Hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác
Hiện nay, mặc dù người dân đã và đang hoàn thành chuẩn hóa thông tin thuê bao để tránh sim rác, cuộc gọi rác thế nhưng việc bị làm phiền từ các cuộc gọi, tin nhắn rác vẫn còn nhiều. Bài viết sẽ hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác. Theo đó, nhiều người tìm đến phần mềm chặn cuộc gọi rác để tránh bị làm phiền, dù việc sử dụng cũng có một số bất cập hay việc đăng ký vào danh sách không quảng cáo trên tại website của Cục An toàn thông tin.. Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo (DNC), cho phép mọi thuê bao có thể đăng ký không nhận cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo. Cách thứ nhất, đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác tại website của Cục An Toàn Thông Tin Bước 1: Truy cập vào website chính thức của Cục An Toàn Thông Tin tại website: khongquangcao.ais.gov.vn Bước 2: Nhập số điện thoại muốn đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác vào mục Quản lý danh sách không quảng cáo. Sau đó, sẽ nhận được mã OTP qua tin nhắn gửi về điện thoại. Bước 3: Nhập mã OTP vừa nhận vào khung Pop-up trên website. Ngay lập tức bạn sẽ nhận được thông báo: “So dien thoai cua Quy Khach da nam trong danh sach khong quang cao DNC. De huy dang ky soan: HUY DNC gui 5656. Tran trong!” Ngoài ra, người dân cũng có thể truy cập trang web để phản ánh các số phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác. Các số bị chặn qua hệ thống của Cục là chính xác do đã được xác minh, nhưng hầu hết đều là số đã đăng ký dịch vụ quảng cáo từ trước. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu do người dùng báo cáo không cao. Xem bài viết liên quan: Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố Cách thứ hai, soạn cú pháp chặn tin nhắn rác qua đầu số 5656 Bộ Thông tin và truyền thông đã hành Thông tư 22/2021/TT-BTTTT ngày 13/12/2021 hướng dẫn Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Trong đó đáng chú ý là việc hướng dẫn cho người dân cách phản ánh, báo cáo thông tin đến Hệ thống tiếp nhận xử lý tin rác. Theo đó, trong trường hợp vẫn nhận được tin nhắn rác, cuộc gọi rác sau khi thực hiện đăng ký, bạn có thể thực hiện những cú pháp sau để tương tác với hệ thống 5656 như sau: Phản ánh cuộc gọi rác: V [nguồn phát tán] [nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 Phản ánh tin nhắn rác: S [nguồn phát tán] [nội dung tin nhắn rác] gửi 5656 Đăng ký vào danh sách không quảng cáo: DK DNC gửi 5656 Rút khỏi danh sách không quảng cáo: HUY DNC gửi 5656 Gửi bản sao tin nhắn quảng cáo: FW [nội dung bản sao tin nhắn quảng cáo] gửi 5656 Cách thứ ba, dịch vụ chặn cuộc gọi có sẵn trên điện thoại Đối với Android, Google trang bị sẵn công cụ Caller ID & Spam Protection. Công ty cho biết tính năng này sử dụng dữ liệu danh bạ được chia sẻ từ nhà mạng và từ cộng đồng để định danh số điện thoại gọi đến thiết bị của người dùng. Do đó, nhiều người sẽ thấy cuộc gọi đến hiển thị tên công ty, cửa hàng dù họ chưa từng lưu vào danh bạ. Dựa vào thông tin người gọi được cung cấp, chủ sở hữu có thể chọn nghe hoặc từ chối để tránh bị làm phiền. Với riêng điện thoại Samsung, hãng có thêm dịch vụ Smart Call bên cạnh Caller ID & Spam Protection của Google. Tính năng này do Samsung hợp tác với Hiya - công ty Mỹ nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xác định và chặn cuộc gọi không mong muốn. Bên cạnh dữ liệu đóng góp từ người dùng và nhà mạng, Smart Call sử dụng AI để tự động dự đoán một cuộc gọi có thể là spam. Nhiều người dùng đánh giá Smart Call lọc cuộc gọi rác hiệu quả hơn so với Caller ID & Spam Protection. Dịch vụ tích hợp sẵn như trên có độ bảo mật cao do không đòi quyền truy cập danh bạ, tin nhắn. Hệ thống cũng chỉ ghi nhận thông tin khi người dùng báo một cuộc gọi đến là spam. Trong khi đó, iPhone không có tính năng chặn cuộc gọi rác tích hợp sẵn trên hệ điều hành như Android. Máy chỉ có Caller ID hiển thị tên doanh nghiệp, người gọi đến nếu các đơn vị này có đăng ký định danh với nhà cung cấp cơ sở dữ liệu danh bạ cho nhà mạng. Từ iOS 16.2, iPhone bổ sung tính năng lọc tin nhắn rác dành cho người dùng Việt. Tuy nhiên, sau bốn tháng hoạt động, nhiều người cho biết điện thoại Apple gần như không lọc được tin rác nào. Cách thứ tư, sử dụng dịch vụ chặn cuộc gọi, tin nhắn bên thứ ba Hiện nay, có nhiều ứng dụng cung cấp tính năng thông báo cuộc gọi, tin nhắn rác như SMS Shield, Hiya, VeroSMS hay phổ biến tại Việt Nam là TrueCaller. Ngoài nhà mạng, ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu thông qua đóng góp từ người dùng. Do sử dụng được cả trên iPhone và điện thoại Android, nguồn dữ liệu từ cộng đồng của các phần mềm như TrueCaller rất phong phú. Nhờ đó, ứng dụng hoạt động hiệu quả trong việc định danh cuộc gọi mời chào dịch vụ, lừa đảo hơn so với tính năng tích hợp sẵn trên Android. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào dữ liệu báo cáo từ người dùng và không được xác minh, phần mềm sẽ hiển thị sai số điện thoại gọi đến trong nhiều trường hợp. Vậy nên, trong phần hướng dẫn sử dụng, ứng dụng cũng đề cập điều này, theo đó chỉ hỗ trợ phát hiện cuộc gọi rác, chứ không thực hiện chặn trực tiếp. Trên đây là hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác. Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn cách phản ánh cuộc gọi rác, lừa đảo đến CQCN nhanh nhất
Xử phạt hành vi giả danh Cục Viễn thông đòi khóa SIM người nghe
Ngày nay, công nghệ càng phát triển, các thủ đoạn của những bọn lừa đảo cũng ngày càng tinh vi khiến người dân lo lắng, bất an. Tuy đã được cảnh báo từ các cơ quan chức năng, tuy nhiên, nhiều người dân cả tin đã trở thành con mồi cho bọn lừa đảo ấy. Mới đây, chiêu trò mới của các đối tượng này là giả danh Cục Viễn thông đòi khóa SIM người nghe buộc phải cung cấp các thông tin cá nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hiện trạng Cụ thể, trong thời gian gần đây, nhiều người dùng thuê bao di động nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, sau khi nhấc máy nghe tiếng như tổng đài tự động: “Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo thuê bao của quý khách sẽ bị khóa trong 2 giờ. Bấm phím 1 để được hỗ trợ”. Trong một số trường hợp khác, đầu dây xưng là "Cục Viễn thông", với nội dung dọa khóa SIM tương tự. Sau khi bấm phím theo yêu cầu, “tổng đài viên” sẽ hướng dẫn người dùng gửi thông tin bao gồm họ tên, địa chỉ, số căn cước công dân, thậm chí yêu cầu chụp ảnh. Lo bị khóa thuê bao, nhiều người nhanh chóng làm theo hướng dẫn của tổng đài viên, nhưng không nhận ra đó là trò lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn. Theo đó, mục tiêu của các đối tượng này là nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng hoặc chiếm đoạt tiền thông qua giao dịch chuyển khoản. Với thông tin của nạn nhân, chúng có thể tạo hồ sơ, căn cước giả để liên hệ nhà mạng, sau đó lấy cắp số điện thoại gắn với thẻ SIM bằng thủ tục đăng ký eSIM. Như vậy, đây không chỉ là cuộc gọi rác mà còn là chiêu trò lừa đảo mới của các đối tượng xấu thông qua đánh cắp thông tin cá nhân, tìm cách chiếm đoạt SIM. Xử lý hành vi vi phạm Xử phạt vi phạm hành chính Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản thì các đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về các mức hình phạt cụ thể như sau: (1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ Mức phạt cao nhất cho tội này có thể