Quân y quân đội có được hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở khác không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quân y quân đội sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người băn khoăn về việc “Quân y quân đội có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác hay không?” Trong hệ thống y tế Việt Nam, lực lượng quân y đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, thường làm việc tại các bệnh viện quân y hoặc các đơn vị y tế trực thuộc quân đội. Theo pháp luật hiện nay, quân y quân đội được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng vẫn được phép hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở khác. (1) Quân y quân đội có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác hay không? Quân y quân đội là ai? Theo Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm: - Đối tượng phải có giấy phép hành nghề: Bác sỹ; Y sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Dinh dưỡng lâm sàng; Cấp cứu viên ngoại viện; Tâm lý lâm sàng; Lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. -Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Ngoài ra, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 như sau: - Có quyền hành nghề - Có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh - Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn - Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa - Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh - Bên cạnh các quyền được cho phép, người hành nghề khám chữa bệnh phải có ý thức trách nhiệm với người bệnh, với nghề nghiệp, với đồng nghiệp và với xã hội. Quân y quân đội có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác hay không? Theo Điều 39 Luật hành nghề, khám chữa bệnh năm 2023 thì các bác sĩ quân y có quyền hành nghề như sau: - Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép. - Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép. - Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật hành nghề, khám chữa bệnh năm 2023 - Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, Quân y quân đội quyền hành nghề và được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau chứ không chỉ riêng hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan. Nguyên tắc đăng ký hành nghề Quân y quân đội được phép hành nghề tại các cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, người hành nghề khám bệnh chữa bệnh cần phải lưu ý về nguyên tắc đăng ký hành nghề để không vi phạm pháp luật. Theo Điều 36 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, nguyên tắc đăng ký hành nghề được đề cập như sau: - Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công: Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề; Phụ trách một bộ phận chuyên môn; Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra, người hành nghề khám, chữa bệnh khi làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh khác phải tuân thủ đúng quy định pháp luật tránh trùng thời gian làm việc cũng như bảo đảm chất lượng công việc. (2) Khi nào bị cấm hành nghề khám chữa bệnh? Điều kiện đăng ký hành nghề khám chữa bệnh Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 16/2024/NĐ-CP, người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được hành nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực - Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. - Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. - Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế - Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 19 trong các trường hợp sau đây: - Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề - Nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (sau đây gọi là Cô đỡ thôn, bản). Khi nào bị cấm hành nghề khám chữa bệnh? Căn cứ tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh như sau: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật. - Đang trong thời gian thi hành án treo; án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật. - Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện. - Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, cá nhân có thể đăng ký hành nghề khám chữa bệnh khi đáp ứng các điều kiện yêu cầu về đăng ký hành nghề. Ngoài ra, cần lưu ý đến việc tuân thủ đúng đắn các quy định để tránh các hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến bị cấm hành nghề. Tóm lại, ngoài các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, quân y quân đội được phép hành nghề tại các cơ sở khác nhưng phải thực hiện đúng nguyên tắc hành nghề tránh trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bác sĩ quân y có được mở phòng khám bên ngoài không?
Quân y cũng là một thành phần trong lực lượng vũ trang Việt Nam. Như đã biết, các bác sĩ quân y thực hiện khám chữa bệnh tại các đơn vị quân đội. Vậy, bác sĩ quân y có được ra ngoài mở phòng khám cho riêng mình không? Bác sĩ quân y là gì? Quân y là tổ chức y tế trong lực lượng vũ trang hoạt động với vai trò tổ chức và đảm bảo y tế cho lực lượng vũ trang trong thời chiến tranh, nghiên cứu y học quân sự cũng như thời bình. Mục tiêu của Quân y chính là tìm ra các biện pháp có hiệu lực nhất để ứng dụng trong thực tiễn quân đội và trong chiến tranh. Đồng nghĩa với việc đảm bảo hoạt động Quân y được tối ưu về dự phòng và điều trị. Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 16/2024/NĐ-CP, Quân y cơ quan, đơn vị là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Quân đội có bác sỹ hoặc y sỹ, không biên chế giường bệnh nội trú. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm: - Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; - Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, bác sĩ quân y là bác sĩ có giấy phép hành nghề và làm việc tại các tổ chức Quân y. Bác sĩ quân y có được mở phòng khám bên ngoài không? Theo Điều 15 Nghị định 14/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc đăng ký hành nghề thuộc lực lượng vũ trang nhân dân như sau: - Nguyên tắc đăng ký hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và các quy định sau: + Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; + Một người hành nghề chỉ được phụ trách chuyên môn một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; + Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề đã được cấp; + Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được đăng ký hành nghề ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; + Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký; + Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được đăng ký là người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Như vậy, bác sĩ quân y không được làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân, cơ sở khám bệnh bên ngoài. Cũng có nghĩa là bác sĩ quân y không được tự mở phòng khám bên ngoài quân đội. Tuy nhiên, bác sĩ quân y được đăng ký làm ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho cơ sở khám bệnh bên ngoài quân đội. Nội dung, trình tự đăng ký hành nghề bác sĩ quân y Theo Khoản 3, Khoản 5 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau: 1) Nội dung đăng ký hành nghề - Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề; - Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện; - Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề; - Thời gian hành nghề; - Phạm vi hành nghề. 2) Trình tự đăng ký hành nghề - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập danh sách đăng ký hành nghề cùng thời điểm với thời điểm đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về: - Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng. + Hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế; - Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động thì phải gửi danh sách đăng ký hành nghề đã thay đổi theo Mẫu 01 Phụ lục III https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/mau-01-phu-luc-III.doc ban hành kèm theo Nghị định 16/2024/NĐ-CP đến Cơ quan được giao quản lý về y tế; - Trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi văn bản báo cáo Cơ quan được giao quản lý về y tế trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày người hành nghề chấm dứt hành nghề tại cơ sở; - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bổ sung người hành nghề: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi danh sách đăng ký hành nghề đã bổ sung theo Mẫu 01 Phụ lục III https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/mau-01-phu-luc-III.doc ban hành kèm theo Nghị định 16/2024/NĐ-CP về Cơ quan được giao quản lý về y tế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bổ sung người hành nghề. - Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: + Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động, có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bổ sung người hành nghề; + Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Trên đây là toàn bộ thông tin cho câu hỏi bác sĩ quân y có được mở phòng khám bên ngoài không? người đọc có thể theo dõi để cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật.
Học viện An ninh tuyển sinh 410 chỉ tiêu năm 2024
Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-BCA ngày 15/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh (tuyển mới) cho các học viện, trường Công an nhân dân năm 2024, Học viện An ninh nhân dân thông báo chỉ tiêu tuyển sinh (tuyển mới) đào tạo trình độ đại học năm 2024 như sau: A. TUYỂN SINH (TUYỂN MỚI) ĐẠI HỌC CHÍNH QUY, TỪ NGUỒN HỌC SINH TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, CHIẾN SĨ NGHĨA VỤ DỰ TUYỂN I. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (TRONG NGÀNH) 1. Phạm vi và phân vùng tuyển sinh - Phạm vi tuyển sinh Phía Bắc: Từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra. - Phân vùng tuyển sinh gồm: + Vùng 1: các tỉnh miền núi phía Bắc (10 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. + Vùng 2: các tỉnh, thành phố đồng bằng và trung du Bắc Bộ (15 tỉnh, thành phố): Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh. + Vùng 3: các tỉnh Bắc Trung Bộ (06 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. + Vùng 8 phía Bắc: chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ đóng quân từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra của các đơn vị A09, C01, C10, C11, K01, K02. + Học sinh Trường Văn hóa đăng ký dự thi, tham gia xét tuyển cùng với thí sinh ở Vùng mà Công an địa phương cử vào Trường Văn hóa. 2. Chỉ tiêu tuyển sinh Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 410 chỉ tiêu; - Nhóm ngành nghiệp vụ An ninh: 290 chỉ tiêu (Nam: 261; Nữ: 29). Cụ thể: + Vùng 1: 110 (Nam: 99; Nữ: 11) + Vùng 2: 105 (Nam: 95; Nữ: 10) + Vùng 3: 60 (Nam: 54; Nữ: 06) + Vùng 8: 15 (Nam: 13; Nữ: 02) - An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 120 chỉ tiêu (dành 20 chỉ tiêu để gửi đào tạo nước ngoài ngành Công nghệ thông tin). Cụ thể: + Phía Bắc: 60 (Nam: 54 ; Nữ: 06) + Phía Nam: 60 (Nam: 54; Nữ: 06) II. ĐÀO TẠO, HỢP TÁC NGOÀI NGÀNH 1. Phạm vi tuyển sinh Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc. 2. Chỉ tiêu tuyển sinh Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 100 chỉ tiêu. Trong đó: - Đào tạo đại học Y khoa (tại Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng): 50 chỉ tiêu (Nam: 45; Nữ: 05); - Đào tạo ngành Công nghệ thông tin hợp tác đào tạo với trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội: 50 chỉ tiêu (Nam: 50). B. TUYỂN SINH (TUYỂN MỚI) ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 2 NGHIỆP VỤ CÔNG AN, TỪ NGUỒN CÁC THÍ SINH ĐÃ CÓ BẰNG TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 1. Phạm vi và thời gian tuyển sinh - Phạm vi tuyển sinh Phía Bắc: Từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra. Riêng ngành An toàn thông tin phạm vi tuyển sinh toàn quốc. - Thời gian tuyển sinh: Tháng 06 năm 2024. 2. Chỉ tiêu tuyển sinh Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 100 chỉ tiêu, trong đó: - Nhóm ngành Nghiệp vụ an ninh: 70 (Nam: 63; Nữ: 07); - Ngành An toàn thông tin: 30 (Nam: 27; Nữ: 03). C. VỀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Sau khi Bộ Công an có hướng dẫn tuyển sinh, Học viện An ninh nhân dân sẽ thông báo và cập nhật trong Đề án tuyển sinh và công bố đăng tải trên trang điện tử của nhà trường tại địa chỉ: https://hvannd.edu.vn. Tham khảo điểm chuẩn của Học viện An ninh Nhân dân năm 2023 Nhóm ngành Nghiệp vụ An ninh (7860100) TT Vùng tuyển sinh ĐỐI TƯỢNG Nam Nữ 1 Vùng 1 21.00 24.14 2 Vùng 2 21.58 (Tiêu chí phụ đối với thí sinh có điểm xét tuyển bằng với mức điểm trúng tuyển: Tổng điểm của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (chiếm tỷ lệ 40%) và điểm bài thi Bộ Công an (chiếm tỷ lệ 60%) được quy về thang điểm 30 làm tròn đến 02 chữ số thập phân (không cộng điểm ưu tiên) đạt 21.58 điểm) 23.67 3 Vùng 3 20.66 24.19 4 Vùng 8 19.98 (Tiêu chí phụ đối với thí sinh có điểm xét tuyển bằng với mức điểm trúng tuyển: Thí sinh có điểm bài thi đánh giá đạt 54.00 điểm) 19.37 Ngành An toàn thông tin (7480202) TT Vùng tuyển sinh ĐỐI TƯỢNG Nam Nữ 1 Miền Bắc 19.95 21.93 2 Miền Nam 17.61 21.08 3. Ngành Y khoa (gửi đào tạo tại Học viện Quân y - 7720101) TT Vùng tuyển sinh Nam Ghi chú 1 Miền Bắc Điểm xét tuyển từ 14.73 và tổng điểm 03 môn thi tốt nghiệp THPT (không nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên) từ 22.5 điểm Không tuyển thí sinh nữ 2 Miền Nam Điểm xét tuyển từ 14.85 và tổng điểm 03 môn thi tốt nghiệp THPT (không nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên) từ 22.5 điểm
Thông tư 37/2023/TT-BQP: 16 hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y từ 01/8/2023
Ngày 13/6/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 37/2023/TT-BQP quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y. Theo đó, tại Thông tư 37/2023/TT-BQP quy định nội dung, hình thức và trình tự thủ tục hợp tác quốc tế như sau: (1) Nội dung hợp tác Nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y bao gồm: - Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên quân y. - Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, khai thác sử dụng trang thiết bị và các sản phẩm y tế. - Chia sẻ thông tin, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế. - Nâng cao năng lực của ngành quân y trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. - Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. - Khám bệnh, chữa bệnh giữa quân y Việt Nam và các nước. - Các nội dung hợp tác khác trong lĩnh vực quân y theo quy định của pháp luật. (2) 16 Hình thức hợp tác Có những hình thức hợp tác quốc tế về lĩnh vực quân y như sau: 1. Tổ chức đoàn quân y đi công tác nước ngoài: Thăm làm việc với quân y, dân y các nước, tổ chức quốc tế tại nước ngoài; cử chuyên gia, thực tập sinh; đào tạo ngắn hạn, dài hạn. 2. Đón đoàn quân y, dân y các nước, tổ chức quốc tế: Thăm làm việc với quân y Việt Nam; mời và tiếp nhận chuyên gia, thực tập sinh; đào tạo ngắn hạn, dài hạn. 3. Tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; dự hội nghị, hội thảo quốc tế tại nước ngoài. 4. Tham gia ký kết các văn bản hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y. 5. Huấn luyện, quan sát, diễn tập chung. 6. Giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị quân y, bệnh viện quân y, dân y các nước, tổ chức quốc tế. 7. Trao, nhận huân chương, huy chương, kỷ niệm chương và các phần thưởng bằng hiện vật. 8. Hỗ trợ, viện trợ; nhận hỗ trợ, viện trợ về y tế. 9. Trao đổi các nội dung hợp tác với quân y, dân y các nước, tổ chức quốc tế qua điện thoại, thư điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 10. Tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo với quân y, dân y các nước tại nước ngoài; mời quân y, dân y các nước tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại Việt Nam. 11. Tổ chức huấn luyện, đào tạo, cử quân y Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. 12. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam cho người nước ngoài theo các thỏa thuận hợp tác được ký kết. 13. Triển khai bệnh xá kết hợp quân dân y. 14. Hợp tác, nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng các sản phẩm trong lĩnh vực quân y. 15. Chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng. 16. Các hình thức hợp tác khác trong lĩnh vực quân y theo quy định của pháp luật. (3) Trình tự, thủ tục hợp tác Trình tự, thủ tục hợp tác thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư 152/2021/TT-BQP ngày 21/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Nghị định 22/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định về đối ngoại quốc phòng. Trường hợp khẩn cấp về y tế đặt ra yêu cầu phải điều động ngay hoặc tiếp nhận lực lượng, phương tiện, trang thiết bị liên quan đến đối tác nước ngoài hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, cơ quan, đơn vị chủ trì kịp thời lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Xem chi tiết tại Thông tư 37/2023/TT-BQP có hiệu lực kể từ 01/8/2023.
Quân y quân đội có được hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở khác không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quân y quân đội sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người băn khoăn về việc “Quân y quân đội có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác hay không?” Trong hệ thống y tế Việt Nam, lực lượng quân y đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, thường làm việc tại các bệnh viện quân y hoặc các đơn vị y tế trực thuộc quân đội. Theo pháp luật hiện nay, quân y quân đội được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng vẫn được phép hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở khác. (1) Quân y quân đội có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác hay không? Quân y quân đội là ai? Theo Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm: - Đối tượng phải có giấy phép hành nghề: Bác sỹ; Y sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Dinh dưỡng lâm sàng; Cấp cứu viên ngoại viện; Tâm lý lâm sàng; Lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. -Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Ngoài ra, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 như sau: - Có quyền hành nghề - Có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh - Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn - Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa - Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh - Bên cạnh các quyền được cho phép, người hành nghề khám chữa bệnh phải có ý thức trách nhiệm với người bệnh, với nghề nghiệp, với đồng nghiệp và với xã hội. Quân y quân đội có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác hay không? Theo Điều 39 Luật hành nghề, khám chữa bệnh năm 2023 thì các bác sĩ quân y có quyền hành nghề như sau: - Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép. - Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép. - Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật hành nghề, khám chữa bệnh năm 2023 - Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, Quân y quân đội quyền hành nghề và được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau chứ không chỉ riêng hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan. Nguyên tắc đăng ký hành nghề Quân y quân đội được phép hành nghề tại các cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, người hành nghề khám bệnh chữa bệnh cần phải lưu ý về nguyên tắc đăng ký hành nghề để không vi phạm pháp luật. Theo Điều 36 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, nguyên tắc đăng ký hành nghề được đề cập như sau: - Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công: Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề; Phụ trách một bộ phận chuyên môn; Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra, người hành nghề khám, chữa bệnh khi làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh khác phải tuân thủ đúng quy định pháp luật tránh trùng thời gian làm việc cũng như bảo đảm chất lượng công việc. (2) Khi nào bị cấm hành nghề khám chữa bệnh? Điều kiện đăng ký hành nghề khám chữa bệnh Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 16/2024/NĐ-CP, người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được hành nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực - Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. - Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. - Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế - Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 19 trong các trường hợp sau đây: - Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề - Nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (sau đây gọi là Cô đỡ thôn, bản). Khi nào bị cấm hành nghề khám chữa bệnh? Căn cứ tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh như sau: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật. - Đang trong thời gian thi hành án treo; án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật. - Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện. - Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, cá nhân có thể đăng ký hành nghề khám chữa bệnh khi đáp ứng các điều kiện yêu cầu về đăng ký hành nghề. Ngoài ra, cần lưu ý đến việc tuân thủ đúng đắn các quy định để tránh các hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến bị cấm hành nghề. Tóm lại, ngoài các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, quân y quân đội được phép hành nghề tại các cơ sở khác nhưng phải thực hiện đúng nguyên tắc hành nghề tránh trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bác sĩ quân y có được mở phòng khám bên ngoài không?
