Lao động nữ có bị dừng hưởng chế độ thai sản nếu đi làm sớm sau khi sinh con không?
Lao động nữ đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản có bị dừng hưởng chế độ thai sản hay không? Nếu đi làm sớm có được hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh không? 1. Đi làm sớm sau khi sinh con có bị cắt tiền chế độ thai sản? Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Đồng thời, căn cứ Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ theo quy định. Lưu ý: Lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con phải đáp ứng các điều kiện sau: - Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng. - Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Như vậy, lao động nữ sinh con, được nghỉ việc 06 tháng trước và sau khi sinh hưởng chế độ thai sản. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ theo quy định . Lao động nữ có bị dừng hưởng chế độ thai sản nếu đi làm sớm sau khi sinh con không? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet) 2. Lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con có được hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh không? Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày tùy trường hợp. Với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được nhận 30% mức lương cơ sở (hiện nay tương đương 540.000 đồng/ngày). Cụ thể như sau: - Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên. - Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật. - Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác. Tuy nhiên, chế độ này chỉ áp dụng cho lao động nữ đã hưởng xong kỳ nghỉ thai sản. Trong vòng 30 ngày đầu trở lại làm việc, nếu sức khỏe còn yếu, họ mới được nghỉ dưỡng sức và phục hồi. Ngược lại, lao động nữ đi làm lại trước khi hết thời gian nghỉ thai sản đã được xác nhận đủ điều kiện sức khỏe. Do đó, lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con sẽ không được hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh. 3. Lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con có phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đó không? Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Do đó, trường hợp lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con năm 2024, người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, lao động nữ sinh con được nghỉ 06 tháng hưởng chế độ thai sản. Nếu đi làm sớm trước khi hết thời hạn nghỉ, học vẫn hưởng chế độ thai sản đến hết thời gian quy định nhưng không được trợ cấp dưỡng sức sau sinh. Khi đi làm sớm sau sinh, người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản, bao gồm cả nam và nữ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024. Hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024 Theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tiết 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau: 1) Lao động nữ sinh con - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/2.%20Mau%2001B-HSB.doc - Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. - Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu tại nội dung a tiết này có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. - Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ. - Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ. - Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH thì có thêm một trong các giấy tờ sau: + Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. + Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. + Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa. - Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. 2) Lao động nam - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/2.%20Mau%2001B-HSB.doc - Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; + Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. - Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. + Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con Như vậy, đối với lao động nữ và lao động nam sẽ có những thành phần hồ sơ khác nhau tùy theo trường hợp hưởng chế độ thai sản. Thủ tục hưởng chế độ thai sản năm 2014 Về thủ tục, theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cả lao động nam và nữ đều thực hiện thủ tục sau đây: Bước 1: Nộp hồ sơ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. - Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, năm 2024 thì lao động nữ và lao động nam sẽ chuẩn bị thành phần hồ sơ, thủ tục hưởng theo quy định trên để hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Mức hưởng chế độ thai sản năm 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau: - Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: + Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; + Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; + Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. -Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Như vậy, người lao động đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên sẽ được hưởng mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
"Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố, xử lý thế nào?
Gần đây, trên mạng Trung Quốc đang lan truyền một việc khá hy hữu, làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều về quyền thừa kế và quyền lợi của trẻ em (1) "Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố Tòa án thành phố Thanh Viễn, thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có nhận được đơn kiện của một người phụ nữ họ Lăng, yêu cầu chia sẻ bảo hiểm nhân thọ, tài sản và cổ phần công ty của người đàn ông họ Văn cho con trai Tiểu Văn của hai người. Điều đáng chú ý ở đây, là người đàn ông họ Văn kia đã có gia đình, người này đã qua đời do tai nạn giao thông vào tháng 01/2021, đến tháng 12/2021 thì Lăng mới hạ sinh Tiểu Văn từ một phôi đã được thụ tinh và đông lạnh trước đó tại một phòng khám tư nhân. Tòa án đã tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết không ủng hộ Lăng. Các thẩm phán xác định rằng cô không thể cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng phôi được thụ tinh bởi Văn hoặc rằng người đàn ông đã cho phép sử dụng tinh trùng của mình cho mục đích này. Hơn nữa, trong di chúc của mình, Văn không để lại bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc sử dụng phôi sau khi chết. Dù vậy, trường hợp của Tiểu Văn mở ra một hướng tranh luận mới về quyền lợi của những đứa trẻ được sinh ra từ phôi đông lạnh. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2021 của Trung Quốc công nhận quyền thừa kế của thai nhi, nhưng không đề cập rõ ràng đến phôi đông lạnh. (2) Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế như thế nào? Theo Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Theo đó, luật pháp nước ta quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, trẻ em được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Chiếu theo sự việc trên, nếu vụ việc diễn ra ở Việt Nam, thời gian cô Lăng mang thai và hạ sinh Tiểu Văn là sau khi ông Văn qua đời, do đó, nếu áp dụng luật pháp Việt Nam cho sự việc trên thì cô Văn và con của mình là Tiểu Văn sẽ không phải là người thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ông Văn chết mà không có di chúc, việc phân chia di sản được chia theo pháp luật thì có khả năng, Tiểu Văn sẽ được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, Tiểu Văn có thể sẽ được chia thừa kế nếu ông Văn chết không để lại di chúc và có các kết quả kiểm chứng Tiểu Văn là con ruột của ông Văn. Vụ kiện của Lăng và Tiểu Văn không chỉ là tranh chấp về mặt pháp lý mà còn là một bài học sâu sắc về những hệ lụy mà công nghệ hỗ trợ sinh sản mang lại. Sự việc này đặt ra nhiều vấn đề cần được quy định rõ ràng hơn trong tương lai để tránh những tình huống tương tự, đồng thời bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đứa trẻ vô tội.
