưu ý: - Thông thường, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt. - Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện. - Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước Giấy phép lái xe nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định đối với hành vi vi phạm. - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hậu quả Căn cứ theo Khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020: Việc tạm giữ Giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Căn cứ Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông. Để dễ hiểu, có thể phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe như sau: - Tạm giữ Giấy phép lái xe thường sẽ là hình thức để “làm tin” trong trường hợp chỉ phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo người vi phạm sẽ nộp phạt. Sau khi nộp phạt mới được lấy Giấy phép lái xe. Và trong thời gian tạm giữ người vi phạm vẫn được lái xe bình thường và có thể xuất trình biên bản xử phạt thay cho Giấy phép lái xe trong thời gian này. - Tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Từ đó có thể thấy, việc tước Giấy phép lái xe thường thường sẽ được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức xử phạt này là trường hợp bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không. (2) Bị tước GPLX nhưng vẫn tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào? Đầu tiên, để làm rõ thì tại Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau: - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép. Như vậy, khi bị tước Giấy phép lái xe thì người vi phạm sẽ bị xử phạt như không có giấy phép được quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 10 đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Như vậy, người vi phạm bị tước Giấy phép lái xe mà vẫn tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng mức phạt như không có giấy phép với mức phạt từ 10 đến 12 triệu đồng. (3) Giao xe cho người bị tước GPLX sử dụng thì bị xử phạt thế nào? Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp người chủ phương tiện giao cho người bị tước Giấy phép lái xe sử dụng phương tiện thì sẽ bị xử phạt như sau: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);" Như vậy, việc giao xe cho người bị tước Giấy phép lái xe có thể phải chịu mức phạt từ 04 đến 06 triệu đồng đối với cá nhân và từ 08 đến 12 triệu đồng đối với tổ chức. Để tổng kết lại, tạm giữ và tước Giấy phép lái xe là hai hình thức xử phạt hoàn toàn khác nhau. Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong khi người bị tước Giấy phép lái xe thì không được. Trường hợp người bị tước Giấy phép lái xe vẫn tham gia giao thông hoặc chủ xe giao xe cho người bị tước Giấy phép lái xe sử dụng thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia dịp Tết Nguyên đán 2024
Ngày 29/01/2024, Bộ Y tế ban hành Công văn 446/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội năm 2024, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai một số nội dung sau: (1) Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội trong năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng, để bảo đảm an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội; tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. (2) Quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương. Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương hằng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. (3) Chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực phụ trách. Triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe; phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác. (4) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt vào các dịp cao điểm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. (5) Báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống tác hại rượu, bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định. Xem thêm chi tiết tại Công văn 446/BYT-DP ngày 29/01/2024.
Miễn phí sử dụng đường bộ cho một số loại xe ô tô từ ngày 01/02/2024
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2024. Theo đó, Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ gồm: Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô). (1) Các trường hợp không chịu phí sử dụng đường bộ Nghị định quy định rõ các xe ô tô ở trên không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: - Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai. - Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. - Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên. - Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên. - Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi: Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng; khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng). - Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên. - Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên. Các trường hợp trên không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. (2) Các trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ Nghị định này cũng quy định miễn phí sử dụng đường bộ đối với người nộp phí cho các loại xe ô tô sau: 1- Xe cứu thương. 2- Xe chữa cháy. 3- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm: - Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác). - Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi đơn vị đăng kiểm khi kiểm định xe (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại). 4- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các xe mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh và các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng). 5- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân bao gồm: - Xe cảnh sát giao thông có in dòng chữ: "CẢNH SÁT GIAO THÔNG" ở hai bên thân xe. - Xe cảnh sát 113 có in dòng chữ: "CẢNH SÁT 113" ở hai bên thân xe. - Xe cảnh sát cơ động có in dòng chữ "CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG" ở hai bên thân xe. - Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng Công an nhân dân làm nhiệm vụ. - Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng Công an nhân dân. - Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng Công an nhân dân). (3) Mức thu phí đường bộ mới áp dụng từ 01/02/2024 Trong đó, mức thu phí đường bộ mới áp dụng từ 1/2/2024 sẽ thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/26/phu-luc-1.docx Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính trong số theo nguyên tắc số phí tiền lẻ dưới 500 đồng tính làm tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng trở lên đến dưới 1.000 đồng thì tính trong lên 1.000 đồng. Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách trung ương. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định. Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định. Số tiền còn lại, tổ chức thu phí phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí. Xem chi tiết tại Nghị định 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2024.
Người lái xe ô tô với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước bao nhiêu mét?
Người lái xe ô tô với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước bao nhiêu mét? Người lái xe ô tô trên đường bộ phải giảm tốc độ trong những trường hợp nào? Người lái xe ô tô với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước bao nhiêu mét? Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường được quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau: - Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. - Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường + Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông. + Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này. Như vậy, khi điều khiển xe ô tô trên đường bộ, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình một khoảng cách không ít hơn trị số biển báo nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe". - Trong điều kiện mặt đường khô ráo, người lái xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình tối thiểu 35m. - Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số tối thiểu theo quy định là 35m. Người lái xe ô tô trên đường bộ phải giảm tốc độ trong những trường hợp nào? Theo Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau: - Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; - Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; - Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận; - Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc; - Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông; - Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường; - Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường; - Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước; - Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe; - Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ; - Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi; - Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ. Tóm lại, khi điều khiển xe ô tô trên đường bộ, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình một khoảng cách không ít hơn trị số biển báo nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe". - Trong điều kiện mặt đường khô ráo, người lái xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình tối thiểu 35m. - Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số tối thiểu theo quy định là 35m.
Không trang bị đèn soi biển số sau xe, người điều khiển xe gắn máy có bị phạt hành chính không?
Xe gắn máy có bắt buộc phải trang bị đèn soi biển số sau xe hay không? Không trang bị đèn soi biển số sau xe, người điều khiển xe gắn máy có bị phạt hành chính không? Xe gắn máy có bắt buộc phải trang bị đèn soi biển số sau xe hay không? Theo khoản 2 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau: - Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: + Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; + Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; + Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; + Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; + Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; + Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; + Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; + Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; + Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; + Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. - Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này. - Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. - Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới. - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Theo đó, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm trang bị đầy đủ đèn soi biển số. Không trang bị đèn soi biển số sau xe, người điều khiển xe gắn máy có bị phạt hành chính không? Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; - Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; - Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; - Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; - Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; - Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; - Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe. Theo đó, người điều khiển xe gắn máy không có đèn soi biển số sau xe có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tóm lại, người điều khiển xe gắn máy không có đèn soi biển số sau xe có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu? Tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định gì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc? Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Theo khoản 8a Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau: - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%; + Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%. - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; + Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; + Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4 Điều này mà gây tai nạn giao thông - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc. Như vậy, tài xế ô tô tải nhận, trả hàng trên đường cao tốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng. Tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định gì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc? Theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định như sau: - Tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 và phải thực hiện các quy định sau đây: + Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; + Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; + Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; + Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường. - Cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu. - Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì tài xế ô tô tải phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. Tóm lại, tài xế ô tô tải nhận, trả hàng trên đường cao tốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng.
Dự kiến 19 hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo an toàn giao thông
Bộ Công an ngày 10/7/2023 đang dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. 19 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giao thông - Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. - Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép; điều khiển phương tiện giao thông lạng lách, đánh võng, rú ga liên tục. - Dùng tay sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. - Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế, quá kích thước giới hạn cho phép của xe; chở quá số người quy định; chở hàng hóa trên xe có quy định phải chằng buộc nhưng không chằng buộc hoặc chằng buộc không đúng quy định. - Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. - Tự ý cắt, hàn, tẩy xóa, đục lại số khung, số máy, thay đổi màu sơn, cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. - Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gắn biển số giả, gắn biển số không đúng vị trí, gắn biển số bị bẻ cong, bị che, lấp; làm thay đổi chữ, số, màu của biển số. - Khai báo không đúng hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. - Sản xuất, sử dụng, mua, bán trái phép biển số xe. - Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe, dịch vụ sát hạch lái xe không đủ điều kiện theo quy định. - Khai báo không đúng hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe. - Đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; rải đinh, vật sắc nhọn khác; đổ dầu nhờn, chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây, vật cản khác trên đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông. - Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. - Khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đúng sự thật để trốn tránh trách nhiệm khi phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. - Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định tại một trong các điều từ Điều 9 đến Điều 32 Luật Trật tự, an toàn giao thông và hành vi khác do luật định có liên quan trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đề xuất 11 trường hợp phải giảm tốc độ giữa các xe Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường. - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn. - Các trường hợp phải giảm tốc độ + Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; + Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; + Đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, vòng, quanh co, đèo, dốc; + Đi qua cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc; + Đi qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông; + Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường; + Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước; + Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe; + Gặp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ; xe chở hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm; đoàn người đi bộ; + Trời mưa, sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi; + Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông. Xem thêm dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hiện nay nhiều trường hợp người điều khiển xe gắn máy tự ý lắp đặt và sử dụng còi dùng cho xe ô tô. Vậy hành vi này có bị xử phạt hành chính hay không? Người điều khiển xe gắn máy có được lắp đặt còi xe ô tô tham gia giao thông hay không? Theo khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nghiêm cấm các trường hợp lắp đặt, sử dụng còi xe không đúng với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất đối với từng loại xe. Như vậy, người điều khiển xe gắn máy không được lắp đặt còi xe ô tô khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe gắn máy lắp đặt còi xe ô tô tham gia giao thông có bị xử phạt hành chính hay không? Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị bãi bỏ, thay thế một số điểm bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau: - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; + Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; + Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; + Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; + Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; + Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; + Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe. - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; + Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; + Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; + Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép; + Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu còi; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện. Theo quy định trên, hành vi sử dụng còi xe không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe sẽ bị xử phạt hành chính. Như vậy, người điều khiển xe gắn máy lắp đặt còi xe ô tô có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và có thể bị tịch thu còi xe. Tóm lại, người điều khiển xe gắn máy không được lắp đặt còi xe ô tô tham gia giao thông. Trường hợp người điều khiển xe gắn máy lắp đặt đặt còi xe ô tô tham gia giao thông có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và có thể bị tịch thu còi xe.