Quân y cũng là một thành phần trong lực lượng vũ trang Việt Nam. Như đã biết, các bác sĩ quân y thực hiện khám chữa bệnh tại các đơn vị quân đội. Vậy, bác sĩ quân y có được ra ngoài mở phòng khám cho riêng mình không? Bác sĩ quân y là gì? Quân y là tổ chức y tế trong lực lượng vũ trang hoạt động với vai trò tổ chức và đảm bảo y tế cho lực lượng vũ trang trong thời chiến tranh, nghiên cứu y học quân sự cũng như thời bình. Mục tiêu của Quân y chính là tìm ra các biện pháp có hiệu lực nhất để ứng dụng trong thực tiễn quân đội và trong chiến tranh. Đồng nghĩa với việc đảm bảo hoạt động Quân y được tối ưu về dự phòng và điều trị. Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 16/2024/NĐ-CP, Quân y cơ quan, đơn vị là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Quân đội có bác sỹ hoặc y sỹ, không biên chế giường bệnh nội trú. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm: - Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; - Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, bác sĩ quân y là bác sĩ có giấy phép hành nghề và làm việc tại các tổ chức Quân y. Bác sĩ quân y có được mở phòng khám bên ngoài không? Theo Điều 15 Nghị định 14/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc đăng ký hành nghề thuộc lực lượng vũ trang nhân dân như sau: - Nguyên tắc đăng ký hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và các quy định sau: + Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; + Một người hành nghề chỉ được phụ trách chuyên môn một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; + Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề đã được cấp; + Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được đăng ký hành nghề ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; + Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký; + Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được đăng ký là người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Như vậy, bác sĩ quân y không được làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân, cơ sở khám bệnh bên ngoài. Cũng có nghĩa là bác sĩ quân y không được tự mở phòng khám bên ngoài quân đội. Tuy nhiên, bác sĩ quân y được đăng ký làm ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho cơ sở khám bệnh bên ngoài quân đội. Nội dung, trình tự đăng ký hành nghề bác sĩ quân y Theo Khoản 3, Khoản 5 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau: 1) Nội dung đăng ký hành nghề - Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề; - Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện; - Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề; - Thời gian hành nghề; - Phạm vi hành nghề. 2) Trình tự đăng ký hành nghề - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập danh sách đăng ký hành nghề cùng thời điểm với thời điểm đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về: - Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng. + Hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế; - Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động thì phải gửi danh sách đăng ký hành nghề đã thay đổi theo Mẫu 01 Phụ lục III https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/mau-01-phu-luc-III.doc ban hành kèm theo Nghị định 16/2024/NĐ-CP đến Cơ quan được giao quản lý về y tế; - Trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi văn bản báo cáo Cơ quan được giao quản lý về y tế trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày người hành nghề chấm dứt hành nghề tại cơ sở; - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bổ sung người hành nghề: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi danh sách đăng ký hành nghề đã bổ sung theo Mẫu 01 Phụ lục III https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/mau-01-phu-luc-III.doc ban hành kèm theo Nghị định 16/2024/NĐ-CP về Cơ quan được giao quản lý về y tế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bổ sung người hành nghề. - Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: + Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động, có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bổ sung người hành nghề; + Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Trên đây là toàn bộ thông tin cho câu hỏi bác sĩ quân y có được mở phòng khám bên ngoài không? người đọc có thể theo dõi để cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật.
