Doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì lũ lụt thì có bị Nhà nước thu hồi đất hay không?
Doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì lũ lụt thì có bị Nhà nước thu hồi đất hay không? Xử lý tài sản thu hồi của doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì sự kiện bất khả kháng như thế nào? 1) Doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì lũ lụt thì có bị Nhà nước thu hồi đất hay không? Căn cứ theo khoản 6 Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai là: - Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm. - Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm. - Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền. - Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này. - Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất. - Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. - Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; - Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại. - Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 81 Luật Đất đai 2024 không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng. - Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Theo đó, Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sẽ bị thu hồi đất. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất cho Nhà nước sẽ không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng, vì thế mà doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì lũ lụt thì sẽ bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai. 2) Xử lý tài sản thu hồi của doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì sự kiện bất khả kháng như thế nào? Căn cứ theo điểm a khoản 7 Điều 32 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi như sau: - Trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 6 Điều 81 Luật Đất đai 2024 thì số tiền sử dụng đất thu được từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi trừ đi các chi phí cưỡng chế, tổ chức đấu giá theo quy định được nộp ngân sách nhà nước để thanh toán nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, số tiền còn lại được hoàn trả cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi; - Trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 7 Điều 81 Luật Đất đai 2024 thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất theo quy định, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi được thực hiện bán tài sản theo quy định của pháp luật. Khi hết thời hạn nêu trên, người sử dụng đất thu hồi không thực hiện được việc bán tài sản của mình gắn liền với đất thì Nhà nước không bồi thường đối với tài sản gắn liền với đất. Chủ sở hữu tài sản phải tự tháo dỡ tài sản trả lại mặt bằng cho Nhà nước theo thời hạn ghi trong quyết định thu hồi đất, trường hợp không thực hiện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất theo quy định. Trường hợp nhà đầu tư mua lại tài sản gắn liền với đất của người có đất thu hồi thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Như vậy, doanh nghiệp bị thu hồi đất vì không nộp tiền thuê đất thì số tiền sử dụng đất thu được từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi trừ đi các chi phí cưỡng chế, tổ chức đấu giá theo quy định được nộp ngân sách Nhà nước để thanh toán nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, số tiền còn lại được hoàn trả cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi.
Nhà ở sập, trách nhiệm thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu?
Vừa mới đây một vụ tai nạn sập nhà xảy ra tại cửa hàng Circle K Quận 4, TP.HCM đã khiến nhiều người thương vong. Vụ tai nạn xảy ra bất ngờ và nhiều người bị kẹt bên trong. Đến giữa trưa đã đưa được tất cả những người bị kẹt bên trong đến bệnh viện. Tại các thành phố lớn nhiều cửa hàng tiện lợi được thuê từ nhà, chung cư của nhiều hộ dân để kinh doanh mà không xây lại để giữ nét hoài cổ của căn nhà được thuê. Vậy trong trường hợp nhà ở xuống cấp dẫn đến sập nhà gây thiệt hại về người và tài sản thì trách nhiệm bồi thường thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu căn nhà? 1. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm do nhà ở gây ra? Không loại trừ trường hợp tai nạn do nhà cửa gây ra thì tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được xác định như sau: Theo đó, các đối tượng là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Do đó, tùy thuộc vào quá trình chuyển giao sở hữu thì cả chủ sở hữu hay người được giao quản lý sử dụng phải có trách nhiệm đối với nhà ở mà mình đang sử dụng. Ngoài ra, khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định trên thì Bộ luật Dân sự 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. 2. Cửa hàng là bên thuê nhà thì có chịu trách nhiệm thiệt hại? Theo như vụ việc sáng ngày 18/10/2023, phía bên cơ quan công an có xác định điều tra ban đầu dẫn đến trần nhà cửa hàng Circle K bị sập là do công trình đã xuống cấp, các giá đỡ trên gác không được chắc chắn mà phía cửa hàng lại làm kho chứa đồ với hàng tá hàng hóa dự trữ dẫn đến quá tải. Từ dữ kiện trên, cho chúng ta thấy trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng,...) thì ở đây chính là quản lý của cửa hàng Circle K. Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp khác khi công trình đã đến giai đoạn xuống cấp mà bên cho thuê không thông báo giải thích và có yêu cầu sửa chữa công trình nhà ở trước đó với bên Circle K thì khi xảy ra thiệt hại cũng có một phần trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra. 3. Khi nào loại trừ trách nhiệm do công trình xây dựng gây ra? Căn cứ khoản 2 Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo quy định trên, thì vẫn cần phải có kết luận chính thức của cơ quan điều tra để biết được nguyên nhân chính dẫn đến vụ sập nhà Quận 4, trong trường hợp mà do lỗi hoàn toàn của nhà ở khi phát sinh một sự kiện nào khác mà dẫn đến sập nhà thì được xem là sự kiện bất khả kháng thì bên chủ sở hữu hay bên được giao quản lý không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, nếu khách hàng tại cửa hàng Circle K mà có hành vi phá hoại dẫn đến sự cố công trình sập trần nhà được cơ quan điều tra xác định lỗi hoàn toàn thuộc về khách hàng gây ra thì cũng không cần phải bồi thường. Như vậy, tùy thuộc vào tình hình và kết luận điều tra xác minh vụ việc mới có thể biết được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, tuy nhiên trước mắt bên phía cửa hàng Circle K sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hỗ trợ trước cho các nạn nhân bị thiệt hại.
Xử lý vi phạm đối với hành vi không khai báo tạm trú của người nước ngoài tại KCN
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 25 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định: “Điều 25. Tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp [...] 4. Trường hợp bất khả kháng do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, biểu tình, bạo loạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, chuyên gia, người lao động được phép lưu trú ở doanh nghiệp, ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp theo quy định sau đây: [...] b) Đối với chuyên gia, người lao động là người nước ngoài được phép ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp trong thời gian ít hơn 30 ngày và phải thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.” Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014: “Điều 30. Buộc xuất cảnh 1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây: a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh; [...]” Như vậy, trường hợp người lao động là người nước ngoài tạm trú tại cơ sở khu công nghiệp trong thời gian bất khả kháng quá 30 ngày và không thực hiện khai báo hoặc không còn sự kiện bất khả kháng nhưng vẫn tiếp tục lưu trú mà không thực hiện khai báo tại cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ phải bị buộc xuất cảnh
Khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?
Kể từ khi giá xăng được Nhà nước thực hiện các chính bình ổn giá, đến nay giá xăng đã gần như đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, gần đây tình trạng khan hiếm xăng dầu đã diễn ra liên tục do những ảnh hưởng tác động của toàn cầu, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ trong số đó. Hiện nay, các cửa hàng xăng, dầu ở các tỉnh, thành miền nam hay đặc biệt tại TP.HCM đã diễn ra tình trạng khan hiếm xăng, dầu trầm trọng. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp lo ngại vì thiếu xăng sẽ dẫn đến gián đoạn và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại . Vậy, tình trạng khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng? Sự kiện bất khả kháng là gì? Sự kiện bất khả kháng là yếu tố cơ bản được áp dụng rất nhiều trong hợp đồng, nhất là trong vận chuyển hàng hóa. Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây: Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn 03 yếu tố sau: (1) Xảy ra một cách khách quan. (2) Không thể lường trước được. (3) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Ví dụ các trường hợp cụ thể được xem sự kiện bất khả kháng gồm: - Các sự kiện tự nhiên (như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa,…). - Các sự kiện do con người tạo nên (như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không,…). Hậu quả của sự kiện bất khả kháng chính là làm cho bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Theo đó, nếu các bên có áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng căn cứ khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Thiếu hụt có được xem là sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại? Hiện nay, chưa có quy định nào công nhận tình trạng khan hiếm xăng, dầu là tình trạng khẩn cấp do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Bởi vì tình trạng này chỉ diễn ra ở khu vực miền nam chứ chưa lan rộng ra cả nước. Theo Luật Thương mại 2005 không có quy định về sự kiện bất khả kháng cũng như không có quy định tình trạng thiếu xăng là cơ sở cho phép miễn trừ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường. (1) Hợp đồng ghi nhận thỏa thuận ‘khan hiếm xăng, dầu’ là sự kiện bất khả kháng. Khi giao kết hợp đồng thương mại thì cả hai phải có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm đối với sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) thường ưu tiên áp dụng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để công nhận miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. (2) Hợp đồng không có thỏa thuận “khan hiếm xăng dầu” là sự kiện bất khả kháng. Theo quy định đã nhắc trước đó về sự kiện bất khả kháng cần phải có đủ 03 yếu tố dẫn đến việc không thể thực hiện hợp đồng và được miễn trừ trách nhiệm bồi thường. - Yếu tố khách quan: Việc thiếu hụt xăng dầu thật ra một phần lỗi cũng là do phía vận chuyển chủ quan không dự trữ xăng, dầu trước khi thực hiện vận chuyển vì vậy đây không được xem là yếu tố khách quan. - Không thể lường trước: Quả thật việc khan hiếm nguồn cung xăng, dầu là việc rất ít người nghĩ đến mặc dù chỉ diễn ra ở các nước khác. - Không thể khắc phục: Việc vận chuyển vẫn có thể có cách thực hiện được là điều hoàn toàn có thể, ví dụ như tìm kiếm nguồn cung xăng dầu trên toàn phạm vi nhanh nhất, hoặc hợp đồng thuê xe khác có đủ điều kiện vận chuyển. Như vậy, qua các phân tích trên cho thấy trừ khi các bên đã lường trước sự việc khan hiếm xăng, dầu nên đã áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại. Còn trường hợp các bên không áp dụng thì đây không được xem là sự kiện bất khả kháng và nếu không thể thực hiện hợp đồng thì bên vận chuyển có thể đền bù thiệt hại phát sinh.
Thay đổi đơn giá hợp đồng xây dựng trọn gói
Tôi cần được tư vấn về việc có thể thay đổi đơn giá trong hợp đồng xây lắp trọn gói đã được ký kết hay không. Nguyên nhân do giá sắt thép tăng đột biến trong thời gian vừa qua, dẫn đến việc tiếp tục thi công công trình sẽ thua lỗ. Công ty chúng tôi muốn đàm phán với Chủ đầu tư để thay đổi đơn giá hợp đồng. Vậy chúng tôi có thể đàm phán thành công không, và dựa vào những căn cứ pháp lý nào cho việc đàm phán này? Rất mong nhận được sự hỗ trợ của mọi người.
Tác động của sự kiện bất khả kháng đến bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”, việc các bên giao kết hợp đồng đã làm phát sinh quyền, nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại đối với bên có quyền trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, đây là một ngoại lệ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015. Như vậy, sự kiện bất khả kháng là gì? Điều kiện để được xem là sự kiện bất khả kháng? Và tác dụng của nó đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại? I. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 thì: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại” Đồng thời, Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã liệt kê các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 360 với nội dung: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại này thì phải hội đủ cả ba điều kiện: Một là, vi phạm nghĩa vụ ( là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 351 BLDS 2015). Hai là, có thiệt hại. Cũng có trường hợp một bên không thực hiện đúng hợp đồng nhưng lại không gây thiệt hại, thì đương nhiên không làm phát sinh trách nhiệm bồi thườn thiệt hại. Ba là, có mối quan hệ nhân quả. Căn cư theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 cũng thể hiện rõ, hành vi không thực hiện đúng hợp đồng phải có trước thiệt hại. II. Sự kiện bất khả kháng là gì? Bộ luật Dân sự quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” tại khoản 1 Điều 156. Qua quy định trên để được xem là sự kiện bất khả kháng cần phải đáp ứng 3 điều kiện sau: Thứ nhất, đây là sự kiện xảy ra một cách khách quan. Có thể xem mưa, giông,lốc,lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, pha hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật là sự kiện xảy ra một cách khách quan. Thứ hai, là sự kiện không thể lường trước được. Thứ ba, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. III. Hệ quả của sự kiện bất khả kháng Khi nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Tương tự, BLDS 2015 cũng đã quy định sự kiện bất khả kháng loại trừ trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp cụ thể như: Khoản 3 Điều 541: “Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Khoản 2 Điều 556 quy định Quyền của bên gửi tài sản: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng” Khoản 4 Điều 557 quy định Nghĩa vụ của bên giữ tài sản: “ Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”. Về phần mình, Luật Thương mại 2005 cũng quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ. Cụ thể tại khoản 1 Điều 294: “1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”
Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Ảnh minh họa Giống như việc bạn làm hư máy tính của người khác thì bạn phải đem đi sửa cho người ta. Khi hành động của bạn làm tổn hại, hư hao về vật chất lẫn tình thần đối với một ai đó thì bạn phải bồi thường khoản thiệt hại bạn đã gây ra. Tuy nhiên để hiểu sao cho đúng về “bồi thường thiệt hại” cũng như có phải tất cả các trường hợp nào gây thiệt hại cũng phải bồi thường không theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết sau sẽ trả lời cho câu hỏi này? Bồi thường thiệt hại là gì? Tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại có quy đinh như sau: Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo đó, ta có thể hiểu như sau: Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần: người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại. Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi. Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Có phải tất cả các trường hợp gây thiệt hại đều phải bồi thường? Theo Điều 351 BLDS, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 1. Sự kiện bất khả kháng là gì? Trên thực tế, có những biến cố xảy ra mà người tham gia vào sự kiện đó không thể ngờ tới. Trong đó có những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán, kiểm soát của các bên và xảy ra không phải do lỗi của các bên. Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung này tại Điều 156 như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” 2. Điều kiện để một sự kiến coi là bất khả kháng Theo quy định này, một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi hội tụ đủ ba yếu tố: - Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm. - Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm - Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. 3. Áp dụng điều kiện bất khả kháng để loại bỏ trách nhiệm dân sự Theo khoản 1 Điều 584 BLDS người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều này nêu rõ: Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: - Do phòng vệ chính đáng - Do sự kiện bất khả kháng - Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại - Các bên có thỏa thuận khác... Như vậy, trong quan hệ dân sự, bên có hành gây ra thiệt không phải bồi thường thiệt hại trong mọi trường hợp. Đối với những hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có lỗi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Xem thêm Những trường hợp ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
Công ty lấy lý do dịch Covid để chấm dứt HĐLĐ có đúng luật không?
