Đảng viên sinh con thứ 3 nhưng vẫn xếp loại hoàn thành nhiệm vụ đúng hay sai?
Tôi là cán bộ y tế là đảng viên , tôi sinh con thứ 3 vào tháng 2 năm 2023 . Chi bộ xếp hoàn thành nhiệm vụ là đúng hay sai theo quy đinh
Viên chức sinh con thứ ba trở lên đều bị xử lý kỷ luật?
Hiện nay, đối với viên chức quản lý và cả viên chức không giữ chức vụ quản lý có bị xử lý kỷ luật theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP khi sinh con thứ ba trở lên hay là không? 1. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau: - Các hình thức kỷ luật đối với viên chức áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm: + Khiển trách + Cảnh cáo + Buộc thôi việc - Các hình thức kỷ luật đối với viên chức áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm: + Khiển trách. + Cảnh cáo. + Cách chức. + Buộc thôi việc. - Viên chức nói chung bị kỷ luật bằng một trong các hình thức trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. => Theo đó, cả viên chức và viên chức quản lý đều có hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc; riêng viên chức quản lý có thêm hình thức kỷ luật cách chức. 2. Quy định về chính sách dân số hiện nay Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản: - Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; - Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; - Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản. => Theo đó, đối với số lượng con thì chính sách dân số hiện nay vẫn là sinh một hoặc hai con nhưng trừ các trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Các trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định hiện nay tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con cụ thể như sau: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. 3. Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý sinh con thứ ba trở lên đều bị xử lý kỷ luật? Theo Khoản 9 Điều 16, Điều 17, 18, 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì: - Tại Khoản 9 Điều 16 quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức - Tại Điều 17 quy định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 mà tái phạm; + Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16;... - Tại Điều 18 quy định áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 mà tái phạm; + Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16; […] - Tại Điều 19 quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm; + Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16; + Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17;... => Theo đó, viên chức, viên chức quản lý vẫn bị xử phạt kỷ luật đối với trường hợp sinh con thứ ba trở lên, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định là không vi phạm theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP như đã nêu ở mục 2 thì mới không bị xử lý kỷ luật. Việc áp dụng hình thức kỷ luật nào sẽ tùy vào mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng.
Công chức là người dân tộc thiểu số thì sinh con thứ 3 có bị kỷ luật?
Kỷ luật cán bộ, công chức sinh con thứ 3 trong gia đình là một phương pháp điều chỉnh kế hoạch hóa gia đình trong thời kỳ dân số gia tăng một cách nhanh chóng. Qua đó, để vừa đảm bảo dân số vẫn đáp ứng nhu cầu lao động lẫn điều chỉnh phù hợp thì nhà nước có quy định cán bộ công chức không được sinh con thứ 3. Dù vậy, không thể lường trước hết được những vấn đề bất khả kháng dẫn đến gia đình bắt buộc phải sinh con thứ 3. Trong đó, công chức là người dân tộc thiểu số nhưng sinh con lần 3 thì có bị kỷ luật? 1. Công chức sẽ bị kỷ luật khi sinh con thứ 3? Căn cứ khoản 9 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Theo quy định về chính sách dân số thì để điều tiết vấn đề này Chính phủ đã ban hành quy định cán bộ, công chức mà mang thai con thứ 3 ngoài ý muốn mà không thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì sẽ bị khiển trách. 2. Trường hợp nào sinh con thứ 3 không bị kỷ luật? Cán bộ, công chức khi thuộc một trong các trường hợp sinh con thứ 3 được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 18/2011/NĐ-CP) thì những trường hợp này không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): + Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ). + Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Qua đó, nếu cán bộ, công chức không thuộc các trường hợp trên thì xem như là vi phạm quy định không được sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức. 3. Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật? Bên cạnh cán bộ, công chức bị kỷ luật nếu sinh con thứ 3 không thực hiện theo kế hoạch dân số thì về mặt Đảng viên khi vi phạm quy định chính sách dân số cần căn cứ theo Điều 52 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. -Vi phạm chính sách dân số. (2) Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo quy định trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. - Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định. (3) Trường hợp vi phạm mục (1) và (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Như vậy, cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số theo quy định thì được phép sinh con thứ 3, tuy nhiên nếu xét về mặt Đảng thì Đảng viên sẽ bị khiển trách nếu sinh con thứ 3 và tái vi phạm nhiều lần có thể bị khai trừ khỏi Đảng.
Đảng viên sinh con thứ 3 do mang thai ngoài ý muốn có bị kỷ luật không?
Kế hoạch hóa gia đình là việc lập kế hoạch để kiểm soát quá trình sinh sản, đồng thời sử dụng các kỹ thuật khác để thực hiện kế hoạch đó. Chính vì vậy, việc thiết lập kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp cho việc sinh con có được một sức khỏe ổn định, đảm bảo sức khỏe để yên tâm công tác. Đối với các cán bộ công chức, đặc biệt là Đảng viên, pháp luật quy định cụ thể về việc sinh con thứ 3 này? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Quy định về việc Đảng viên sinh con thứ 3 Căn cứ tại Điều 2 Quy định 05/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung Ương quy định: Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): + Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); + Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. - Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình). (Theo Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW - Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên). Tuy nhiên, Theo Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW trừ trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì bị coi là vi phạm nhưng được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật. Ngoài ra, vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật. (Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW) Công chức sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật gì? Điều 8 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định một loạt các hành vi vi phạm của công chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, trong đó có các vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới, an sinh xã hội; các quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Trong khi đó, điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định: Mỗi cặp vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con – có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Như vậy, nếu bạn là công chức và sinh con thứ 3 mà không thuộc các trường hợp không vi phạm đã nêu trên và trừ trường hợp nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được coi là vi phạm chính sách của pháp luật về dân số Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; - Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; - Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; - Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ; - Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ; - Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Đảng viên sinh con thứ ba sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật gì? Khi sinh con thứ 3 bị coi là vi phạm chính sách dân số theo Quy định 69/QĐ-TW thì Đảng viên sẽ phải chịu hình thức xử lý như sau: - Khiển trách: Gây hậu quả ít nghiêm trọng - Cảnh cáo/ Cách chức (nếu có chức vụ): + Tái phạm + Vi phạm lần đầu gây ra hậu quả nghiêm trọng + Gian dối khi con đẻ/ nhận con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh con thứ 3 - Khai trừ: Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Đặc biệt lưu ý, theo khoản 14 Điều 2 Quy định 69/QĐ-TW, có các đối tượng sau đây sẽ chưa bị/không bị hoặc được miễn kỷ luật: - Chưa xem xét kỷ luật: Đảng viên nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc Đảng viên nam đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có vợ chết/lý do khách quan, bất khả kháng; đang điều trị nội trú tại bệnh viện do bị bệnh nặng. - Xem xét, kết luận vi phạm nhưng không quyết định kỷ luật: Đảng viên đã qua đời ngoại trừ trường hợp vi phạm sinh con thứ 3 có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Sinh con thứ 3 trong thời gian tập sự bị xử lý ra sao?
Viên chức đậu tuyển dụng vào cơ quan nhưng có thai trước đó và sinh con thứ 3 trong thời gian tập sự thì sẽ xử lý như thế nào?
Trường hợp nào sinh con thứ 3 mà không vi phạm quy định về quy định sinh một hoặc hai con?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP) quy định về các trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): - Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); - Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Đảng viên sinh con thứ 3 thì bị xử lý thế nào?
Đảng viên sinh con thứ 3 thì bị xử lý thế nào trong trường hợp có giấy của bác sỹ yêu cầu không được phá thai?
Quy định mới nhất về xử lý sinh con thứ 3?
Kính gửi luật sư! Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp nội dung sau: Tôi là bộ đội và đã có 02 cô con gái. Tôi là con trưởng nên muốn sinh thêm bé nữa. Xin luật sư cho biết các quy định về xử lý kỷ luật khi sinh con thứ ba? Có văn bản nào hay nói cách khác là có cách nào lách luật để không bị kỷ luật hay không? Khi có em bé vợ tôi có đi khám và có giấy giác nhận của Bệnh viện về việc giữ lại thai nhi, nếu bỏ đi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, giấy do trực tiếp bác Sĩ, giám đốc bệnh viện cấp huyện ký. như vậy khi khai báo tôi trình giấy tờ trên tôi có bị kỷ luật không? dựa theo văn bản nào? Kính mong luật sư tư vấn cụ thể để tôi tham khảo và lấy làm cơ sở trình báo với chỉ huy đơn vị. Tôi xin chân thành cám ơ!
Viên chức sinh con thứ 3 có bị kỉ luật không
Kính chào luật sư. Lời đầu tiên xin cảm ơn Luật sư đã xem qua câu hỏi này. Trường của tôi có viên chức là thư viện sinh con thứ 3 cũng là đảng viên chính thức 1/ Viên chức này có vi phạm luật kế hoạch hoá gia đình không, có bị kỉ luật không 2/ Viên chức này là đảng viên thì bị kỉ luật đúng không Xin chân thành cảm ơn
Những trường hợp công chức, viên chức ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC sinh con thứ 3 trở lên
Ảnh minh họa: Sinh con thứ 3 trở lên Liên quan đến các vấn đề xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, đảng viên thì việc sinh con thứ 3 trở lên luôn là vấn đề được quan tâm. Vậy xét đến đối tượng là, công chức, viên chức đã là đảng viên và chưa trở thành đảng viên thì trường hợp nào được và không được sinh con thứ 3. *** Đối với trường hợp công chức là đảng viên: Theo quy định tại điều 27 Quy định 102/QĐ-TW thì trường hợp Đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Như vậy việc sinh con thứ 3 là hành vi vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình Tuy nhiên không phải trường hợp nào sinh con thứ ba cũng bị xử lý kỷ luật. Xem các trường hợp được sinh con thứ 3 trở lên: TẠI ĐÂY Như vậy hình thức xử lý cụ thể đối với từng trường hợp cán bộ, công chức sinh con thứ ba sẽ được thực hiện theo quy định của bộ, ngành, HĐND, UBND nơi cán bộ công chức đang làm việc. *** Đối với công chức không là đảng viên: Việc sinh con thứ 3 đối với công chức chưa là đảng viên không bị điều chỉnh bởi các nội dung trên tuy nhiên, tại Pháp lệnh dân số sửa đổi thì nghĩa vụ của các cặp vợ, chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Cụ thể các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.” (Căn cứ: Nghị định 18/2011/NĐ-CP, Nghị định 20/2010/NĐ-CP) Về nguyên tắc: Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.
Viên chức có được sinh con thứ 3?
Bố em là giáo viên, mà mẹ em mới đây có bầu đứa thứ 3. Bố em lại là giáo viên chủ nhiệm thì có bị kỷ luật không ạ? Có đóng BHXH còn mẹ em thì không. Vậy mẹ có được hưởng chế độ thai sản k? Xin giúp em
Người lao động của doanh nghiệp nhà nước sinh con thứ 3?
Xin nhờ Luật sư tư vấn: Tôi là Người lao động của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (không phải viên chức, cán bộ), giữ chức danh Trưởng phòng và là Đảng viên. Vợ tôi sinh con thứ 3. Xin hỏi và xin được tư vấn: + Tôi có bị kỷ luật gì đối với công ty, đoàn thể, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ,.... không? + Các tổ chức đoàn thể của cơ quan vì tôi mà bị ảnh hưởng: (hạ bậc thi đua, không xét vững mạnh, tiên tiến...). Xin chân thành cám ơn!
Đảng viên sinh con thứ 3 chưa xử lý kỷ luật nhưng lại sinh con thứ 4 thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định: - Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: + Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. + Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định. Như vậy, ở Đảng bộ có đảng viên sinh con thứ 4 sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu đảng viên này có chức vụ).
Những quy định Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên phải biết
Quy định về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình luôn là vấn đề quan trọng đối với đảng viên. Dưới đây là những quy định quan trọng mà những ai đã, đang và sẽ trở thành Đảng viên cần biết khi sinh con thứ 3 trở lên. 1. Trường hợp Đảng viên được sinh con thứ 3 trở lên Theo quy định tại Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW thì những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): + Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ). + Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. - Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình). - Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên). 2. Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được xem xét kết nạp lại vào Đảng - Đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; - Là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân - Phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày bị đư Căn cứ: Điều 4 Quy định 05-QĐi/TW 3. Xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3 - Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: + Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. + Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: + Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định. Căn cứ: Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW 4. Sinh con thứ 3 có bị xử phạt vi phạm hành chính? Trước đây theo quy định tại Nghị định 114/2006/NĐ-CP thì: - Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. - Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. - Thành viên của các doàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. - Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú. Hiện nay Nghị định nêu trên đã hết hiệu lực, Nghị định 176/2013/NĐ-CP hiện hành đã bỏ các quy định xử phạt trên. Vậy có thể hiểu, Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên không bị xử phạt hành chính.
Thắc mắc về việc sinh con thứ 3 có được kết nạp đảng
Quy định 05-QĐi/TW 2018 về kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào đảng em sinh ra và lớn lên tỉnh hưng yên. 31/10/2015 e có sinh e bé thứ 3. Trong quá trình công tác e đã phấn đấu và được ghi nhận rất rõ ràng. Chi uỷ cơ quan đơn vị tạo điều kiện giới thiệu cho e đi học bồi dưỡng về đảng để mong muốn đứng trong hàng ngũ của đảng. E đã hoàn thành. Và đã dc chi uỷ là nghị quyết gửi huyện uỷ kết nạp đảng viên dự bị cho e. Nhưng bị từ trối từ huyện uỷ vì lý do sinh von thứ 3 tỉnh chưa ai làm.
Các trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 không bị xử lý kỷ luật
Quy định 102-QĐ/TW quy định các trường hợp Đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật khác nhau: - Trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách - Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định. Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW về thực hiện một số Điều trong Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. * Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.
Sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không?
1. Tôi là Không phải là Đảng viên mà làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước thì khi sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không? 2. Vợ tôi là là Đảng viên mà làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước thì khi sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không? Khi phân loại Đảng viên cuối năm thì xếp loại như thế nào?