Học viện An ninh tuyển sinh 410 chỉ tiêu năm 2024
Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-BCA ngày 15/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh (tuyển mới) cho các học viện, trường Công an nhân dân năm 2024, Học viện An ninh nhân dân thông báo chỉ tiêu tuyển sinh (tuyển mới) đào tạo trình độ đại học năm 2024 như sau: A. TUYỂN SINH (TUYỂN MỚI) ĐẠI HỌC CHÍNH QUY, TỪ NGUỒN HỌC SINH TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, CHIẾN SĨ NGHĨA VỤ DỰ TUYỂN I. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (TRONG NGÀNH) 1. Phạm vi và phân vùng tuyển sinh - Phạm vi tuyển sinh Phía Bắc: Từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra. - Phân vùng tuyển sinh gồm: + Vùng 1: các tỉnh miền núi phía Bắc (10 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. + Vùng 2: các tỉnh, thành phố đồng bằng và trung du Bắc Bộ (15 tỉnh, thành phố): Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh. + Vùng 3: các tỉnh Bắc Trung Bộ (06 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. + Vùng 8 phía Bắc: chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ đóng quân từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra của các đơn vị A09, C01, C10, C11, K01, K02. + Học sinh Trường Văn hóa đăng ký dự thi, tham gia xét tuyển cùng với thí sinh ở Vùng mà Công an địa phương cử vào Trường Văn hóa. 2. Chỉ tiêu tuyển sinh Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 410 chỉ tiêu; - Nhóm ngành nghiệp vụ An ninh: 290 chỉ tiêu (Nam: 261; Nữ: 29). Cụ thể: + Vùng 1: 110 (Nam: 99; Nữ: 11) + Vùng 2: 105 (Nam: 95; Nữ: 10) + Vùng 3: 60 (Nam: 54; Nữ: 06) + Vùng 8: 15 (Nam: 13; Nữ: 02) - An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 120 chỉ tiêu (dành 20 chỉ tiêu để gửi đào tạo nước ngoài ngành Công nghệ thông tin). Cụ thể: + Phía Bắc: 60 (Nam: 54 ; Nữ: 06) + Phía Nam: 60 (Nam: 54; Nữ: 06) II. ĐÀO TẠO, HỢP TÁC NGOÀI NGÀNH 1. Phạm vi tuyển sinh Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc. 2. Chỉ tiêu tuyển sinh Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 100 chỉ tiêu. Trong đó: - Đào tạo đại học Y khoa (tại Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng): 50 chỉ tiêu (Nam: 45; Nữ: 05); - Đào tạo ngành Công nghệ thông tin hợp tác đào tạo với trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội: 50 chỉ tiêu (Nam: 50). B. TUYỂN SINH (TUYỂN MỚI) ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 2 NGHIỆP VỤ CÔNG AN, TỪ NGUỒN CÁC THÍ SINH ĐÃ CÓ BẰNG TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 1. Phạm vi và thời gian tuyển sinh - Phạm vi tuyển sinh Phía Bắc: Từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra. Riêng ngành An toàn thông tin phạm vi tuyển sinh toàn quốc. - Thời gian tuyển sinh: Tháng 06 năm 2024. 2. Chỉ tiêu tuyển sinh Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 100 chỉ tiêu, trong đó: - Nhóm ngành Nghiệp vụ an ninh: 70 (Nam: 63; Nữ: 07); - Ngành An toàn thông tin: 30 (Nam: 27; Nữ: 03). C. VỀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Sau khi Bộ Công an có hướng dẫn tuyển sinh, Học viện An ninh nhân dân sẽ thông báo và cập nhật trong Đề án tuyển sinh và công bố đăng tải trên trang điện tử của nhà trường tại địa chỉ: https://hvannd.edu.vn. Tham khảo điểm chuẩn của Học viện An ninh Nhân dân năm 2023 Nhóm ngành Nghiệp vụ An ninh (7860100) TT Vùng tuyển sinh ĐỐI TƯỢNG Nam Nữ 1 Vùng 1 21.00 24.14 2 Vùng 2 21.58 (Tiêu chí phụ đối với thí sinh có điểm xét tuyển bằng với mức điểm trúng tuyển: Tổng điểm của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (chiếm tỷ lệ 40%) và điểm bài thi Bộ Công an (chiếm tỷ lệ 60%) được quy về thang điểm 30 làm tròn đến 02 chữ số thập phân (không cộng điểm ưu tiên) đạt 21.58 điểm) 23.67 3 Vùng 3 20.66 24.19 4 Vùng 8 19.98 (Tiêu chí phụ đối với thí sinh có điểm xét tuyển bằng với mức điểm trúng tuyển: Thí sinh có điểm bài thi đánh giá đạt 54.00 điểm) 19.37 Ngành An toàn thông tin (7480202) TT Vùng tuyển sinh ĐỐI TƯỢNG Nam Nữ 1 Miền Bắc 19.95 21.93 2 Miền Nam 17.61 21.08 3. Ngành Y khoa (gửi đào tạo tại Học viện Quân y - 7720101) TT Vùng tuyển sinh Nam Ghi chú 1 Miền Bắc Điểm xét tuyển từ 14.73 và tổng điểm 03 môn thi tốt nghiệp THPT (không nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên) từ 22.5 điểm Không tuyển thí sinh nữ 2 Miền Nam Điểm xét tuyển từ 14.85 và tổng điểm 03 môn thi tốt nghiệp THPT (không nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên) từ 22.5 điểm
