Cho phép quảng cáo so sánh tại Việt Nam?
Quảng cáo so sánh đã xuất hiện ở Mỹ và Tây âu từ lâu, tại Việt Nam, quảng cáo so sánh được đề cập đến trong Luật Thương mại , Luật Quảng cáo, Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, các văn bản luật đều không định nghĩa quảng cáo so sánh. Từ những quy định về khái niệm quảng cáo so sánh của một số quốc gia trên thế giới, có thể hiểu quảng cáo so sánh là “Quảng cáo so sánh là quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng hay phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định”. Quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo so sánh Theo Luật Thương mại 2005, các quảng cáo thương mại bị cấm bao gồm quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác. Bên cạnh đó, Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại 2005, cho phép trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật, tức là cho phép so sánh trực tiếp với hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xúc tiến thương mại, ở đây là hoạt động trưng bày. Tại Luật Quảng cáo 2012, so sánh là một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác”. Theo đó, pháp luật cấm những so sánh trực tiếp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, còn có các hình thức so sánh gián tiếp khác, khiến người tiếp cận có thể liên tưởng đến các nhãn hàng khác thì hoàn toàn hợp pháp Từ các quy định trên, có thể nhận định, pháp luật Việt Nam cấm so sánh trực tiếp trong hoạt động quảng cáo. Bản chất của hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp được biểu hiện thông qua việc cố ý đưa vào các sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp mình các thông tin mang tính chất so sánh trực tiếp giữa hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác theo hướng có lợi cho doanh nghiệp mình. lời nói, chữ viết hoặc các yếu tố khác cấu thành nội dung quảng cáo (như hình ảnh, âm thanh…), khiến người tiếp nhận quảng cáo liên hệ được ngay với hàng hóa, dịch vụ và đối thủ cạnh tranh. Việt Nam là một trong số ít quốc gia cấm quảng cáo so sánh, vì xét về vai trò, quảng cáo so sánh là một trong những phương thức thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các hàng hóa,dịch vụ cùng loại với nhau của các thương nhân để từ đó tạo nên sự phát triển trong cả nền kinh tế, dịch vụ hàng hoá. Tiếp thu sự tiến bộ của pháp luật quốc tế, Luật Cạnh tranh 2018 đã có sự điều chỉnh mở rộng công nhận tính hợp pháp của quảng cáo so sánh so với các văn bản luật khác. Tại Luật Cạnh tranh 2018, quảng cáo so sánh là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể cấm “So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung”. Có thể thấy so với các văn bản luật trước, pháp luật cạnh tranh không cấm hình thức so sánh nếu chứng minh được nội dung so sánh là đúng, có căn cứ. Tuy nhiên, việc chứng minh này mang tính chất chủ quan của doanh nghiệp nên khả năng xác minh tính chính xác ít nhiều cũng có khó khăn. Như vậy, ta có thể thấy hiện nay hành vi quảng cáo so sánh ở Việt Nam được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản của pháp luật. Tuy nhiên, các quy định lại không mang tính thống nhất. Việc áp dụng luật chuyên ngành để điều chỉnh phụ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền, điều này có thể gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp pháp lý.
So sánh hiệu lực Hiến pháp Việt Nam - các quốc gia Đông Nam Á
Trong các nền dân chủ hiện đại, Hiến pháp giữ vị trí tối thượng về giá trị pháp lý trong hệ thống pháp luật và được xem là bản “khế ước xã hội” quan trọng giữa nhân dân và nhà nước, thỏa thuận về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của một quốc gia. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã có hiệu lực trên thực tế và được xây dựng từ việc sửa đổi, bổ sung từ Hiến pháp năm 1992 cũng như kế thừa và phát huy từ tinh thần, tư tưởng của bản Hiến pháp năm 1946 do chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số luật gia khác biên soạn. Trên cơ sở tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, sau đây là bản so sánh tính hiệu lực của Hiến pháp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam. Hiến pháp có hiệu lực cao nhất Sự tuân thủ tuyệt đối của tổ chức, cá nhân VBPL vi hiến đều phải bãi bỏ Quy định Singaprore X X X Điều 4 Hiến pháp Cộng hòa Singapore Malaysia X X X Điều 4.1 Hiến pháp Liên bang Malaysia Thái Lan X X X Điều 6 Hiến pháp Vương quốc Thái Lan Indonesia X Điều 24C, Hiến pháp Cộng hòa Indonesia năm 1945, được sửa đổi, bổ sung lần gần nhất năm 2002. Philippines X Điều 8, Hiến Pháp Cộng hòa Philippines năm 1987. Lào X X Điều 96. Hiến pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1991, sửa đổi , bổ sung năm 2003 Myanmar X X Điều 449. Hiến pháp Liên bang Myanmar năm 2008 Campuchia X X Điều 150, Hiến Pháp Campuchia Brunei X Điều 84, Hiến pháp Vương quốc Brunei năm 1959, sửa đổi, bổ sung lần gần nhất năm 2004 Việt Nam X X X Điều 119, Hiến pháp 2013 Nhận xét: từ những tiêu chí trên và quy định cụ thể của từng nước, có thể chia các nước thành 03 nhóm: - Nhóm 1 - quy định rõ ràng: Hiến pháp Singaprore, Malaysia, Thái Lan; - Nhóm 2 - không quy định trực tiếp, hiểu gián tiếp từ một số quy định: Indonesia và Philippines - Nhóm 3 - ghi nhận không rõ ràng: Các nước còn lại. Việt Nam có thể được xét vào nhóm 1 hoặc nhóm 2. Mặc dù Hiến pháp Việt Nam có thể được xem là đã đáp ứng 03 tiêu chí về hiệu lực; tuy nhiên, hiện nay, chúng ta vẫn chưa có cơ chế bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp. Cơ chế bảo Hiến sẽ hoạt động như thế nào? Ai có thẩm quyền hủy bỏ các văn bản vi Hiến? Đều là những câu hỏi được đặt ra từ lâu nhưng chưa thật sự được giải quyết. @Nguồn: Bàn về quy định tính hiệu lực của Hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn đối chiếu với Hiến pháp một số quốc gia Đông Nam Á, ThS. Trần Thị Diệu Hương, Đại học Luật - Đại học Huế
Luật cấm, Nghị định chưa phạt, xử lý thế nào?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 158/2013/NĐ-CP, theo đó phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi: Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định. Vì Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014 nên nhiều người nhầm tưởng tới ngày 1/1/2014 mới cấm hành vi quảng cáo vi phạm nêu trên. Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định; Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2013 hành vi nêu trên đã bị Luật Quảng cáo 2012 nghiêm cấm. Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo 11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Như vậy, xuất hiện tình trạng Luật đã cấm nhưng Nghị định chưa phạt. Xử lý thế nào? * Xét về lý luận: Tuy Luật đã cấm nhưng chưa có chế tài thì không thể xử phạt, bởi vậy phải đợi đến ngày Nghị định 158 có hiệu lực thì mới được áp dụng. * Xét về thực tiễn: Hành vi Quảng cáo như trên bị cấm kể từ ngày 1/1/2013 (Ngày Luật Quảng cáo 2012 có hiệu lực) thì người dân không được làm, mọi hành vi vi phạm đều bị ngăn chặn. Đôi điều chia sẻ, rất mong nhận được sự góp ý từ thành viên!
Cho phép quảng cáo so sánh tại Việt Nam?
Quảng cáo so sánh đã xuất hiện ở Mỹ và Tây âu từ lâu, tại Việt Nam, quảng cáo so sánh được đề cập đến trong Luật Thương mại , Luật Quảng cáo, Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, các văn bản luật đều không định nghĩa quảng cáo so sánh. Từ những quy định về khái niệm quảng cáo so sánh của một số quốc gia trên thế giới, có thể hiểu quảng cáo so sánh là “Quảng cáo so sánh là quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng hay phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định”. Quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo so sánh Theo Luật Thương mại 2005, các quảng cáo thương mại bị cấm bao gồm quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác. Bên cạnh đó, Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại 2005, cho phép trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật, tức là cho phép so sánh trực tiếp với hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xúc tiến thương mại, ở đây là hoạt động trưng bày. Tại Luật Quảng cáo 2012, so sánh là một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác”. Theo đó, pháp luật cấm những so sánh trực tiếp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, còn có các hình thức so sánh gián tiếp khác, khiến người tiếp cận có thể liên tưởng đến các nhãn hàng khác thì hoàn toàn hợp pháp Từ các quy định trên, có thể nhận định, pháp luật Việt Nam cấm so sánh trực tiếp trong hoạt động quảng cáo. Bản chất của hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp được biểu hiện thông qua việc cố ý đưa vào các sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp mình các thông tin mang tính chất so sánh trực tiếp giữa hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác theo hướng có lợi cho doanh nghiệp mình. lời nói, chữ viết hoặc các yếu tố khác cấu thành nội dung quảng cáo (như hình ảnh, âm thanh…), khiến người tiếp nhận quảng cáo liên hệ được ngay với hàng hóa, dịch vụ và đối thủ cạnh tranh. Việt Nam là một trong số ít quốc gia cấm quảng cáo so sánh, vì xét về vai trò, quảng cáo so sánh là một trong những phương thức thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các hàng hóa,dịch vụ cùng loại với nhau của các thương nhân để từ đó tạo nên sự phát triển trong cả nền kinh tế, dịch vụ hàng hoá. Tiếp thu sự tiến bộ của pháp luật quốc tế, Luật Cạnh tranh 2018 đã có sự điều chỉnh mở rộng công nhận tính hợp pháp của quảng cáo so sánh so với các văn bản luật khác. Tại Luật Cạnh tranh 2018, quảng cáo so sánh là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể cấm “So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung”. Có thể thấy so với các văn bản luật trước, pháp luật cạnh tranh không cấm hình thức so sánh nếu chứng minh được nội dung so sánh là đúng, có căn cứ. Tuy nhiên, việc chứng minh này mang tính chất chủ quan của doanh nghiệp nên khả năng xác minh tính chính xác ít nhiều cũng có khó khăn. Như vậy, ta có thể thấy hiện nay hành vi quảng cáo so sánh ở Việt Nam được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản của pháp luật. Tuy nhiên, các quy định lại không mang tính thống nhất. Việc áp dụng luật chuyên ngành để điều chỉnh phụ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền, điều này có thể gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp pháp lý.
So sánh hiệu lực Hiến pháp Việt Nam - các quốc gia Đông Nam Á
Trong các nền dân chủ hiện đại, Hiến pháp giữ vị trí tối thượng về giá trị pháp lý trong hệ thống pháp luật và được xem là bản “khế ước xã hội” quan trọng giữa nhân dân và nhà nước, thỏa thuận về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của một quốc gia. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã có hiệu lực trên thực tế và được xây dựng từ việc sửa đổi, bổ sung từ Hiến pháp năm 1992 cũng như kế thừa và phát huy từ tinh thần, tư tưởng của bản Hiến pháp năm 1946 do chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số luật gia khác biên soạn. Trên cơ sở tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, sau đây là bản so sánh tính hiệu lực của Hiến pháp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam. Hiến pháp có hiệu lực cao nhất Sự tuân thủ tuyệt đối của tổ chức, cá nhân VBPL vi hiến đều phải bãi bỏ Quy định Singaprore X X X Điều 4 Hiến pháp Cộng hòa Singapore Malaysia X X X Điều 4.1 Hiến pháp Liên bang Malaysia Thái Lan X X X Điều 6 Hiến pháp Vương quốc Thái Lan Indonesia X Điều 24C, Hiến pháp Cộng hòa Indonesia năm 1945, được sửa đổi, bổ sung lần gần nhất năm 2002. Philippines X Điều 8, Hiến Pháp Cộng hòa Philippines năm 1987. Lào X X Điều 96. Hiến pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1991, sửa đổi , bổ sung năm 2003 Myanmar X X Điều 449. Hiến pháp Liên bang Myanmar năm 2008 Campuchia X X Điều 150, Hiến Pháp Campuchia Brunei X Điều 84, Hiến pháp Vương quốc Brunei năm 1959, sửa đổi, bổ sung lần gần nhất năm 2004 Việt Nam X X X Điều 119, Hiến pháp 2013 Nhận xét: từ những tiêu chí trên và quy định cụ thể của từng nước, có thể chia các nước thành 03 nhóm: - Nhóm 1 - quy định rõ ràng: Hiến pháp Singaprore, Malaysia, Thái Lan; - Nhóm 2 - không quy định trực tiếp, hiểu gián tiếp từ một số quy định: Indonesia và Philippines - Nhóm 3 - ghi nhận không rõ ràng: Các nước còn lại. Việt Nam có thể được xét vào nhóm 1 hoặc nhóm 2. Mặc dù Hiến pháp Việt Nam có thể được xem là đã đáp ứng 03 tiêu chí về hiệu lực; tuy nhiên, hiện nay, chúng ta vẫn chưa có cơ chế bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp. Cơ chế bảo Hiến sẽ hoạt động như thế nào? Ai có thẩm quyền hủy bỏ các văn bản vi Hiến? Đều là những câu hỏi được đặt ra từ lâu nhưng chưa thật sự được giải quyết. @Nguồn: Bàn về quy định tính hiệu lực của Hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn đối chiếu với Hiến pháp một số quốc gia Đông Nam Á, ThS. Trần Thị Diệu Hương, Đại học Luật - Đại học Huế
Luật cấm, Nghị định chưa phạt, xử lý thế nào?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 158/2013/NĐ-CP, theo đó phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi: Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định. Vì Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014 nên nhiều người nhầm tưởng tới ngày 1/1/2014 mới cấm hành vi quảng cáo vi phạm nêu trên. Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định; Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2013 hành vi nêu trên đã bị Luật Quảng cáo 2012 nghiêm cấm. Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo 11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Như vậy, xuất hiện tình trạng Luật đã cấm nhưng Nghị định chưa phạt. Xử lý thế nào? * Xét về lý luận: Tuy Luật đã cấm nhưng chưa có chế tài thì không thể xử phạt, bởi vậy phải đợi đến ngày Nghị định 158 có hiệu lực thì mới được áp dụng. * Xét về thực tiễn: Hành vi Quảng cáo như trên bị cấm kể từ ngày 1/1/2013 (Ngày Luật Quảng cáo 2012 có hiệu lực) thì người dân không được làm, mọi hành vi vi phạm đều bị ngăn chặn. Đôi điều chia sẻ, rất mong nhận được sự góp ý từ thành viên!