Ngày Tết, tài xế xe khách chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu?
Cận kề ngày Tết, các hãng xe khách luôn bận rộn sắp xếp các chuyến để đáp ứng được nhu cầu của hành khách. Tuy nhiên, một số nhà xe không đáp ứng đủ xe cho số lượng hành khách của mình nên nhiều trường hợp chở quá số người cho phép theo quy định pháp luật, thậm chí là nhồi nhét hành khách. Theo điểm d khoản 1 Điều 68 Luật giao thông đường bộ 2008 nêu ra một số quy định mà người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành, trong đó quy định không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định. Như vậy, theo quy định nêu trên thì dù ngày lễ tết xe ô tô chở khách cũng phải chở đúng số người mà luật quy định, không được phép chở quá. Xử phạt vi phạm đối với tài xế xe khách chở quá số người quy định? Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ, như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: - Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ; - Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ; - Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ; - Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ. Đối với xe chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thì: Phạt tiền từ 01-02 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách thực hiện hành vi vi phạm: - Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ; - Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ; - Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ; - Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ. Như vậy, theo quy định trên, không phải trong mọi trường hợp chở người vượt quá số lượng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tài xế xe khách được phép chở quá bao nhiêu người? Theo như phân tích trên, thì tài xế xe khách chở quá số người thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không bị xử phạt: - Đối với xe đến 9 chỗ: được phép chở quá số lượng 01 người trên xe; - Đối với xe từ 10 chỗ đến xe 15 chỗ: được phép chở vượt quá số lượng 02 người trên xe; - Đối với xe từ 16 chỗ đến xe 30 chỗ: được phép chở vượt quá số lượng 03 người trên xe; - Đối với xe trên 30 chỗ: được phép chở vượt quá số lượng 04 người trên xe. Đối với nhà xe giao cho tài xế sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 01-02 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân. Đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện vi phạm phạt từ 02-04 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150 triệu đồng.
Tài xế xe khách cần mang theo giấy tờ gì khi tham gia giao thông?
Để bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật, các tài xế xe khách cần nắm vững các kiến thức của Luật Giao thông đường bộ 2008 mang lại sự an toàn cho chính mình và người khác. Sau đây là các loại giấy tờ mà tài xế xa khách cần đảm bảo khi tham gia giao thông. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe; - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Ngoài ra Nghị định 10/2020/NĐ-CP còn quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chính thức có hiệu lực. Trong đó, có nhiều quy định mới được áp dụng với các lái xe, nhà xe chở khách theo hợp đồng. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 7, khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định theo Nghị định này yêu cầu khi vận chuyển hành khách, lái xe phải mang theo các giấy tờ: - Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này); - Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải - Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; Riêng trong trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe không phải mang theo hợp đồng vận chuyển và danh sách hành khách, nhưng phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo. Đồng thời, trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới, lái xe cũng không cần phải mang các loại giấy tờ nêu trên (trừ các loại giấy tờ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ).
Ngày Tết, tài xế xe khách chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu?
Cận kề ngày Tết, các hãng xe khách luôn bận rộn sắp xếp các chuyến để đáp ứng được nhu cầu của hành khách. Tuy nhiên, một số nhà xe không đáp ứng đủ xe cho số lượng hành khách của mình nên nhiều trường hợp chở quá số người cho phép theo quy định pháp luật, thậm chí là nhồi nhét hành khách. Theo điểm d khoản 1 Điều 68 Luật giao thông đường bộ 2008 nêu ra một số quy định mà người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành, trong đó quy định không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định. Như vậy, theo quy định nêu trên thì dù ngày lễ tết xe ô tô chở khách cũng phải chở đúng số người mà luật quy định, không được phép chở quá. Xử phạt vi phạm đối với tài xế xe khách chở quá số người quy định? Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ, như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: - Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ; - Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ; - Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ; - Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ. Đối với xe chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thì: Phạt tiền từ 01-02 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách thực hiện hành vi vi phạm: - Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ; - Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ; - Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ; - Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ. Như vậy, theo quy định trên, không phải trong mọi trường hợp chở người vượt quá số lượng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tài xế xe khách được phép chở quá bao nhiêu người? Theo như phân tích trên, thì tài xế xe khách chở quá số người thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không bị xử phạt: - Đối với xe đến 9 chỗ: được phép chở quá số lượng 01 người trên xe; - Đối với xe từ 10 chỗ đến xe 15 chỗ: được phép chở vượt quá số lượng 02 người trên xe; - Đối với xe từ 16 chỗ đến xe 30 chỗ: được phép chở vượt quá số lượng 03 người trên xe; - Đối với xe trên 30 chỗ: được phép chở vượt quá số lượng 04 người trên xe. Đối với nhà xe giao cho tài xế sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 01-02 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân. Đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện vi phạm phạt từ 02-04 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150 triệu đồng.
Tài xế xe khách cần mang theo giấy tờ gì khi tham gia giao thông?
Để bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật, các tài xế xe khách cần nắm vững các kiến thức của Luật Giao thông đường bộ 2008 mang lại sự an toàn cho chính mình và người khác. Sau đây là các loại giấy tờ mà tài xế xa khách cần đảm bảo khi tham gia giao thông. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe; - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Ngoài ra Nghị định 10/2020/NĐ-CP còn quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chính thức có hiệu lực. Trong đó, có nhiều quy định mới được áp dụng với các lái xe, nhà xe chở khách theo hợp đồng. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 7, khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định theo Nghị định này yêu cầu khi vận chuyển hành khách, lái xe phải mang theo các giấy tờ: - Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này); - Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải - Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; Riêng trong trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe không phải mang theo hợp đồng vận chuyển và danh sách hành khách, nhưng phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo. Đồng thời, trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới, lái xe cũng không cần phải mang các loại giấy tờ nêu trên (trừ các loại giấy tờ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ).