Thủ tục sửa thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai
Tình huống: Cho tôi hỏi thông báo định danh cá nhân của con tôi (năm nay 14 tuổi) bị sai tên mẹ thì phải làm sao để sửa thông báo lại ạ? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân Theo Luật căn cước công dân 2014: Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA - Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. - Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai cần làm gì? Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân không có quy định riêng cho thủ tục sửa thông báo này nếu thông báo cấp sai, trường hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu sai thì chị yêu cầu cơ quan quản lý dữ liệu kiểm tra điều chỉnh, cấp lại văn bản thông báo số định danh cá nhân cho chị theo các quy định sau: Căn cứ Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP Về Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân ... - Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư”. Về Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu. - Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân. - Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó. Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA về Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. ==>> Chị liên hệ Công an cấp xã để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin và cấp lại văn bản Thông báo số định danh cá nhân cho con chị.
Quy định về chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ bệnh án
Trong quá trình khai thông tin bệnh nhân để làm hồ sơ bệnh án, người nhà đã khai sai họ tên bệnh nhân. Vậy bây giờ có được chỉnh sửa thông tin họ tên bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án không? 1. Quy định về lập và lưu trữ hồ sơ bệnh án trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Tại Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định: - Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau: + Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án; + Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án; + Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh; - Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau: + Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; + Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm; + Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. => Theo đó, mỗi người chỉ có một hồ sơ bệnh án và được lập, lưu trữ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2. Quy định về khai thác hồ sơ bệnh án Khai thác hồ sơ bệnh án được quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 như sau: - Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây: + Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật; + Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép; + Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. => Theo đó, chỉ những đối tượng được liệt kê như trên thì được khai thác hồ sơ bệnh án và khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 3. Có được chỉnh sửa thông tin họ tên bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án không? Tại Điều 8 quy định về quyền được tôn trọng bí mật riêng tư như sau: - Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. - Thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định. Tại khoản 1 Điều 11 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, người bệnh có quyền được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bên cạnh đó tại Khoản 10 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định các hành vi bị cấm là: Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, hiện tại chưa có quy định về chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ bệnh án. Tuy nhiên căn cứ vào những quy định trên, trong trường hợp người nhà khai sai tên người bệnh thì vẫn có thể xin chỉnh sửa thay đổi tên trong hồ sơ bệnh án. Tuy nhiên việc này sẽ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định, cụ thể người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người lập hồ sơ bệnh án và nếu việc sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh thì vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo Điểm e Khoản 5 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Do đó, nếu cần chỉnh sửa thì người nhà có thể liên hệ với bệnh viện, cung cấp những giấy tờ cần thiết chứng minh việc sai tên người bệnh và làm theo hướng dẫn của bệnh viện.
Giấy khai sinh bản chính bị mất, bị sai thông tin thì phải làm sao?
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Những thông tin trên giấy khai sinh phải chính xác để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân. Trường hợp có sự sai sót hoặc mất phải nhanh chóng tiến hành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý ngay. Giấy khai sinh bản chính có làm lại được không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP người dân có thể đăng ký lại khai sinh trong trường hợp đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất. Tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp cả Sổ hộ tịch và các giấy tờ liên quan lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch đều bị mất là rất hiếm khi xảy ra. Trường hợp bị mất giấy khai sinh bản chính Trường hợp bị mất giấy khai sinh bản chính nhưng không đủ điều kiện được làm lại theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì khi bị mất có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi từng cấp khai sinh trước đây để xin cấp trích lục khai sinh bản sau. Về thủ tục xin cấp trích lục khai sinh bản sao được quy định tại Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Theo đó, Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người làm mất cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh; - Giấy tờ tùy thân có ảnh (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) để xuất trình; - Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có văn bản ủy quyền. Theo đó, nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và phù hợp nêu trên, đến cán bộ làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục. Trường hợp giấy khai sinh bản chính bị sai thông tin Nếu giấy khai sinh bị sai thông tin thì phải làm thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định tại tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Đầu tiên phải xem điều kiện cải chính giấy khai sinh khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch Theo đó, trường hợp thông tin trên giấy khai sinh không sai nhưng vẫn muốn thay đổi thì không được cải chính. Trường hợp do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu làm giấy khai sinh thì mới được cải chính giấy khai sinh. Trường hợp được cải chính giấy khai sinh, theo Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 thủ tục cải chính giấy khai sinh thực hiện như sau: - Người yêu cầu cải chính giấy khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc cải chính là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - Hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào giấy khai sinh; Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc; - Trường hợp đăng ký cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch; Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Bị sai thông tin mã định danh làm lại như thế nào?
Mã định danh là gì? Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. (Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP) Như vậy, mã định danh là dãy số xác định nhân thân do Bộ Công an cấp cho mỗi công dân, mã định danh cá nhân là duy nhất và không bị trùng lặp với người khác. Theo Điều 16 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định rõ, khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân: Điều 16. Hủy số định danh cá nhân đã cấp 1. Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan. 2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm thông báo cho công dân và cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch về việc hủy, cấp lại số định danh cá nhân của công dân để làm thủ tục điều chỉnh giấy tờ, dữ liệu hộ tịch có liên quan; cấp giấy xác nhận về việc hủy và cấp lại số định danh cá nhân theo yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, Khi kiểm tra, phát hiện số định danh cá nhân bị sai, cần chủ động đến Cơ quan công an nơi cư trú để yêu cầu hủy số định danh cũ, đồng thời xin cấp lại số định danh mới. Trình tự hủy số định danh cũ đồng thời cấp lại số định danh mới: (theo Điều 6 Nghị định 59/2021/NĐ-CP) Điều 6. Hủy, xác lập lại số định danh cá nhân 1. Trường hợp xác lập lại số định danh cá nhân do công dân được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú yêu cầu công dân đó cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý và gửi yêu cầu đề nghị xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an. 2. Trường hợp hủy số định danh cá nhân đã xác lập cho công dân do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh và gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an. 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Sau khi quyết định hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào dữ liệu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho công dân khác. 4. Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại. 5. Cơ quan Công an tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân mới được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo quy định. Vậy nếu không may số định danh cá nhân bị sai, người dân cần đến cơ quan Công an cấp xã phường nơi cư trú để hủy và xin cấp lại bởi số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Cách xử lý hợp đồng lao động khi sai thông tin cá nhân
Đây là trường hợp của một người quen làm mảng nhân sự của một công ty: Khi giao kết hợp đồng ban đầu thì tất cả các giấy tờ như CMND, bằng cấp của người lao động là sinh năm 1986 nhưng sau khi làm CCCD gắn chíp thì cơ quan công an phát hiện thông tin bị sai và điều chỉnh lại thông tin sinh năm 1988? Vậy thì cần làm gì để điều chỉnh ở hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 21 Bộ Luật Lao động 2019 như sau “Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: [...] b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; [...]” Như vậy thì thông tin ngày tháng năm sinh của người lao động là thông tin phải có trong hợp đồng. Và hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về trường hợp sửa năm sinh trong hợp đồng lao độnh thì các bên cần phải làm gì. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của mình thì: hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hiện nay pháp luật vẫn tôn trọng và ghi nhận sự thỏa thuận trên. Do vậy, trong trường hợp này hai bên có thể thỏa thuận với nhau để chấm dứt hợp đồng lao động cũ và thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới. Ngoài ra theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 như sau “Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. [...]” Như vậy trong trường hợp công ty phát hiện thông tin năm sinh của người lao động sai thì cần tiến hành làm phụ lục hợp đồng để sửa đổi thông tin về năm sinh cho người lao động và phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng lao động. Việc thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động mới hoặc ký phụ lục hợp đồng mới là do sự thỏa thuận giữa hai bên. 2 hình thức này có thể áp dụng cho các trường hợp sai thông tin cá nhân khác như: tên, số CMND/CCCD,...
Sai ngày tháng năm sinh và số CMND trên sổ bảo hiểm xã hội?
Dear Anh/Chị Trường hợp của em là sổ BHXH của em sai số CMND và sai cả ngày tháng năm sinh luôn ạ. Theo công văn 3835/BHXH-CST có ghi :"Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN." Như công văn trên không có hỗ trợ cho người lao động bị sai ngày tháng năm sinh trên BHXH phải không ạ. Em rất hoang mang và lo lắng không biết phải làm như nào, nhờ anh/chị tra cứu giúp em trường hợp này có được bên BHXH giải quyết cho mà không cần làm lại sổ BHXH không ạ Em cảm ơn
Thủ tục sửa thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai
Tình huống: Cho tôi hỏi thông báo định danh cá nhân của con tôi (năm nay 14 tuổi) bị sai tên mẹ thì phải làm sao để sửa thông báo lại ạ? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân Theo Luật căn cước công dân 2014: Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA - Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. - Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai cần làm gì? Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân không có quy định riêng cho thủ tục sửa thông báo này nếu thông báo cấp sai, trường hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu sai thì chị yêu cầu cơ quan quản lý dữ liệu kiểm tra điều chỉnh, cấp lại văn bản thông báo số định danh cá nhân cho chị theo các quy định sau: Căn cứ Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP Về Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân ... - Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư”. Về Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu. - Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân. - Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó. Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA về Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. ==>> Chị liên hệ Công an cấp xã để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin và cấp lại văn bản Thông báo số định danh cá nhân cho con chị.
Quy định về chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ bệnh án
Trong quá trình khai thông tin bệnh nhân để làm hồ sơ bệnh án, người nhà đã khai sai họ tên bệnh nhân. Vậy bây giờ có được chỉnh sửa thông tin họ tên bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án không? 1. Quy định về lập và lưu trữ hồ sơ bệnh án trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Tại Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định: - Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau: + Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án; + Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án; + Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh; - Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau: + Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; + Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm; + Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. => Theo đó, mỗi người chỉ có một hồ sơ bệnh án và được lập, lưu trữ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2. Quy định về khai thác hồ sơ bệnh án Khai thác hồ sơ bệnh án được quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 như sau: - Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây: + Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật; + Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép; + Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. => Theo đó, chỉ những đối tượng được liệt kê như trên thì được khai thác hồ sơ bệnh án và khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 3. Có được chỉnh sửa thông tin họ tên bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án không? Tại Điều 8 quy định về quyền được tôn trọng bí mật riêng tư như sau: - Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. - Thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định. Tại khoản 1 Điều 11 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, người bệnh có quyền được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bên cạnh đó tại Khoản 10 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định các hành vi bị cấm là: Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, hiện tại chưa có quy định về chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ bệnh án. Tuy nhiên căn cứ vào những quy định trên, trong trường hợp người nhà khai sai tên người bệnh thì vẫn có thể xin chỉnh sửa thay đổi tên trong hồ sơ bệnh án. Tuy nhiên việc này sẽ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định, cụ thể người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người lập hồ sơ bệnh án và nếu việc sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh thì vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo Điểm e Khoản 5 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Do đó, nếu cần chỉnh sửa thì người nhà có thể liên hệ với bệnh viện, cung cấp những giấy tờ cần thiết chứng minh việc sai tên người bệnh và làm theo hướng dẫn của bệnh viện.
Giấy khai sinh bản chính bị mất, bị sai thông tin thì phải làm sao?
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Những thông tin trên giấy khai sinh phải chính xác để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân. Trường hợp có sự sai sót hoặc mất phải nhanh chóng tiến hành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý ngay. Giấy khai sinh bản chính có làm lại được không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP người dân có thể đăng ký lại khai sinh trong trường hợp đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất. Tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp cả Sổ hộ tịch và các giấy tờ liên quan lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch đều bị mất là rất hiếm khi xảy ra. Trường hợp bị mất giấy khai sinh bản chính Trường hợp bị mất giấy khai sinh bản chính nhưng không đủ điều kiện được làm lại theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì khi bị mất có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi từng cấp khai sinh trước đây để xin cấp trích lục khai sinh bản sau. Về thủ tục xin cấp trích lục khai sinh bản sao được quy định tại Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Theo đó, Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người làm mất cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh; - Giấy tờ tùy thân có ảnh (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) để xuất trình; - Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có văn bản ủy quyền. Theo đó, nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và phù hợp nêu trên, đến cán bộ làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục. Trường hợp giấy khai sinh bản chính bị sai thông tin Nếu giấy khai sinh bị sai thông tin thì phải làm thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định tại tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Đầu tiên phải xem điều kiện cải chính giấy khai sinh khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch Theo đó, trường hợp thông tin trên giấy khai sinh không sai nhưng vẫn muốn thay đổi thì không được cải chính. Trường hợp do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu làm giấy khai sinh thì mới được cải chính giấy khai sinh. Trường hợp được cải chính giấy khai sinh, theo Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 thủ tục cải chính giấy khai sinh thực hiện như sau: - Người yêu cầu cải chính giấy khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc cải chính là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - Hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào giấy khai sinh; Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc; - Trường hợp đăng ký cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch; Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Bị sai thông tin mã định danh làm lại như thế nào?
Mã định danh là gì? Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. (Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP) Như vậy, mã định danh là dãy số xác định nhân thân do Bộ Công an cấp cho mỗi công dân, mã định danh cá nhân là duy nhất và không bị trùng lặp với người khác. Theo Điều 16 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định rõ, khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân: Điều 16. Hủy số định danh cá nhân đã cấp 1. Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan. 2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm thông báo cho công dân và cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch về việc hủy, cấp lại số định danh cá nhân của công dân để làm thủ tục điều chỉnh giấy tờ, dữ liệu hộ tịch có liên quan; cấp giấy xác nhận về việc hủy và cấp lại số định danh cá nhân theo yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, Khi kiểm tra, phát hiện số định danh cá nhân bị sai, cần chủ động đến Cơ quan công an nơi cư trú để yêu cầu hủy số định danh cũ, đồng thời xin cấp lại số định danh mới. Trình tự hủy số định danh cũ đồng thời cấp lại số định danh mới: (theo Điều 6 Nghị định 59/2021/NĐ-CP) Điều 6. Hủy, xác lập lại số định danh cá nhân 1. Trường hợp xác lập lại số định danh cá nhân do công dân được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú yêu cầu công dân đó cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý và gửi yêu cầu đề nghị xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an. 2. Trường hợp hủy số định danh cá nhân đã xác lập cho công dân do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh và gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an. 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Sau khi quyết định hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào dữ liệu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho công dân khác. 4. Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại. 5. Cơ quan Công an tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân mới được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo quy định. Vậy nếu không may số định danh cá nhân bị sai, người dân cần đến cơ quan Công an cấp xã phường nơi cư trú để hủy và xin cấp lại bởi số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Cách xử lý hợp đồng lao động khi sai thông tin cá nhân
Đây là trường hợp của một người quen làm mảng nhân sự của một công ty: Khi giao kết hợp đồng ban đầu thì tất cả các giấy tờ như CMND, bằng cấp của người lao động là sinh năm 1986 nhưng sau khi làm CCCD gắn chíp thì cơ quan công an phát hiện thông tin bị sai và điều chỉnh lại thông tin sinh năm 1988? Vậy thì cần làm gì để điều chỉnh ở hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 21 Bộ Luật Lao động 2019 như sau “Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: [...] b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; [...]” Như vậy thì thông tin ngày tháng năm sinh của người lao động là thông tin phải có trong hợp đồng. Và hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về trường hợp sửa năm sinh trong hợp đồng lao độnh thì các bên cần phải làm gì. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của mình thì: hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hiện nay pháp luật vẫn tôn trọng và ghi nhận sự thỏa thuận trên. Do vậy, trong trường hợp này hai bên có thể thỏa thuận với nhau để chấm dứt hợp đồng lao động cũ và thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới. Ngoài ra theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 như sau “Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. [...]” Như vậy trong trường hợp công ty phát hiện thông tin năm sinh của người lao động sai thì cần tiến hành làm phụ lục hợp đồng để sửa đổi thông tin về năm sinh cho người lao động và phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng lao động. Việc thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động mới hoặc ký phụ lục hợp đồng mới là do sự thỏa thuận giữa hai bên. 2 hình thức này có thể áp dụng cho các trường hợp sai thông tin cá nhân khác như: tên, số CMND/CCCD,...
Sai ngày tháng năm sinh và số CMND trên sổ bảo hiểm xã hội?
Dear Anh/Chị Trường hợp của em là sổ BHXH của em sai số CMND và sai cả ngày tháng năm sinh luôn ạ. Theo công văn 3835/BHXH-CST có ghi :"Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN." Như công văn trên không có hỗ trợ cho người lao động bị sai ngày tháng năm sinh trên BHXH phải không ạ. Em rất hoang mang và lo lắng không biết phải làm như nào, nhờ anh/chị tra cứu giúp em trường hợp này có được bên BHXH giải quyết cho mà không cần làm lại sổ BHXH không ạ Em cảm ơn