Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bao nhiêu? Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ?
Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bao nhiêu? Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định ra sao theo quy định pháp luật? Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau: Và căn cứ theo điểm 2 Mục 1 Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 207/2016/TT-BTC quy định như sau: Như vậy, theo quy định nêu trên, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết năm 2024, mức thu lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là 50.000 đồng/trường hợp. Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ? Theo quy định tại Điều 167 Luật Sỡ hữu trí tuệ 2005 có quy định nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ như sau: - Người đăng ký có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng. Ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn này. - Để được hưởng quyền ưu tiên, người đăng ký phải thể hiện yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong đơn đăng ký bảo hộ. Trong thời hạn chậm nhất là ba tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký, người đăng ký phải cung cấp bản sao các tài liệu về đơn đầu tiên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một và phải nộp lệ phí. Người đăng ký có quyền cung cấp thông tin, tài liệu hoặc vật liệu cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định theo quy định tại Điều 176 và Điều 178 của Luật Sỡ hữu trí tuệ 2005 trong thời hạn hai năm sau ngày kết thúc thời hạn hưởng quyền ưu tiên hoặc trong thời hạn thích hợp tuỳ thuộc vào loài của giống cây trồng trong đơn, sau khi đơn đầu tiên bị từ chối hoặc rút bỏ. - Đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên. - Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Sỡ hữu trí tuệ 2005, việc nộp một đơn khác hoặc công bố hoặc sử dụng giống cây trồng là đối tượng của đơn đầu tiên không bị coi là căn cứ để từ chối đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên. Như vậy, đơn đăng ký bảo hộ được ưu tiên theo các nguyên tắc nêu trên. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định ra sao? Theo Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định giới hạn quyền sở hữu trí tuệ như sau: (1) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. (2) Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. (3) Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Tóm lại, mức thu lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là 50.000 đồng/trường hợp kể từ ngày 01/7/2024 đến hết năm 2024.
Tài liệu nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Tài liệu nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Trong trường hợp nào cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm? Tài liệu, hiện vật nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Theo đó, các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm: - Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; - Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; - Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; - Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm. Lưu ý: Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm. Trong trường hợp nào cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm? Theo quy định tại khoản 4 Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì: Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối: - Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan; - Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật; - Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm; - Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm. Lưu ý: theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (i) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. (ii) Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. (iii) Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. (iv) Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình? Theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022: Theo đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: - Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; - Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tóm lại, các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm: - Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; - Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; - Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; - Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
Quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng?
Một tổ chức hay cá nhân có công sức nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ trên các phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền đối với giống cây trồng là một trong các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ Theo đó, Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng Quy định về chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận tại các Điều 192, 194, 196 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Theo đó, chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình. Trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng,đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Bộ,cơ quan ngang bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải ấn định phạm vi và các điều kiện sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải thông báo ngay cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về quyết định đó. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng hoặc từ chối chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có thể bị khiếu nại,bị khởi kiện theo quy định của pháp luật. Vậy quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu và quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký theo quy định.
Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ để thành lập doanh nghiệp?
Gửi Luật sư. Tôi đang sở hữu quyền sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ. Hiện tại tôi muốn góp quyền sở hữu nhãn hiệu để thành lập công ty. Tôi phải chuyển quyền sở hữu sang Công ty. Xin hỏi việc chuyển quyền sang tên này thì tôi hay công ty có phải đóng thuế, xuất hoá đơn nào không ngoài các khoản phí phải đóng tại Cục sở hữu trí tuệ. Xin cảm ơn Luật sư.
Quyền sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ?
Công ty tôi sắp ký HĐ với một công ty tư vấn nước ngoài. Tôi muốn hỏi những tài sản trí tuệ được hình thành và phát triển trong quá trình thực hiện hợp đồng bởi nhà thầu hoặc nhà thầu phụ hoặc đối tượng liên kết là tài sản của bên nào?
Cần điều kiện gì để quyền về sở hữu trí tuệ được toàn cầu bảo vệ
Xem thêm: >>> Sự khác biệt giữa sở hữu trí tuệ so với sở hữu những tài sản hữu hình? >>> Tài liệu môn Luật sở hữu trí tuệ >>> Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng nào được quyền sở hữu trí tuệ? Với mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp. Vậy để được toàn cầu công nhận về quyền sở hữu trí tuệ liên quan thì cần phải có điều kiện gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau: 1. Sở hữu trí tuệ là gì? Bạn xem chi tiết tại đây; 2. Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ? Xét các mục tiêu chính sách công cộng cơ bản của các hệ thống quốc gia, các bên thừa nhận cần thiết phải: Thứ nhất: Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo; Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá thông tin, tri thức, công nghệ, văn hóa và nghệ thuật; Thứ ba: Thúc đẩy cạnh tranh công bằng và thị trường mở cửa có hiệu quả. Thứ tư: Hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể Thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời vẫn coi trọng các nguyen tắc của quy đình hợp lý và minh bạch, và có tính lợi ích của các bên liên quan, bao gồm chủ thể quyền, nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và công chùng. Do đó, việc bảo hộ về sở hữu trí tuệ được các nước trên thế giới công nhận là điều cần thiết. 3. Quyền sở hữu trí tuệ như thế nào được bảo vệ tòan cầu? Căn cứ Hiệp định TRIPS về các Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được ký kết vào ngày 15/12/1993, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, là một trong các hiệp định cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Quy định tại Hiệp định về Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc như sau: Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho nước khác: - Trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữu trí tuệ; - Phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước khác; - Đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định; - Trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác. Vậy nên bất kì một quốc gia nào tuân thủ theo hiệp định Trips trong đó có Việt Nam điều được bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm trí tuệ do quốc gia đó sáng tạo ra hoặc những đặc trưng tại quốc gia đó. Theo đó, Việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.
