Trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện lớn
Bán lẻ điện là hoạt động mà các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh để cung cấp điện đến người tiêu dùng cuối cùng, thông qua việc mua điện từ các nhà sản xuất điện, các nhà phân phối điện lưới và sau đó bán lại cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức khác nhau. 1. Quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm Căn cứ Điều 23 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm như sau: - Thỏa thuận với Khách hàng sử dụng điện lớn về mức chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với quy định của Bộ Công Thương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và đầy đủ hồ sơ kèm theo của Khách hàng sử dụng điện lớn. - Chấm dứt Hợp đồng mua bán điện đã ký với Khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua bán điện trực tiếp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thống nhất với Khách hàng sử dụng điện lớn về chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Trường hợp Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP có trách nhiệm: + Thống nhất ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Sửa đổi và ký kết hợp đồng mua bán điện với Khách hàng sử dụng điện lớn để đảm bảo các cam kết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Thống nhất chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ công tơ mua điện tổng của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền đến công tơ bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện lớn), chi phí phát sinh từ các hợp đồng kỳ hạn ký giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền. 2. Quy định về trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn Căn cứ Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn như sau: - Trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn mua bán điện với Tổng công ty Điện lực: + Đàm phán, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo; + Cung cấp thông tin về nguyên tắc phân bổ sản lượng điện thực phát của các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo cho Khách hàng sử dụng điện lớn trong từng chu kỳ giao dịch cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Tổng công ty Điện lực; + Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện, các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền cho Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm, Khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện đàm phán, thỏa thuận về việc: + Thống nhất sửa đổi và ký kết hợp đồng mua bán điện với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền để đảm bảo các cam kết theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Thống nhất chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ công tơ mua điện tổng của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền đến công tơ bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện lớn), chi phí phát sinh từ các hợp đồng kỳ hạn ký giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền. Trên đây là quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện lớn theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.
Luật Điện lực sửa đổi: tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực
Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đang được Bộ Công thương lấy ý kiến nhân dân nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Theo Bộ Công thương cho biết, để thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 203/NQ-CP. Đồng thời, sau gần 20 năm thi hành và qua 03 lần sửa đổi, bổ sung một số điều. Hiện nay, đã đến giai đoạn cần thiết để nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/2.-du-thao-2-luat-dl-sua-doi.doc Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/1.-dt_to-trinh-du-an-luat-dl-sua-doi-.docx Dự thảo Tờ trình Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/-bc-danh-gia-tac-dong-chinh-sach-luat-dien-luc.pdf Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/3.-bc-tong-ket-thuc-tien-thi-hanh-luat-dien-luc-sua-doi-.pdf Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực (Giai đoạn 2005-2023) (1) Bố cục của Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Cụ thể, Luật Điện lực (sửa đổi) có tất cả là 09 chương. Trong đó chia thành 94 điều và được sắp xếp, bố cục hợp lý, khoa học như sau: - Chương I của Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8). - Chương II. Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực bao gồm 14 điều (từ Điều 9 đến Điều 22). - Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm 05 điều (từ Điều 23 đến Điều 27). - Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 08 điều (từ Điều 28 đến Điều 35). - Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 24 điều (từ Điều 36 đến Điều 60). - Chương VI. Vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm 12 điều (từ Điều 61 đến Điều 72). - Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 16 điều (từ Điều 73 đến Điều 89). - Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 02 điều (từ Điều 90 đến Điều 91). - Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều (Điều 92, 93 và Điều 94). (2) Những hạn chế của Luật Điện lực hiện hành Theo Bộ Công Thương, thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cụ thể như sau: - Quy định chưa đáp ứng mục tiêu phát triển: + Chưa đáp ứng các chính sách đối với lĩnh vực năng lượng của Đảng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. + Hạn chế trong việc phân công, phân cấp, ảnh hưởng hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực. + Thiếu cơ sở pháp lý giải quyết vướng mắc trong quá trình thi hành. - Vướng mắc trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia: Trong quá trình tổng kết, rà soát Luật Điện lực 2004 cho thấy ở thời điểm hiện tại, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia có một số vướng mắc trong triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện, cụ thể như chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch ngành điện chưa cao. - Hạn chế về cơ chế, chính sách: Cụ thể, theo Bộ Công thương, cơ chế lẫn chính sách đối với ngành điện hiện còn thiếu tính đồng bộ. Từ đó, đã hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ở trung ương, địa phương trong thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực; vốn đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. - Những hạn chế khác: + Một số nội dung về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Điều 32 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Điện lực sửa đổi 2012 hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn và không đảm bảo được sự linh hoạt trong việc đánh giá điều kiện hoạt động điện lực để kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ quản lý nhà nước. + Vướng mắc liên quan đến giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo định hướng phát triển thị trường điện. Song song là những vướng mắc trong khâu quản lý và vận hành hệ thống điện; vấn đề liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, an toàn điện sau công tơ và an toàn đập, hồ chứa thủy điện. (3) Mục đích, giải pháp của Luật Điện lực (sửa đổi) Để có thể khắc phục những hạn chế, vướng mắc nêu trên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần đáp ứng được những yêu cầu như sau: - Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (NLTT) phù hợp với xu hướng và cam kết hội nhập quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác. Từ đó, góp phần giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Luật Điện lực (sửa đổi) phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn và lưới điện từ đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân. Kết hợp với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. - Nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cuối cùng, Luật Điện lực (sửa đổi) phải bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.
NÓNG triển khai tổng rà soát PCCC chung cư, nhà ở nhiều căn hộ trên cả nước
Ngày 15/9/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 825/CĐ-TTg năm 2023 Triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, quán triệt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC, hướng dẫn và thông tin, tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời không để xảy ra cháy, nổ, nhất là trong mùa hanh khô sắp tới Thủ tướng yêu cầu các đơn vị thực hiện như sau: Yêu cầu mỗi cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện PCCC Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác PCCC và CNCH, nhất là Chỉ thị 47-CT/TW năm 2015 và Kết luận 02- KL/TW năm 2021 của Ban Bí thư, Nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2023. Việc triển khai thực hiện phải cụ thể trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả đề xem xét trách nhiệm đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện không nghiêm túc; mỗi cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện các quy định về PCCC. Rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ - Chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra (hoàn thành việc tổng rà soát trước ngày 15/11/2023). - Sớm tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để đánh giá kết quả 08 tháng thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới và chỉ đạo các giải pháp cấp bách để tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế các vụ cháy xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân (hoàn thành trong tháng 9/2023). Bộ Xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn về PCCC đối với nhà ở nhiều căn hộ - Rà soát các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý các loại hình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao đê nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. - Xây dựng, bổ sung tiêu chuẩn về PCCC đối với các loại hình nhà ở này. Khẩn trương hoàn thành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD và tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ (hoàn thành trước ngày 30/9/2023). - Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ, khắc phục những tồn tại về PCCC đối với các loại hình trên. - Đồng thời ban hành tài liệu hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các công trình, cơ sở hiện hữu khác; chỉ đạo các đơn vị, địa phương hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các giải pháp để khắc phục những tồn tại, bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình sử dụng (hoàn thành trước ngày 30/10/2023). Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện Bộ Công Thương rà soát, khẩn trương ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy định về trách nhiệm quản lý điện (sau công tơ). Chỉ đạo ngành điện rà soát, phát hiện các công trình, cơ sở, hộ gia đình không bảo đảm an toàn trong sử dụng điện để hướng dẫn, khuyến cáo người dân bảo đảm an toàn PCCC; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện. Đẩy mạnh tuyên truyền kỹ năng PCCC và thoát nạn cho người dân khi có sự cố cháy, nổ Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn về công tác PCCC, đặc biệt là kỹ năng PCCC và thoát nạn cho người dân khi có sự cố cháy, nổ. Các cơ quan thông tin, truyền thông ở Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn, PCCC cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ, dễ thực hiện. - Bộ GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị liên