Người được nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản?
Mang thai hộ là việc người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nếu người phụ nữ được nhờ mang thai hộ là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội thì có được hưởng chế độ thai sản không? 1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; - Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con Trong các trường hợp trên thì người lao động nữ mang thai hộ là đối tượng được áp dụng chế độ thai sản. Ngoài ra, người phụ nữ được nhờ mang thai hộ phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Và khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). 2. Chế độ thai sản của người được nhờ mang thai hộ Người được nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Các chế độ này được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau: Chế độ khám thai: Được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Được nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; - 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Chế độ khi sinh con: - Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con; - Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. - Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con. Như vậy, lao động nữ được nhờ mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Các chế độ thai sản được hưởng bao gồm: khám thai, sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cũng như dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Ép vợ sinh con trai, chồng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
Hiện nay dù vấn đề bình đẳng giới đã được phổ biến rộng rãi, tuy nhiên vẫn còn một số quan điểm nặng nề về giới tính, “trọng nam khinh nữ”, chồng ép buộc vợ phải sinh được con trai. Tưởng chừng đây chỉ là câu chuyện về mặt đạo đức nhưng trên thực tế, hành vi ép buộc người vợ phải sinh được con trai là một hành vi trái pháp luật và có thể bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng. Ép vợ sinh con trai, chồng bị đến 10 triệu đồng - Minh họa 1. Quy định xử phạt đối với hành vi ép buộc vợ sinh con trai Căn cứ theo Điều 101 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt các vi phạm quy định về cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình, cụ thể: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng: nếu Có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối nếu: Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu: Dùng vũ lực để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái. Vậy có thể thấy rằng việc người chồng ép buộc vợ phải sinh thêm con trai có thể bị phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng nếu hành vi ép buộc đó đi kèm với vũ lực. Nếu việc ép buộc không đi kèm vũ lực, nhưng mang tính xúc phạm, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy thuộc vào tính chất và mức độ hành vi. 2. Quy định xử phạt đối với hành vi lôi kéo, xúi giục, ép buộc loại bỏ thai nhi Căn cứ vào điều 99 Nghị định 117/2020 quy định về mức xử phạt đối với việc loại bỏ thai nhi, cụ thể: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính Phạt tiền từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Không chỉ để đảm bảo vấn đề cân bằng giới tính, mà dù là con gái hay con trai thì đều cần được yêu thương như nhau, hành vi ép buộc sinh con trai hoặc sinh con gái, hành vi ép buộc loại bỏ thai nhi ngoài vi phạm các nguyên tắc về đạo đức, còn là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh bởi pháp luật.
Cần làm thủ tục gì để ly hôn nhanh nhất (khi có con lúc 16 tuổi)?
E có con khi 16 tuổi, 18 tuổi e đăng kí kết hôn và làm giấy khai dinh cho con . Bây h e và ck ko chung sống đc nữa e đưa đơn ly hôn ra toà và toà bảo cần làm một số thủ tục liên quan đến công an vì có con khi 16 tuổi Nhờ luật sư giờ em cần hoàn thành thủ tục gì để li hôn nhanh nhất ạ.
Sinh con ở nơi không đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có được chi trả bảo hiểm y tế không?
"Gia đình bà A có tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện huyện X nhưng người vợ khi sinh mổ thì lại sinh ở bệnh viện huyện Y. Hai bệnh viên X, Y đều là bệnh viện tuyến tỉnh. Như vậy, bà A có được chi trả phần nào bảo hiểm y tế hay không?" Đối với trường hợp này, bản thận mình có ý kiến như sau: Theo Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì từ ngày 01/01/2016, người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh mà vẫn được hưởng mức quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất theo đối tượng tham gia. Tuy nhiên, nếu đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ở tuyến huyện mà tự đi khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh thì sẽ được xác định là đi trái tuyến. Và mức quyền lợi trong trường hợp này là 60% chi phí điều trị của mức quyền lợi cao nhất. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau: “1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác”. Vậy nên, trường hợp bà A đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và nơi khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện huyện X (hiện nay được xếp hạng là bệnh viện tuyến tỉnh) nhưng vợ anh lại sinh ở bệnh viện huyện B (cũng là bệnh viện tuyến tỉnh). Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bà A sinh con ở bệnh viện B sẽ bị tính là trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến. Và quyền lợi của vợ anh sẽ được quy định như sau: +) Nếu bà A sinh con phải nằm lại viện thì sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế là 48% chi phí điều trị; +) Nếu bà A không phải nằm lại viện thì gia đình phải tự thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.
Vợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khi sinh con chồng có được hưởng trợ cấp một lần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi con nuôi như sau: “Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.” Như vậy, trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được hưởng trợ cấp một lần bằng đâ lần mức lương co sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Tuy nhiên, tại điểm c Khoản 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH năm 2016 có quy định về chế độ thai sản như sau: “2. Về chế độ thai sản: […]c) Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện đối với cả trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.[…]” Từ những quy định trên thì trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội hoặc trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện thì người cha sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Cụ thể đối với trường hợp của Chị thì người vợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện thì công ty mới làm hồ sơ để người có vợ sinh con được hỗ trợ 2 tháng lương.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo - Hi vọng và thách thức
Kết hôn và sinh con, có một gia đình hạnh phúc là mong ước của tất cả mọi người nhưng không phải ai cũng có được hạnh phúc đó. Trên thực tế hiện nay rất nhiều cặp vợ chồng bị Hiếm muộn, cách duy nhất để họ được làm cha làm mẹ là nhờ người mang thai hộ. Tuy nhiên để thực hiện được thủ tục liên quan đến mang thai hộ thì cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện khắt khe theo quy định. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Tuy nhiên, không phải hành vi mang thai hộ nào cũng được pháp luật công nhận.Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại (Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác) bị pháp luật nghiêm cấm. 1. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Đối với Người nhờ mang thai hộ: - Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Vợ chồng đang không có con chung - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Đối với người mang thai hộ - Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ - Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần - Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ - Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là sự thỏa thuận giữa các bên và phải lập thành văn bản theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các quy định khác liên quan. 2. Xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đính nhân đạo và giải quyết trong tranh chấp liên quan đến mang thai hộ. - Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. - Khi xảy ra tranh chấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và Bộ luật dân sự. Pháp luật quy định rất cụ thể về điều kiện và thủ tục mang thai hộ nhưng vấn đề làm sao để chứng minh được việc mang thai hộ là vì mục đích nhân đạo và việc người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng với vợ hoặc chồng liệu có thực sự phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang lại hi vọng rất lớn cho những cặp vợ chồng Hiếm muộn có "Một thiên thần bé nhỏ" nhưng hành trình này cũng đầy gian nan và thách thức. Căn cứ: Luật hôn nhân và gia đình 2014; Nghị định 10/2015/NĐ-CP; Nghị định 98/2016/NĐ-CP.
Đề xuất 2 phương án quy định về quyền quyết định số con của vợ chồng
Tại dự thảo Luật dân số, về quyền, nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình Bộ y tế đề xuất 2 phương án như sau: Phương án 1: 1. Quyền của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nghĩa vụ trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình. 2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: a) Quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm về thời gian sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, thu nhập và cùng Nhà nước thực hiện duy trì mức sinh thay thế; b) Bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. 3. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có trách nhiệm thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến kế hoạch hóa gia đình. Phương án 2: 1. Quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm về thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, thu nhập và nuôi dạy con tốt. 2. Bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến kế hoạch hóa gia đình. Sinh một hoặc hai con, trừ 7 trường hợp sau đây: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận; - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ). Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ); quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống; - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con
Tôi đóng BHXH được 2 năm 9 tháng, vợ tôi dự kiến sinh con vào tháng 11/2019. Vợ tôi là giáo viên hợp đồng đóng BHXH bị ngắt quãng 3 tháng hè nên không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Vậy, tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì hưởng những gì?
Đảng viên ly dị chồng được sinh thêm mấy con?
Cho em hỏi em là giáo viên mầm non trường công lập nhà nước em đã vào đảng được cũng gần 1 năm rồi. Em lập gia đình năm 2015 và đã có 1 con. Sau đó em ly hôn. Hiện tại nếu em lập gia đình mới em sẽ sanh được bao nhiêu con ạ?
Quy định mới về cấp Giấy chứng sinh từ 01/01/2020
Bộ y tế đang Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy định Cấp giấy chứng sinh. Thông tư này quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp mới, cấp lại Giấy chứng sinh; in và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh; cách ghi Giấy chứng sinh vè váo cáo thống kê số liệu cấp Giấy chứng sinh. Theo đó, thẩm quyền và thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh được quy định như sau: * Thẩm quyền cấp mới Giấy chứng sinh a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi; b) Nhà hộ sinh; c) Trạm y tế cấp xã; d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ, kể cả đơn vị y tế bộ, ngành. * Hồ sơ cấp mới Giấy chứng sinh a) Cấp giấy chứng sinh lần đầu đối với trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở y tế: Trước khi ra viện, người mẹ phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Đối với trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: + Khi đến sinh con tại cơ sở y tế, Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 1) Bản chính Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này; 2) Bản sao có chứng thực Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng Bên nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ (mang theo bản chính để đối chiếu). + Trước khi ra viện, người mẹ Bên nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ đều phải xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân. b) Cấp giấy chứng sinh lần đầu đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ: + Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. + Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người mẹ. Xuất trình bản chính để đối chiếu và khi đến nhận kết quả. + Xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người đề nghị cấp giấy chứng sinh. * Thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh a) Đối với trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở y tế: Gia đình của trẻ nộp các giấy tờ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ theo quy định, đối chiếu thông tin và ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra kỹ thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo mẫu qui định tại Phụ lục 01B ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ của trẻ (Bên nhờ mang thai hộ) có trách nhiệm đọc, kiểm tra kỹ thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh qui định tại Phụ lục 01B là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ của trẻ (Bên nhờ mang thai hộ) để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. b) Đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ: Trong thời gian 30 ngày sau sinh, Cha, Mẹ hoặc Người nuôi dưỡng của trẻ nộp cho trạm y tế xã/ phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi bà mẹ tạm trú ít nhất 03 tháng trước ngày sinh hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Giấy chứng sinh theo qui định, trạm y tế xã/ phường/thị trấn có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ theo quy định, đối chiếu thông tin, xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 10 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này. Xem nội dung chi tiết dự thảo thông tư tại file đính kèm: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh; Thông tư 34/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, Điều 16 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn về sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Thủ Tục Hưởng Thai Sản Với Lao Động Nữ Sinh Con (Mới Nhất)
