Sao y bản chính ở đâu và thủ tục sao y trực tuyến ra sao?
Sao y bản chính giấy tờ là thủ tục hành chính được thực hiện rất nhiều từ việc giao kết hợp đồng, giấy tờ về nhà ở, đất đai và nhiều vấn đề khác có yêu cầu phải sao y. Việc này nhằm xác thực bản sao đó đã đúng so với bản chính được cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, chuyên môn xác thực để giao kết. Vậy cơ quan nào có thể thực hiện sao y và sao y trực tuyến thực hiện thủ tục ra sao? 1. Sao y bản chính là gì? Sao y bản chính được giải thích theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Đồng thời Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng giải thích “bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Từ đó, có thể hiểu sao y bản chính là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực bản sao của giấy tờ phải đúng với bản gốc để thực hiện thủ tục công nhận giá trị pháp lý. 2. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính Người dân có thể đến các địa điểm, cơ quan thực hiện việc chứng thực giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, theo đó các cơ quan sau có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực việc sao y bản chính: - Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp). - UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã). - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện). - Công chứng viên, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng). Ngoài ra, việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà. 3. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính Bước 1: Người dân khi đến các cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. - Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao. - Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Bước 2: Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực. Bước 3: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện chứng thực như sau: - Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định. - Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực. 4. Thủ tục chứng thực trực tuyến Để hiểu rõ hơn khi nào thì nên thực hiện việc chứng thực online thì có thể hiểu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 45/2020/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý được quy định tại Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP được thực hiện như sau: Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau: - Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. - Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực. - Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ quan có thẩm quyền gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do tổ chức, cá nhân cung cấp. Bước 1: Truy cập vào cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/, sau đó chọn menu “Dịch vụ công nổi bật”. Bước 2: Chọn mục “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận” Bước 3: Tại màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính phía bên phải, chọn Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó bấm nút [Đồng ý], như sau: Bước 4: Sau khi chọn cơ quan chứng thực, chọn loại giấy tờ cần chứng thực và ngày hẹn, giờ hẹn. Bước 5: Sau khi chọn loại giấy tờ và chọn ngày giờ hẹn, bấm nút [Đặt lịch hẹn]. Hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn trên màn hình. Đồng thời, gửi tin nhắn sms tới số điện thoại thông báo mã lịch hẹn và thời gian hẹn. Trong trường hợp hẹn lại vào thời điểm khác, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại, tài khoản dịch vụ công để thông báo thời gian hẹn lại. Bước 6: Công dân đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang bản chính giấy tờ cần chứng thực, nộp lệ phí chứng thực. Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức tại Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do cá nhân, tổ chức cung cấp. Trên đây là thủ tục sao y bản chính từ thủ trực tiếp đến trực tuyến, tuy nhiên nhằm đảm bảo chính xác, nhanh gọn thì người dân cần thực hiện qua thủ tục online để nhận lịch hẹn và kiểm tra giấy tờ đầy đủ trước.
Bản sao y bản chính có được dùng làm cơ sở để chứng thực?
Bản sao y bản chính - Ảnh minh họa “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. 1. Về giá trị pháp lý: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, có thể hiểu bản sao được chứng thực từ bản chính chỉ có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong một số các giao dịch. Tại điều 18, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm: - Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. - Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vậy, chỉ có bản chính được nêu tại điều 18 mới làm cơ sở để chứng thực, còn bản sao được chứng thực từ bản chính không được dùng làm cơ sở chứng thực như bản chính được. 2. Thẩm quyền chứng thực giấy tờ: Xem TẠI ĐÂY 3. Phí chứng thực: Xem TẠI ĐÂY 4. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính Bước 1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp. Bước 2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau: - Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định; - Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Định nghĩa: “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Bản photo là bản được chủ thể sao chụp bằng các công nghệ in ấn nhưng chưa có bất kì sự xác nhận nào, không có đóng dấu, chỉ đơn thuần là bản photo đen trắng ra từ bản gốc. Về giá trị pháp lý: Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản photo là bản được tự ý sao chụp bằng các công nghệ in ấn, chưa có sự xác nhận nào từ cơ quan có thẩm quyền, chỉ đơn thuần là bản photo đen trắng ra từ bản gốc. => Bản sao có giá trị pháp lý hơn bản photo vì đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Không biết ý kiến từ các mems như thế nào?
Bản sao y có thời hạn bao lâu?
Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức khi xử lý hồ sơ từ chối tiếp nhận bản sao được chứng thực quá thời hạn ba tháng hoặc sáu tháng kể từ ngày bản sao được chứng thực. Vậy việc làm này có đúng luật hay không? Quy định hiện hành: Khoản 1, 2 điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch "... Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác..." Đồng thời, pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc. Như vậy, có thể hiểu thời hạn của bản sao y là vô thời hạn. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể để phù hợp với thực tế rằng: - Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn (bảng điểm, bằng cử nhân, kỹ sư…) thì bản sao có giá trị pháp lý vô hạn. Vì với các loại văn bằng, chứng chỉ về cơ bản thì sẽ không thay đổi đối với người được cấp, kể cả khi họ đã chết. - Bản sao “hữu hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn (chứng minh nhân dân…) thì bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn bản gốc còn giá trị.bởi những loại giấy tờ đó có thể thay đổi sau một thời gian Theo mình, việc quy định thời gian đối với các bản sao văn bằng, chứng chỉ ở một số cơ quan xem ra không phù hợp với thực tiễn cuộc sống cũng như các quy định của pháp luật.
Dấu sao y bản chính của doanh nghiệp có hợp pháp?
Kính gửi Luật sư, Công ty tôi khi nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có sử dụng sao y các hợp đồng kinh tế, trên bản sao là chữ ký của phó tổng giám đốc và dấu tròn của công ty. Khi nộp thì nhận được yêu cầu noppj kèm giấy ủy quyền ký bản sao. Vậy tôi mong luật sư giải đáp giúp, văn bản nào quy định thẩm quyền ký các bản sao y trong doanh nghiệp, các bản sao y này có hiệu lực pháp lý không? Công ty tôi quyết định phân công nhiệm vụ của phó giám đốc có việc quản lý phòng pháp chế.
Sao y bản chính ở đâu và thủ tục sao y trực tuyến ra sao?
Sao y bản chính giấy tờ là thủ tục hành chính được thực hiện rất nhiều từ việc giao kết hợp đồng, giấy tờ về nhà ở, đất đai và nhiều vấn đề khác có yêu cầu phải sao y. Việc này nhằm xác thực bản sao đó đã đúng so với bản chính được cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, chuyên môn xác thực để giao kết. Vậy cơ quan nào có thể thực hiện sao y và sao y trực tuyến thực hiện thủ tục ra sao? 1. Sao y bản chính là gì? Sao y bản chính được giải thích theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Đồng thời Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng giải thích “bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Từ đó, có thể hiểu sao y bản chính là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực bản sao của giấy tờ phải đúng với bản gốc để thực hiện thủ tục công nhận giá trị pháp lý. 2. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính Người dân có thể đến các địa điểm, cơ quan thực hiện việc chứng thực giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, theo đó các cơ quan sau có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực việc sao y bản chính: - Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp). - UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã). - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện). - Công chứng viên, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng). Ngoài ra, việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà. 3. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính Bước 1: Người dân khi đến các cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. - Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao. - Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Bước 2: Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực. Bước 3: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện chứng thực như sau: - Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định. - Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực. 4. Thủ tục chứng thực trực tuyến Để hiểu rõ hơn khi nào thì nên thực hiện việc chứng thực online thì có thể hiểu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 45/2020/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý được quy định tại Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP được thực hiện như sau: Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau: - Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. - Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực. - Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ quan có thẩm quyền gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do tổ chức, cá nhân cung cấp. Bước 1: Truy cập vào cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/, sau đó chọn menu “Dịch vụ công nổi bật”. Bước 2: Chọn mục “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận” Bước 3: Tại màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính phía bên phải, chọn Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó bấm nút [Đồng ý], như sau: Bước 4: Sau khi chọn cơ quan chứng thực, chọn loại giấy tờ cần chứng thực và ngày hẹn, giờ hẹn. Bước 5: Sau khi chọn loại giấy tờ và chọn ngày giờ hẹn, bấm nút [Đặt lịch hẹn]. Hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn trên màn hình. Đồng thời, gửi tin nhắn sms tới số điện thoại thông báo mã lịch hẹn và thời gian hẹn. Trong trường hợp hẹn lại vào thời điểm khác, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại, tài khoản dịch vụ công để thông báo thời gian hẹn lại. Bước 6: Công dân đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang bản chính giấy tờ cần chứng thực, nộp lệ phí chứng thực. Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức tại Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do cá nhân, tổ chức cung cấp. Trên đây là thủ tục sao y bản chính từ thủ trực tiếp đến trực tuyến, tuy nhiên nhằm đảm bảo chính xác, nhanh gọn thì người dân cần thực hiện qua thủ tục online để nhận lịch hẹn và kiểm tra giấy tờ đầy đủ trước.
Bản sao y bản chính có được dùng làm cơ sở để chứng thực?
Bản sao y bản chính - Ảnh minh họa “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. 1. Về giá trị pháp lý: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, có thể hiểu bản sao được chứng thực từ bản chính chỉ có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong một số các giao dịch. Tại điều 18, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm: - Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. - Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vậy, chỉ có bản chính được nêu tại điều 18 mới làm cơ sở để chứng thực, còn bản sao được chứng thực từ bản chính không được dùng làm cơ sở chứng thực như bản chính được. 2. Thẩm quyền chứng thực giấy tờ: Xem TẠI ĐÂY 3. Phí chứng thực: Xem TẠI ĐÂY 4. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính Bước 1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp. Bước 2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau: - Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định; - Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Định nghĩa: “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Bản photo là bản được chủ thể sao chụp bằng các công nghệ in ấn nhưng chưa có bất kì sự xác nhận nào, không có đóng dấu, chỉ đơn thuần là bản photo đen trắng ra từ bản gốc. Về giá trị pháp lý: Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản photo là bản được tự ý sao chụp bằng các công nghệ in ấn, chưa có sự xác nhận nào từ cơ quan có thẩm quyền, chỉ đơn thuần là bản photo đen trắng ra từ bản gốc. => Bản sao có giá trị pháp lý hơn bản photo vì đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Không biết ý kiến từ các mems như thế nào?
Bản sao y có thời hạn bao lâu?
Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức khi xử lý hồ sơ từ chối tiếp nhận bản sao được chứng thực quá thời hạn ba tháng hoặc sáu tháng kể từ ngày bản sao được chứng thực. Vậy việc làm này có đúng luật hay không? Quy định hiện hành: Khoản 1, 2 điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch "... Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác..." Đồng thời, pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc. Như vậy, có thể hiểu thời hạn của bản sao y là vô thời hạn. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể để phù hợp với thực tế rằng: - Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn (bảng điểm, bằng cử nhân, kỹ sư…) thì bản sao có giá trị pháp lý vô hạn. Vì với các loại văn bằng, chứng chỉ về cơ bản thì sẽ không thay đổi đối với người được cấp, kể cả khi họ đã chết. - Bản sao “hữu hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn (chứng minh nhân dân…) thì bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn bản gốc còn giá trị.bởi những loại giấy tờ đó có thể thay đổi sau một thời gian Theo mình, việc quy định thời gian đối với các bản sao văn bằng, chứng chỉ ở một số cơ quan xem ra không phù hợp với thực tiễn cuộc sống cũng như các quy định của pháp luật.
Dấu sao y bản chính của doanh nghiệp có hợp pháp?
Kính gửi Luật sư, Công ty tôi khi nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có sử dụng sao y các hợp đồng kinh tế, trên bản sao là chữ ký của phó tổng giám đốc và dấu tròn của công ty. Khi nộp thì nhận được yêu cầu noppj kèm giấy ủy quyền ký bản sao. Vậy tôi mong luật sư giải đáp giúp, văn bản nào quy định thẩm quyền ký các bản sao y trong doanh nghiệp, các bản sao y này có hiệu lực pháp lý không? Công ty tôi quyết định phân công nhiệm vụ của phó giám đốc có việc quản lý phòng pháp chế.