Phòng thân những cách đi xe máy không bị bắt
Những trường hợp cảnh sát giao thông thổi còi, yêu cầu dừng xe và những cách điều khiển phương tiện tham gia giao thông không bị cảnh sát giao thông bắt. 1. Có 03 trường hợp dù không vi phạm nhưng các phương tiện vẫn có thể bị CSGT dừng xe kiểm tra theo theo điểm b, c, d Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA: - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; - Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.. 2. Phòng thân các cách đi xe máy không bị công an giao thông bắt - Thứ nhất, luôn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ Khi tham gia giao thông thì người điều khiển xe máy cần luôn mang theo các loại giấy tờ xe, bao gồm: + Giấy đăng ký xe máy; + Bằng lái xe (giấy phép lái xe); + Bảo hiểm xe máy. - Thứ hai, đội mũ bảo hiểm đúng quy định và không chở quá số người quy định Chở quá số người quy định trên xe mà không phải trường hợp khẩn cấp thì khả năng bạn bị công an giao thông “thổi còi” là 99%. Do đó, muốn không bị công an chú ý thì nghiêm chỉnh chấp hành chở đúng số người, đội mũ bảo hiểm là điều bắt buộc phải thực hiện. - Thứ ba, xe phải đầy đủ gương chiếu hậu Rất nhiều đã bị tháo do nhận xét là không đẹp. Tuy nhiên, vấn đề phạt gương xảy ra khá thường xuyên. Những xe không gương thường dễ rơi vào tầm mắt của cảnh sát giao thông. Vậy nên, để tránh bị bắt, trước hết xe phải được trang bị những phụ kiện đúng theo quy định. Ngoài ra đèn xe cũng không nên thay đổi hay lắp thêm đèn led sáng trắng. Xe không độ pô, hay dán decal quá lộ liễu. Như vậy sẽ dễ tạo được sự chú ý của cảnh sát giao thông và cơ động khi bạn lưu thông trên đường. - Thứ tư, chú ý các biển báo giao thông Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông thi ngoài việc quan sát các phương tiện trên đường, người điều khiển xe máy cần chú ý đến các biển báo giao thông bên đường. - Thứ năm, không vượt đèn vàng, đèn đỏ Muốn không bị công an bắt thì phải tuân thủ luật giao thông. Tuyệt đối không được vượt đèn vàng, hay đèn đỏ khi tham gia giao thông. Có khá nhiều người do vội, do đường vắng hoặc đơn giản là không thấy công an giao thông đứng thường ngang nhiên vượt đèn đỏ. Hoặc cố chạy nhanh để kịp mấy giây đèn vàng. - Thứ sáu, đi đúng làn đường theo quy định Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Trên thực tế có nhiều người khi tham gia giao thông không phân biệt được thế nào là lỗi đi sai làn hay không chấp hành hiệu lệnh biển báo của vạch kẻ đường dẫn tới những lỗi vi phạm đáng tiếc khi tham gia giao thông. Như vậy, chỉ khi bạn có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông thì mới bị công an giao thông thổi còi và tiến hành xử phạt.
Những trường hợp nào phải sử dụng đèn xi nhan?
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 về những trường hợp người tham gia giao thông phải sử dụng đèn tín hiệu của phương tiện giao thông có quy định như sau: - Sử dụng làn đường: trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. - Vượt xe: xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi - Chuyển hướng xe: khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. - Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ: người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; - Lùi xe: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. Vậy, có 05 trường hợp người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008.
Tự mua máy đo độ cồn để đối chứng kết quả với máy đo của CSGT được không?
Trong quá trình, lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông, người điều khiển có được dùng máy đo độ cồn tự mua trên mạng, không rõ nguồn gốc để đối chứng kết quả không? Gần đây, tình trạng người dân điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn ngày càng tăng. Cụ thể, thời gian qua Bộ Công an đã mở nhiều đợt cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn. Việc kiên quyết xử lý các vi phạm này không chỉ tạo ý thức chấp hành nghiêm pháp luật về ATGT mà còn làm giảm rõ rệt tai nạn giao thông, giảm đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, gây thương tích. Tuy nhiên, không phải người tham gia giao thông nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành, hoặc còn dùng nhiều cách để đối phó hay năn nỉ CSGT bỏ qua. Một trong các chiêu tránh né kiểm tra độ cồn và không chịu chấp hành theo sự điều chỉnh của CSGT đó là dùng máy đo nồng độ cồn tự mua trên mạng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ để đối chứng kết quả với máy đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng. Như vậy, hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Có được tự ý sử dụng máy đo nồng độ cồn này không, quy định về việc dùng máy đo nồng độ cồn được quy định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, Bộ Công an có công trả lời như sau: Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trong đó có phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở) để phát hiện vi phạm hành chính được quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính. Đồng thời, tại Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức có thể cung cấp dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do mình thu được cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt. Nếu dữ liệu đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ Điều 17 quy định như sau: - Về yêu cầu về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật: + Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính; + Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật; + Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; + Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này. - Về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp và hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.