Đảng viên vi phạm sinh con thứ 3
Bạn tôi là Đảng viên, năm 2006 có sinh con thứ 3, nhưng đến nay không bị hình thức kỷ luật đảng nào, đến tháng 8/2018 được đề bạc lên chức vụ Phó Chủ tịch và có người nộp đơn khiếu nại vấn đề sinh con thứ 3 Xin hỏi Luật sư, vấn đề trên bạn tôi có bị xử lý kỷ luật không? nếu không vì sao; ngược lại nếu có bị kỷ luật thì hình thức kỷ luật như thế nào. Xin cảm ơn Luật sư
Xử lý cán bộ, công chức vi phạm do sinh con thứ 3
Tại nội dung của Luật Viên chức 2010 thì không có quy định cụ thể về việc xử lý viên chức về hành vi sinh con thứ 3. Do vậy việc xử phạt đối với với cán bộ, công chức, viên chức được căn cứ theo Khoản 1 Điều 16 Luật Viên chức 2010 “Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.”. Theo đó, việc sinh con thứ 3 đã vi phạm chính sách về kế hoạch hóa gia đình và sẽ phải chịu kỷ luật theo quy định. Quy định đối với Đảng viên theo khoản 1 Điều 27 Quy định 102-QD/TW thì khi sinh con thứ 3 (trừ trường hợp tại Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW) "Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình 1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. ..." Việc kỷ luật này sẽ áp dụng theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức: Các hình thức xử lý kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc quy chế làm việc của đơn vị và các văn bản nội bộ liên quan. Về việc áp dụng hình thức xử lý thì căn cứ theo mức độ vi phạm và quy chế của cơ quan, tuy nhiên thường thì với vi phạm nhẹ (sinh con thứ 3) thì hình thức xử phạt chủ yếu chỉ là khiển trách, cảnh cáo. Trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ trong các đơn vị sự nghiệp (và không phải là Đảng viên) thì sẽ không có cơ sở pháp lý để xử lý kỷ luật theo quy định trên
Bộ y tế có kiến nghị bãi bỏ quy định xử phạt người sinh con thứ 3, việc xóa bỏ rào cản kế hoạch hóa gia đình (mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con) là một bước tiến mới trong công tác phát triển và ổn định dân số đất nước. Sinh con thứ 3 từ rất lâu đã là ám ảnh của hầu như tất cả mọi gia đình công nhân viên chức nhất là đảng viên ở các địa phương. Không ít gia đình và cá nhân đã xảy ra chuyện sinh con vượt kế hoạch, nhìn xung quanh hàng xóm có không ít người “vỡ kế hoạch”, thậm chí đẻ chui con thứ 3. Ít nhiều những trường hợp này cũng phải trả giá cho việc vi phạm ấy. Tôi biết một cô giáo viên dạy cấp 2 của mình ngày xưa cũng vì sinh con thứ 3 mà phải rời bỏ biên chế, sự nghiệp lao đao rồi về sau nghỉ hẳn. Việc kỷ luật người sinh con thứ 3 có ở tất cả các bộ ngành, địa phương. Việc xử phạt phổ biến nhất là kỷ luật cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, cách chức, hạ quân hàm và cá biệt là buộc thôi việc đối với những người vi phạm. Việc xử lý này không thống nhất mà tùy thuộc vào các địa phương và đơn vị chủ quản – nơi mà vẫn còn một số bất cập. Thực trạng sinh con thứ 3, thứ 4 nhìn nhận một cách công bằng nó ít xảy ra ở những nơi dân trí cao. Những vùng đẻ tràn lan bất chấp mọi điều kiện là khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa. Việc thay đổi này sẽ mang lại những lợi ích gì? Từ lâu Việt Nam đã ở trong tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Việc này ngày một tăng nhanh và trở nên nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp đến chất lượng dân số và kéo theo những vấn đề dân sinh. Theo số liệu của Bộ y tế tỷ lệ bé trai/bé gái năm 2006 ở mức 109/100 nhưng chỉ 20 năm sau tức thời gian hiện tại tỷ lệ này ở con số 113 bé trai/100 bé gái. Với tốc độ tăng tỷ lệ này trong một tương lai không xa giới tính sẽ mất cân bằng nghiêm trọng và sự thiếu hụt số lượng lớn phụ nữ là điều không thể tránh khỏi. Sự mất cân bằng giới tính này chính là hệ quả từ việc kế hoạch hóa gia đình. Việc khống chế số lượng sinh con dẫn đến việc lạm dụng công nghệ, kỹ thuật lựa chọn giới tính. Dễ hiểu khi tâm lý người Việt theo tập tục muốn có con trai nối dõi. Rõ ràng với thay đổi không cấm sinh con thứ 3 việc lựa chọn giới tính sẽ là không cần thiết. Và sự cân bằng giới tính sẽ dần được thiết lập theo thời gian chưa kể đến việc giảm tỷ lệ già hóa dân số nữa. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra, nếu thay đổi chính sách dân số theo hướng nới mức sinh thì có nguy cơ xảy ra tình trạng bùng nổ dân số trở lại? Chính sách đúng luôn đi thẳng vào đời sống và được toàn dân ủng hộ.
Đảng viên sinh con thứ 3 nhưng vẫn xếp loại hoàn thành nhiệm vụ đúng hay sai?
Tôi là cán bộ y tế là đảng viên , tôi sinh con thứ 3 vào tháng 2 năm 2023 . Chi bộ xếp hoàn thành nhiệm vụ là đúng hay sai theo quy đinh
Viên chức sinh con thứ ba trở lên đều bị xử lý kỷ luật?
Hiện nay, đối với viên chức quản lý và cả viên chức không giữ chức vụ quản lý có bị xử lý kỷ luật theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP khi sinh con thứ ba trở lên hay là không? 1. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau: - Các hình thức kỷ luật đối với viên chức áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm: + Khiển trách + Cảnh cáo + Buộc thôi việc - Các hình thức kỷ luật đối với viên chức áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm: + Khiển trách. + Cảnh cáo. + Cách chức. + Buộc thôi việc. - Viên chức nói chung bị kỷ luật bằng một trong các hình thức trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. => Theo đó, cả viên chức và viên chức quản lý đều có hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc; riêng viên chức quản lý có thêm hình thức kỷ luật cách chức. 2. Quy định về chính sách dân số hiện nay Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản: - Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; - Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; - Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản. => Theo đó, đối với số lượng con thì chính sách dân số hiện nay vẫn là sinh một hoặc hai con nhưng trừ các trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Các trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định hiện nay tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con cụ thể như sau: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. 3. Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý sinh con thứ ba trở lên đều bị xử lý kỷ luật? Theo Khoản 9 Điều 16, Điều 17, 18, 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì: - Tại Khoản 9 Điều 16 quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức - Tại Điều 17 quy định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 mà tái phạm; + Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16;... - Tại Điều 18 quy định áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 mà tái phạm; + Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16; […] - Tại Điều 19 quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm; + Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16; + Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17;... => Theo đó, viên chức, viên chức quản lý vẫn bị xử phạt kỷ luật đối với trường hợp sinh con thứ ba trở lên, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định là không vi phạm theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP như đã nêu ở mục 2 thì mới không bị xử lý kỷ luật. Việc áp dụng hình thức kỷ luật nào sẽ tùy vào mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng.
Công chức là người dân tộc thiểu số thì sinh con thứ 3 có bị kỷ luật?
Kỷ luật cán bộ, công chức sinh con thứ 3 trong gia đình là một phương pháp điều chỉnh kế hoạch hóa gia đình trong thời kỳ dân số gia tăng một cách nhanh chóng. Qua đó, để vừa đảm bảo dân số vẫn đáp ứng nhu cầu lao động lẫn điều chỉnh phù hợp thì nhà nước có quy định cán bộ công chức không được sinh con thứ 3. Dù vậy, không thể lường trước hết được những vấn đề bất khả kháng dẫn đến gia đình bắt buộc phải sinh con thứ 3. Trong đó, công chức là người dân tộc thiểu số nhưng sinh con lần 3 thì có bị kỷ luật? 1. Công chức sẽ bị kỷ luật khi sinh con thứ 3? Căn cứ khoản 9 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Theo quy định về chính sách dân số thì để điều tiết vấn đề này Chính phủ đã ban hành quy định cán bộ, công chức mà mang thai con thứ 3 ngoài ý muốn mà không thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì sẽ bị khiển trách. 2. Trường hợp nào sinh con thứ 3 không bị kỷ luật? Cán bộ, công chức khi thuộc một trong các trường hợp sinh con thứ 3 được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 18/2011/NĐ-CP) thì những trường hợp này không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): + Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ). + Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Qua đó, nếu cán bộ, công chức không thuộc các trường hợp trên thì xem như là vi phạm quy định không được sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức. 3. Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật? Bên cạnh cán bộ, công chức bị kỷ luật nếu sinh con thứ 3 không thực hiện theo kế hoạch dân số thì về mặt Đảng viên khi vi phạm quy định chính sách dân số cần căn cứ theo Điều 52 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. -Vi phạm chính sách dân số. (2) Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo quy định trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. - Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định. (3) Trường hợp vi phạm mục (1) và (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Như vậy, cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số theo quy định thì được phép sinh con thứ 3, tuy nhiên nếu xét về mặt Đảng thì Đảng viên sẽ bị khiển trách nếu sinh con thứ 3 và tái vi phạm nhiều lần có thể bị khai trừ khỏi Đảng.
Đảng viên sinh con thứ 3 do mang thai ngoài ý muốn có bị kỷ luật không?
Kế hoạch hóa gia đình là việc lập kế hoạch để kiểm soát quá trình sinh sản, đồng thời sử dụng các kỹ thuật khác để thực hiện kế hoạch đó. Chính vì vậy, việc thiết lập kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp cho việc sinh con có được một sức khỏe ổn định, đảm bảo sức khỏe để yên tâm công tác. Đối với các cán bộ công chức, đặc biệt là Đảng viên, pháp luật quy định cụ thể về việc sinh con thứ 3 này? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Quy định về việc Đảng viên sinh con thứ 3 Căn cứ tại Điều 2 Quy định 05/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung Ương quy định: Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): + Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); + Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. - Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình). (Theo Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW - Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên). Tuy nhiên, Theo Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW trừ trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì bị coi là vi phạm nhưng được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật. Ngoài ra, vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật. (Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW) Công chức sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật gì? Điều 8 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định một loạt các hành vi vi phạm của công chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, trong đó có các vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới, an sinh xã hội; các quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Trong khi đó, điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định: Mỗi cặp vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con – có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Như vậy, nếu bạn là công chức và sinh con thứ 3 mà không thuộc các trường hợp không vi phạm đã nêu trên và trừ trường hợp nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được coi là vi phạm chính sách của pháp luật về dân số Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; - Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; - Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; - Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ; - Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ; - Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Đảng viên sinh con thứ ba sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật gì? Khi sinh con thứ 3 bị coi là vi phạm chính sách dân số theo Quy định 69/QĐ-TW thì Đảng viên sẽ phải chịu hình thức xử lý như sau: - Khiển trách: Gây hậu quả ít nghiêm trọng - Cảnh cáo/ Cách chức (nếu có chức vụ): + Tái phạm + Vi phạm lần đầu gây ra hậu quả nghiêm trọng + Gian dối khi con đẻ/ nhận con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh con thứ 3 - Khai trừ: Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Đặc biệt lưu ý, theo khoản 14 Điều 2 Quy định 69/QĐ-TW, có các đối tượng sau đây sẽ chưa bị/không bị hoặc được miễn kỷ luật: - Chưa xem xét kỷ luật: Đảng viên nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc Đảng viên nam đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có vợ chết/lý do khách quan, bất khả kháng; đang điều trị nội trú tại bệnh viện do bị bệnh nặng. - Xem xét, kết luận vi phạm nhưng không quyết định kỷ luật: Đảng viên đã qua đời ngoại trừ trường hợp vi phạm sinh con thứ 3 có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Sinh con thứ 3 trong thời gian tập sự bị xử lý ra sao?
Viên chức đậu tuyển dụng vào cơ quan nhưng có thai trước đó và sinh con thứ 3 trong thời gian tập sự thì sẽ xử lý như thế nào?
Trường hợp nào sinh con thứ 3 mà không vi phạm quy định về quy định sinh một hoặc hai con?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP) quy định về các trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): - Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); - Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Đảng viên sinh con thứ 3 thì bị xử lý thế nào?
Đảng viên sinh con thứ 3 thì bị xử lý thế nào trong trường hợp có giấy của bác sỹ yêu cầu không được phá thai?
Quy định mới nhất về xử lý sinh con thứ 3?
Kính gửi luật sư! Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp nội dung sau: Tôi là bộ đội và đã có 02 cô con gái. Tôi là con trưởng nên muốn sinh thêm bé nữa. Xin luật sư cho biết các quy định về xử lý kỷ luật khi sinh con thứ ba? Có văn bản nào hay nói cách khác là có cách nào lách luật để không bị kỷ luật hay không? Khi có em bé vợ tôi có đi khám và có giấy giác nhận của Bệnh viện về việc giữ lại thai nhi, nếu bỏ đi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, giấy do trực tiếp bác Sĩ, giám đốc bệnh viện cấp huyện ký. như vậy khi khai báo tôi trình giấy tờ trên tôi có bị kỷ luật không? dựa theo văn bản nào? Kính mong luật sư tư vấn cụ thể để tôi tham khảo và lấy làm cơ sở trình báo với chỉ huy đơn vị. Tôi xin chân thành cám ơ!
Viên chức sinh con thứ 3 có bị kỉ luật không
Kính chào luật sư. Lời đầu tiên xin cảm ơn Luật sư đã xem qua câu hỏi này. Trường của tôi có viên chức là thư viện sinh con thứ 3 cũng là đảng viên chính thức 1/ Viên chức này có vi phạm luật kế hoạch hoá gia đình không, có bị kỉ luật không 2/ Viên chức này là đảng viên thì bị kỉ luật đúng không Xin chân thành cảm ơn
Những trường hợp công chức, viên chức ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC sinh con thứ 3 trở lên
Ảnh minh họa: Sinh con thứ 3 trở lên Liên quan đến các vấn đề xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, đảng viên thì việc sinh con thứ 3 trở lên luôn là vấn đề được quan tâm. Vậy xét đến đối tượng là, công chức, viên chức đã là đảng viên và chưa trở thành đảng viên thì trường hợp nào được và không được sinh con thứ 3. *** Đối với trường hợp công chức là đảng viên: Theo quy định tại điều 27 Quy định 102/QĐ-TW thì trường hợp Đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Như vậy việc sinh con thứ 3 là hành vi vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình Tuy nhiên không phải trường hợp nào sinh con thứ ba cũng bị xử lý kỷ luật. Xem các trường hợp được sinh con thứ 3 trở lên: TẠI ĐÂY Như vậy hình thức xử lý cụ thể đối với từng trường hợp cán bộ, công chức sinh con thứ ba sẽ được thực hiện theo quy định của bộ, ngành, HĐND, UBND nơi cán bộ công chức đang làm việc. *** Đối với công chức không là đảng viên: Việc sinh con thứ 3 đối với công chức chưa là đảng viên không bị điều chỉnh bởi các nội dung trên tuy nhiên, tại Pháp lệnh dân số sửa đổi thì nghĩa vụ của các cặp vợ, chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Cụ thể các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.” (Căn cứ: Nghị định 18/2011/NĐ-CP, Nghị định 20/2010/NĐ-CP) Về nguyên tắc: Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.
Viên chức có được sinh con thứ 3?
Bố em là giáo viên, mà mẹ em mới đây có bầu đứa thứ 3. Bố em lại là giáo viên chủ nhiệm thì có bị kỷ luật không ạ? Có đóng BHXH còn mẹ em thì không. Vậy mẹ có được hưởng chế độ thai sản k? Xin giúp em
Người lao động của doanh nghiệp nhà nước sinh con thứ 3?
Xin nhờ Luật sư tư vấn: Tôi là Người lao động của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (không phải viên chức, cán bộ), giữ chức danh Trưởng phòng và là Đảng viên. Vợ tôi sinh con thứ 3. Xin hỏi và xin được tư vấn: + Tôi có bị kỷ luật gì đối với công ty, đoàn thể, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ,.... không? + Các tổ chức đoàn thể của cơ quan vì tôi mà bị ảnh hưởng: (hạ bậc thi đua, không xét vững mạnh, tiên tiến...). Xin chân thành cám ơn!
Đảng viên sinh con thứ 3 chưa xử lý kỷ luật nhưng lại sinh con thứ 4 thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định: - Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: + Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. + Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định. Như vậy, ở Đảng bộ có đảng viên sinh con thứ 4 sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu đảng viên này có chức vụ).
Những quy định Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên phải biết
Quy định về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình luôn là vấn đề quan trọng đối với đảng viên. Dưới đây là những quy định quan trọng mà những ai đã, đang và sẽ trở thành Đảng viên cần biết khi sinh con thứ 3 trở lên. 1. Trường hợp Đảng viên được sinh con thứ 3 trở lên Theo quy định tại Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW thì những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): + Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ). + Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. - Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình). - Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên). 2. Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được xem xét kết nạp lại vào Đảng - Đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; - Là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân - Phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày bị đư Căn cứ: Điều 4 Quy định 05-QĐi/TW 3. Xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3 - Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: + Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. + Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: + Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định. Căn cứ: Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW 4. Sinh con thứ 3 có bị xử phạt vi phạm hành chính? Trước đây theo quy định tại Nghị định 114/2006/NĐ-CP thì: - Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. - Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. - Thành viên của các doàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. - Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú. Hiện nay Nghị định nêu trên đã hết hiệu lực, Nghị định 176/2013/NĐ-CP hiện hành đã bỏ các quy định xử phạt trên. Vậy có thể hiểu, Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên không bị xử phạt hành chính.
Thắc mắc về việc sinh con thứ 3 có được kết nạp đảng
Quy định 05-QĐi/TW 2018 về kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào đảng em sinh ra và lớn lên tỉnh hưng yên. 31/10/2015 e có sinh e bé thứ 3. Trong quá trình công tác e đã phấn đấu và được ghi nhận rất rõ ràng. Chi uỷ cơ quan đơn vị tạo điều kiện giới thiệu cho e đi học bồi dưỡng về đảng để mong muốn đứng trong hàng ngũ của đảng. E đã hoàn thành. Và đã dc chi uỷ là nghị quyết gửi huyện uỷ kết nạp đảng viên dự bị cho e. Nhưng bị từ trối từ huyện uỷ vì lý do sinh von thứ 3 tỉnh chưa ai làm.
Các trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 không bị xử lý kỷ luật
Quy định 102-QĐ/TW quy định các trường hợp Đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật khác nhau: - Trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách - Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định. Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW về thực hiện một số Điều trong Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. * Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.
Sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không?
1. Tôi là Không phải là Đảng viên mà làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước thì khi sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không? 2. Vợ tôi là là Đảng viên mà làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước thì khi sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không? Khi phân loại Đảng viên cuối năm thì xếp loại như thế nào?
Đảng viên vi phạm sinh con thứ 3
Bạn tôi là Đảng viên, năm 2006 có sinh con thứ 3, nhưng đến nay không bị hình thức kỷ luật đảng nào, đến tháng 8/2018 được đề bạc lên chức vụ Phó Chủ tịch và có người nộp đơn khiếu nại vấn đề sinh con thứ 3 Xin hỏi Luật sư, vấn đề trên bạn tôi có bị xử lý kỷ luật không? nếu không vì sao; ngược lại nếu có bị kỷ luật thì hình thức kỷ luật như thế nào. Xin cảm ơn Luật sư
Xử lý cán bộ, công chức vi phạm do sinh con thứ 3
Tại nội dung của Luật Viên chức 2010 thì không có quy định cụ thể về việc xử lý viên chức về hành vi sinh con thứ 3. Do vậy việc xử phạt đối với với cán bộ, công chức, viên chức được căn cứ theo Khoản 1 Điều 16 Luật Viên chức 2010 “Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.”. Theo đó, việc sinh con thứ 3 đã vi phạm chính sách về kế hoạch hóa gia đình và sẽ phải chịu kỷ luật theo quy định. Quy định đối với Đảng viên theo khoản 1 Điều 27 Quy định 102-QD/TW thì khi sinh con thứ 3 (trừ trường hợp tại Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW) "Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình 1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. ..." Việc kỷ luật này sẽ áp dụng theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức: Các hình thức xử lý kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc quy chế làm việc của đơn vị và các văn bản nội bộ liên quan. Về việc áp dụng hình thức xử lý thì căn cứ theo mức độ vi phạm và quy chế của cơ quan, tuy nhiên thường thì với vi phạm nhẹ (sinh con thứ 3) thì hình thức xử phạt chủ yếu chỉ là khiển trách, cảnh cáo. Trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ trong các đơn vị sự nghiệp (và không phải là Đảng viên) thì sẽ không có cơ sở pháp lý để xử lý kỷ luật theo quy định trên
Bộ y tế có kiến nghị bãi bỏ quy định xử phạt người sinh con thứ 3, việc xóa bỏ rào cản kế hoạch hóa gia đình (mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con) là một bước tiến mới trong công tác phát triển và ổn định dân số đất nước. Sinh con thứ 3 từ rất lâu đã là ám ảnh của hầu như tất cả mọi gia đình công nhân viên chức nhất là đảng viên ở các địa phương. Không ít gia đình và cá nhân đã xảy ra chuyện sinh con vượt kế hoạch, nhìn xung quanh hàng xóm có không ít người “vỡ kế hoạch”, thậm chí đẻ chui con thứ 3. Ít nhiều những trường hợp này cũng phải trả giá cho việc vi phạm ấy. Tôi biết một cô giáo viên dạy cấp 2 của mình ngày xưa cũng vì sinh con thứ 3 mà phải rời bỏ biên chế, sự nghiệp lao đao rồi về sau nghỉ hẳn. Việc kỷ luật người sinh con thứ 3 có ở tất cả các bộ ngành, địa phương. Việc xử phạt phổ biến nhất là kỷ luật cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, cách chức, hạ quân hàm và cá biệt là buộc thôi việc đối với những người vi phạm. Việc xử lý này không thống nhất mà tùy thuộc vào các địa phương và đơn vị chủ quản – nơi mà vẫn còn một số bất cập. Thực trạng sinh con thứ 3, thứ 4 nhìn nhận một cách công bằng nó ít xảy ra ở những nơi dân trí cao. Những vùng đẻ tràn lan bất chấp mọi điều kiện là khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa. Việc thay đổi này sẽ mang lại những lợi ích gì? Từ lâu Việt Nam đã ở trong tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Việc này ngày một tăng nhanh và trở nên nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp đến chất lượng dân số và kéo theo những vấn đề dân sinh. Theo số liệu của Bộ y tế tỷ lệ bé trai/bé gái năm 2006 ở mức 109/100 nhưng chỉ 20 năm sau tức thời gian hiện tại tỷ lệ này ở con số 113 bé trai/100 bé gái. Với tốc độ tăng tỷ lệ này trong một tương lai không xa giới tính sẽ mất cân bằng nghiêm trọng và sự thiếu hụt số lượng lớn phụ nữ là điều không thể tránh khỏi. Sự mất cân bằng giới tính này chính là hệ quả từ việc kế hoạch hóa gia đình. Việc khống chế số lượng sinh con dẫn đến việc lạm dụng công nghệ, kỹ thuật lựa chọn giới tính. Dễ hiểu khi tâm lý người Việt theo tập tục muốn có con trai nối dõi. Rõ ràng với thay đổi không cấm sinh con thứ 3 việc lựa chọn giới tính sẽ là không cần thiết. Và sự cân bằng giới tính sẽ dần được thiết lập theo thời gian chưa kể đến việc giảm tỷ lệ già hóa dân số nữa. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra, nếu thay đổi chính sách dân số theo hướng nới mức sinh thì có nguy cơ xảy ra tình trạng bùng nổ dân số trở lại? Chính sách đúng luôn đi thẳng vào đời sống và được toàn dân ủng hộ.