Quy định quản lý thời gian đóng BHXH
Theo Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 thì Quy định quản lý thời gian đóng BHXH như sau: 7.1. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (trường hợp thực hiện chế độ làm việc 26 ngày/tháng) thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. 7.2. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. 7.3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BH TNLĐ- BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động; a) Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH; thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH. b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH. c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. 7.4. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Mẹo quản lý thời gian trong quãng đời sinh viên
Là một sinh viên, quản lý thời gian một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng được giữa việc học cùng những sinh hoạt cá nhân, hoạt động ngoại khóa. Sau đây là một số mẹo mà mình tham khảo được nhằm giúp các bạn sinh viên quản lý được thời gian của mình: 1. Ưu tiên các công việc quan trọng Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là việc quan trọng giúp sinh viên có thể quản lý thời gian hiệu quả. Việc uuw tiên thực hiện các công việc quan trong giúp các bạn cân bằng được việc học tập, sinh hoạt cá nhân và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Rất nhiều sinh viên thường xuyên trì hoãn. Bạn càng trì hoãn, bạn càng ít thành công - đây là thực tế mà nhiều sinh viên gặp phải.Trừ khi đột xuất có những nhiệm vụ cấp bách phải được giải quyết ngay lập tức, còn không hãy dành thời gian để làm những điều quan trọng như học tập, thực hành các kỹ năng mà bạn muốn nâng cao, hay kết nối với những người quan trọng. 2. Lập kế hoạch hàng ngày, liệt kê công việc cần làm Tìm hiểu, lên kế hoạch và liệt kê những điều cần làm là việc rất quan trọng để quản lý thời gian tốt. Hãy dành thời gian để xử lý thông tin mới và lập kế hoạch sử dụng thời gian cho những việc này, điều này giúp bạn tránh lặp lại bất kỳ công việc nào và đồng thời không khiến bạn bị mất thời gian. Dù là dùng lịch để bàn, lịch trên điện thoại thông minh hay lịch trên máy tính, hãy tìm công cụ tổ chức hoạt động tốt nhất cho bạn và thêm danh sách những việc cần ưu tiên. Có nhiều ứng dụng quản lý thời gian làm việc rất hiệu quả. 3. Thường xuyên xem xét và đánh giá lại lịch làm việc Hãy luôn xem xét và đánh giá lại lịch làm việc của bạn, để xem có cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào hay không. Những kỹ năng quản lý thời gian và quản lý cuộc sống ngày càng được hoàn thiện, sẽ giúp bạn lên lớp đầy đủ, dễ dàng hoàn thành các bài tập, đạt kết quả tốt trong các kỳ thi mà vẫn còn nhiều thời gian để tự thư giãn và vui chơi cùng gia đình và bạn bè. 4. Giữ thói quen cho những công việc cụ thể Ở trường đại học, thời gian là nguồn tài nguyên quý giá nhất. Đó là lý do tại sao sinh viên thành công thường đảm bảo rằng không có gì gián đoạn các quy trình được lập kế hoạch cẩn thận của họ. Việc bạn nhất quán hơn khi sử dụng những khoảng thời gian nhất định cho cùng một loại công việc gì đó, sẽ có nhiều lợi ích hơn trong việc học tập. Khi mọi việc trở thành thói quen, bạn sẽ không có lý do gì để trì hoãn cả. 5. Lập kế hoạch cho những ngày khó khăn nhất của bạn Có những ngày bạn cảm thấy mệt mỏi hay buồn chán, đừng buông xuôi và bỏ bê mọi thứ. Hãy cố gắng lên kế hoạch vài việc cần làm và cố gắng thực hiện chúng, dù rằng điều này không hề dễ dàng. Có thể bạn chưa biết, đôi khi "lao đầu" vào học tập hay vào một công việc cụ thể nào đó bạn sẽ tạm quên đi những điều khiến bản thân mệt mỏi. Và hãy tự thưởng cho mình những món quà nhỏ bởi sự cố gắng của bản thân khi trải qua những ngày đó. 6. Nghỉ ngơi hợp lý Học tập quá tải khiến cơ thể và trí óc của bạn đều bị suy nhược và từ đó sẽ kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Lúc này, bạn sẽ càng khó để tập trung ôn luyện hiệu quả bởi khi ngã vào hố sâu của chán nản, chúng ta thường có xu hướng chẳng muốn làm gì cả. Do đó, làm gì cũng cần có điểm dừng, sau một khoảng thời gian học tập mệt mỏi quá hãy nghỉ ngơi, làm một điều gì đó tùy hứng. Đây chính là một trong những cách đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực và giúp bạn luôn có tinh thần, sự tỉnh táo để hoàn thành công việc đúng với thời gian đề ra.
Quy định quản lý thời gian đóng BHXH
Theo Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 thì Quy định quản lý thời gian đóng BHXH như sau: 7.1. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (trường hợp thực hiện chế độ làm việc 26 ngày/tháng) thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. 7.2. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. 7.3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BH TNLĐ- BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động; a) Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH; thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH. b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH. c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. 7.4. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Mẹo quản lý thời gian trong quãng đời sinh viên
Là một sinh viên, quản lý thời gian một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng được giữa việc học cùng những sinh hoạt cá nhân, hoạt động ngoại khóa. Sau đây là một số mẹo mà mình tham khảo được nhằm giúp các bạn sinh viên quản lý được thời gian của mình: 1. Ưu tiên các công việc quan trọng Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là việc quan trọng giúp sinh viên có thể quản lý thời gian hiệu quả. Việc uuw tiên thực hiện các công việc quan trong giúp các bạn cân bằng được việc học tập, sinh hoạt cá nhân và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Rất nhiều sinh viên thường xuyên trì hoãn. Bạn càng trì hoãn, bạn càng ít thành công - đây là thực tế mà nhiều sinh viên gặp phải.Trừ khi đột xuất có những nhiệm vụ cấp bách phải được giải quyết ngay lập tức, còn không hãy dành thời gian để làm những điều quan trọng như học tập, thực hành các kỹ năng mà bạn muốn nâng cao, hay kết nối với những người quan trọng. 2. Lập kế hoạch hàng ngày, liệt kê công việc cần làm Tìm hiểu, lên kế hoạch và liệt kê những điều cần làm là việc rất quan trọng để quản lý thời gian tốt. Hãy dành thời gian để xử lý thông tin mới và lập kế hoạch sử dụng thời gian cho những việc này, điều này giúp bạn tránh lặp lại bất kỳ công việc nào và đồng thời không khiến bạn bị mất thời gian. Dù là dùng lịch để bàn, lịch trên điện thoại thông minh hay lịch trên máy tính, hãy tìm công cụ tổ chức hoạt động tốt nhất cho bạn và thêm danh sách những việc cần ưu tiên. Có nhiều ứng dụng quản lý thời gian làm việc rất hiệu quả. 3. Thường xuyên xem xét và đánh giá lại lịch làm việc Hãy luôn xem xét và đánh giá lại lịch làm việc của bạn, để xem có cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào hay không. Những kỹ năng quản lý thời gian và quản lý cuộc sống ngày càng được hoàn thiện, sẽ giúp bạn lên lớp đầy đủ, dễ dàng hoàn thành các bài tập, đạt kết quả tốt trong các kỳ thi mà vẫn còn nhiều thời gian để tự thư giãn và vui chơi cùng gia đình và bạn bè. 4. Giữ thói quen cho những công việc cụ thể Ở trường đại học, thời gian là nguồn tài nguyên quý giá nhất. Đó là lý do tại sao sinh viên thành công thường đảm bảo rằng không có gì gián đoạn các quy trình được lập kế hoạch cẩn thận của họ. Việc bạn nhất quán hơn khi sử dụng những khoảng thời gian nhất định cho cùng một loại công việc gì đó, sẽ có nhiều lợi ích hơn trong việc học tập. Khi mọi việc trở thành thói quen, bạn sẽ không có lý do gì để trì hoãn cả. 5. Lập kế hoạch cho những ngày khó khăn nhất của bạn Có những ngày bạn cảm thấy mệt mỏi hay buồn chán, đừng buông xuôi và bỏ bê mọi thứ. Hãy cố gắng lên kế hoạch vài việc cần làm và cố gắng thực hiện chúng, dù rằng điều này không hề dễ dàng. Có thể bạn chưa biết, đôi khi "lao đầu" vào học tập hay vào một công việc cụ thể nào đó bạn sẽ tạm quên đi những điều khiến bản thân mệt mỏi. Và hãy tự thưởng cho mình những món quà nhỏ bởi sự cố gắng của bản thân khi trải qua những ngày đó. 6. Nghỉ ngơi hợp lý Học tập quá tải khiến cơ thể và trí óc của bạn đều bị suy nhược và từ đó sẽ kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Lúc này, bạn sẽ càng khó để tập trung ôn luyện hiệu quả bởi khi ngã vào hố sâu của chán nản, chúng ta thường có xu hướng chẳng muốn làm gì cả. Do đó, làm gì cũng cần có điểm dừng, sau một khoảng thời gian học tập mệt mỏi quá hãy nghỉ ngơi, làm một điều gì đó tùy hứng. Đây chính là một trong những cách đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực và giúp bạn luôn có tinh thần, sự tỉnh táo để hoàn thành công việc đúng với thời gian đề ra.