Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 7
67/ Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội - Trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định trên. - Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. Nội dung được bổ sung nhằm bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ sinh con, người nhận nuôi con nuôi và NLĐ hưởng trợ cấp ốm đau mắc bệnh theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế. - Chi phí quản lý BHXH theo quy định. - Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do NSDLĐ giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH. Đây là điểm mới được bổ sung tại Luật bảo hiểm xã hội 2014. - Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định. (Căn cứ Điều 84 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 68/ Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc - NLĐ bao gồm: + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động. + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. + Cán bộ, công chức, viên chức. + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân. + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. - NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. Cụ thể hóa mức đóng và phương thức đóng với NLĐ là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: + Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần. + Phương thức đóng được thực hiện 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH. Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước. - NLĐ hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng BHXH hằng tháng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Trước đây, Luật bảo hiểm xã hội 2006 sử dụng cụm từ “theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh” - NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Đồng thời quy định thêm một số nội dung mới: - NLĐ là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng mà giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì chỉ đóng BHXH bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên. - Việc xác định thời gian đóng BHXH để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì 01 năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp NLĐ đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 06 tháng thì NLĐ được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của NLĐ và NSDLĐ theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ được tính như sau: + Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm. + Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. (Căn cứ Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 69/ Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động - NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ bao gồm: + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động. + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. + Cán bộ, công chức, viên chức. + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân. + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Trong đó: i. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản. ii. 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. iii. 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - NSDLĐ hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi NLĐ là Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí: i. 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. ii. 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - NSDLĐ là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định trên; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Ngoài ra, quy định thêm một số nội dung mới: - NSDLĐ hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn - NSDLĐ không phải đóng BHXH cho NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. (Căn cứ Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 70/ Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện - NLĐ thuộc nhóm tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng NSNN trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện. Đây là nội dung được bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Đồng thời, bổ sung thêm phương thức đóng: + Hằng tháng. + 03 tháng một lần. + 06 tháng một lần. + 12 tháng một lần. + Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này. (Căn cứ Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 71/ Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Ngoài quy định về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như Luật bảo hiểm xã hội 2006, còn thêm các quy định sau: - Hết thời hạn tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất , NSDLĐ và NLĐ tiếp tục đóng BHXH và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. - NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị tạm giam thì NLĐ và NSDLĐ được tạm dừng đóng BHXH. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định NLĐ bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. (Căn cứ Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 72/ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc - NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở. Nội dung này được bổ sung thêm vào Luật bảo hiểm xã hội 2014. - Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Khoản này được bổ sung thêm vào từ thời điểm 01/01/2018 trở đi. - Trường hợp tiền lương tháng quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở. Thay cụm từ “mức lương tối thiểu chung” thành cụm từ “mức lương cơ sở”. (Căn cứ Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 73/ Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội Không còn quy định “Chi phí quản lý BHXH bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước”. Đồng thời, bổ sung thêm: - Chi phí quản lý BHXH được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ : + Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về BHXH. + Cải cách thủ tục BHXH, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH. + Tổ chức thu, chi trả BHXH và hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH các cấp. Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý BHXH. (Căn cứ Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 74/ Các hình thức đầu tư Quy định có phần khác so với Luật bảo hiểm xã hội 2014: - Mua trái phiếu Chính phủ. - Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Cho ngân sách nhà nước vay. (Căn cứ Điều 92 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 75/ Cơ quan bảo hiểm xã hội Cơ quan BHXH là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra việc đóng BHXH, BHTN, BHYT và nhiệm vụ khác theo quy định. Trước đây quy định tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp mà không phải là cơ quan nhà nước, hơn nữa, cơ quan BHXH được trao quyền và nhiệm vụ nhiều hơn so với trước. (Căn cứ Điều 93 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 76/ Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội - Hội đồng quản lý BHXH được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan BHXH và tư vấn chính sách BHXH, BHYT và BHTN. - Hội đồng quản lý BHXH gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện NSDLĐ, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan quản lý nhà nước về BHYT, BHXH Việt Nam và tổ chức khác có liên quan. - Hội đồng quản lý BHXH có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm. Bổ sung thêm nội dung về các thành viên Hội đồng quản lý BHXH. (Căn cứ Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 77/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ và bổ sung thêm một số nội dung - Thông qua chiến lược phát triển ngành BHXH, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm về thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan BHXH về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt. - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, chiến lược phát triển BHXH, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan BHXH, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN. - Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trên cơ sở đề nghị của cơ quan BHXH. - Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền. - Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; mức chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền. - Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao. (Căn cứ Điều 95 Luật bảo hiểm xã hội 2014) Còn nữa – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành
Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 7
67/ Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội - Trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định trên. - Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. Nội dung được bổ sung nhằm bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ sinh con, người nhận nuôi con nuôi và NLĐ hưởng trợ cấp ốm đau mắc bệnh theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế. - Chi phí quản lý BHXH theo quy định. - Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do NSDLĐ giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH. Đây là điểm mới được bổ sung tại Luật bảo hiểm xã hội 2014. - Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định. (Căn cứ Điều 84 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 68/ Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc - NLĐ bao gồm: + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động. + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. + Cán bộ, công chức, viên chức. + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân. + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. - NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. Cụ thể hóa mức đóng và phương thức đóng với NLĐ là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: + Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần. + Phương thức đóng được thực hiện 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH. Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước. - NLĐ hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng BHXH hằng tháng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Trước đây, Luật bảo hiểm xã hội 2006 sử dụng cụm từ “theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh” - NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Đồng thời quy định thêm một số nội dung mới: - NLĐ là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng mà giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì chỉ đóng BHXH bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên. - Việc xác định thời gian đóng BHXH để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì 01 năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp NLĐ đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 06 tháng thì NLĐ được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của NLĐ và NSDLĐ theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ được tính như sau: + Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm. + Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. (Căn cứ Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 69/ Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động - NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ bao gồm: + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động. + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. + Cán bộ, công chức, viên chức. + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân. + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Trong đó: i. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản. ii. 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. iii. 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - NSDLĐ hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi NLĐ là Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí: i. 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. ii. 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - NSDLĐ là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định trên; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Ngoài ra, quy định thêm một số nội dung mới: - NSDLĐ hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn - NSDLĐ không phải đóng BHXH cho NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. (Căn cứ Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 70/ Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện - NLĐ thuộc nhóm tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng NSNN trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện. Đây là nội dung được bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Đồng thời, bổ sung thêm phương thức đóng: + Hằng tháng. + 03 tháng một lần. + 06 tháng một lần. + 12 tháng một lần. + Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này. (Căn cứ Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 71/ Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Ngoài quy định về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như Luật bảo hiểm xã hội 2006, còn thêm các quy định sau: - Hết thời hạn tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất , NSDLĐ và NLĐ tiếp tục đóng BHXH và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. - NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị tạm giam thì NLĐ và NSDLĐ được tạm dừng đóng BHXH. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định NLĐ bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. (Căn cứ Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 72/ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc - NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở. Nội dung này được bổ sung thêm vào Luật bảo hiểm xã hội 2014. - Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Khoản này được bổ sung thêm vào từ thời điểm 01/01/2018 trở đi. - Trường hợp tiền lương tháng quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở. Thay cụm từ “mức lương tối thiểu chung” thành cụm từ “mức lương cơ sở”. (Căn cứ Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 73/ Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội Không còn quy định “Chi phí quản lý BHXH bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước”. Đồng thời, bổ sung thêm: - Chi phí quản lý BHXH được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ : + Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về BHXH. + Cải cách thủ tục BHXH, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH. + Tổ chức thu, chi trả BHXH và hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH các cấp. Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý BHXH. (Căn cứ Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 74/ Các hình thức đầu tư Quy định có phần khác so với Luật bảo hiểm xã hội 2014: - Mua trái phiếu Chính phủ. - Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Cho ngân sách nhà nước vay. (Căn cứ Điều 92 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 75/ Cơ quan bảo hiểm xã hội Cơ quan BHXH là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra việc đóng BHXH, BHTN, BHYT và nhiệm vụ khác theo quy định. Trước đây quy định tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp mà không phải là cơ quan nhà nước, hơn nữa, cơ quan BHXH được trao quyền và nhiệm vụ nhiều hơn so với trước. (Căn cứ Điều 93 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 76/ Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội - Hội đồng quản lý BHXH được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan BHXH và tư vấn chính sách BHXH, BHYT và BHTN. - Hội đồng quản lý BHXH gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện NSDLĐ, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan quản lý nhà nước về BHYT, BHXH Việt Nam và tổ chức khác có liên quan. - Hội đồng quản lý BHXH có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm. Bổ sung thêm nội dung về các thành viên Hội đồng quản lý BHXH. (Căn cứ Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội 2014) 77/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ và bổ sung thêm một số nội dung - Thông qua chiến lược phát triển ngành BHXH, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm về thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan BHXH về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt. - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, chiến lược phát triển BHXH, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan BHXH, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN. - Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trên cơ sở đề nghị của cơ quan BHXH. - Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền. - Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; mức chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền. - Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao. (Căn cứ Điều 95 Luật bảo hiểm xã hội 2014) Còn nữa – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành