Đề xuất trường hợp khám bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100%
Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan để hoàn thiện việc xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế để trình Chính phủ. Trong đó, đề xuất trường hợp khám bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% là điểm đáng chú ý của dự thảo. Khám, chữa bệnh là nhu cầu thiết yếu của mọi người dân. Để đảm bảo quyền lợi và chăm sóc sức khỏe cho người dân, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó, việc đề xuất các trường hợp khám bệnh được hưởng y tế 100% là một bước tiến quan trọng nhằm hỗ trợ tối đa cho những người có hoàn cảnh khó khăn hoặc mắc các bệnh nghiêm trọng. (1) Dự thảo sửa đổi, bổ sung các đối tượng tự đóng bảo hiểm y tế Theo khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế thì BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước thực hiện, áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT, không vì mục đích lợi nhuận. Bên cạnh các đối tượng bắt buộc đóng BHYT tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung phân loại các nhóm đối tượng tự đóng BHYT bao gồm: - Những người thuộc hộ gia đình tham gia theo hình thức hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 22. - Người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 và điểm a khoản 5 Điều 22. - Người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 22. - Người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình. - Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Các đối tượng trên khi tham gia BHYT không liên tục từ 90 ngày trở lên thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT căn cứ tại khoản 11 Điều 1 dự thảo . (2) Đề xuất trường hợp khám bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% Thông thường, người mua BHYT sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị trong trường hợp ốm đau, bệnh tật. Tại dự thảo đề xuất bổ sung sửa đổi các trường hợp khám bệnh được hưởng quyền lợi được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản, 100% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22. như sau: Khi đối tượng tham gia BHYT sau đây khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT: - Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo. - Đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật y tế đã quy định mức hưởng BHYT đối với một số trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT như sau: - Người bệnh được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản, cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu theo quy định của Bộ Y tế được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22. - Người bệnh đã được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh mạn tính được chuyển về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký ban đầu hoặc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu để quản lý, cấp phát thuốc chuyên khoa, thuốc sử dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn (cơ bản, chuyên sâu) theo quy định của Bộ Y tế, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22. - Người bệnh được tự đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn trong phạm vi địa phương hoặc địa phương giáp ranh trong trường hợp cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn liền kề với cơ sở mà người bệnh đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không có đủ năng lực, phạm vi hoạt động chuyên môn đối với một số dịch vụ kỹ thuật, một số bệnh theo quy định của Bộ Y tế, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22. Tóm lại, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung thêm nhóm đối tượng tự đóng bảo hiểm y tế . Ngoài ra, còn sửa đổi, bổ sung các trường hợp quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% BHYT khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Quy định trích phân bổ sử dụng quỹ Bảo Hiểm Y Tế
BHXH trích quỹ bảo hiểm y tế về cho các trạm nhưng Trung tâm y tế giữ lại 35%, đưa cho các Trạm tiền BHYT 65%, như vậy là đúng hay sai, theo quy định nào về sử dụng tiền quỹ BHYT? Nguồn 35% Trung tâm Y tế giữ lại dùng để mua tài sản, công cụ, dụng cụ cho các Trạm và mua công cụ, dụng cụ cho Trung là đúng hay sai, theo quy định nào? Thứ nhất, theo cá nhân mình tìm hiểu thì vấn đề trích giữ số % quỹ bảo hiểm y tế theo cấp quản lý thì hậu như Luật không có quy định cụ thể. Thứ hai, về việc phân bổ sử dung quỹ bảo hiểm y tế. Căn cứ Điều 35 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi Khoản 23 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định: "Điều 35. Phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế 1. Quỹ bảo hiểm y tế được phân bổ và sử dụng như sau: a) 90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh; b) 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng. .. 3. Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết được phân bổ theo lộ trình như sau: a) Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây: Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện. Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho địa phương. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng; b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung. ...” Căn cứ Điều 31 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Điều 35 Luật Bảo hiểm y tế quy định: "Điều 31. Phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế Tổng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này được phân bổ và sử dụng như sau: 1. 90% dành cho khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là quỹ khám bệnh, chữa bệnh) được sử dụng cho các mục đích: a) Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại các Điều 14, 26, 27 và 30 Nghị định này; b) Trích để lại cho các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này. 2. 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế và được quy định như sau: a) Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế tối đa bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế. Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế cụ thể hằng năm và nội dung chi thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; b) Mức trích quỹ dự phòng là số tiền còn lại sau khi đã trích quỹ quản lý quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm a khoản này, tối thiểu bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế." Căn cứ theo các quy định trên, việc sử dụng kinh phí của quỹ bảo hiểm y tế mua trang thiết bị y tế cho trạm (cán bộ y tế) chỉ xảy ra khi tỉnh có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lơn hơn số chi trong năm và sau khi số chi trong năm và sau khi đã được BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán phần kinh phí dư ra này. Nếu không thuộc trường hợp trên thì Trung Tâm y tế không được phép sử dụng kinh phí để mua trang thiết bị cho các trạm, việc tự ý mua này đã vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
