Quảng cáo thiếu tên thuốc bị xử phạt thế nào?
Quy định pháp luật về những hành vi nghiêm cấm đối với hoạt động quảng cáo? Quảng cáo thiếu tên thuốc bị xử phạt thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo Căn cứ Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: - Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này. - Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng. - Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. - Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội. - Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. - Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật. - Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. - Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. - Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. - Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. - Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. - Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. - Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em. - Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. - Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. Như vậy, căn cứ tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Quảng cáo thiếu tên thuốc bị xử phạt thế nào? Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thiếu tên thuốc. - Ngoài ra áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin; buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân Như vậy cá nhân có hành vi quảng cáo thiếu tên thuốc sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tổ chức vi phạm những hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng cao hơn. Ngày nay, mọi người đều quan tâm đến sức khoẻ bản thân, với nhu cầu cuộc sống, mọi người quan tâm đến những loại thuốc bổ sung cải thiện, điều trị các loại bệnh, với những công dụng thần kỳ. Ngày nay, người tiêu dùng rất dễ bắt gặp những thông tin quảng cáo về các loại thuốc có tác dụng như với những tác dùng thần kỳ, chữa được bách bệnh, một số sản phẩm thuốc được nhiều người nổi tiếng giới thiệu sử dụng dẫn đến người tiêu dùng lầm tưởng về chất lượng của những loại thuốc này.Tuy nhiên, hiện nay tồn tại rất nhiều bài viết quảng cáo các loại thuốc trên các báo những không đầy đủ những thông tin thuốc, nguồn gốc, thành phần, đối tượng sử dụng thuốc,... Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng vi không ghi đúng quy định hoặc không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, chống chỉ định, khuyến cáo đối với đối tượng đặc biệt và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" đối với quảng cáo thuốc trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cải chính thông tin hành vi vi phạm.
Được phép sử dụng hình ảnh thầy thuốc để quảng cáo thuốc trên mạng?
Hiện nay, hiện tượng quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên các trang mạnh xã hội trở nên dày đặc, để thu hút nhiều người tin mua, các quảng cáo này đã sử dụng hình ảnh của các thầy thuốc hoặc những người có ảnh hưởng cho quảng cáo của mình. Vậy với hành vi quảng cáo như trên có đúng luật hay không? Quy định về quảng cáo thuốc Theo Điều 7 Luật quảng cáo 2012, các đối tượng bị cấm quảng cáo , các sản phẩm thuốc bao gồm “thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc” bị cấm quảng cáo. Loại trừ các sản phẩm thuốc bị cấm quảng cáo trên, thì khi quảng cáo thuốc phải tuân thủ theo quy định cụ thể về nội dung và hình thức quảng cáo thuốc tại Điều 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP “… 6. Thông tin, hình ảnh cấm sử dụng trong quảng cáo thuốc bao gồm: a) Hình ảnh người bệnh; b) Sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá; c) Hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc.” Như vậy, từ quy định trên, việc sử dụng hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc là hành vi bị cấm khi quảng cáo, bao gồm cả trường hợp đã được sự cho phép của thầy thuốc để quảng cáo. Quy định về quảng cáo trên mạng xã hội Trong quy định sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo tại Điều 7 trên không đề cập đến đối tượng bị cấm dưới hình thức cụ thể nào, nên có thể hiểu đây là điều khoản cấm quảng cáo các đối tượng trên dưới mọi hình thức, bao gồm cả quảng cáo trực tuyến. Do đó, khi áp dụng hình thức quảng cáo thuốc trên mạng xã hội cũng phải tuân thủ theo các quy định như các hình thức quảng cáo khác. Xử phạt hành vi vi phạm quảng cáo thuốc Theo khoản 4 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng hình ảnh thầy thuốc để quảng cáo thuốc bao gồm Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi “Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thuốc.” Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi vi phạm để khắc phục hậu quả. Với hình thức lợi dụng hình ảnh người khác để quảng cáo, vừa gây ảnh hưởng đến uy tín của người bị lợi dụng, vừa lừa dối người tiêu dùng về sản phẩm. Để đảm bảo quảng cáo thuốc đúng sự thật, đặc biệt là quảng cáo trên môi trường mạng, Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra và áp dụng chế tài mạnh để dẹp bỏ những quảng cáo mang tính chất lừa đảo.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thuốc
Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; - Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế phê duyệt. - Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược. - Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt. - Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo: + Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc; + Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma - két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo; + Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Đối với quảng cáo thuốc: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về dược. Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp. Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên). Trình tự thủ tục tiếp nhận hồ sơ: - Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại Cục Quản lý dược – Bộ y tế. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị. - Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp. - Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: + Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết; + Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc. - Thủ tục đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo được thực hiện lại từ đầu trong các trường hợp sau đây: + Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ; + Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng thời hạn quy định. - Dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo của đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo cho đến khi có quyết định xử lý vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền và đơn vị chấp hành xong quyết định xử lý. Căn cứ pháp lý: Điều 13, Điều 14 và Điểu 20 Thông tư 09/2015/TT-BYT.
Những từ bị cấm trong quảng cáo thuốc
Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, các thông tin, hình ảnh sau đây không được dùng để quảng cáo thuốc: - Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc. - Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại. - Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt. - Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc. - Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự. - Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc: + Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong; + Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục; + Chỉ định điều trị chứng mất ngủ; + Chỉ định mang tính kích dục; + Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u; + Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy; + Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác; + Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi. - Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng. - Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận. - Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc. - Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc. - Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế. - Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. - Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc. - Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận. Nếu quảng cáo thuốc mà sử dụng các thông tin, hình ảnh như trên thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Việc cấm các nội dung, hình ảnh như quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh gây hiểu lầm khi quyết định sử dụng thuốc cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Quảng cáo thiếu tên thuốc bị xử phạt thế nào?
Quy định pháp luật về những hành vi nghiêm cấm đối với hoạt động quảng cáo? Quảng cáo thiếu tên thuốc bị xử phạt thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo Căn cứ Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: - Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này. - Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng. - Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. - Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội. - Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. - Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật. - Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. - Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. - Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. - Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. - Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. - Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. - Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em. - Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. - Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. Như vậy, căn cứ tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Quảng cáo thiếu tên thuốc bị xử phạt thế nào? Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thiếu tên thuốc. - Ngoài ra áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin; buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân Như vậy cá nhân có hành vi quảng cáo thiếu tên thuốc sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tổ chức vi phạm những hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng cao hơn. Ngày nay, mọi người đều quan tâm đến sức khoẻ bản thân, với nhu cầu cuộc sống, mọi người quan tâm đến những loại thuốc bổ sung cải thiện, điều trị các loại bệnh, với những công dụng thần kỳ. Ngày nay, người tiêu dùng rất dễ bắt gặp những thông tin quảng cáo về các loại thuốc có tác dụng như với những tác dùng thần kỳ, chữa được bách bệnh, một số sản phẩm thuốc được nhiều người nổi tiếng giới thiệu sử dụng dẫn đến người tiêu dùng lầm tưởng về chất lượng của những loại thuốc này.Tuy nhiên, hiện nay tồn tại rất nhiều bài viết quảng cáo các loại thuốc trên các báo những không đầy đủ những thông tin thuốc, nguồn gốc, thành phần, đối tượng sử dụng thuốc,... Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng vi không ghi đúng quy định hoặc không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, chống chỉ định, khuyến cáo đối với đối tượng đặc biệt và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" đối với quảng cáo thuốc trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cải chính thông tin hành vi vi phạm.
Được phép sử dụng hình ảnh thầy thuốc để quảng cáo thuốc trên mạng?
Hiện nay, hiện tượng quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên các trang mạnh xã hội trở nên dày đặc, để thu hút nhiều người tin mua, các quảng cáo này đã sử dụng hình ảnh của các thầy thuốc hoặc những người có ảnh hưởng cho quảng cáo của mình. Vậy với hành vi quảng cáo như trên có đúng luật hay không? Quy định về quảng cáo thuốc Theo Điều 7 Luật quảng cáo 2012, các đối tượng bị cấm quảng cáo , các sản phẩm thuốc bao gồm “thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc” bị cấm quảng cáo. Loại trừ các sản phẩm thuốc bị cấm quảng cáo trên, thì khi quảng cáo thuốc phải tuân thủ theo quy định cụ thể về nội dung và hình thức quảng cáo thuốc tại Điều 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP “… 6. Thông tin, hình ảnh cấm sử dụng trong quảng cáo thuốc bao gồm: a) Hình ảnh người bệnh; b) Sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá; c) Hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc.” Như vậy, từ quy định trên, việc sử dụng hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc là hành vi bị cấm khi quảng cáo, bao gồm cả trường hợp đã được sự cho phép của thầy thuốc để quảng cáo. Quy định về quảng cáo trên mạng xã hội Trong quy định sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo tại Điều 7 trên không đề cập đến đối tượng bị cấm dưới hình thức cụ thể nào, nên có thể hiểu đây là điều khoản cấm quảng cáo các đối tượng trên dưới mọi hình thức, bao gồm cả quảng cáo trực tuyến. Do đó, khi áp dụng hình thức quảng cáo thuốc trên mạng xã hội cũng phải tuân thủ theo các quy định như các hình thức quảng cáo khác. Xử phạt hành vi vi phạm quảng cáo thuốc Theo khoản 4 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng hình ảnh thầy thuốc để quảng cáo thuốc bao gồm Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi “Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thuốc.” Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi vi phạm để khắc phục hậu quả. Với hình thức lợi dụng hình ảnh người khác để quảng cáo, vừa gây ảnh hưởng đến uy tín của người bị lợi dụng, vừa lừa dối người tiêu dùng về sản phẩm. Để đảm bảo quảng cáo thuốc đúng sự thật, đặc biệt là quảng cáo trên môi trường mạng, Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra và áp dụng chế tài mạnh để dẹp bỏ những quảng cáo mang tính chất lừa đảo.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thuốc
Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; - Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế phê duyệt. - Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược. - Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt. - Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo: + Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc; + Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma - két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo; + Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Đối với quảng cáo thuốc: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về dược. Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp. Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên). Trình tự thủ tục tiếp nhận hồ sơ: - Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại Cục Quản lý dược – Bộ y tế. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị. - Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp. - Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: + Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết; + Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc. - Thủ tục đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo được thực hiện lại từ đầu trong các trường hợp sau đây: + Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ; + Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng thời hạn quy định. - Dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo của đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo cho đến khi có quyết định xử lý vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền và đơn vị chấp hành xong quyết định xử lý. Căn cứ pháp lý: Điều 13, Điều 14 và Điểu 20 Thông tư 09/2015/TT-BYT.
Những từ bị cấm trong quảng cáo thuốc
Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, các thông tin, hình ảnh sau đây không được dùng để quảng cáo thuốc: - Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc. - Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại. - Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt. - Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc. - Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự. - Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc: + Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong; + Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục; + Chỉ định điều trị chứng mất ngủ; + Chỉ định mang tính kích dục; + Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u; + Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy; + Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác; + Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi. - Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng. - Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận. - Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc. - Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc. - Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế. - Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. - Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc. - Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận. Nếu quảng cáo thuốc mà sử dụng các thông tin, hình ảnh như trên thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Việc cấm các nội dung, hình ảnh như quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh gây hiểu lầm khi quyết định sử dụng thuốc cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.