Thông tư 37/2023/TT-BQP: 16 hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y từ 01/8/2023
Ngày 13/6/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 37/2023/TT-BQP quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y. Theo đó, tại Thông tư 37/2023/TT-BQP quy định nội dung, hình thức và trình tự thủ tục hợp tác quốc tế như sau: (1) Nội dung hợp tác Nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y bao gồm: - Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên quân y. - Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, khai thác sử dụng trang thiết bị và các sản phẩm y tế. - Chia sẻ thông tin, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế. - Nâng cao năng lực của ngành quân y trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. - Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. - Khám bệnh, chữa bệnh giữa quân y Việt Nam và các nước. - Các nội dung hợp tác khác trong lĩnh vực quân y theo quy định của pháp luật. (2) 16 Hình thức hợp tác Có những hình thức hợp tác quốc tế về lĩnh vực quân y như sau: 1. Tổ chức đoàn quân y đi công tác nước ngoài: Thăm làm việc với quân y, dân y các nước, tổ chức quốc tế tại nước ngoài; cử chuyên gia, thực tập sinh; đào tạo ngắn hạn, dài hạn. 2. Đón đoàn quân y, dân y các nước, tổ chức quốc tế: Thăm làm việc với quân y Việt Nam; mời và tiếp nhận chuyên gia, thực tập sinh; đào tạo ngắn hạn, dài hạn. 3. Tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; dự hội nghị, hội thảo quốc tế tại nước ngoài. 4. Tham gia ký kết các văn bản hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y. 5. Huấn luyện, quan sát, diễn tập chung. 6. Giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị quân y, bệnh viện quân y, dân y các nước, tổ chức quốc tế. 7. Trao, nhận huân chương, huy chương, kỷ niệm chương và các phần thưởng bằng hiện vật. 8. Hỗ trợ, viện trợ; nhận hỗ trợ, viện trợ về y tế. 9. Trao đổi các nội dung hợp tác với quân y, dân y các nước, tổ chức quốc tế qua điện thoại, thư điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 10. Tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo với quân y, dân y các nước tại nước ngoài; mời quân y, dân y các nước tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại Việt Nam. 11. Tổ chức huấn luyện, đào tạo, cử quân y Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. 12. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam cho người nước ngoài theo các thỏa thuận hợp tác được ký kết. 13. Triển khai bệnh xá kết hợp quân dân y. 14. Hợp tác, nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng các sản phẩm trong lĩnh vực quân y. 15. Chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng. 16. Các hình thức hợp tác khác trong lĩnh vực quân y theo quy định của pháp luật. (3) Trình tự, thủ tục hợp tác Trình tự, thủ tục hợp tác thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư 152/2021/TT-BQP ngày 21/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Nghị định 22/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định về đối ngoại quốc phòng. Trường hợp khẩn cấp về y tế đặt ra yêu cầu phải điều động ngay hoặc tiếp nhận lực lượng, phương tiện, trang thiết bị liên quan đến đối tác nước ngoài hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, cơ quan, đơn vị chủ trì kịp thời lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Xem chi tiết tại Thông tư 37/2023/TT-BQP có hiệu lực kể từ 01/8/2023.