Ảnh minh họa: Lấy lý do dịch covid để chấm dứt HĐLĐ Kính chào luật sư, Tôi kí hợp đồng 1 năm với công ty, vừa qua, công ty gửi Thông báo chấm dứt Hđlđ với tôi vì "Sự kiện bất khả kháng" do dịch Covid. Trước đó nhân viên vẫn nhận lương thưởng đầy đủ. Tôi biết việc cho tôi nghỉ là lí do cá nhân với sếp trực tiếp của tôi, và công ty không hề khó khăn tài chính. Giờ công ty lấy điều 38, 44, và 45 để nói rằng công ty có quyền cho tôi nghỉ, miễn là thông báo trước 30 ngày và không cần phải làm phương án sử dụng lao động hay chứng từ về việc cắt giảm nhân sự gì hết, dù tôi yêu cầu công ty đưa ra bằng chứng về việc khó khăn hoặc danh sách cắt giảm nhân sự đã được công ty lên kế hoạch và đề xuất, nhằm cứu vãn tình hình tài chính, công ty từ chối và nói "đó là thông tin bảo mật của công ty". Xin hỏi có điều luật nào về việc bảo mật thông tin như vậy không? Và việc tôi yêu cầu công ty minh bạch thông tin cắt giảm, lí do cắt giảm, để người lao động hiểu và thông cảm với công ty là chính đáng? Tôi xin phép hỏi luật sư, điều 44 có đề cập lý do kinh tế, vậy trường hợp công ty bị khó khăn tài chính do dịch Covid có phải lý do kinh tế và cũng cần thực hiện triển khai kế hoạch sử dụng lao động một cách minh bạch như điều 46 không ạ? Trong thời gian yêu cầu tôi nghỉ, công ty vẫn đăng tin tuyển 2 người cùng vị trí, cùng bộ phận và chức danh với tôi, và đã có người mới vào làm (dù chức danh, tên gọi khác). Việc Công ty lấy lý do dịch covid để chấm dứt HĐLĐ với tôi như vậy có đúng không? Tôi có thể dùng sự việc này để khiếu nại không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư ạ!
Dịch bệnh Covid 19 là sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng phải hội tụ 3 điều kiện Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015: - Một là, đó có phải là sự kiện khách quan (sự kiện khách quan tức là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên các bên tham gia trong Hợp đồng, có thể là sự kiện tự nhiên như: thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sóng thần…), chiến tranh hay cũng có thể do con người gây ra. - Hai là, không thể lường trước được và không thể khắc phục tức là những sự kiện xảy ra hoàn toàn độc lập không theo ý chí của các bên và các bên hoàn toàn không nghĩ nó có thể xảy ra. - Ba là, cũng liên quan đến điều kiện hai, bên bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép mà không thể khắc phục được. Do đó, cần phân tích xem dịch Covid 19 có hội tụ đủ 03 yếu tố nêu trên không để được coi là sự kiện bất khả kháng. - Điều kiện 1: Covid 19 là sự kiện khách quan, vì Covid 19 là dịch bệnh, là bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra, lây lan, phát tán trên rất nhiều quốc gia ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, và đã có tuyên bố từ các nhà chức trách qua các văn bản pháp lý sau: Ngày 29/01/2020, tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế Việt Nam đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rut Corona gây ra (có tên gọi là Covid-19) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 các bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra là dịch truyền nhiễm tại Việt Nam, thời điểm xẩy ra dịch là từ ngày 23/01/2020. Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu. Ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu thực hiện cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn 15 ngày từ 0 giờ ngày 01/4 đến hết ngày 15/4/2020. Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, thời gian xảy ra dịch là từ ngày 23/01/2020. - Điều kiện 2: không thể lường trước được và không thể khắc phục vì hiện tại cơ quan chức năng đưa ra lệnh không cho hoạt động, cách ly bao gồm các hoạt động lưu thông hàng hoá, người, dịch vụ giữa các vùng nhất định chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơ chịu ảnh hưởng của dịch được coi là đáp ứng quy định về điều kiện này. - Điều kiện 3: đây là điều kiện làm phát sinh tranh chấp pháp lý bởi các bên phải chứng minh được là không thể khắc phục được tình hình mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng của mình. => Vậy doanh nghiệp phải chứng minh bằng cách nào? Đây là gợi ý của luật sư Bùi Sơn để Doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng : Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng cần tiến hành các bước gì để đảm bảo quyền lợi của mình? - Thông báo với bên đối tác về những khó khăn trong thực hiện hợp đồng: Bên không thực hiện được phần nghĩa vụ theo hợp đồng cần nhanh chóng thông báo cho bên còn lại của Hợp đồng về ảnh hưởng của sự kiện được coi là bất khả kháng đối với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình để giảm bớt tối đa nhất những thiệt hại sẽ phát sinh. - Đàm phán lại hợp đồng: Đàm phán lại hợp đồng đối với phần nghĩa vụ có thể không thực hiện được do dịch Covid 19. Đây nên là phương án được ưu tiên đầu tiên trước khi tính đến yếu tố pháp lý. - Thu thập chứng cứ bổ sung cho điều kiện thứ 3 quan trọng và dễ gây tranh cãi “Là đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép”: Doanh nghiệp cần lưu lại các bằng chứng thể hiện được rằng doanh nghiệp đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể thực hiện được phần nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Hợp đồng. Việc lưu giữ bằng chứng này là hết sức quan trọng để xác định yếu tố “đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép nhưng không thể thực hiện được” của trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp khi soạn thảo Hợp đồng cần đưa điều khoản về “Bất khả kháng” vào để phòng ngừa rủi ro xảy ra.
Tôi xin hỏi về sự kiện bất khả kháng Covid-19 tới việc giảm tiền thuê nhà
Kính gửi Luật sư, Hiện tại chúng tôi đang gặp rắc rối về việc thỏa thuận miễn tiền thuê nhà: - Chúng tôi miễn tiền thuê nhà tháng 4 - Trung tâm thương mại chỉ giảm 20% Chủ đầu tư viện dẫn: 1. Căn cứ Điều 12, trường hợp Bất Khả Kháng tại Hợp đồng thuê đã ký giữa Viettel và Arya Consumer Đồng thời, Điều 351.2 Bộ luật Dân sự 2015 cũng chỉ quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự”. Điều 294.1 (b) Luật Thương mại 2005 cũng quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Các trách nhiệm được miễn khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng gồm các trách nhiệm sau: - Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297, 298 và 299 Luật Thương mại); - Phạt vi phạm (Điều 300 và 301 Luật Thương mại); - Bồi thường thiệt hại (Điều 303, 304 và 305 Luật Thương mại); - Trả lãi chậm thanh toán (Điều 306 Luật Thương mại); Với các quy định pháp luật nêu trên, trường hợp bất khả kháng thì Bên Thuê sẽ được miễn trừ các "trách nhiệm dân sự" mà không được miễn trừ "trách nhiệm thanh toán" trong Hợp Đồng. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. bao gồm: Tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, lãi chậm thanh toán và cả nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (ở đây là nghĩa vụ thuê mặt bằng và cho thuê mặt bằng). Thứ nhất: Chúng tôi thấy Luật thương mại không áp dụng cho sự kiện như họ nêu ( mà áp dụng trong giao dịch thương mại) Thứ hai: Chúng tôi bị thua lỗ : Tiền thuê + Chi phí cố định nhân sự khác, chúng tôi có căn cứ nào để buộc họ giảm nhiều hơn không ? Cảm ơn Trần Trọng Bách 0915170069
BTC tự ý hủy show ca nhạc có vi phạm hợp đồng với khán giả không?
