CIC là gì? Cách tăng điểm CIC đơn giản nhất
CIC là gì? Điểm tín dụng CIC dùng để làm gì? Điểm tín dụng CIC có tăng được không? Làm thế nào để tăng điểm tín dụng CIC? CIC là gì? Theo Điều 1 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định CIC (Credit Information Centre) là Trung tâm Thông tin tín dụng. CIC là đầu mối để thực hiện các hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm: - Cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng; - Khai thác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng; - Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với mỗi tổ chức chấm điểm tín dụng thì sẽ có các thang điểm tín dụng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Tại CIC, điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của người vay bao gồm thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin liên quan khác. Như vậy, CIC là Trung tâm Thông tin tín dụng và điểm tín dụng CIC được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ và đánh giá rủi ro tín dụng của người vay. Điểm tín dụng CIC càng cao thì càng dễ vay từ các tổ chức tín dụng. Cách tăng điểm CIC đơn giản nhất Như đã phân tích, điểm tín dụng CIC đánh giá khả năng trả nợ và rủi ro tín dụng của người vay. Vì vậy để tăng điểm tín dụng CIC thì cần tác động vào các yếu tố này. Sau đây sẽ là gợi ý một số cách tăng điểm CIC đơn giản nhất: 1) Thanh toán nợ tín dụng đúng hạn Lịch sử thanh toán dư nợ luôn được ghi lại và không bị thay thế, sửa đổi được. Vì vậy nếu người dùng không thanh toán dư nợ đúng hạn thì sẽ bị trừ điểm CIC vì nó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. 2) Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc Việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc cho thấy người dùng đang phải gồng gánh nhiều khoản nợ và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dùng. Theo đó việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc sẽ có thể làm giảm điểm CIC. 3) Hạn chế nợ chồng nợ Nếu đang có khoản nợ cũ chưa trả xong nhưng lại có thêm nợ mới cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến rủi ro tín dụng bởi khách hàng phải đối mặt với tình trạng lãi chồng lãi dẫn đến mất kiểm soát khả năng chi trả. Vì vậy, nếu muốn cải thiện điểm số CIC thì người dùng cần hạn chế phát sinh các khoản nợ mới khi chưa thanh toán hết dư nợ tín dụng cũ. 4) Không vay hộ Việc vay hộ người thân, bạn bè, đồng nghiệp có tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi người dùng đứng ra vay thay mặt cho người khác và người đó không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả sẽ gây thiệt hại tài chính và ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng của người đứng ra vay hộ. Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động của CIC? Theo Điều 6 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng bao gồm: - Thu thập, cung cấp, sử dụng trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước. - Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan. - Cung cấp thông tin tín dụng cho tổ chức, cá nhân không liên quan, bất hợp pháp. - Lợi dụng các hoạt động thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Cản trở hoạt động thu thập và khai thác thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho các đối tượng không được quy định tại Điều 10 Thông tư 03/2013/TT-NHNN. Như vậy, trong hoạt động của CIC nói riêng và của hoạt động thông tin tín dụng nói chung sẽ có các hành vi bị cấm theo quy định trên.
06 loại tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng từ 01/7/2024
Ngày 29/12/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đóc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (1) 6 loại tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng Theo đó, việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây: 1- Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; 2- Vàng (vàng vật chất, vàng tiêu chuẩn, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99); 3- Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; 4- Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên; 5- Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên; 6- Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Lưu ý: Tài sản bảo đảm nêu trên phải đảm bảo: - Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo; - Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán. - Tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này phải có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to- market). (2) Sửa đổi quy định, quy trình xác định trạng thái rủi ro thị trường để quản lý rủi ro thị trường Ngoài ra, để xác định vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy định bằng văn bản về các điều kiện, tiêu chí xác định các khoản mục thuộc phạm vi sổ kinh doanh để tính các trạng thái rủi ro trên sổ kinh doanh, đảm bảo tách biệt với sổ ngân hàng. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải: - Phân biệt các giao dịch trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng. Dữ liệu về giao dịch phải được ghi nhận chính xác, đầy đủ và kịp thời vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro và hệ thống sổ sách kế toán của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Xác định được bộ phận kinh doanh trực tiếp thực hiện giao dịch; - Giao dịch trên sổ kinh doanh và số ngân hàng phải được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán và phải được đối chiếu với số liệu ghi nhận của bộ phận kinh doanh (nhật ký giao dịch hoặc hình thức ghi nhận khác); - Bộ phận kiểm toán nội bộ phải thường xuyên rà soát, đánh giá các khoản mục trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng. Xem chi tiết tại Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Đề xuất 03 điều kiện Ngân hàng Phát triển được bán khoản nợ
Bộ Tài chính đang tải dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Theo đó, dự thảo Quyết định đề xuất 03 điều kiện Ngân hàng Phát triển được bán khoản nợ như sau: (1) Điều kiện khoản nợ được xem xét bán nợ của Ngân hàng Phát triển Ngân hàng Phát triển được xem xét bán nợ để thu hồi nợ vay khi các khoản nợ đáp ứng các điều kiện sau: - Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Quyết định này; - Ngân hàng Phát triển và khách hàng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được bán khoản nợ; - Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ. (2) Nguyên tắc thực hiện bán nợ của Ngân hàng Phát triển - Ngân hàng Phát triển thực hiện bán nợ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trừ các nội dung quy định tại Quyết định này; - Hoạt động bán nợ không trái với nội dung quy định tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa Ngân hàng Phát triển, khách hàng và bên nhận bảo đảm; - Hoạt động bán nợ do các bên tự thỏa thuận, tuân thủ quy định tại Quyết định này và quy định của pháp luật có liên quan; - Trước khi thực hiện bán nợ theo quy định tại Quyết định này, Ngân hàng Phát triển phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động bán nợ, trong đó quy định rõ về: đối tượng, điều kiện, phương thức bán nợ; hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nợ; phương pháp định giá khoản nợ; trách nhiệm và thẩm quyền quyết định bán nợ trong hệ thống, xử lý tài chính và các nội dung có liên quan để triển khai thực hiện; - Các khoản nợ được bán phải được theo dõi, hạch toán kế toán và báo cáo thống kê theo quy định tại Quyết định này và pháp luật có liên quan. (3) 03 phương thức bán nợ của Ngân hàng Phát triển - Bán nợ theo hình thức đấu giá: Ngân hàng Phát triển ký hợp đồng đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Trường hợp bán đấu giá không thành công, Ngân hàng Phát triển được xem xét, áp dụng phương thức bán nợ theo thỏa thuận quy định tại điểm b khoản này và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định bán nợ; - Bán nợ theo thỏa thuận: Trường hợp bán đấu giá không thành công, Ngân hàng Phát triển thỏa thuận về việc bán nợ trực tiếp với bên mua nợ hoặc gián tiếp thông qua bên môi giới; - Bán nợ theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (nếu có): Thực hiện đối với từng trường hợp cụ thể theo các văn bản chấp thuận cho phép bán nợ theo hình thức chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (4) Đề xuất 05 trường hợp được xem xét xử lý rủi ro tín dụng - Khoản nợ vay của khách hàng là tổ chức bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật. - Khoản nợ vay của khách hàng là cá nhân chết, mất tích. - Khoản nợ vay của khách hàng được phân loại nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng tại Ngân hàng Phát triển. - Khoản nợ vay của khách hàng đang được theo dõi ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng. Xem thêm tải dự thảo Quyết định cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Theo quan điểm Việt Nam: - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Theo quan điểm quốc tế: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn của định chế tài chính do khách hàng không thực hiện đúng các cam kết trên hợp đồng tín dụng ngoài dự kiến. Hai khái niệm: tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến - Tổn thất dự kiến (EL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng được ngân hàng dự tính được trước. - Tổn thất ngoài dự kiến (UL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng không/chưa được ngân hàng dự tính được trước. EL không phải là bộ phận của rủi ro tín dụng vì nó được ngân hàng dự tính được nên đã được ngân hàng chuyển vào lãi suất cấp tín dụng. - Lãi suất cấp tín dụng = Lãi suất đầu vào + Chi phí hoạt động ngân hàng + Phần bù rủi ro + Lợi nhuận ngân hàng - Phần bù rủi ro = EL. - Ngân hàng tính được tổn thất dự kiến (EL) càng chính xác thì khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến (UL) càng nhỏ. - Nội dung nghiên cứu của Quản lý rủi ro tín dụng: Nghiên cứu khả năng xảy ra tổn thất dự kiến – Nghiên cứu EL. Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng: Từ Hệ thống các hoạt động cho phép Ngân hàng đánh giá rủi ro cũng như lợi nhuận kỳ vọng khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. - Quản trị rủi ro đối với 1 khoản tín dụng là một phần của quản trị rủi ro tín dụng chung của cả ngân hàng. - Quản trị rủi ro tín dụng đối với danh mục tín dụng: Hệ thống các hoạt động-> Ngân hàng nhận biết, đo lường rủi ro của cả danh mục tín dụng-> Ngân hàng xác định được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng-> chiến lược để giảm thiểu rủi ro. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng: Đánh giá chính xác nguy cơ gây tổn thất của khác hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp. - Sớm phát hiện được những rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lý những rủi ro khi mới xuất hiện. - Đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. - Góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi, nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro.