là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Các biện pháp xử lý Khi nhận được các cuộc gọi này, cần nhanh chóng đến báo tin cho công an địa phương nơi gần nhất để lực lượng chức năng có cơ sở điều tra, xác minh, đấu tranh với các loại tội phạm này. Ngoài ra, theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, người dân có thể phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tổng đài 5656 bằng tin nhắn theo cú pháp: V [Nguồn phát tán][Nội dung cuộc gọi rác] hoặc V (Nguồn phát tán)(Nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656. Trung tâm VNCERT/CC (Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết dữ liệu phản ảnh tin nhắn rác, cuộc gọi rác của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656) là nguồn dữ liệu để cơ quan chức năng triển khai các tính năng hỗ trợ người dùng trong hoạt động phòng chống, ngăn chặn tin nhắn lừa đảo và cuộc gọi lừa đảo. Đồng thời đề nghị người dân không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực giao dịch OTP, địa chỉ email...) cho bất kỳ ai với bất kỳ hình thức nào.
Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố
Vấn nạn sử dụng “sim rác” để chào mời vay tiền, bán bảo hiểm,… không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, hành vi này ngày càng trở nên quá đáng hơn và vượt ra khỏi mức chịu đựng, khi có những người dân phản ánh rằng đã nhận được hơn 1.000 cuộc gọi rác trong 1 tháng. Thậm chí, có những người còn bị khủng bố qua “sim rác”. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân. Vậy pháp luật có quy định như thế nào đối với hành vi này? Mức xử phạt hành vi dùng “sim rác” khủng bố là bao nhiêu? Sim rác là gì? Sim rác là loại sim đã được các đại lý đăng ký thông tin để kích hoạt sim trước đó. Loại sim này được mua dễ dàng và không cần phải làm bất kỳ thủ tục đăng ký thông tin nào. Đặc biệt giá sim này rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với việc mua sim cá nhân rồi lại mất nhiều thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký. Cũng bởi vừa rẻ vừa không cần phải đăng ký bất kỳ thông tin nào nên loại sim này bị lợi dụng nhằm phục vụ cho những mục đích xấu. Hiện trạng dùng “sim rác” để khủng bố Sử dụng “sim rác” để khủng bố là hành vi gọi điện, nhắn tin kèm theo những lời đe dọa, lăng mạ thường là dưới danh nghĩa bán bảo hiểm, cho vay tiền hay đòi nợ. Mặc cho người nghe điện thoại có muốn nghe hay không hoặc đã từ chối nhiều lần nhưng vẫn bị làm phiền. Điều đáng nói, có những cuộc gọi vào lúc 12 giờ trưa hay vào lúc giữa đêm khuya, rạng sáng 2 giờ 3 giờ khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Không chỉ là hành vi chào mời mua hàng, hay vay tiền từ các cá nhân tự xưng là nhân viên của công ty tài chính mà thậm chí là đe dọa, khủng bố bởi những người đòi nợ mướn mặc dù người dân đã nói rằng họ không hề vay tiền trước đó. Mặc cho những giải thích hay yêu cầu ngừng làm phiền của người dân, các cá nhân, tổ chức này vẫn tiếp tục các cuộc gọi, tin nhắn khủng bố, lăng mạ, làm phiền. Chế tài nào dành cho hành vi sử dụng “sim rác” để khủng bố Xử phạt hành chính: Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “…….. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…..” Theo đó, hành vi dùng “sim rác” nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền người dân hay đe dọa, khủng bố có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và vu khống người khác. Về Tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Mức phạt cao nhất lên tới 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Về Tội vu khống người khác căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định : Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Mức phạt cao nhất lên tói 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác
Hiện nay, mặc dù người dân đã và đang hoàn thành chuẩn hóa thông tin thuê bao để tránh sim rác, cuộc gọi rác thế nhưng việc bị làm phiền từ các cuộc gọi, tin nhắn rác vẫn còn nhiều. Bài viết sẽ hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác. Theo đó, nhiều người tìm đến phần mềm chặn cuộc gọi rác để tránh bị làm phiền, dù việc sử dụng cũng có một số bất cập hay việc đăng ký vào danh sách không quảng cáo trên tại website của Cục An toàn thông tin.. Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo (DNC), cho phép mọi thuê bao có thể đăng ký không nhận cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo. Cách thứ nhất, đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác tại website của Cục An Toàn Thông Tin Bước 1: Truy cập vào website chính thức của Cục An Toàn Thông Tin tại website: khongquangcao.ais.gov.vn Bước 2: Nhập số điện thoại muốn đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác vào mục Quản lý danh sách không quảng cáo. Sau đó, sẽ nhận được mã OTP qua tin nhắn gửi về điện thoại. Bước 3: Nhập mã OTP vừa nhận vào khung Pop-up trên website. Ngay lập tức bạn sẽ nhận được thông báo: “So dien thoai cua Quy Khach da nam trong danh sach khong quang cao DNC. De huy dang ky soan: HUY DNC gui 5656. Tran trong!” Ngoài ra, người dân cũng có thể truy cập trang web để phản ánh các số phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác. Các số bị chặn qua hệ thống của Cục là chính xác do đã được xác minh, nhưng hầu hết đều là số đã đăng ký dịch vụ quảng cáo từ trước. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu do người dùng báo cáo không cao. Xem bài viết liên quan: Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố Cách thứ hai, soạn cú pháp chặn tin nhắn rác qua đầu số 5656 Bộ Thông tin và truyền thông đã hành Thông tư 22/2021/TT-BTTTT ngày 13/12/2021 hướng dẫn Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Trong đó đáng chú ý là việc hướng dẫn cho người dân cách phản ánh, báo cáo thông tin đến Hệ thống tiếp nhận xử lý tin rác. Theo đó, trong trường hợp vẫn nhận được tin nhắn rác, cuộc gọi rác sau khi thực hiện đăng ký, bạn có thể thực hiện những cú pháp sau để tương tác với hệ thống 5656 như sau: Phản ánh cuộc gọi rác: V [nguồn phát tán] [nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 Phản ánh tin nhắn rác: S [nguồn phát tán] [nội dung tin nhắn rác] gửi 5656 Đăng ký vào danh sách không quảng cáo: DK DNC gửi 5656 Rút khỏi danh sách không quảng cáo: HUY DNC gửi 5656 Gửi bản sao tin nhắn quảng cáo: FW [nội dung bản sao tin nhắn quảng cáo] gửi 5656 Cách thứ ba, dịch vụ chặn cuộc gọi có sẵn trên điện thoại Đối với Android, Google trang bị sẵn công cụ Caller ID & Spam Protection. Công ty cho biết tính năng này sử dụng dữ liệu danh bạ được chia sẻ từ nhà mạng và từ cộng đồng để định danh số điện thoại gọi đến thiết bị của người dùng. Do đó, nhiều người sẽ thấy cuộc gọi đến hiển thị tên công ty, cửa hàng dù họ chưa từng lưu vào danh bạ. Dựa vào thông tin người gọi được cung cấp, chủ sở hữu có thể chọn nghe hoặc từ chối để tránh bị làm phiền. Với riêng điện thoại Samsung, hãng có thêm dịch vụ Smart Call bên cạnh Caller ID & Spam Protection của Google. Tính năng này do Samsung hợp tác với Hiya - công ty Mỹ nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xác định và chặn cuộc gọi không mong muốn. Bên cạnh dữ liệu đóng góp từ người dùng và nhà mạng, Smart Call sử dụng AI để tự động dự đoán một cuộc gọi có thể là spam. Nhiều người dùng đánh giá Smart Call lọc cuộc gọi rác hiệu quả hơn so với Caller ID & Spam Protection. Dịch vụ tích hợp sẵn như trên có độ bảo mật cao do không đòi quyền truy cập danh bạ, tin nhắn. Hệ thống cũng chỉ ghi nhận thông tin khi người dùng báo một cuộc gọi đến là spam. Trong khi đó, iPhone không có tính năng chặn cuộc gọi rác tích hợp sẵn trên hệ điều hành như Android. Máy chỉ có Caller ID hiển thị tên doanh nghiệp, người gọi đến nếu các đơn vị này có đăng ký định danh với nhà cung cấp cơ sở dữ liệu danh bạ cho nhà mạng. Từ iOS 16.2, iPhone bổ sung tính năng lọc tin nhắn rác dành cho người dùng Việt. Tuy nhiên, sau bốn tháng hoạt động, nhiều người cho biết điện thoại Apple gần như không lọc được tin rác nào. Cách thứ tư, sử dụng dịch vụ chặn cuộc gọi, tin nhắn bên thứ ba Hiện nay, có nhiều ứng dụng cung cấp tính năng thông báo cuộc gọi, tin nhắn rác như SMS Shield, Hiya, VeroSMS hay phổ biến tại Việt Nam là TrueCaller. Ngoài nhà mạng, ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu thông qua đóng góp từ người dùng. Do sử dụng được cả trên iPhone và điện thoại Android, nguồn dữ liệu từ cộng đồng của các phần mềm như TrueCaller rất phong phú. Nhờ đó, ứng dụng hoạt động hiệu quả trong việc định danh cuộc gọi mời chào dịch vụ, lừa đảo hơn so với tính năng tích hợp sẵn trên Android. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào dữ liệu báo cáo từ người dùng và không được xác minh, phần mềm sẽ hiển thị sai số điện thoại gọi đến trong nhiều trường hợp. Vậy nên, trong phần hướng dẫn sử dụng, ứng dụng cũng đề cập điều này, theo đó chỉ hỗ trợ phát hiện cuộc gọi rác, chứ không thực hiện chặn trực tiếp. Trên đây là hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác. Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn cách phản ánh cuộc gọi rác, lừa đảo đến CQCN nhanh nhất
Xử phạt hành vi giả danh Cục Viễn thông đòi khóa SIM người nghe
Ngày nay, công nghệ càng phát triển, các thủ đoạn của những bọn lừa đảo cũng ngày càng tinh vi khiến người dân lo lắng, bất an. Tuy đã được cảnh báo từ các cơ quan chức năng, tuy nhiên, nhiều người dân cả tin đã trở thành con mồi cho bọn lừa đảo ấy. Mới đây, chiêu trò mới của các đối tượng này là giả danh Cục Viễn thông đòi khóa SIM người nghe buộc phải cung cấp các thông tin cá nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hiện trạng Cụ thể, trong thời gian gần đây, nhiều người dùng thuê bao di động nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, sau khi nhấc máy nghe tiếng như tổng đài tự động: “Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo thuê bao của quý khách sẽ bị khóa trong 2 giờ. Bấm phím 1 để được hỗ trợ”. Trong một số trường hợp khác, đầu dây xưng là "Cục Viễn thông", với nội dung dọa khóa SIM tương tự. Sau khi bấm phím theo yêu cầu, “tổng đài viên” sẽ hướng dẫn người dùng gửi thông tin bao gồm họ tên, địa chỉ, số căn cước công dân, thậm chí yêu cầu chụp ảnh. Lo bị khóa thuê bao, nhiều người nhanh chóng làm theo hướng dẫn của tổng đài viên, nhưng không nhận ra đó là trò lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn. Theo đó, mục tiêu của các đối tượng này là nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng hoặc chiếm đoạt tiền thông qua giao dịch chuyển khoản. Với thông tin của nạn nhân, chúng có thể tạo hồ sơ, căn cước giả để liên hệ nhà mạng, sau đó lấy cắp số điện thoại gắn với thẻ SIM bằng thủ tục đăng ký eSIM. Như vậy, đây không chỉ là cuộc gọi rác mà còn là chiêu trò lừa đảo mới của các đối tượng xấu thông qua đánh cắp thông tin cá nhân, tìm cách chiếm đoạt SIM. Xử lý hành vi vi phạm Xử phạt vi phạm hành chính Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản thì các đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về các mức hình phạt cụ thể như sau: (1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ Mức phạt cao nhất cho tội này có thể là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Các