quan và các cơ sở giáo dục thực hiện ngay việc tổ chức giảng dạy các kỹ năng về PCCC và thoát nạn cho học sinh, sinh viên. - Bộ TT&TT chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời với các sự cố cháy, nổ; chỉ đạo các nhà mạng gửi tin nhắn đến các thuê bao di động để tuyên truyền, khuyến cáo về biện pháp PCCC và các kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ. - Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các phương tiện nghe, nhìn khác dành thời lượng các khung giờ có nhiều người theo dõi (ưu tiên khung giờ từ 06 giờ đến 07 giờ và từ 19 giờ đến 21 giờ hằng ngày trên kênh VTV1, VTV3, vov...) để tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn, đặc biệt tại các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở tập trung đông người. Thanh tra, xử lý việc cấp phép xây dựng và xây dựng trái phép Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tích cực chung tay tuyên truyền, vận động người dân tăng cường bảo đảm an toàn PCCC, trước hết là trong các hội viên, thành viên và gia đình. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Chấn chỉnh hoạt động quản lý xây dựng, nhất là việc cấp phép, thanh tra, kiểm tra, chấp hành pháp luật xây dựng; gắn trách nhiệm cụ thể tới từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cấp phép, quản lý trật tự xây dựng; xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép. - Chỉ đạo tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ, có giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo chấn chỉnh việc quản lý nhà nước về PCCC, nhất là tại cấp huyện, cấp xã, kiểm điểm xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm. - Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC, hỗ trợ việc mua sắm trang thiết bị phục vụ PCCC và CNCH đáp ứng tình hình thực tế tại địa phương. Nghiêm túc kiểm điểm tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Công điện. Nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Khen thưởng, biểu dương những nơi làm tốt về công tác PCCC Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Công điện tại các bộ, ngành, địa phương. Đề xuất biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt, phê bình, kiểm điểm và thông báo công khai những nơi chưa làm tốt, xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong triển khai thực hiện dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Định kỳ hằng tháng tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xem thêm Công điện 825/CĐ-TTg năm 2023 ban hành ngày 15/9/2023.
Trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện lớn
Bán lẻ điện là hoạt động mà các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh để cung cấp điện đến người tiêu dùng cuối cùng, thông qua việc mua điện từ các nhà sản xuất điện, các nhà phân phối điện lưới và sau đó bán lại cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức khác nhau. 1. Quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm Căn cứ Điều 23 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm như sau: - Thỏa thuận với Khách hàng sử dụng điện lớn về mức chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với quy định của Bộ Công Thương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và đầy đủ hồ sơ kèm theo của Khách hàng sử dụng điện lớn. - Chấm dứt Hợp đồng mua bán điện đã ký với Khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua bán điện trực tiếp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thống nhất với Khách hàng sử dụng điện lớn về chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Trường hợp Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP có trách nhiệm: + Thống nhất ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Sửa đổi và ký kết hợp đồng mua bán điện với Khách hàng sử dụng điện lớn để đảm bảo các cam kết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Thống nhất chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ công tơ mua điện tổng của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền đến công tơ bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện lớn), chi phí phát sinh từ các hợp đồng kỳ hạn ký giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền. 2. Quy định về trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn Căn cứ Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn như sau: - Trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn mua bán điện với Tổng công ty Điện lực: + Đàm phán, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo; + Cung cấp thông tin về nguyên tắc phân bổ sản lượng điện thực phát của các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo cho Khách hàng sử dụng điện lớn trong từng chu kỳ giao dịch cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Tổng công ty Điện lực; + Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện, các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền cho Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm, Khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện đàm phán, thỏa thuận về việc: + Thống nhất sửa đổi và ký kết hợp đồng mua bán điện với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền để đảm bảo các cam kết theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Thống nhất chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ công tơ mua điện tổng của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền đến công tơ bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện lớn), chi phí phát sinh từ các hợp đồng kỳ hạn ký giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền. Trên đây là quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện lớn theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.
Luật Điện lực sửa đổi: tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực
Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đang được Bộ Công thương lấy ý kiến nhân dân nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Theo Bộ Công thương cho biết, để thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 203/NQ-CP. Đồng thời, sau gần 20 năm thi hành và qua 03 lần sửa đổi, bổ sung một số điều. Hiện nay, đã đến giai đoạn cần thiết để nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/2.-du-thao-2-luat-dl-sua-doi.doc Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/1.-dt_to-trinh-du-an-luat-dl-sua-doi-.docx Dự thảo Tờ trình Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/-bc-danh-gia-tac-dong-chinh-sach-luat-dien-luc.pdf Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/3.-bc-tong-ket-thuc-tien-thi-hanh-luat-dien-luc-sua-doi-.pdf Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực (Giai đoạn 2005-2023) (1) Bố cục của Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Cụ thể, Luật Điện lực (sửa đổi) có tất cả là 09 chương. Trong đó chia thành 94 điều và được sắp xếp, bố cục hợp lý, khoa học như sau: - Chương I của Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8). - Chương II. Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực bao gồm 14 điều (từ Điều 9 đến Điều 22). - Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm 05 điều (từ Điều 23 đến Điều 27). - Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 08 điều (từ Điều 28 đến Điều 35). - Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 24 điều (từ Điều 36 đến Điều 60). - Chương VI. Vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm 12 điều (từ Điều 61 đến Điều 72). - Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 16 điều (từ Điều 73 đến Điều 89). - Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 02 điều (từ Điều 90 đến Điều 91). - Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều (Điều 92, 93 và Điều 94). (2) Những hạn chế của Luật Điện lực hiện hành Theo Bộ Công Thương, thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cụ thể như sau: - Quy định chưa đáp ứng mục tiêu phát triển: + Chưa đáp ứng các chính sách đối với lĩnh vực năng lượng của Đảng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. + Hạn chế trong việc phân công, phân cấp, ảnh hưởng hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực. + Thiếu cơ sở pháp lý giải quyết vướng mắc trong quá trình thi hành. - Vướng mắc trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia: Trong quá trình tổng kết, rà soát Luật Điện lực 2004 cho thấy ở thời điểm hiện tại, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia có một số vướng mắc trong triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện, cụ thể như chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch ngành điện chưa cao. - Hạn chế về cơ chế, chính sách: Cụ thể, theo Bộ Công thương, cơ chế lẫn chính sách đối với ngành điện hiện còn thiếu tính đồng bộ. Từ đó, đã hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ở trung ương, địa phương trong thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực; vốn đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. - Những hạn chế khác: + Một số nội dung về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Điều 32 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Điện lực sửa đổi 2012 hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn và không đảm bảo được sự linh hoạt trong việc đánh giá điều kiện hoạt động điện lực để kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ quản lý nhà nước. + Vướng mắc liên quan đến giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo định hướng phát triển thị trường điện. Song song là những vướng mắc trong khâu quản lý và vận hành hệ thống điện; vấn đề liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, an toàn điện sau công tơ và an toàn đập, hồ chứa thủy điện. (3) Mục đích, giải pháp của Luật Điện lực (sửa đổi) Để có thể khắc phục những hạn chế, vướng mắc nêu trên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần đáp ứng được những yêu cầu như sau: - Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (NLTT) phù hợp với xu hướng và cam kết hội nhập quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác. Từ đó, góp phần giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Luật Điện lực (sửa đổi) phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn và lưới điện từ đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân. Kết hợp với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. - Nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cuối cùng, Luật Điện lực (sửa đổi) phải bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.