Thai sản là 01 trong 05 chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc và được rất nhiều chị em quan tâm. Vì vậy trong video dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người về thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với Lao động nữ sinh con. Xem nhiều video hữu ích bằng cách Subscribe (đăng ký) kênh và theo dõi tại: https://www.youtube.com/channel/UCzeUAtdTdCR_du2l-1xS1tg?sub_confirmation=1
Ai đang chuẩn bị sinh con cần biết những điều này
Sinh con và nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành là một quá trình không dễ dàng. Để cho con được sinh ra và lớn lên trong điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất thì cha mẹ nên biết và thực hiện một số vấn đề sau khi có ý định sinh con: 1. Được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật: - Được nghỉ việc để khám thai: trong thời gian mang thai lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. (Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) - Được nghỉ việc khi thai có vấn đề: sẩy thai, thai chết… :Lao động nữ được nghỉ việc với thời gian tối đa là: a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Căn cứ Điều 33 Luật BHXH. - Được nghỉ khi sinh con: + Lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng, nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. + Lao động nam đang đóng BHXH được nghỉ việc khi vợ sinh con. + Được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con (Điều 38 Luật BHXH). + Được nhận tiền hưởng chế độ thai sản theo Điều 39 Luật BHXH. + Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản từ 05 ngày đến 10 ngày. >>> Xem chi tiết về chế độ thai sản: TẠI ĐÂY 2. Khai sinh cho con: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con (theo Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014) Người có trách nhiệm mà không đăng ký khai sinh cho con đúng thời hạn thì có thể bị phạt cảnh cáo (Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP). >>> Xem chi tiết thủ tục đăng ký khai sinh cho con: TẠI ĐÂY 3. Nhập hộ khẩu cho con Căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Nếu việc nhập hộ khẩu cho con không đúng hạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. >>> Xem chi tiết thủ tục nhập hộ khẩu cho con: TẠI ĐÂY 4. Đăng ký học cho con: Theo Điều 11 Luật Giáo dục 2005 thì cha mẹ, gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Trong đó, giáo dục phổ cập là giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Theo Điều 25, 26 Luật Giáo dục 2005 thì cha mẹ: + Cho con đi nhà trẻ khi con từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; + Học mẫu giáo từ ba tuổi đến sáu tuổi; + Con 06 tuổi thì làm thủ tục đăng ký cho con học lớp một. Trẻ có thể học trước tuổi hoặc cao hơn tuổi theo quy định của pháp luật. 5. Làm chứng minh nhân dân / Căn cước công dân: Khi con là công dân Việt Nam, từ đủ 14 tuổi trở lên thì cha mẹ nhắc nhở con làm thủ tục để được cấp Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân (trước 01/01/2020 CMND được cấp tại địa phương chưa có đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân, thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01/01/2016). Pháp luật không quy định về giới hạn độ tuổi bắt buộc phải thực hiện thủ tục để được cấp Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân lần đầu nhưng công dân có thể bị xử phạt hành chính khi không xuất trình được chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền (Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Do đó, cha mẹ nên nhắc nhở con làm thủ tục để được cấp chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân khi đến tuổi. >>> Xem chi tiết thủ tục cấp Chứng minh nhân dân: TẠI ĐÂY Trên đây là một số vấn đề mà mình nghĩ ai chuẩn bị sinh con nên biết để thực hiện, các bạn có thêm ý kiến nào thì cùng chia sẻ nhé.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ HÔN NHÂN
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Vậy các cặp cần lưu ý những gì khi tiến tới hôn nhân? Tặng thêm cho các bạn một tấm hình định nghĩa kết hôn
Sắp tới, các cặp vợ chồng được tự quyết số con
Trước đây, Pháp lệnh dân số 2003 có quy định như sau: …mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Quy định này vô hình chung làm cho người dân hiểu lầm rằng Nhà nước khuyến khích dân sinh con, qua thời gian, tốc độ sinh đẻ ngày càng tăng không ngừng, đến năm 2008, buộc phải đưa ra Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh dân số 2003 với quy định rằng: …Mỗi cặp vợ chồng… Sinh một hoặc hai con trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Duy trì tốc độ giảm tỷ lệ sinh đẻ trong 10 năm qua đang được thực hiện rất tốt. Thế nhưng câu hỏi đặt ra cho những nhà làm luật rằng, có nên duy trì tốc độ giảm này trong thời gian tới? Vì thế dự thảo Luật dân số đang được đưa ra thảo luận nhằm thay đổi một số chính sách liên quan đến dân số, kế hoạch hóa gia đình..Điển hình như: Các cặp vợ chồng được quyền tự quyết số con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh, sử dụng biện pháp tránh thai. Ngày 26/12 hàng năm là ngày Dân số Việt Nam. Cho phép nhân bản vô tính người, đồng thời nghiêm cấm việc phá thai trái pháp luật. Phá thai thuộc một trong các trường hợp sau bị xem là phá thai trái pháp luật: - Người được phá thai không xuất trình giấy tờ tùy thân trước khi phá thai. Nếu người được phá thai dưới 18 tuổi mà không có giấy xác nhận sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Phá thai của cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai không có giấy phép hoạt động hoặc có giấy phép hoạt động, nhưng phạm vi hoạt động chuyên môn không phù hợp. - Phá thai của người không có chứng chỉ hành nghề hoặc có chứng chỉ hành nghề, nhưng không phù hợp về chuyên môn. - Phá thai trái quy định về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý chất lượng phá thai. Hỗ trợ phụng dưỡng các cặp vợ chồng cao tuổi chỉ có con gái mà không có BHXH Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. Chính phủ quy định đối tượng, mức hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. Xem chi tiết dự thảo Luật dân số tại đây.
Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT khuyến khích người cao tuổi sinh con
Ngày 26/5/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT bổ sung vào điểm a khoản 2 điều 7 quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT. Theo đó, bổ sung các đối tượng sau được cộng điểm khi thi tuyển sinh vào Trung học phổ thông: - Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; - Con của người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhưng thử hỏi giờ này còn mấy cụ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 có con thi tuyển vào Trung học phổ thông. Phải chăng Bộ Giáo dục khuyến khích người cao tuổi sinh con?
Lao động nữ có bị dừng hưởng chế độ thai sản nếu đi làm sớm sau khi sinh con không?
Lao động nữ đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản có bị dừng hưởng chế độ thai sản hay không? Nếu đi làm sớm có được hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh không? 1. Đi làm sớm sau khi sinh con có bị cắt tiền chế độ thai sản? Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Đồng thời, căn cứ Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ theo quy định. Lưu ý: Lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con phải đáp ứng các điều kiện sau: - Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng. - Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Như vậy, lao động nữ sinh con, được nghỉ việc 06 tháng trước và sau khi sinh hưởng chế độ thai sản. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ theo quy định . Lao động nữ có bị dừng hưởng chế độ thai sản nếu đi làm sớm sau khi sinh con không? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet) 2. Lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con có được hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh không? Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày tùy trường hợp. Với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được nhận 30% mức lương cơ sở (hiện nay tương đương 540.000 đồng/ngày). Cụ thể như sau: - Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên. - Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật. - Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác. Tuy nhiên, chế độ này chỉ áp dụng cho lao động nữ đã hưởng xong kỳ nghỉ thai sản. Trong vòng 30 ngày đầu trở lại làm việc, nếu sức khỏe còn yếu, họ mới được nghỉ dưỡng sức và phục hồi. Ngược lại, lao động nữ đi làm lại trước khi hết thời gian nghỉ thai sản đã được xác nhận đủ điều kiện sức khỏe. Do đó, lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con sẽ không được hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh. 3. Lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con có phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đó không? Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Do đó, trường hợp lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con năm 2024, người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, lao động nữ sinh con được nghỉ 06 tháng hưởng chế độ thai sản. Nếu đi làm sớm trước khi hết thời hạn nghỉ, học vẫn hưởng chế độ thai sản đến hết thời gian quy định nhưng không được trợ cấp dưỡng sức sau sinh. Khi đi làm sớm sau sinh, người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản, bao gồm cả nam và nữ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024. Hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024 Theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tiết 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau: 1) Lao động nữ sinh con - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/2.%20Mau%2001B-HSB.doc - Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. - Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu tại nội dung a tiết này có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. - Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ. - Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ. - Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH thì có thêm một trong các giấy tờ sau: + Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. + Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. + Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa. - Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. 2) Lao động nam - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/2.%20Mau%2001B-HSB.doc - Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; + Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. - Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. + Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con Như vậy, đối với lao động nữ và lao động nam sẽ có những thành phần hồ sơ khác nhau tùy theo trường hợp hưởng chế độ thai sản. Thủ tục hưởng chế độ thai sản năm 2014 Về thủ tục, theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cả lao động nam và nữ đều thực hiện thủ tục sau đây: Bước 1: Nộp hồ sơ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. - Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, năm 2024 thì lao động nữ và lao động nam sẽ chuẩn bị thành phần hồ sơ, thủ tục hưởng theo quy định trên để hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Mức hưởng chế độ thai sản năm 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau: - Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: + Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; + Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; + Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. -Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Như vậy, người lao động đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên sẽ được hưởng mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
"Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố, xử lý thế nào?
Gần đây, trên mạng Trung Quốc đang lan truyền một việc khá hy hữu, làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều về quyền thừa kế và quyền lợi của trẻ em (1) "Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố Tòa án thành phố Thanh Viễn, thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có nhận được đơn kiện của một người phụ nữ họ Lăng, yêu cầu chia sẻ bảo hiểm nhân thọ, tài sản và cổ phần công ty của người đàn ông họ Văn cho con trai Tiểu Văn của hai người. Điều đáng chú ý ở đây, là người đàn ông họ Văn kia đã có gia đình, người này đã qua đời do tai nạn giao thông vào tháng 01/2021, đến tháng 12/2021 thì Lăng mới hạ sinh Tiểu Văn từ một phôi đã được thụ tinh và đông lạnh trước đó tại một phòng khám tư nhân. Tòa án đã tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết không ủng hộ Lăng. Các thẩm phán xác định rằng cô không thể cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng phôi được thụ tinh bởi Văn hoặc rằng người đàn ông đã cho phép sử dụng tinh trùng của mình cho mục đích này. Hơn nữa, trong di chúc của mình, Văn không để lại bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc sử dụng phôi sau khi chết. Dù vậy, trường hợp của Tiểu Văn mở ra một hướng tranh luận mới về quyền lợi của những đứa trẻ được sinh ra từ phôi đông lạnh. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2021 của Trung Quốc công nhận quyền thừa kế của thai nhi, nhưng không đề cập rõ ràng đến phôi đông lạnh. (2) Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế như thế nào? Theo Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Theo đó, luật pháp nước ta quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, trẻ em được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Chiếu theo sự việc trên, nếu vụ việc diễn ra ở Việt Nam, thời gian cô Lăng mang thai và hạ sinh Tiểu Văn là sau khi ông Văn qua đời, do đó, nếu áp dụng luật pháp Việt Nam cho sự việc trên thì cô Văn và con của mình là Tiểu Văn sẽ không phải là người thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ông Văn chết mà không có di chúc, việc phân chia di sản được chia theo pháp luật thì có khả năng, Tiểu Văn sẽ được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, Tiểu Văn có thể sẽ được chia thừa kế nếu ông Văn chết không để lại di chúc và có các kết quả kiểm chứng Tiểu Văn là con ruột của ông Văn. Vụ kiện của Lăng và Tiểu Văn không chỉ là tranh chấp về mặt pháp lý mà còn là một bài học sâu sắc về những hệ lụy mà công nghệ hỗ trợ sinh sản mang lại. Sự việc này đặt ra nhiều vấn đề cần được quy định rõ ràng hơn trong tương lai để tránh những tình huống tương tự, đồng thời bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đứa trẻ vô tội.
Người được nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản?
Mang thai hộ là việc người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nếu người phụ nữ được nhờ mang thai hộ là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội thì có được hưởng chế độ thai sản không? 1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; - Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con Trong các trường hợp trên thì người lao động nữ mang thai hộ là đối tượng được áp dụng chế độ thai sản. Ngoài ra, người phụ nữ được nhờ mang thai hộ phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Và khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). 2. Chế độ thai sản của người được nhờ mang thai hộ Người được nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Các chế độ này được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau: Chế độ khám thai: Được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Được nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; - 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Chế độ khi sinh con: - Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con; - Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. - Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con. Như vậy, lao động nữ được nhờ mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Các chế độ thai sản được hưởng bao gồm: khám thai, sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cũng như dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Ép vợ sinh con trai, chồng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
Hiện nay dù vấn đề bình đẳng giới đã được phổ biến rộng rãi, tuy nhiên vẫn còn một số quan điểm nặng nề về giới tính, “trọng nam khinh nữ”, chồng ép buộc vợ phải sinh được con trai. Tưởng chừng đây chỉ là câu chuyện về mặt đạo đức nhưng trên thực tế, hành vi ép buộc người vợ phải sinh được con trai là một hành vi trái pháp luật và có thể bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng. Ép vợ sinh con trai, chồng bị đến 10 triệu đồng - Minh họa 1. Quy định xử phạt đối với hành vi ép buộc vợ sinh con trai Căn cứ theo Điều 101 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt các vi phạm quy định về cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình, cụ thể: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng: nếu Có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối nếu: Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu: Dùng vũ lực để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái. Vậy có thể thấy rằng việc người chồng ép buộc vợ phải sinh thêm con trai có thể bị phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng nếu hành vi ép buộc đó đi kèm với vũ lực. Nếu việc ép buộc không đi kèm vũ lực, nhưng mang tính xúc phạm, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy thuộc vào tính chất và mức độ hành vi. 2. Quy định xử phạt đối với hành vi lôi kéo, xúi giục, ép buộc loại bỏ thai nhi Căn cứ vào điều 99 Nghị định 117/2020 quy định về mức xử phạt đối với việc loại bỏ thai nhi, cụ thể: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính Phạt tiền từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Không chỉ để đảm bảo vấn đề cân bằng giới tính, mà dù là con gái hay con trai thì đều cần được yêu thương như nhau, hành vi ép buộc sinh con trai hoặc sinh con gái, hành vi ép buộc loại bỏ thai nhi ngoài vi phạm các nguyên tắc về đạo đức, còn là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh bởi pháp luật.
Cần làm thủ tục gì để ly hôn nhanh nhất (khi có con lúc 16 tuổi)?
E có con khi 16 tuổi, 18 tuổi e đăng kí kết hôn và làm giấy khai dinh cho con . Bây h e và ck ko chung sống đc nữa e đưa đơn ly hôn ra toà và toà bảo cần làm một số thủ tục liên quan đến công an vì có con khi 16 tuổi Nhờ luật sư giờ em cần hoàn thành thủ tục gì để li hôn nhanh nhất ạ.
Sinh con ở nơi không đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có được chi trả bảo hiểm y tế không?
"Gia đình bà A có tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện huyện X nhưng người vợ khi sinh mổ thì lại sinh ở bệnh viện huyện Y. Hai bệnh viên X, Y đều là bệnh viện tuyến tỉnh. Như vậy, bà A có được chi trả phần nào bảo hiểm y tế hay không?" Đối với trường hợp này, bản thận mình có ý kiến như sau: Theo Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì từ ngày 01/01/2016, người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh mà vẫn được hưởng mức quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất theo đối tượng tham gia. Tuy nhiên, nếu đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ở tuyến huyện mà tự đi khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh thì sẽ được xác định là đi trái tuyến. Và mức quyền lợi trong trường hợp này là 60% chi phí điều trị của mức quyền lợi cao nhất. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau: “1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác”. Vậy nên, trường hợp bà A đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và nơi khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện huyện X (hiện nay được xếp hạng là bệnh viện tuyến tỉnh) nhưng vợ anh lại sinh ở bệnh viện huyện B (cũng là bệnh viện tuyến tỉnh). Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bà A sinh con ở bệnh viện B sẽ bị tính là trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến. Và quyền lợi của vợ anh sẽ được quy định như sau: +) Nếu bà A sinh con phải nằm lại viện thì sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế là 48% chi phí điều trị; +) Nếu bà A không phải nằm lại viện thì gia đình phải tự thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.
Vợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khi sinh con chồng có được hưởng trợ cấp một lần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi con nuôi như sau: “Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.” Như vậy, trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được hưởng trợ cấp một lần bằng đâ lần mức lương co sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Tuy nhiên, tại điểm c Khoản 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH năm 2016 có quy định về chế độ thai sản như sau: “2. Về chế độ thai sản: […]c) Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện đối với cả trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.[…]” Từ những quy định trên thì trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội hoặc trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện thì người cha sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Cụ thể đối với trường hợp của Chị thì người vợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện thì công ty mới làm hồ sơ để người có vợ sinh con được hỗ trợ 2 tháng lương.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo - Hi vọng và thách thức
Kết hôn và sinh con, có một gia đình hạnh phúc là mong ước của tất cả mọi người nhưng không phải ai cũng có được hạnh phúc đó. Trên thực tế hiện nay rất nhiều cặp vợ chồng bị Hiếm muộn, cách duy nhất để họ được làm cha làm mẹ là nhờ người mang thai hộ. Tuy nhiên để thực hiện được thủ tục liên quan đến mang thai hộ thì cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện khắt khe theo quy định. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Tuy nhiên, không phải hành vi mang thai hộ nào cũng được pháp luật công nhận.Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại (Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác) bị pháp luật nghiêm cấm. 1. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Đối với Người nhờ mang thai hộ: - Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Vợ chồng đang không có con chung - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Đối với người mang thai hộ - Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ - Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần - Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ - Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là sự thỏa thuận giữa các bên và phải lập thành văn bản theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các quy định khác liên quan. 2. Xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đính nhân đạo và giải quyết trong tranh chấp liên quan đến mang thai hộ. - Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. - Khi xảy ra tranh chấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và Bộ luật dân sự. Pháp luật quy định rất cụ thể về điều kiện và thủ tục mang thai hộ nhưng vấn đề làm sao để chứng minh được việc mang thai hộ là vì mục đích nhân đạo và việc người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng với vợ hoặc chồng liệu có thực sự phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang lại hi vọng rất lớn cho những cặp vợ chồng Hiếm muộn có "Một thiên thần bé nhỏ" nhưng hành trình này cũng đầy gian nan và thách thức. Căn cứ: Luật hôn nhân và gia đình 2014; Nghị định 10/2015/NĐ-CP; Nghị định 98/2016/NĐ-CP.
Đề xuất 2 phương án quy định về quyền quyết định số con của vợ chồng
Tại dự thảo Luật dân số, về quyền, nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình Bộ y tế đề xuất 2 phương án như sau: Phương án 1: 1. Quyền của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nghĩa vụ trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình. 2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: a) Quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm về thời gian sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, thu nhập và cùng Nhà nước thực hiện duy trì mức sinh thay thế; b) Bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. 3. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có trách nhiệm thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến kế hoạch hóa gia đình. Phương án 2: 1. Quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm về thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, thu nhập và nuôi dạy con tốt. 2. Bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến kế hoạch hóa gia đình. Sinh một hoặc hai con, trừ 7 trường hợp sau đây: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận; - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ). Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ); quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống; - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con
Tôi đóng BHXH được 2 năm 9 tháng, vợ tôi dự kiến sinh con vào tháng 11/2019. Vợ tôi là giáo viên hợp đồng đóng BHXH bị ngắt quãng 3 tháng hè nên không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Vậy, tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì hưởng những gì?
Đảng viên ly dị chồng được sinh thêm mấy con?
Cho em hỏi em là giáo viên mầm non trường công lập nhà nước em đã vào đảng được cũng gần 1 năm rồi. Em lập gia đình năm 2015 và đã có 1 con. Sau đó em ly hôn. Hiện tại nếu em lập gia đình mới em sẽ sanh được bao nhiêu con ạ?
Quy định mới về cấp Giấy chứng sinh từ 01/01/2020
Bộ y tế đang Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy định Cấp giấy chứng sinh. Thông tư này quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp mới, cấp lại Giấy chứng sinh; in và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh; cách ghi Giấy chứng sinh vè váo cáo thống kê số liệu cấp Giấy chứng sinh. Theo đó, thẩm quyền và thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh được quy định như sau: * Thẩm quyền cấp mới Giấy chứng sinh a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi; b) Nhà hộ sinh; c) Trạm y tế cấp xã; d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ, kể cả đơn vị y tế bộ, ngành. * Hồ sơ cấp mới Giấy chứng sinh a) Cấp giấy chứng sinh lần đầu đối với trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở y tế: Trước khi ra viện, người mẹ phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Đối với trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: + Khi đến sinh con tại cơ sở y tế, Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 1) Bản chính Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này; 2) Bản sao có chứng thực Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng Bên nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ (mang theo bản chính để đối chiếu). + Trước khi ra viện, người mẹ Bên nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ đều phải xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân. b) Cấp giấy chứng sinh lần đầu đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ: + Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. + Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người mẹ. Xuất trình bản chính để đối chiếu và khi đến nhận kết quả. + Xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người đề nghị cấp giấy chứng sinh. * Thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh a) Đối với trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở y tế: Gia đình của trẻ nộp các giấy tờ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ theo quy định, đối chiếu thông tin và ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra kỹ thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo mẫu qui định tại Phụ lục 01B ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ của trẻ (Bên nhờ mang thai hộ) có trách nhiệm đọc, kiểm tra kỹ thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh qui định tại Phụ lục 01B là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ của trẻ (Bên nhờ mang thai hộ) để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. b) Đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ: Trong thời gian 30 ngày sau sinh, Cha, Mẹ hoặc Người nuôi dưỡng của trẻ nộp cho trạm y tế xã/ phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi bà mẹ tạm trú ít nhất 03 tháng trước ngày sinh hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Giấy chứng sinh theo qui định, trạm y tế xã/ phường/thị trấn có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ theo quy định, đối chiếu thông tin, xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 10 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này. Xem nội dung chi tiết dự thảo thông tư tại file đính kèm: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh; Thông tư 34/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, Điều 16 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn về sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Thủ Tục Hưởng Thai Sản Với Lao Động Nữ Sinh Con (Mới Nhất)
Thai sản là 01 trong 05 chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc và được rất nhiều chị em quan tâm. Vì vậy trong video dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người về thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với Lao động nữ sinh con. Xem nhiều video hữu ích bằng cách Subscribe (đăng ký) kênh và theo dõi tại: https://www.youtube.com/channel/UCzeUAtdTdCR_du2l-1xS1tg?sub_confirmation=1
Ai đang chuẩn bị sinh con cần biết những điều này
Sinh con và nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành là một quá trình không dễ dàng. Để cho con được sinh ra và lớn lên trong điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất thì cha mẹ nên biết và thực hiện một số vấn đề sau khi có ý định sinh con: 1. Được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật: - Được nghỉ việc để khám thai: trong thời gian mang thai lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. (Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) - Được nghỉ việc khi thai có vấn đề: sẩy thai, thai chết… :Lao động nữ được nghỉ việc với thời gian tối đa là: a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Căn cứ Điều 33 Luật BHXH. - Được nghỉ khi sinh con: + Lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng, nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. + Lao động nam đang đóng BHXH được nghỉ việc khi vợ sinh con. + Được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con (Điều 38 Luật BHXH). + Được nhận tiền hưởng chế độ thai sản theo Điều 39 Luật BHXH. + Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản từ 05 ngày đến 10 ngày. >>> Xem chi tiết về chế độ thai sản: TẠI ĐÂY 2. Khai sinh cho con: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con (theo Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014) Người có trách nhiệm mà không đăng ký khai sinh cho con đúng thời hạn thì có thể bị phạt cảnh cáo (Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP). >>> Xem chi tiết thủ tục đăng ký khai sinh cho con: TẠI ĐÂY 3. Nhập hộ khẩu cho con Căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Nếu việc nhập hộ khẩu cho con không đúng hạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. >>> Xem chi tiết thủ tục nhập hộ khẩu cho con: TẠI ĐÂY 4. Đăng ký học cho con: Theo Điều 11 Luật Giáo dục 2005 thì cha mẹ, gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Trong đó, giáo dục phổ cập là giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Theo Điều 25, 26 Luật Giáo dục 2005 thì cha mẹ: + Cho con đi nhà trẻ khi con từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; + Học mẫu giáo từ ba tuổi đến sáu tuổi; + Con 06 tuổi thì làm thủ tục đăng ký cho con học lớp một. Trẻ có thể học trước tuổi hoặc cao hơn tuổi theo quy định của pháp luật. 5. Làm chứng minh nhân dân / Căn cước công dân: Khi con là công dân Việt Nam, từ đủ 14 tuổi trở lên thì cha mẹ nhắc nhở con làm thủ tục để được cấp Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân (trước 01/01/2020 CMND được cấp tại địa phương chưa có đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân, thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01/01/2016). Pháp luật không quy định về giới hạn độ tuổi bắt buộc phải thực hiện thủ tục để được cấp Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân lần đầu nhưng công dân có thể bị xử phạt hành chính khi không xuất trình được chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền (Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Do đó, cha mẹ nên nhắc nhở con làm thủ tục để được cấp chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân khi đến tuổi. >>> Xem chi tiết thủ tục cấp Chứng minh nhân dân: TẠI ĐÂY Trên đây là một số vấn đề mà mình nghĩ ai chuẩn bị sinh con nên biết để thực hiện, các bạn có thêm ý kiến nào thì cùng chia sẻ nhé.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ HÔN NHÂN
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Vậy các cặp cần lưu ý những gì khi tiến tới hôn nhân? Tặng thêm cho các bạn một tấm hình định nghĩa kết hôn
Sắp tới, các cặp vợ chồng được tự quyết số con
Trước đây, Pháp lệnh dân số 2003 có quy định như sau: …mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Quy định này vô hình chung làm cho người dân hiểu lầm rằng Nhà nước khuyến khích dân sinh con, qua thời gian, tốc độ sinh đẻ ngày càng tăng không ngừng, đến năm 2008, buộc phải đưa ra Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh dân số 2003 với quy định rằng: …Mỗi cặp vợ chồng… Sinh một hoặc hai con trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Duy trì tốc độ giảm tỷ lệ sinh đẻ trong 10 năm qua đang được thực hiện rất tốt. Thế nhưng câu hỏi đặt ra cho những nhà làm luật rằng, có nên duy trì tốc độ giảm này trong thời gian tới? Vì thế dự thảo Luật dân số đang được đưa ra thảo luận nhằm thay đổi một số chính sách liên quan đến dân số, kế hoạch hóa gia đình..Điển hình như: Các cặp vợ chồng được quyền tự quyết số con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh, sử dụng biện pháp tránh thai. Ngày 26/12 hàng năm là ngày Dân số Việt Nam. Cho phép nhân bản vô tính người, đồng thời nghiêm cấm việc phá thai trái pháp luật. Phá thai thuộc một trong các trường hợp sau bị xem là phá thai trái pháp luật: - Người được phá thai không xuất trình giấy tờ tùy thân trước khi phá thai. Nếu người được phá thai dưới 18 tuổi mà không có giấy xác nhận sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Phá thai của cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai không có giấy phép hoạt động hoặc có giấy phép hoạt động, nhưng phạm vi hoạt động chuyên môn không phù hợp. - Phá thai của người không có chứng chỉ hành nghề hoặc có chứng chỉ hành nghề, nhưng không phù hợp về chuyên môn. - Phá thai trái quy định về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý chất lượng phá thai. Hỗ trợ phụng dưỡng các cặp vợ chồng cao tuổi chỉ có con gái mà không có BHXH Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. Chính phủ quy định đối tượng, mức hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. Xem chi tiết dự thảo Luật dân số tại đây.
Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT khuyến khích người cao tuổi sinh con
Ngày 26/5/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT bổ sung vào điểm a khoản 2 điều 7 quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT. Theo đó, bổ sung các đối tượng sau được cộng điểm khi thi tuyển sinh vào Trung học phổ thông: - Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; - Con của người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhưng thử hỏi giờ này còn mấy cụ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 có con thi tuyển vào Trung học phổ thông. Phải chăng Bộ Giáo dục khuyến khích người cao tuổi sinh con?