biện pháp xử lý Khi nhận được các cuộc gọi này, cần nhanh chóng đến báo tin cho công an địa phương nơi gần nhất để lực lượng chức năng có cơ sở điều tra, xác minh, đấu tranh với các loại tội phạm này. Ngoài ra, theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, người dân có thể phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tổng đài 5656 bằng tin nhắn theo cú pháp: V [Nguồn phát tán][Nội dung cuộc gọi rác] hoặc V (Nguồn phát tán)(Nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656. Trung tâm VNCERT/CC (Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết dữ liệu phản ảnh tin nhắn rác, cuộc gọi rác của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656) là nguồn dữ liệu để cơ quan chức năng triển khai các tính năng hỗ trợ người dùng trong hoạt động phòng chống, ngăn chặn tin nhắn lừa đảo và cuộc gọi lừa đảo. Đồng thời đề nghị người dân không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực giao dịch OTP, địa chỉ email...) cho bất kỳ ai với bất kỳ hình thức nào.
Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố
Vấn nạn sử dụng “sim rác” để chào mời vay tiền, bán bảo hiểm,… không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, hành vi này ngày càng trở nên quá đáng hơn và vượt ra khỏi mức chịu đựng, khi có những người dân phản ánh rằng đã nhận được hơn 1.000 cuộc gọi rác trong 1 tháng. Thậm chí, có những người còn bị khủng bố qua “sim rác”. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân. Vậy pháp luật có quy định như thế nào đối với hành vi này? Mức xử phạt hành vi dùng “sim rác” khủng bố là bao nhiêu? Sim rác là gì? Sim rác là loại sim đã được các đại lý đăng ký thông tin để kích hoạt sim trước đó. Loại sim này được mua dễ dàng và không cần phải làm bất kỳ thủ tục đăng ký thông tin nào. Đặc biệt giá sim này rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với việc mua sim cá nhân rồi lại mất nhiều thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký. Cũng bởi vừa rẻ vừa không cần phải đăng ký bất kỳ thông tin nào nên loại sim này bị lợi dụng nhằm phục vụ cho những mục đích xấu. Hiện trạng dùng “sim rác” để khủng bố Sử dụng “sim rác” để khủng bố là hành vi gọi điện, nhắn tin kèm theo những lời đe dọa, lăng mạ thường là dưới danh nghĩa bán bảo hiểm, cho vay tiền hay đòi nợ. Mặc cho người nghe điện thoại có muốn nghe hay không hoặc đã từ chối nhiều lần nhưng vẫn bị làm phiền. Điều đáng nói, có những cuộc gọi vào lúc 12 giờ trưa hay vào lúc giữa đêm khuya, rạng sáng 2 giờ 3 giờ khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Không chỉ là hành vi chào mời mua hàng, hay vay tiền từ các cá nhân tự xưng là nhân viên của công ty tài chính mà thậm chí là đe dọa, khủng bố bởi những người đòi nợ mướn mặc dù người dân đã nói rằng họ không hề vay tiền trước đó. Mặc cho những giải thích hay yêu cầu ngừng làm phiền của người dân, các cá nhân, tổ chức này vẫn tiếp tục các cuộc gọi, tin nhắn khủng bố, lăng mạ, làm phiền. Chế tài nào dành cho hành vi sử dụng “sim rác” để khủng bố Xử phạt hành chính: Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “…….. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…..” Theo đó, hành vi dùng “sim rác” nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền người dân hay đe dọa, khủng bố có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và vu khống người khác. Về Tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Mức phạt cao nhất lên tới 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Về Tội vu khống người khác căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định : Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Mức phạt cao nhất lên tói 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.