CIC là gì? Cách tăng điểm CIC đơn giản nhất
CIC là gì? Điểm tín dụng CIC dùng để làm gì? Điểm tín dụng CIC có tăng được không? Làm thế nào để tăng điểm tín dụng CIC? CIC là gì? Theo Điều 1 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định CIC (Credit Information Centre) là Trung tâm Thông tin tín dụng. CIC là đầu mối để thực hiện các hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm: - Cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng; - Khai thác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng; - Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với mỗi tổ chức chấm điểm tín dụng thì sẽ có các thang điểm tín dụng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Tại CIC, điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của người vay bao gồm thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin liên quan khác. Như vậy, CIC là Trung tâm Thông tin tín dụng và điểm tín dụng CIC được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ và đánh giá rủi ro tín dụng của người vay. Điểm tín dụng CIC càng cao thì càng dễ vay từ các tổ chức tín dụng. Cách tăng điểm CIC đơn giản nhất Như đã phân tích, điểm tín dụng CIC đánh giá khả năng trả nợ và rủi ro tín dụng của người vay. Vì vậy để tăng điểm tín dụng CIC thì cần tác động vào các yếu tố này. Sau đây sẽ là gợi ý một số cách tăng điểm CIC đơn giản nhất: 1) Thanh toán nợ tín dụng đúng hạn Lịch sử thanh toán dư nợ luôn được ghi lại và không bị thay thế, sửa đổi được. Vì vậy nếu người dùng không thanh toán dư nợ đúng hạn thì sẽ bị trừ điểm CIC vì nó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. 2) Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc Việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc cho thấy người dùng đang phải gồng gánh nhiều khoản nợ và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dùng. Theo đó việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc sẽ có thể làm giảm điểm CIC. 3) Hạn chế nợ chồng nợ Nếu đang có khoản nợ cũ chưa trả xong nhưng lại có thêm nợ mới cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến rủi ro tín dụng bởi khách hàng phải đối mặt với tình trạng lãi chồng lãi dẫn đến mất kiểm soát khả năng chi trả. Vì vậy, nếu muốn cải thiện điểm số CIC thì người dùng cần hạn chế phát sinh các khoản nợ mới khi chưa thanh toán hết dư nợ tín dụng cũ. 4) Không vay hộ Việc vay hộ người thân, bạn bè, đồng nghiệp có tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi người dùng đứng ra vay thay mặt cho người khác và người đó không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả sẽ gây thiệt hại tài chính và ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng của người đứng ra vay hộ. Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động của CIC? Theo Điều 6 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng bao gồm: - Thu thập, cung cấp, sử dụng trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước. - Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan. - Cung cấp thông tin tín dụng cho tổ chức, cá nhân không liên quan, bất hợp pháp. - Lợi dụng các hoạt động thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Cản trở hoạt động thu thập và khai thác thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho các đối tượng không được quy định tại Điều 10 Thông tư 03/2013/TT-NHNN. Như vậy, trong hoạt động của CIC nói riêng và của hoạt động thông tin tín dụng nói chung sẽ có các hành vi bị cấm theo quy định trên.
06 loại tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng từ 01/7/2024
Ngày 29/12/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đóc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (1) 6 loại tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng Theo đó, việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây: 1- Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; 2- Vàng (vàng vật chất, vàng tiêu chuẩn, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99); 3- Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; 4- Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên; 5- Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên; 6- Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Lưu ý: Tài sản bảo đảm nêu trên phải đảm bảo: - Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo; - Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán. - Tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này phải có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to- market). (2) Sửa đổi quy định, quy trình xác định trạng thái rủi ro thị trường để quản lý rủi ro thị trường Ngoài ra, để xác định vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy định bằng văn bản về các điều kiện, tiêu chí xác định các khoản mục thuộc phạm vi sổ kinh doanh để tính các trạng thái rủi ro trên sổ kinh doanh, đảm bảo tách biệt với sổ ngân hàng. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải: - Phân biệt các giao dịch trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng. Dữ liệu về giao dịch phải được ghi nhận chính xác, đầy đủ và kịp thời vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro và hệ thống sổ sách kế toán của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Xác định được bộ phận kinh doanh trực tiếp thực hiện giao dịch; - Giao dịch trên sổ kinh doanh và số ngân hàng phải được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán và phải được đối chiếu với số liệu ghi nhận của bộ phận kinh doanh (nhật ký giao dịch hoặc hình thức ghi nhận khác); - Bộ phận kiểm toán nội bộ phải thường xuyên rà soát, đánh giá các khoản mục trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng. Xem chi tiết tại Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Đề xuất 03 điều kiện Ngân hàng Phát triển được bán khoản nợ