Đề xuất trường hợp khám bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100%
Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan để hoàn thiện việc xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế để trình Chính phủ. Trong đó, đề xuất trường hợp khám bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% là điểm đáng chú ý của dự thảo. Khám, chữa bệnh là nhu cầu thiết yếu của mọi người dân. Để đảm bảo quyền lợi và chăm sóc sức khỏe cho người dân, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó, việc đề xuất các trường hợp khám bệnh được hưởng y tế 100% là một bước tiến quan trọng nhằm hỗ trợ tối đa cho những người có hoàn cảnh khó khăn hoặc mắc các bệnh nghiêm trọng. (1) Dự thảo sửa đổi, bổ sung các đối tượng tự đóng bảo hiểm y tế Theo khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế thì BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước thực hiện, áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT, không vì mục đích lợi nhuận. Bên cạnh các đối tượng bắt buộc đóng BHYT tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung phân loại các nhóm đối tượng tự đóng BHYT bao gồm: - Những người thuộc hộ gia đình tham gia theo hình thức hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 22. - Người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 và điểm a khoản 5 Điều 22. - Người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 22. - Người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình. - Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Các đối tượng trên khi tham gia BHYT không liên tục từ 90 ngày trở lên thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT căn cứ tại khoản 11 Điều 1 dự thảo . (2) Đề xuất trường hợp khám bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% Thông thường, người mua BHYT sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị trong trường hợp ốm đau, bệnh tật. Tại dự thảo đề xuất bổ sung sửa đổi các trường hợp khám bệnh được hưởng quyền lợi được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản, 100% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22. như sau: Khi đối tượng tham gia BHYT sau đây khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT: - Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo. - Đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật y tế đã quy định mức hưởng BHYT đối với một số trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT như sau: - Người bệnh được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản, cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu theo quy định của Bộ Y tế được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22. - Người bệnh đã được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh mạn tính được chuyển về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký ban đầu hoặc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu để quản lý, cấp phát thuốc chuyên khoa, thuốc sử dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn (cơ bản, chuyên sâu) theo quy định của Bộ Y tế, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22. - Người bệnh được tự đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn trong phạm vi địa phương hoặc địa phương giáp ranh trong trường hợp cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn liền kề với cơ sở mà người bệnh đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không có đủ năng lực, phạm vi hoạt động chuyên môn đối với một số dịch vụ kỹ thuật, một số bệnh theo quy định của Bộ Y tế, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22. Tóm lại, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung thêm nhóm đối tượng tự đóng bảo hiểm y tế . Ngoài ra, còn sửa đổi, bổ sung các trường hợp quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% BHYT khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Quy định trích phân bổ sử dụng quỹ Bảo Hiểm Y Tế
BHXH trích quỹ bảo hiểm y tế về cho các trạm nhưng Trung tâm y tế giữ lại 35%, đưa cho các Trạm tiền BHYT 65%, như vậy là đúng hay sai, theo quy định nào về sử dụng tiền quỹ BHYT? Nguồn 35% Trung tâm Y tế giữ lại dùng để mua tài sản, công cụ, dụng cụ cho các Trạm và mua công cụ, dụng cụ cho Trung là đúng hay sai, theo quy định nào? Thứ nhất, theo cá nhân mình tìm hiểu thì vấn đề trích giữ số % quỹ bảo hiểm y tế theo cấp quản lý thì hậu như Luật không có quy định cụ thể. Thứ hai, về việc phân bổ sử dung quỹ bảo hiểm y tế. Căn cứ Điều 35 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi Khoản 23 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định: "Điều 35. Phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế 1. Quỹ bảo hiểm y tế được phân bổ và sử dụng như sau: a) 90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh; b) 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng. .. 3. Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết được phân bổ theo lộ trình như sau: a) Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây: Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện. Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho địa phương. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng; b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung. ...” Căn cứ Điều 31 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Điều 35 Luật Bảo hiểm y tế quy định: "Điều 31. Phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế Tổng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này được phân bổ và sử dụng như sau: 1. 90% dành cho khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là quỹ khám bệnh, chữa bệnh) được sử dụng cho các mục đích: a) Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại các Điều 14, 26, 27 và 30 Nghị định này; b) Trích để lại cho các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này. 2. 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế và được quy định như sau: a) Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế tối đa bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế. Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế cụ thể hằng năm và nội dung chi thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; b) Mức trích quỹ dự phòng là số tiền còn lại sau khi đã trích quỹ quản lý quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm a khoản này, tối thiểu bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế." Căn cứ theo các quy định trên, việc sử dụng kinh phí của quỹ bảo hiểm y tế mua trang thiết bị y tế cho trạm (cán bộ y tế) chỉ xảy ra khi tỉnh có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lơn hơn số chi trong năm và sau khi số chi trong năm và sau khi đã được BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán phần kinh phí dư ra này. Nếu không thuộc trường hợp trên thì Trung Tâm y tế không được phép sử dụng kinh phí để mua trang thiết bị cho các trạm, việc tự ý mua này đã vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm y tế.