NÓNG triển khai tổng rà soát PCCC chung cư, nhà ở nhiều căn hộ trên cả nước
Ngày 15/9/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 825/CĐ-TTg năm 2023 Triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, quán triệt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC, hướng dẫn và thông tin, tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời không để xảy ra cháy, nổ, nhất là trong mùa hanh khô sắp tới Thủ tướng yêu cầu các đơn vị thực hiện như sau: Yêu cầu mỗi cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện PCCC Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác PCCC và CNCH, nhất là Chỉ thị 47-CT/TW năm 2015 và Kết luận 02- KL/TW năm 2021 của Ban Bí thư, Nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2023. Việc triển khai thực hiện phải cụ thể trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả đề xem xét trách nhiệm đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện không nghiêm túc; mỗi cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện các quy định về PCCC. Rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ - Chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra (hoàn thành việc tổng rà soát trước ngày 15/11/2023). - Sớm tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để đánh giá kết quả 08 tháng thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới và chỉ đạo các giải pháp cấp bách để tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế các vụ cháy xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân (hoàn thành trong tháng 9/2023). Bộ Xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn về PCCC đối với nhà ở nhiều căn hộ - Rà soát các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý các loại hình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao đê nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. - Xây dựng, bổ sung tiêu chuẩn về PCCC đối với các loại hình nhà ở này. Khẩn trương hoàn thành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD và tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ (hoàn thành trước ngày 30/9/2023). - Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ, khắc phục những tồn tại về PCCC đối với các loại hình trên. - Đồng thời ban hành tài liệu hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các công trình, cơ sở hiện hữu khác; chỉ đạo các đơn vị, địa phương hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các giải pháp để khắc phục những tồn tại, bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình sử dụng (hoàn thành trước ngày 30/10/2023). Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện Bộ Công Thương rà soát, khẩn trương ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy định về trách nhiệm quản lý điện (sau công tơ). Chỉ đạo ngành điện rà soát, phát hiện các công trình, cơ sở, hộ gia đình không bảo đảm an toàn trong sử dụng điện để hướng dẫn, khuyến cáo người dân bảo đảm an toàn PCCC; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện. Đẩy mạnh tuyên truyền kỹ năng PCCC và thoát nạn cho người dân khi có sự cố cháy, nổ Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn về công tác PCCC, đặc biệt là kỹ năng PCCC và thoát nạn cho người dân khi có sự cố cháy, nổ. Các cơ quan thông tin, truyền thông ở Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn, PCCC cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ, dễ thực hiện. - Bộ GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị liên quan và các cơ sở giáo dục thực hiện ngay việc tổ chức giảng dạy các kỹ năng về PCCC và thoát nạn cho học sinh, sinh viên. - Bộ TT&TT chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời với các sự cố cháy, nổ; chỉ đạo các nhà mạng gửi tin nhắn đến các thuê bao di động để tuyên truyền, khuyến cáo về biện pháp PCCC và các kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ. - Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các phương tiện nghe, nhìn khác dành thời lượng các khung giờ có nhiều người theo dõi (ưu tiên khung giờ từ 06 giờ đến 07 giờ và từ 19 giờ đến 21 giờ hằng ngày trên kênh VTV1, VTV3, vov...) để tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn, đặc biệt tại các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở tập trung đông người. Thanh tra, xử lý việc cấp phép xây dựng và xây dựng trái phép Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tích cực chung tay tuyên truyền, vận động người dân tăng cường bảo đảm an toàn PCCC, trước hết là trong các hội viên, thành viên và gia đình. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Chấn chỉnh hoạt động quản lý xây dựng, nhất là việc cấp phép, thanh tra, kiểm tra, chấp hành pháp luật xây dựng; gắn trách nhiệm cụ thể tới từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cấp phép, quản lý trật tự xây dựng; xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép. - Chỉ đạo tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ, có giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo chấn chỉnh việc quản lý nhà nước về PCCC, nhất là tại cấp huyện, cấp xã, kiểm điểm xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm. - Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC, hỗ trợ việc mua sắm trang thiết bị phục vụ PCCC và CNCH đáp ứng tình hình thực tế tại địa phương. Nghiêm túc kiểm điểm tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Công điện. Nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Khen thưởng, biểu dương những nơi làm tốt về công tác PCCC Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Công điện tại các bộ, ngành, địa phương. Đề xuất biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt, phê bình, kiểm điểm và thông báo công khai những nơi chưa làm tốt, xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong triển khai thực hiện dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Định kỳ hằng tháng tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xem thêm Công điện 825/CĐ-TTg năm 2023 ban hành ngày 15/9/2023.