Chuyện là sau một tuần cay cú vì tâm huyết cả tháng săn vé dự Indie Concert của mình, đến ngày diễn thì bị hủy show vì trúng ngày cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền. Đương nhiên việc hủy show vì mưa bão là điều ngoài ý muốn của tất cả. Nhưng vì cách hành xử của BTC thiếu chuyên nghiệp, và có nhiều hành vi vi phạm thỏa thuận dân sự với khách hàng, nên mình lên đây để trút bầu tâm sự, cũng như mong nhận được nhiều ý kiến thảo luận từ mọi người về trường hợp mình vừa trải qua. Đầu tiên là mình xin tóm tắt lại sự việc một chút. BTC Concert lần này phát hành vé trước cả tháng trời, mình săn dc vé để đi xem. Rất háo hức. Ngày tổ chức dự kiến là ngày 24/11/2018 (ngày thứ 7, cuối tuần). Đúng ngày cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền. Thời gian check in là 4h30 chiều, tuy nhiên đến 4h35 phút mình mới nhận được tin nhắn hủy show từ đơn vị phát hành vé. Và show sẽ được dời lại vào ngày thứ 6 tuần kế tiếp (ngày đi làm, và đi học, ngày mình không thể tham dự). 1. Vi phạm hợp đồng lần 1 Rồi mình xin bắt đầu trình bày. Liệu BTC hành xử như vậy có vi phạm "hợp đồng" đã ký với khách hàng hay không? Ở đây hợp đồng giữa BTC sự kiện và khách hàng là khán giả được xác lập thông qua việc quảng cáo, giới thiệu về sự kiện. Khán giả đồng ý mua vé, điều đó đồng nghĩa với việc BTC và khách hàng đã xác lập một giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì những sự kiện như mưa bão, thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần... thì được xem là sự kiện bất khả kháng. Và khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì các bên xem như được quyền miễn trừ trách nhiệm. Tuy nhiên ở trường hợp này có một điểm lưu ý. Cảnh báo thời tiết về việc có bão đổ bộ đã có trước đó 2 ngày. Có nghĩa là Ban tổ chức có thể dự liệu được việc có tiếp tục tổ chức show hay không hay phải dời đến một ngày khác. Tuy nhiên trưa ngày hôm đó, mình có nhắn đến BTC thông qua facebook, thì nhận được câu trả lời là "Nếu mưa bão thì mình quẩy trong mưa bão luôn nhé bạn". Điều đó có nghĩa là BTC đã lường trước được việc có bão đổ bộ và ảnh hưởng đến show diễn, tuy nhiên BTC vẫn quyết định show vẫn không bị hủy có nghĩa là BTC đã có phương án khắc phục. Như vậy, mưa bão ở đây còn có được xem là sự kiện bất khả kháng theo quy định của Bộ luật dân sự hay không? Căn cứ vào Khoản 1 Điều 156 của Bộ luật này thì theo mình là KHÔNG. Và khi được BTC trình bày, lý do của việc thông báo hủy show muộn là vì đến 4h UBND quận mới có công văn khẩn yêu cầu dừng đêm biểu diễn lại. Đến lúc này, thì BTC mới cuống cuồng hủy show và tìm cách liên lạc với các khán giả đã mua vé. Như vậy trong bối cảnh khách quan đã diễn ra, "Sự kiện bất khả kháng" không phải là cơn bão số 9, mà lại là cái Công văn của UBND quận. Mà Công văn của UBND Quận có phải là sự kiện bất khả kháng hay không thì câu trả lời đã rõ ràng ở Khoản 1 Điều 156 BLDS rồi. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Công văn yêu cầu dừng diễn được xem là "trở ngại khách quan". Về mặt bản chất, hợp đồng BTC đã ký với khán giả là hợp đồng song vụ. Nghĩa vụ thanh toán đã được khách hàng thực hiện trước khi được BTC giao vé. Nghĩa vụ của BTC la phải để show diễn đúng ra như dự kiến. Nhưng BTC đã tự ý hủy show, không hề hỏi ý kiên khách hàng, đơn phương hủy show mà không thông báo, không có ý kiến của khán giả, BTC đã vi phạm hợp đồng theo quy định của Khoản 1 Điều 410 BLDS 2015. 2. Vi phạm lần 2 Tiếp theo, sau khi thông báo hủy show thì BTC tự quyết định ngày dời show là thứ 6 của tuần kế tiếp. Mâu thuẫn bắt đầu phát sinh từ đây. Khi show diễn tổ chức vào ngày cuối tuần thì rất nhiều người sắp xếp được công việc, học tập để tham dự. Và việc dời lại vào ngày thứ 6, là ngày làm việc trong tuần dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh vì không phải ai cũng tham dự được vì ngoài kế hoạch đã sắp xếp từ trước. Hành vi của BTC có nhiều giả thiết mình có thể đặt ra mong nhận được ý kiến từ các bạn. Bởi việc hủy show lần trước đã thực hiện rồi. Việc tổ chức lại vào ngày thứ 6 tuần kế tiếp là hành vi xác lập lại một hợp đồng mới với khách hàng hay là hành vi "hoãn" thực hiện nghĩa vụ (dù việc hoãn này trái luật), chỗ này mình còn băn khoăn. Thứ nhất, nếu đây là hành vi xác lập lại một hợp đồng mới thì hợp đồng này có vô hiệu hay không khi mà nó chỉ được xác lập và thực hiện chỉ trên ý chí và mong muốn của BTC mà không hề có sự đồng ý của khách hàng. Thứ hai, đây là hành vi hoãn thực hiện nghĩa vụ thì cũng là một hành vi trái luật. Bởi trước đó, BTC đã tự ý không thực hiện nghĩa vụ của mình đúng hạn theo quy định về hợp đồng song vụ Dù trước đó, khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình rồi. Và khách hàng không có lỗi gì khiên BTC phải tiến đến việc hủy show. Và nếu được xem là việc hoãn thực hiện nghĩa vụ trái luật, thì mình hoàn toàn có quyền khởi kiện BTC với tư khách là khách hàng đã "ký" hợp đồng. Trên là sự việc có thật mình vừa trải qua. Là một case khá hay về giao dịch dân sự và sự kiện bất khả kháng trong giao dịch dân sự, hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận sôi nổi về vấn đề này từ các mem khác trogn diễn đàn.
Có tồn tại sự kiện bất khả kháng hay không?
Chị A thỏa thuận mua của B 10 tấn bắp cải đà lạt, yêu cầu B giao hàng tại TO, TPHCM với giá 2,8 triệu đồng/1 tấn, thời hạn giao là 10/01/2006. Để đảm bảo thực hiện hợp đồng nói trên, chị A đã đặt cọc cho B số tiền là 2,8 triệu đồng, có thành lập văn bản để ngày 05/01/2006 giao hàng. Anh B đã giao cho chị A đúng hẹn và đúng địa chỉ nhà của chị A nhưng không có ai ở nhà để nhận hàng hóa. Do anh B làm mất sđt của chị A nên không thể liên lạc với chị A để báo chị A có mặt để nhận hàng hóa. Vì thế, anh B đã gửi lô hàng vào kho chợ đầu mối Hiệp Bình theo đúng yêu cầu của hợp đồng , quay về Đà Lạt trong ngày và tìm thấy sđt của Chị A , anh B liên lạc với chị A và thông báo cho chị A về việc gửi hàng tại kho hiệp bình, yêu cầu chị A đến nhận. chị A cho biết chị bị bệnh, phải nằm viện đột xuất mấy ngày trước, nên không thể có mặt để nhận hàng tại lúc giao. Ngay khi nhận được thông báo của anh B, chị A xuất viện ngày hôm sau và đến kho hiệp bình để nhận hàng thì phát hiện lô hàng trên đã bị hư hỏng nặng nề. chị A đòi chủ kho hiệp bình và anh B liên đới bồi thường, anh B chẳng những không đồng ý mà còn tuyên bố không trả lại tiền cọc cho chị A, đòi chị A bồi thường thiệt hại cho anh. Chị A phản đối vì cho rằng mình không đến nhận được hàng là do nguyên nhân bất khả kháng chứ chị không có lỗi, bắp cải hư là do lỗi của anh B và chủ kho. Bởi vậy hai người phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chị. Dựa vào các quy định của pháp luật , hãy giải quyết các tranh chấp nêu trên.
Doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì lũ lụt thì có bị Nhà nước thu hồi đất hay không?
Doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì lũ lụt thì có bị Nhà nước thu hồi đất hay không? Xử lý tài sản thu hồi của doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì sự kiện bất khả kháng như thế nào? 1) Doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì lũ lụt thì có bị Nhà nước thu hồi đất hay không? Căn cứ theo khoản 6 Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai là: - Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm. - Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm. - Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền. - Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này. - Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất. - Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. - Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; - Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại. - Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 81 Luật Đất đai 2024 không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng. - Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Theo đó, Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sẽ bị thu hồi đất. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất cho Nhà nước sẽ không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng, vì thế mà doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì lũ lụt thì sẽ bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai. 2) Xử lý tài sản thu hồi của doanh nghiệp không nộp tiền thuê đất vì sự kiện bất khả kháng như thế nào? Căn cứ theo điểm a khoản 7 Điều 32 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi như sau: - Trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 6 Điều 81 Luật Đất đai 2024 thì số tiền sử dụng đất thu được từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi trừ đi các chi phí cưỡng chế, tổ chức đấu giá theo quy định được nộp ngân sách nhà nước để thanh toán nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, số tiền còn lại được hoàn trả cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi; - Trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 7 Điều 81 Luật Đất đai 2024 thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất theo quy định, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi được thực hiện bán tài sản theo quy định của pháp luật. Khi hết thời hạn nêu trên, người sử dụng đất thu hồi không thực hiện được việc bán tài sản của mình gắn liền với đất thì Nhà nước không bồi thường đối với tài sản gắn liền với đất. Chủ sở hữu tài sản phải tự tháo dỡ tài sản trả lại mặt bằng cho Nhà nước theo thời hạn ghi trong quyết định thu hồi đất, trường hợp không thực hiện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất theo quy định. Trường hợp nhà đầu tư mua lại tài sản gắn liền với đất của người có đất thu hồi thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Như vậy, doanh nghiệp bị thu hồi đất vì không nộp tiền thuê đất thì số tiền sử dụng đất thu được từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi trừ đi các chi phí cưỡng chế, tổ chức đấu giá theo quy định được nộp ngân sách Nhà nước để thanh toán nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, số tiền còn lại được hoàn trả cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi.
Nhà ở sập, trách nhiệm thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu?
Vừa mới đây một vụ tai nạn sập nhà xảy ra tại cửa hàng Circle K Quận 4, TP.HCM đã khiến nhiều người thương vong. Vụ tai nạn xảy ra bất ngờ và nhiều người bị kẹt bên trong. Đến giữa trưa đã đưa được tất cả những người bị kẹt bên trong đến bệnh viện. Tại các thành phố lớn nhiều cửa hàng tiện lợi được thuê từ nhà, chung cư của nhiều hộ dân để kinh doanh mà không xây lại để giữ nét hoài cổ của căn nhà được thuê. Vậy trong trường hợp nhà ở xuống cấp dẫn đến sập nhà gây thiệt hại về người và tài sản thì trách nhiệm bồi thường thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu căn nhà? 1. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm do nhà ở gây ra? Không loại trừ trường hợp tai nạn do nhà cửa gây ra thì tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được xác định như sau: Theo đó, các đối tượng là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Do đó, tùy thuộc vào quá trình chuyển giao sở hữu thì cả chủ sở hữu hay người được giao quản lý sử dụng phải có trách nhiệm đối với nhà ở mà mình đang sử dụng. Ngoài ra, khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định trên thì Bộ luật Dân sự 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. 2. Cửa hàng là bên thuê nhà thì có chịu trách nhiệm thiệt hại? Theo như vụ việc sáng ngày 18/10/2023, phía bên cơ quan công an có xác định điều tra ban đầu dẫn đến trần nhà cửa hàng Circle K bị sập là do công trình đã xuống cấp, các giá đỡ trên gác không được chắc chắn mà phía cửa hàng lại làm kho chứa đồ với hàng tá hàng hóa dự trữ dẫn đến quá tải. Từ dữ kiện trên, cho chúng ta thấy trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng,...) thì ở đây chính là quản lý của cửa hàng Circle K. Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp khác khi công trình đã đến giai đoạn xuống cấp mà bên cho thuê không thông báo giải thích và có yêu cầu sửa chữa công trình nhà ở trước đó với bên Circle K thì khi xảy ra thiệt hại cũng có một phần trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra. 3. Khi nào loại trừ trách nhiệm do công trình xây dựng gây ra? Căn cứ khoản 2 Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo quy định trên, thì vẫn cần phải có kết luận chính thức của cơ quan điều tra để biết được nguyên nhân chính dẫn đến vụ sập nhà Quận 4, trong trường hợp mà do lỗi hoàn toàn của nhà ở khi phát sinh một sự kiện nào khác mà dẫn đến sập nhà thì được xem là sự kiện bất khả kháng thì bên chủ sở hữu hay bên được giao quản lý không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, nếu khách hàng tại cửa hàng Circle K mà có hành vi phá hoại dẫn đến sự cố công trình sập trần nhà được cơ quan điều tra xác định lỗi hoàn toàn thuộc về khách hàng gây ra thì cũng không cần phải bồi thường. Như vậy, tùy thuộc vào tình hình và kết luận điều tra xác minh vụ việc mới có thể biết được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, tuy nhiên trước mắt bên phía cửa hàng Circle K sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hỗ trợ trước cho các nạn nhân bị thiệt hại.
Xử lý vi phạm đối với hành vi không khai báo tạm trú của người nước ngoài tại KCN
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 25 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định: “Điều 25. Tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp [...] 4. Trường hợp bất khả kháng do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, biểu tình, bạo loạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, chuyên gia, người lao động được phép lưu trú ở doanh nghiệp, ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp theo quy định sau đây: [...] b) Đối với chuyên gia, người lao động là người nước ngoài được phép ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp trong thời gian ít hơn 30 ngày và phải thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.” Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014: “Điều 30. Buộc xuất cảnh 1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây: a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh; [...]” Như vậy, trường hợp người lao động là người nước ngoài tạm trú tại cơ sở khu công nghiệp trong thời gian bất khả kháng quá 30 ngày và không thực hiện khai báo hoặc không còn sự kiện bất khả kháng nhưng vẫn tiếp tục lưu trú mà không thực hiện khai báo tại cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ phải bị buộc xuất cảnh
Khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?
Kể từ khi giá xăng được Nhà nước thực hiện các chính bình ổn giá, đến nay giá xăng đã gần như đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, gần đây tình trạng khan hiếm xăng dầu đã diễn ra liên tục do những ảnh hưởng tác động của toàn cầu, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ trong số đó. Hiện nay, các cửa hàng xăng, dầu ở các tỉnh, thành miền nam hay đặc biệt tại TP.HCM đã diễn ra tình trạng khan hiếm xăng, dầu trầm trọng. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp lo ngại vì thiếu xăng sẽ dẫn đến gián đoạn và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại . Vậy, tình trạng khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng? Sự kiện bất khả kháng là gì? Sự kiện bất khả kháng là yếu tố cơ bản được áp dụng rất nhiều trong hợp đồng, nhất là trong vận chuyển hàng hóa. Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây: Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn 03 yếu tố sau: (1) Xảy ra một cách khách quan. (2) Không thể lường trước được. (3) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Ví dụ các trường hợp cụ thể được xem sự kiện bất khả kháng gồm: - Các sự kiện tự nhiên (như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa,…). - Các sự kiện do con người tạo nên (như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không,…). Hậu quả của sự kiện bất khả kháng chính là làm cho bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Theo đó, nếu các bên có áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng căn cứ khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Thiếu hụt có được xem là sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại? Hiện nay, chưa có quy định nào công nhận tình trạng khan hiếm xăng, dầu là tình trạng khẩn cấp do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Bởi vì tình trạng này chỉ diễn ra ở khu vực miền nam chứ chưa lan rộng ra cả nước. Theo Luật Thương mại 2005 không có quy định về sự kiện bất khả kháng cũng như không có quy định tình trạng thiếu xăng là cơ sở cho phép miễn trừ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường. (1) Hợp đồng ghi nhận thỏa thuận ‘khan hiếm xăng, dầu’ là sự kiện bất khả kháng. Khi giao kết hợp đồng thương mại thì cả hai phải có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm đối với sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) thường ưu tiên áp dụng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để công nhận miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. (2) Hợp đồng không có thỏa thuận “khan hiếm xăng dầu” là sự kiện bất khả kháng. Theo quy định đã nhắc trước đó về sự kiện bất khả kháng cần phải có đủ 03 yếu tố dẫn đến việc không thể thực hiện hợp đồng và được miễn trừ trách nhiệm bồi thường. - Yếu tố khách quan: Việc thiếu hụt xăng dầu thật ra một phần lỗi cũng là do phía vận chuyển chủ quan không dự trữ xăng, dầu trước khi thực hiện vận chuyển vì vậy đây không được xem là yếu tố khách quan. - Không thể lường trước: Quả thật việc khan hiếm nguồn cung xăng, dầu là việc rất ít người nghĩ đến mặc dù chỉ diễn ra ở các nước khác. - Không thể khắc phục: Việc vận chuyển vẫn có thể có cách thực hiện được là điều hoàn toàn có thể, ví dụ như tìm kiếm nguồn cung xăng dầu trên toàn phạm vi nhanh nhất, hoặc hợp đồng thuê xe khác có đủ điều kiện vận chuyển. Như vậy, qua các phân tích trên cho thấy trừ khi các bên đã lường trước sự việc khan hiếm xăng, dầu nên đã áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại. Còn trường hợp các bên không áp dụng thì đây không được xem là sự kiện bất khả kháng và nếu không thể thực hiện hợp đồng thì bên vận chuyển có thể đền bù thiệt hại phát sinh.
Thay đổi đơn giá hợp đồng xây dựng trọn gói
Tôi cần được tư vấn về việc có thể thay đổi đơn giá trong hợp đồng xây lắp trọn gói đã được ký kết hay không. Nguyên nhân do giá sắt thép tăng đột biến trong thời gian vừa qua, dẫn đến việc tiếp tục thi công công trình sẽ thua lỗ. Công ty chúng tôi muốn đàm phán với Chủ đầu tư để thay đổi đơn giá hợp đồng. Vậy chúng tôi có thể đàm phán thành công không, và dựa vào những căn cứ pháp lý nào cho việc đàm phán này? Rất mong nhận được sự hỗ trợ của mọi người.
Tác động của sự kiện bất khả kháng đến bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”, việc các bên giao kết hợp đồng đã làm phát sinh quyền, nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại đối với bên có quyền trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, đây là một ngoại lệ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015. Như vậy, sự kiện bất khả kháng là gì? Điều kiện để được xem là sự kiện bất khả kháng? Và tác dụng của nó đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại? I. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 thì: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại” Đồng thời, Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã liệt kê các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 360 với nội dung: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại này thì phải hội đủ cả ba điều kiện: Một là, vi phạm nghĩa vụ ( là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 351 BLDS 2015). Hai là, có thiệt hại. Cũng có trường hợp một bên không thực hiện đúng hợp đồng nhưng lại không gây thiệt hại, thì đương nhiên không làm phát sinh trách nhiệm bồi thườn thiệt hại. Ba là, có mối quan hệ nhân quả. Căn cư theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 cũng thể hiện rõ, hành vi không thực hiện đúng hợp đồng phải có trước thiệt hại. II. Sự kiện bất khả kháng là gì? Bộ luật Dân sự quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” tại khoản 1 Điều 156. Qua quy định trên để được xem là sự kiện bất khả kháng cần phải đáp ứng 3 điều kiện sau: Thứ nhất, đây là sự kiện xảy ra một cách khách quan. Có thể xem mưa, giông,lốc,lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, pha hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật là sự kiện xảy ra một cách khách quan. Thứ hai, là sự kiện không thể lường trước được. Thứ ba, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. III. Hệ quả của sự kiện bất khả kháng Khi nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Tương tự, BLDS 2015 cũng đã quy định sự kiện bất khả kháng loại trừ trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp cụ thể như: Khoản 3 Điều 541: “Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Khoản 2 Điều 556 quy định Quyền của bên gửi tài sản: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng” Khoản 4 Điều 557 quy định Nghĩa vụ của bên giữ tài sản: “ Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”. Về phần mình, Luật Thương mại 2005 cũng quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ. Cụ thể tại khoản 1 Điều 294: “1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”
Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Ảnh minh họa Giống như việc bạn làm hư máy tính của người khác thì bạn phải đem đi sửa cho người ta. Khi hành động của bạn làm tổn hại, hư hao về vật chất lẫn tình thần đối với một ai đó thì bạn phải bồi thường khoản thiệt hại bạn đã gây ra. Tuy nhiên để hiểu sao cho đúng về “bồi thường thiệt hại” cũng như có phải tất cả các trường hợp nào gây thiệt hại cũng phải bồi thường không theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết sau sẽ trả lời cho câu hỏi này? Bồi thường thiệt hại là gì? Tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại có quy đinh như sau: Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo đó, ta có thể hiểu như sau: Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần: người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại. Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi. Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Có phải tất cả các trường hợp gây thiệt hại đều phải bồi thường? Theo Điều 351 BLDS, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 1. Sự kiện bất khả kháng là gì? Trên thực tế, có những biến cố xảy ra mà người tham gia vào sự kiện đó không thể ngờ tới. Trong đó có những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán, kiểm soát của các bên và xảy ra không phải do lỗi của các bên. Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung này tại Điều 156 như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” 2. Điều kiện để một sự kiến coi là bất khả kháng Theo quy định này, một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi hội tụ đủ ba yếu tố: - Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm. - Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm - Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. 3. Áp dụng điều kiện bất khả kháng để loại bỏ trách nhiệm dân sự Theo khoản 1 Điều 584 BLDS người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều này nêu rõ: Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: - Do phòng vệ chính đáng - Do sự kiện bất khả kháng - Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại - Các bên có thỏa thuận khác... Như vậy, trong quan hệ dân sự, bên có hành gây ra thiệt không phải bồi thường thiệt hại trong mọi trường hợp. Đối với những hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có lỗi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Xem thêm Những trường hợp ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
Công ty lấy lý do dịch Covid để chấm dứt HĐLĐ có đúng luật không?