Bộ Tài chính đang tải dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Theo đó, dự thảo Quyết định đề xuất 03 điều kiện Ngân hàng Phát triển được bán khoản nợ như sau: (1) Điều kiện khoản nợ được xem xét bán nợ của Ngân hàng Phát triển Ngân hàng Phát triển được xem xét bán nợ để thu hồi nợ vay khi các khoản nợ đáp ứng các điều kiện sau: - Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Quyết định này; - Ngân hàng Phát triển và khách hàng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được bán khoản nợ; - Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ. (2) Nguyên tắc thực hiện bán nợ của Ngân hàng Phát triển - Ngân hàng Phát triển thực hiện bán nợ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trừ các nội dung quy định tại Quyết định này; - Hoạt động bán nợ không trái với nội dung quy định tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa Ngân hàng Phát triển, khách hàng và bên nhận bảo đảm; - Hoạt động bán nợ do các bên tự thỏa thuận, tuân thủ quy định tại Quyết định này và quy định của pháp luật có liên quan; - Trước khi thực hiện bán nợ theo quy định tại Quyết định này, Ngân hàng Phát triển phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động bán nợ, trong đó quy định rõ về: đối tượng, điều kiện, phương thức bán nợ; hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nợ; phương pháp định giá khoản nợ; trách nhiệm và thẩm quyền quyết định bán nợ trong hệ thống, xử lý tài chính và các nội dung có liên quan để triển khai thực hiện; - Các khoản nợ được bán phải được theo dõi, hạch toán kế toán và báo cáo thống kê theo quy định tại Quyết định này và pháp luật có liên quan. (3) 03 phương thức bán nợ của Ngân hàng Phát triển - Bán nợ theo hình thức đấu giá: Ngân hàng Phát triển ký hợp đồng đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Trường hợp bán đấu giá không thành công, Ngân hàng Phát triển được xem xét, áp dụng phương thức bán nợ theo thỏa thuận quy định tại điểm b khoản này và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định bán nợ; - Bán nợ theo thỏa thuận: Trường hợp bán đấu giá không thành công, Ngân hàng Phát triển thỏa thuận về việc bán nợ trực tiếp với bên mua nợ hoặc gián tiếp thông qua bên môi giới; - Bán nợ theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (nếu có): Thực hiện đối với từng trường hợp cụ thể theo các văn bản chấp thuận cho phép bán nợ theo hình thức chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (4) Đề xuất 05 trường hợp được xem xét xử lý rủi ro tín dụng - Khoản nợ vay của khách hàng là tổ chức bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật. - Khoản nợ vay của khách hàng là cá nhân chết, mất tích. - Khoản nợ vay của khách hàng được phân loại nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng tại Ngân hàng Phát triển. - Khoản nợ vay của khách hàng đang được theo dõi ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng. Xem thêm tải dự thảo Quyết định cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Theo quan điểm Việt Nam: - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Theo quan điểm quốc tế: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn của định chế tài chính do khách hàng không thực hiện đúng các cam kết trên hợp đồng tín dụng ngoài dự kiến. Hai khái niệm: tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến - Tổn thất dự kiến (EL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng được ngân hàng dự tính được trước. - Tổn thất ngoài dự kiến (UL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng không/chưa được ngân hàng dự tính được trước. EL không phải là bộ phận của rủi ro tín dụng vì nó được ngân hàng dự tính được nên đã được ngân hàng chuyển vào lãi suất cấp tín dụng. - Lãi suất cấp tín dụng = Lãi suất đầu vào + Chi phí hoạt động ngân hàng + Phần bù rủi ro + Lợi nhuận ngân hàng - Phần bù rủi ro = EL. - Ngân hàng tính được tổn thất dự kiến (EL) càng chính xác thì khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến (UL) càng nhỏ. - Nội dung nghiên cứu của Quản lý rủi ro tín dụng: Nghiên cứu khả năng xảy ra tổn thất dự kiến – Nghiên cứu EL. Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng: Từ Hệ thống các hoạt động cho phép Ngân hàng đánh giá rủi ro cũng như lợi nhuận kỳ vọng khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. - Quản trị rủi ro đối với 1 khoản tín dụng là một phần của quản trị rủi ro tín dụng chung của cả ngân hàng. - Quản trị rủi ro tín dụng đối với danh mục tín dụng: Hệ thống các hoạt động-> Ngân hàng nhận biết, đo lường rủi ro của cả danh mục tín dụng-> Ngân hàng xác định được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng-> chiến lược để giảm thiểu rủi ro. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng: Đánh giá chính xác nguy cơ gây tổn thất của khác hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp. - Sớm phát hiện được những rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lý những rủi ro khi mới xuất hiện. - Đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. - Góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi, nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro.