Quy định người lao động tự quản lý sổ BHXH?
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014: "Điều 18. Quyền của người lao động ... 2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội. ... Điều 19. Trách nhiệm của người lao động ... 3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội. ... Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội 1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này". Theo đó, mục đích để người lao động giữ sổ bảo hiểm xã hội nhằm giúp người lao động nắm rõ được quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, nếu sổ bảo hiểm xã hội có sai sót thì người lao động cũng kịp thời làm thủ tục chỉnh sửa và tạo điều kiện cho người lao động phần nào tự mình kiểm soát, quản lý được việc tham gia bảo hiểm xã hội của mình tại công ty; giảm thiểu rủi ro cho hoạt động quản lý sổ của bản thân doanh nghiệp và đồng thời tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho người lao động trong việc thực hiện, giải quyết các chế độ, quyền lợi bảo hiểm xã hội. Theo quy định trên thì người lao động sẽ tự giữ sổ bảo hiểm. Hiện không mẫu cam kết nào để người lao động tự quản lý sổ BHXH. Ngoài ra chúng ta có thể tham khảo thêm Công văn 3118/BHXH-CST năm 2016 về rà soát và bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
Ngày 14/04/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chính thức ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Quyết định 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, thay thế Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Xem chi tiết Quyết định 595/QĐ-BHXH tại file đính kèm. Chi tiết Toàn bộ điểm mới Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ đựơc cập nhật dưới bài viết này.
Thu hồi toàn bộ sổ BHXH để thực hiện quyền giữ sổ BHXH của người lao động
Như các bạn đã biết, theo Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015, thì từ ngày 01/01/2016, người lao động có trách nhiệm quản lý sổ BHXH của mình (căn cứ Khoản 3 Điều 49) Điều 49. Trách nhiệm của người tham gia 1. Lập, kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nộp đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng quy trình, quy định tại Văn bản này. 2. Khi ngừng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn hạn sử dụng cho đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng. 3. Tự bảo quản sổ BHXH (từ 01/01/2016), thẻ BHYT. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN; các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho đơn vị và cơ quan BHXH. Đến nay đã hơn nửa năm, quyền này vẫn chưa được thực thi, vừa qua, BHXH đã thiết lập Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, trong đó, để chuyển giao sổ BHXH đến tay NLĐ kịp thời, tránh xảy ra khiếu kiện, tranh chấp cũng như giải quyết đúng, đủ chế độ cho người tham gia BHXH, Ban Sổ thẻ đã đề xuất 2 phương án để bàn giao sổ cho NLĐ theo lộ trình. Hiện có 2 phương án, phương án nào cũng có điểm chung là phải THU HỒI TOÀN BỘ SỔ BHXH cả. Phương án 1: BHXH cấp tỉnh thu hồi toàn bộ sổ BHXH của NLĐ đang làm việc và tham gia BHXH tại đơn vị sử dụng lao động. Sau đó, đối chiếu, cập nhật, bổ sung thông tin để hoàn thiện dữ liệu và cấp lại sổ theo mẫu Quyết định 1035/QĐ-BHXH. Cơ quan BHXH sẽ in Phiếu xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN gửi cho NLĐ và đơn vị sử dụng lao động xác nhận quá trình đóng đã được cập nhật và gửi lại cho cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trả sổ BHXH cho NLĐ. Phương án 2: BHXH cấp tỉnh thu hồi toàn bộ sổ BHXH của NLĐ đang làm việc và tham gia BHXH tại đơn vị sử dụng lao động. Sau đó, đối chiếu, cập nhật và bổ sung thông tin để hoàn thiện dữ liệu. Cơ quan BHXH in tờ rồi sổ BHXH đến 31/12/2015, phối hợp với đơn vị sử dụng lao động để trả sổ cho NLĐ. Các bạn có thể xem thêm tại đây.
Quy định người lao động tự quản lý sổ BHXH?
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014: "Điều 18. Quyền của người lao động ... 2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội. ... Điều 19. Trách nhiệm của người lao động ... 3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội. ... Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội 1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này". Theo đó, mục đích để người lao động giữ sổ bảo hiểm xã hội nhằm giúp người lao động nắm rõ được quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, nếu sổ bảo hiểm xã hội có sai sót thì người lao động cũng kịp thời làm thủ tục chỉnh sửa và tạo điều kiện cho người lao động phần nào tự mình kiểm soát, quản lý được việc tham gia bảo hiểm xã hội của mình tại công ty; giảm thiểu rủi ro cho hoạt động quản lý sổ của bản thân doanh nghiệp và đồng thời tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho người lao động trong việc thực hiện, giải quyết các chế độ, quyền lợi bảo hiểm xã hội. Theo quy định trên thì người lao động sẽ tự giữ sổ bảo hiểm. Hiện không mẫu cam kết nào để người lao động tự quản lý sổ BHXH. Ngoài ra chúng ta có thể tham khảo thêm Công văn 3118/BHXH-CST năm 2016 về rà soát và bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
Ngày 14/04/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chính thức ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Quyết định 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, thay thế Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Xem chi tiết Quyết định 595/QĐ-BHXH tại file đính kèm. Chi tiết Toàn bộ điểm mới Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ đựơc cập nhật dưới bài viết này.
Thu hồi toàn bộ sổ BHXH để thực hiện quyền giữ sổ BHXH của người lao động
Như các bạn đã biết, theo Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015, thì từ ngày 01/01/2016, người lao động có trách nhiệm quản lý sổ BHXH của mình (căn cứ Khoản 3 Điều 49) Điều 49. Trách nhiệm của người tham gia 1. Lập, kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nộp đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng quy trình, quy định tại Văn bản này. 2. Khi ngừng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn hạn sử dụng cho đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng. 3. Tự bảo quản sổ BHXH (từ 01/01/2016), thẻ BHYT. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN; các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho đơn vị và cơ quan BHXH. Đến nay đã hơn nửa năm, quyền này vẫn chưa được thực thi, vừa qua, BHXH đã thiết lập Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, trong đó, để chuyển giao sổ BHXH đến tay NLĐ kịp thời, tránh xảy ra khiếu kiện, tranh chấp cũng như giải quyết đúng, đủ chế độ cho người tham gia BHXH, Ban Sổ thẻ đã đề xuất 2 phương án để bàn giao sổ cho NLĐ theo lộ trình. Hiện có 2 phương án, phương án nào cũng có điểm chung là phải THU HỒI TOÀN BỘ SỔ BHXH cả. Phương án 1: BHXH cấp tỉnh thu hồi toàn bộ sổ BHXH của NLĐ đang làm việc và tham gia BHXH tại đơn vị sử dụng lao động. Sau đó, đối chiếu, cập nhật, bổ sung thông tin để hoàn thiện dữ liệu và cấp lại sổ theo mẫu Quyết định 1035/QĐ-BHXH. Cơ quan BHXH sẽ in Phiếu xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN gửi cho NLĐ và đơn vị sử dụng lao động xác nhận quá trình đóng đã được cập nhật và gửi lại cho cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trả sổ BHXH cho NLĐ. Phương án 2: BHXH cấp tỉnh thu hồi toàn bộ sổ BHXH của NLĐ đang làm việc và tham gia BHXH tại đơn vị sử dụng lao động. Sau đó, đối chiếu, cập nhật và bổ sung thông tin để hoàn thiện dữ liệu. Cơ quan BHXH in tờ rồi sổ BHXH đến 31/12/2015, phối hợp với đơn vị sử dụng lao động để trả sổ cho NLĐ. Các bạn có thể xem thêm tại đây.