Ảnh minh họa: Lấy lý do dịch covid để chấm dứt HĐLĐ Kính chào luật sư, Tôi kí hợp đồng 1 năm với công ty, vừa qua, công ty gửi Thông báo chấm dứt Hđlđ với tôi vì "Sự kiện bất khả kháng" do dịch Covid. Trước đó nhân viên vẫn nhận lương thưởng đầy đủ. Tôi biết việc cho tôi nghỉ là lí do cá nhân với sếp trực tiếp của tôi, và công ty không hề khó khăn tài chính. Giờ công ty lấy điều 38, 44, và 45 để nói rằng công ty có quyền cho tôi nghỉ, miễn là thông báo trước 30 ngày và không cần phải làm phương án sử dụng lao động hay chứng từ về việc cắt giảm nhân sự gì hết, dù tôi yêu cầu công ty đưa ra bằng chứng về việc khó khăn hoặc danh sách cắt giảm nhân sự đã được công ty lên kế hoạch và đề xuất, nhằm cứu vãn tình hình tài chính, công ty từ chối và nói "đó là thông tin bảo mật của công ty". Xin hỏi có điều luật nào về việc bảo mật thông tin như vậy không? Và việc tôi yêu cầu công ty minh bạch thông tin cắt giảm, lí do cắt giảm, để người lao động hiểu và thông cảm với công ty là chính đáng? Tôi xin phép hỏi luật sư, điều 44 có đề cập lý do kinh tế, vậy trường hợp công ty bị khó khăn tài chính do dịch Covid có phải lý do kinh tế và cũng cần thực hiện triển khai kế hoạch sử dụng lao động một cách minh bạch như điều 46 không ạ? Trong thời gian yêu cầu tôi nghỉ, công ty vẫn đăng tin tuyển 2 người cùng vị trí, cùng bộ phận và chức danh với tôi, và đã có người mới vào làm (dù chức danh, tên gọi khác). Việc Công ty lấy lý do dịch covid để chấm dứt HĐLĐ với tôi như vậy có đúng không? Tôi có thể dùng sự việc này để khiếu nại không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư ạ!
Dịch bệnh Covid 19 là sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng phải hội tụ 3 điều kiện Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015: - Một là, đó có phải là sự kiện khách quan (sự kiện khách quan tức là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên các bên tham gia trong Hợp đồng, có thể là sự kiện tự nhiên như: thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sóng thần…), chiến tranh hay cũng có thể do con người gây ra. - Hai là, không thể lường trước được và không thể khắc phục tức là những sự kiện xảy ra hoàn toàn độc lập không theo ý chí của các bên và các bên hoàn toàn không nghĩ nó có thể xảy ra. - Ba là, cũng liên quan đến điều kiện hai, bên bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép mà không thể khắc phục được. Do đó, cần phân tích xem dịch Covid 19 có hội tụ đủ 03 yếu tố nêu trên không để được coi là sự kiện bất khả kháng. - Điều kiện 1: Covid 19 là sự kiện khách quan, vì Covid 19 là dịch bệnh, là bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra, lây lan, phát tán trên rất nhiều quốc gia ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, và đã có tuyên bố từ các nhà chức trách qua các văn bản pháp lý sau: Ngày 29/01/2020, tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế Việt Nam đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rut Corona gây ra (có tên gọi là Covid-19) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 các bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra là dịch truyền nhiễm tại Việt Nam, thời điểm xẩy ra dịch là từ ngày 23/01/2020. Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu. Ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu thực hiện cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn 15 ngày từ 0 giờ ngày 01/4 đến hết ngày 15/4/2020. Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, thời gian xảy ra dịch là từ ngày 23/01/2020. - Điều kiện 2: không thể lường trước được và không thể khắc phục vì hiện tại cơ quan chức năng đưa ra lệnh không cho hoạt động, cách ly bao gồm các hoạt động lưu thông hàng hoá, người, dịch vụ giữa các vùng nhất định chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơ chịu ảnh hưởng của dịch được coi là đáp ứng quy định về điều kiện này. - Điều kiện 3: đây là điều kiện làm phát sinh tranh chấp pháp lý bởi các bên phải chứng minh được là không thể khắc phục được tình hình mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng của mình. => Vậy doanh nghiệp phải chứng minh bằng cách nào? Đây là gợi ý của luật sư Bùi Sơn để Doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng : Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng cần tiến hành các bước gì để đảm bảo quyền lợi của mình? - Thông báo với bên đối tác về những khó khăn trong thực hiện hợp đồng: Bên không thực hiện được phần nghĩa vụ theo hợp đồng cần nhanh chóng thông báo cho bên còn lại của Hợp đồng về ảnh hưởng của sự kiện được coi là bất khả kháng đối với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình để giảm bớt tối đa nhất những thiệt hại sẽ phát sinh. - Đàm phán lại hợp đồng: Đàm phán lại hợp đồng đối với phần nghĩa vụ có thể không thực hiện được do dịch Covid 19. Đây nên là phương án được ưu tiên đầu tiên trước khi tính đến yếu tố pháp lý. - Thu thập chứng cứ bổ sung cho điều kiện thứ 3 quan trọng và dễ gây tranh cãi “Là đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép”: Doanh nghiệp cần lưu lại các bằng chứng thể hiện được rằng doanh nghiệp đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể thực hiện được phần nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Hợp đồng. Việc lưu giữ bằng chứng này là hết sức quan trọng để xác định yếu tố “đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép nhưng không thể thực hiện được” của trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp khi soạn thảo Hợp đồng cần đưa điều khoản về “Bất khả kháng” vào để phòng ngừa rủi ro xảy ra.
Tôi xin hỏi về sự kiện bất khả kháng Covid-19 tới việc giảm tiền thuê nhà
Kính gửi Luật sư, Hiện tại chúng tôi đang gặp rắc rối về việc thỏa thuận miễn tiền thuê nhà: - Chúng tôi miễn tiền thuê nhà tháng 4 - Trung tâm thương mại chỉ giảm 20% Chủ đầu tư viện dẫn: 1. Căn cứ Điều 12, trường hợp Bất Khả Kháng tại Hợp đồng thuê đã ký giữa Viettel và Arya Consumer Đồng thời, Điều 351.2 Bộ luật Dân sự 2015 cũng chỉ quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự”. Điều 294.1 (b) Luật Thương mại 2005 cũng quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Các trách nhiệm được miễn khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng gồm các trách nhiệm sau: - Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297, 298 và 299 Luật Thương mại); - Phạt vi phạm (Điều 300 và 301 Luật Thương mại); - Bồi thường thiệt hại (Điều 303, 304 và 305 Luật Thương mại); - Trả lãi chậm thanh toán (Điều 306 Luật Thương mại); Với các quy định pháp luật nêu trên, trường hợp bất khả kháng thì Bên Thuê sẽ được miễn trừ các "trách nhiệm dân sự" mà không được miễn trừ "trách nhiệm thanh toán" trong Hợp Đồng. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. bao gồm: Tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, lãi chậm thanh toán và cả nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (ở đây là nghĩa vụ thuê mặt bằng và cho thuê mặt bằng). Thứ nhất: Chúng tôi thấy Luật thương mại không áp dụng cho sự kiện như họ nêu ( mà áp dụng trong giao dịch thương mại) Thứ hai: Chúng tôi bị thua lỗ : Tiền thuê + Chi phí cố định nhân sự khác, chúng tôi có căn cứ nào để buộc họ giảm nhiều hơn không ? Cảm ơn Trần Trọng Bách 0915170069
BTC tự ý hủy show ca nhạc có vi phạm hợp đồng với khán giả không?
Chuyện là sau một tuần cay cú vì tâm huyết cả tháng săn vé dự Indie Concert của mình, đến ngày diễn thì bị hủy show vì trúng ngày cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền. Đương nhiên việc hủy show vì mưa bão là điều ngoài ý muốn của tất cả. Nhưng vì cách hành xử của BTC thiếu chuyên nghiệp, và có nhiều hành vi vi phạm thỏa thuận dân sự với khách hàng, nên mình lên đây để trút bầu tâm sự, cũng như mong nhận được nhiều ý kiến thảo luận từ mọi người về trường hợp mình vừa trải qua. Đầu tiên là mình xin tóm tắt lại sự việc một chút. BTC Concert lần này phát hành vé trước cả tháng trời, mình săn dc vé để đi xem. Rất háo hức. Ngày tổ chức dự kiến là ngày 24/11/2018 (ngày thứ 7, cuối tuần). Đúng ngày cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền. Thời gian check in là 4h30 chiều, tuy nhiên đến 4h35 phút mình mới nhận được tin nhắn hủy show từ đơn vị phát hành vé. Và show sẽ được dời lại vào ngày thứ 6 tuần kế tiếp (ngày đi làm, và đi học, ngày mình không thể tham dự). 1. Vi phạm hợp đồng lần 1 Rồi mình xin bắt đầu trình bày. Liệu BTC hành xử như vậy có vi phạm "hợp đồng" đã ký với khách hàng hay không? Ở đây hợp đồng giữa BTC sự kiện và khách hàng là khán giả được xác lập thông qua việc quảng cáo, giới thiệu về sự kiện. Khán giả đồng ý mua vé, điều đó đồng nghĩa với việc BTC và khách hàng đã xác lập một giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì những sự kiện như mưa bão, thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần... thì được xem là sự kiện bất khả kháng. Và khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì các bên xem như được quyền miễn trừ trách nhiệm. Tuy nhiên ở trường hợp này có một điểm lưu ý. Cảnh báo thời tiết về việc có bão đổ bộ đã có trước đó 2 ngày. Có nghĩa là Ban tổ chức có thể dự liệu được việc có tiếp tục tổ chức show hay không hay phải dời đến một ngày khác. Tuy nhiên trưa ngày hôm đó, mình có nhắn đến BTC thông qua facebook, thì nhận được câu trả lời là "Nếu mưa bão thì mình quẩy trong mưa bão luôn nhé bạn". Điều đó có nghĩa là BTC đã lường trước được việc có bão đổ bộ và ảnh hưởng đến show diễn, tuy nhiên BTC vẫn quyết định show vẫn không bị hủy có nghĩa là BTC đã có phương án khắc phục. Như vậy, mưa bão ở đây còn có được xem là sự kiện bất khả kháng theo quy định của Bộ luật dân sự hay không? Căn cứ vào Khoản 1 Điều 156 của Bộ luật này thì theo mình là KHÔNG. Và khi được BTC trình bày, lý do của việc thông báo hủy show muộn là vì đến 4h UBND quận mới có công văn khẩn yêu cầu dừng đêm biểu diễn lại. Đến lúc này, thì BTC mới cuống cuồng hủy show và tìm cách liên lạc với các khán giả đã mua vé. Như vậy trong bối cảnh khách quan đã diễn ra, "Sự kiện bất khả kháng" không phải là cơn bão số 9, mà lại là cái Công văn của UBND quận. Mà Công văn của UBND Quận có phải là sự kiện bất khả kháng hay không thì câu trả lời đã rõ ràng ở Khoản 1 Điều 156 BLDS rồi. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Công văn yêu cầu dừng diễn được xem là "trở ngại khách quan". Về mặt bản chất, hợp đồng BTC đã ký với khán giả là hợp đồng song vụ. Nghĩa vụ thanh toán đã được khách hàng thực hiện trước khi được BTC giao vé. Nghĩa vụ của BTC la phải để show diễn đúng ra như dự kiến. Nhưng BTC đã tự ý hủy show, không hề hỏi ý kiên khách hàng, đơn phương hủy show mà không thông báo, không có ý kiến của khán giả, BTC đã vi phạm hợp đồng theo quy định của Khoản 1 Điều 410 BLDS 2015. 2. Vi phạm lần 2 Tiếp theo, sau khi thông báo hủy show thì BTC tự quyết định ngày dời show là thứ 6 của tuần kế tiếp. Mâu thuẫn bắt đầu phát sinh từ đây. Khi show diễn tổ chức vào ngày cuối tuần thì rất nhiều người sắp xếp được công việc, học tập để tham dự. Và việc dời lại vào ngày thứ 6, là ngày làm việc trong tuần dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh vì không phải ai cũng tham dự được vì ngoài kế hoạch đã sắp xếp từ trước. Hành vi của BTC có nhiều giả thiết mình có thể đặt ra mong nhận được ý kiến từ các bạn. Bởi việc hủy show lần trước đã thực hiện rồi. Việc tổ chức lại vào ngày thứ 6 tuần kế tiếp là hành vi xác lập lại một hợp đồng mới với khách hàng hay là hành vi "hoãn" thực hiện nghĩa vụ (dù việc hoãn này trái luật), chỗ này mình còn băn khoăn. Thứ nhất, nếu đây là hành vi xác lập lại một hợp đồng mới thì hợp đồng này có vô hiệu hay không khi mà nó chỉ được xác lập và thực hiện chỉ trên ý chí và mong muốn của BTC mà không hề có sự đồng ý của khách hàng. Thứ hai, đây là hành vi hoãn thực hiện nghĩa vụ thì cũng là một hành vi trái luật. Bởi trước đó, BTC đã tự ý không thực hiện nghĩa vụ của mình đúng hạn theo quy định về hợp đồng song vụ Dù trước đó, khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình rồi. Và khách hàng không có lỗi gì khiên BTC phải tiến đến việc hủy show. Và nếu được xem là việc hoãn thực hiện nghĩa vụ trái luật, thì mình hoàn toàn có quyền khởi kiện BTC với tư khách là khách hàng đã "ký" hợp đồng. Trên là sự việc có thật mình vừa trải qua. Là một case khá hay về giao dịch dân sự và sự kiện bất khả kháng trong giao dịch dân sự, hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận sôi nổi về vấn đề này từ các mem khác trogn diễn đàn.
Có tồn tại sự kiện bất khả kháng hay không?
Chị A thỏa thuận mua của B 10 tấn bắp cải đà lạt, yêu cầu B giao hàng tại TO, TPHCM với giá 2,8 triệu đồng/1 tấn, thời hạn giao là 10/01/2006. Để đảm bảo thực hiện hợp đồng nói trên, chị A đã đặt cọc cho B số tiền là 2,8 triệu đồng, có thành lập văn bản để ngày 05/01/2006 giao hàng. Anh B đã giao cho chị A đúng hẹn và đúng địa chỉ nhà của chị A nhưng không có ai ở nhà để nhận hàng hóa. Do anh B làm mất sđt của chị A nên không thể liên lạc với chị A để báo chị A có mặt để nhận hàng hóa. Vì thế, anh B đã gửi lô hàng vào kho chợ đầu mối Hiệp Bình theo đúng yêu cầu của hợp đồng , quay về Đà Lạt trong ngày và tìm thấy sđt của Chị A , anh B liên lạc với chị A và thông báo cho chị A về việc gửi hàng tại kho hiệp bình, yêu cầu chị A đến nhận. chị A cho biết chị bị bệnh, phải nằm viện đột xuất mấy ngày trước, nên không thể có mặt để nhận hàng tại lúc giao. Ngay khi nhận được thông báo của anh B, chị A xuất viện ngày hôm sau và đến kho hiệp bình để nhận hàng thì phát hiện lô hàng trên đã bị hư hỏng nặng nề. chị A đòi chủ kho hiệp bình và anh B liên đới bồi thường, anh B chẳng những không đồng ý mà còn tuyên bố không trả lại tiền cọc cho chị A, đòi chị A bồi thường thiệt hại cho anh. Chị A phản đối vì cho rằng mình không đến nhận được hàng là do nguyên nhân bất khả kháng chứ chị không có lỗi, bắp cải hư là do lỗi của anh B và chủ kho. Bởi vậy hai người phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chị. Dựa vào các quy định của pháp luật , hãy giải quyết các tranh chấp nêu trên.