Hai vợ chồng cùng là đảng viên sinh con thứ tư có bị kỷ luật không và hình thức kỷ luật thế nào?
Sinh con thứ tư theo quy định là hành vi vi phạm chính sách dân số và đã là hành vi vi phạm thì sẽ có chế tài để xử lý. Vậy trường hợp vi phạm quy định chính sách dân số sẽ có những hình thức xử lý thế nào? Xử lý kỷ luật về Đảng Căn cứ quy định tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW 2022 đề cập đảng viên khi vi phạm chính sách dân số - sinh con thứ tư thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách. Việc vợ và chồng cùng là Đảng viên thì mỗi người đều bị xem xét kỷ luật riêng chứ không phải chỉ 1 người bị kỷ luật. Đồng thời cũng lưu ý tham khảo thêm Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW 2018 về các trường hợp Đảng viên sinh con thứ tư nhưng không bị xử lý kỷ luật. Xử lý kỷ luật sinh con thứ tư về phía công chức, viên chức Đối với công chức: Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đề cập áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức khi có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Đối với viên chức: Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đề cập áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. Về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức + Đối với công chức: Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có đề cập: - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. + Đối với viên chức: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có đề cập: - Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. - Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. Về chế độ nâng bậc lương thường xuyên Theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 2/VBHN-BNV 2022 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành có nêu: Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên: áp dụng kéo dài 6 tháng đối với trường hợp cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo. Như vậy, viên chức, công chức sinh con thứ tư còn bị kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng.
Đảng viên sinh con thứ 3 chưa xử lý kỷ luật nhưng lại sinh con thứ 4 thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định: - Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: + Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. + Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định. Như vậy, ở Đảng bộ có đảng viên sinh con thứ 4 sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu đảng viên này có chức vụ).
Hai vợ chồng cùng là đảng viên sinh con thứ tư có bị kỷ luật không và hình thức kỷ luật thế nào?
Sinh con thứ tư theo quy định là hành vi vi phạm chính sách dân số và đã là hành vi vi phạm thì sẽ có chế tài để xử lý. Vậy trường hợp vi phạm quy định chính sách dân số sẽ có những hình thức xử lý thế nào? Xử lý kỷ luật về Đảng Căn cứ quy định tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW 2022 đề cập đảng viên khi vi phạm chính sách dân số - sinh con thứ tư thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách. Việc vợ và chồng cùng là Đảng viên thì mỗi người đều bị xem xét kỷ luật riêng chứ không phải chỉ 1 người bị kỷ luật. Đồng thời cũng lưu ý tham khảo thêm Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW 2018 về các trường hợp Đảng viên sinh con thứ tư nhưng không bị xử lý kỷ luật. Xử lý kỷ luật sinh con thứ tư về phía công chức, viên chức Đối với công chức: Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đề cập áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức khi có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Đối với viên chức: Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đề cập áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. Về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức + Đối với công chức: Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có đề cập: - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. + Đối với viên chức: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có đề cập: - Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. - Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. Về chế độ nâng bậc lương thường xuyên Theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 2/VBHN-BNV 2022 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành có nêu: Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên: áp dụng kéo dài 6 tháng đối với trường hợp cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo. Như vậy, viên chức, công chức sinh con thứ tư còn bị kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng.
Đảng viên sinh con thứ 3 chưa xử lý kỷ luật nhưng lại sinh con thứ 4 thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định: - Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: + Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. + Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định. Như vậy, ở Đảng bộ có đảng viên sinh con thứ 4 sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu đảng viên này có chức vụ).