05 hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?
Hiện nay, nhiều người dân lên tiếng về việc khi đến ngân hàng vay vốn làm thủ tục vay thì các cán bộ tín dụng của ngân hàng hay “gợi ý” để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi hơn hay thậm chí mua gói bảo hiểm nhân thọ thì mới phê duyệt giải ngân hồ sơ. Bức xúc về vấn đề trên do không am hiểu nhiều về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nhiều người dân phải chịu thiệt thòi. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. (1) Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm? 05 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được căn cứ tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bao gồm: - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động. - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép. - Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm: + Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; + Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; + Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; + Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm. - Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm. Xem bài viết liên quan: Cách xử lý khi khách hàng bị bắt ép mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng (2) Quy định về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng Căn cứ theo Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định: - Tổ chức, cá nhân được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng bao gồm: + Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; + Đại lý bảo hiểm; + Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. - Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng thực hiện các quy định sau đây: + Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được chủ động lựa chọn các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; + Đại lý bảo hiểm chỉ được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng trong phạm vi hợp đồng đại lý bảo hiểm; + Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải chịu trách nhiệm với bên mua bảo hiểm nếu hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; + Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm trên môi trường mạng có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin theo quy định tại Điều 22 của Luật này. (3) Xử phạt hành chính hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm Nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ngăn chặn doanh nghiệp, chi nhánh có hành vi ép buộc người khác mua bảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP) như sau: Phạt tiền 80 triệu - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: - Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. - Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính. - Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn đình chỉ hoạt động từ 02 tháng - 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm. Lưu ý: Cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½ tổ chức. Như vậy, tổ chức ngân hàng khi thực hiện môi giới hoặc liên kết kinh doanh bảo hiểm thì chỉ được khuyến khích khách hàng tham gia trên tinh thần tự nguyên. Nghiêm cấm ngân hàng có hành vi lợi dụng chức vụ mà làm khó người dân đến giao dịch để ép mua bảo hiểm, hành vi này có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 02 - 03 tháng. Xem bài viết liên quan: Cách xử lý khi khách hàng bị bắt ép mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng
Quy định pháp luật về tính pháp lý của Sản phẩm bảo hiểm vi mô
Theo đó, quy định pháp luật về tính pháp lý của Sản phẩm bảo hiểm vi mô là nội dung tại Nghị định 21/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 05/5/2023 quy định về bảo hiểm vi mô. Bảo hiểm vi mô là gì? Theo khoản 22 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bảo hiểm vi mô là bảo hiểm hướng tới các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Quy định pháp luật về tính pháp lý của Sản phẩm bảo hiểm vi mô như sau: (1) Sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai - Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cần đáp ứng quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022; Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Nghị định này. - Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm. - Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp: + Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống; + Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm. - Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được cung cấp: + Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống; + Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm. - Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. (2) Sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được triển khai các sản phẩm bảo hiểm vi mô có thời hạn từ 01 năm trở xuống nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc một số quyền lợi cụ thể như sau: - Quyền lợi chăm sóc sức khỏe: hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nằm viện, phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm nằm viện hoặc phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm. - Quyền lợi bảo hiểm tai nạn: chi trả số tiền bảo hiểm tương ứng với tỷ lệ thương tật do tai nạn của người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. - Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm. - Quyền lợi trợ cấp mai táng: chi trả thêm một khoản hỗ trợ mai táng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả. - Quyền lợi bảo hiểm tài sản: chi trả bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm. Nghị định 21/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/5/2023.
05 hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?
Hiện nay, nhiều người dân lên tiếng về việc khi đến ngân hàng vay vốn làm thủ tục vay thì các cán bộ tín dụng của ngân hàng hay “gợi ý” để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi hơn hay thậm chí mua gói bảo hiểm nhân thọ thì mới phê duyệt giải ngân hồ sơ. Bức xúc về vấn đề trên do không am hiểu nhiều về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nhiều người dân phải chịu thiệt thòi. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. (1) Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm? 05 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được căn cứ tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bao gồm: - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động. - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép. - Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm: + Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; + Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; + Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; + Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm. - Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm. Xem bài viết liên quan: Cách xử lý khi khách hàng bị bắt ép mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng (2) Quy định về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng Căn cứ theo Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định: - Tổ chức, cá nhân được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng bao gồm: + Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; + Đại lý bảo hiểm; + Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. - Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng thực hiện các quy định sau đây: + Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được chủ động lựa chọn các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; + Đại lý bảo hiểm chỉ được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng trong phạm vi hợp đồng đại lý bảo hiểm; + Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải chịu trách nhiệm với bên mua bảo hiểm nếu hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; + Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm trên môi trường mạng có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin theo quy định tại Điều 22 của Luật này. (3) Xử phạt hành chính hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm Nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ngăn chặn doanh nghiệp, chi nhánh có hành vi ép buộc người khác mua bảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP) như sau: Phạt tiền 80 triệu - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: - Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. - Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính. - Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn đình chỉ hoạt động từ 02 tháng - 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm. Lưu ý: Cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½ tổ chức. Như vậy, tổ chức ngân hàng khi thực hiện môi giới hoặc liên kết kinh doanh bảo hiểm thì chỉ được khuyến khích khách hàng tham gia trên tinh thần tự nguyên. Nghiêm cấm ngân hàng có hành vi lợi dụng chức vụ mà làm khó người dân đến giao dịch để ép mua bảo hiểm, hành vi này có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 02 - 03 tháng. Xem bài viết liên quan: Cách xử lý khi khách hàng bị bắt ép mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng
Quy định pháp luật về tính pháp lý của Sản phẩm bảo hiểm vi mô
Theo đó, quy định pháp luật về tính pháp lý của Sản phẩm bảo hiểm vi mô là nội dung tại Nghị định 21/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 05/5/2023 quy định về bảo hiểm vi mô. Bảo hiểm vi mô là gì? Theo khoản 22 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bảo hiểm vi mô là bảo hiểm hướng tới các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Quy định pháp luật về tính pháp lý của Sản phẩm bảo hiểm vi mô như sau: (1) Sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai - Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cần đáp ứng quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022; Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Nghị định này. - Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm. - Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp: + Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống; + Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm. - Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được cung cấp: + Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống; + Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm. - Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. (2) Sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được triển khai các sản phẩm bảo hiểm vi mô có thời hạn từ 01 năm trở xuống nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc một số quyền lợi cụ thể như sau: - Quyền lợi chăm sóc sức khỏe: hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nằm viện, phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm nằm viện hoặc phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm. - Quyền lợi bảo hiểm tai nạn: chi trả số tiền bảo hiểm tương ứng với tỷ lệ thương tật do tai nạn của người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. - Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm. - Quyền lợi trợ cấp mai táng: chi trả thêm một khoản hỗ trợ mai táng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả. - Quyền lợi bảo hiểm tài sản: chi trả bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm. Nghị định 21/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/5/2023.