Thủ tục đăng ký logo độc quyền
Vấn đề này được quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: "7.1 Tài liệu tối thiểu Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “đơn”) nếu khi được nộp, đơn có ít nhất các loại tài liệu quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 100, khoản 1 Điều 108 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định cụ thể sau đây: a) Đối với đơn đăng ký sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, các tài liệu bắt buộc phải có để đơn được tiếp nhận gồm: (i) Tờ khai đăng ký; (ii) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký; Cụ thể: đối với đơn đăng ký sáng chế là bản mô tả sáng chế; đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (iii) Chứng từ nộp phí, lệ phí. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) b) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu quy định tại điểm 7.1.a trên đây, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây: (i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; (ii) Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý); (iii) Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); (iv) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư này (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).” Và Khoản 37 về Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu (được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 05/2013/TT-BKHCN). Cần chuẩn bị tài liệu như quy định trên và nộp về cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký. Về quy trình đăng ký thì chủ yếu gồm các bước sau: - Nộp đơn (công ty chị thực hiện). - Thẩm định hình thức đơn (Cục SHTT sẽ làm các việc bên dưới). - Công bố đơn hợp lệ. - Thẩm định nội dung đơn. - Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Phân biệt "quyền tác giả" và "quyền liên quan đến quyền tác giả"
"Quyền tác giả" và "quyền liên quan đến quyền tác giả" là hai đối tượng riêng biệt của quyền sở hữu trí tuệ. Bảng phân biệt dưới đây sẽ giúp các bạn thấy rõ sự khác biệt để tránh nhẫm lẫn giữa hai loại quyền này. TIÊU CHÍ QUYỀN TÁC GIẢ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ Khái niệm Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả, trong khi quyền liên quan là quyền được trao cho một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng. Ví dụ: Đối với một bài hát, quyền tác giả bảo hộ phần nhạc của nhạc sỹ và phần ca từ của người viết lời, và quyền liên quan sẽ được áp dụng đối với: - Phần biểu diễn của nhạc công và ca sỹ trình bày bài hát đó; - Bản ghi âm/ghi hình chứa bài hát đó của nhà sản xuất; và - Chương trình phát sóng của tổ chức sản xuất chương trình chứa bài hát đó. Chủ thể - Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (tác giả); - Tác giả của tác phẩm phái sinh. - Chủ sở hữu quyền tác giả. - Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (người biểu diễn). - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn. - Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình). - Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (tổ chức phát sóng). Đối tượng - Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. - Tác phẩm phái sinh: là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. - Cuộc biểu diễn; - Bản ghi âm, ghi hình; - Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. => Đây thực chất được xem là CÁC THỨC TRUYỀN BÁ TÁC PHẨM ĐẾN CÔNG CHÚNG. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. Căn cứ xác lập quyền/ việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan không cần thực hiện bất cứ thủ tục chính thức nào. Một tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ ngay khi ra đời mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính hay chính thức nào khác. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại thủ tục đăng ký. Việc đăng ký hay không sẽ do các chủ thể của quyền đó lựa chọn. Ý nghĩa của việc đăng ký đem lại đó là đây sẽ là chứng cứ rõ ràng, thuyết phục khi có tranh chấp xảy ra. Đặc điểm - Bảo hộ hình thức sáng tạo; - Bảo hộ theo cơ chế tự động (không cần làm thủ tục đăng ký như các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác); - Bảo hộ phải mang tính nguyên gốc: tức tự sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,… - Đây là quyền phái sinh vì: quyền liên quan dựa trên quyền gốc đó là quyền tác giả (tạo ra dựa trên tác phẩm đã tồn tại trước đó). - Bảo hộ mang tính nguyên gốc: tức tự sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,… - Tồn tại song song với quyền tác giả và đảm bảo điều kiện là không gây phương hại đến quyền tác giả. Nội dung quyền Bao gồm hai quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản: - Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;… - Quyền tài sản : Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,... Chủ yếu là quyền tài sản, duy nhất chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân: - Quyền nhân thân của người biểu diễn: Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. - Quyền tài sản, bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn,.... Thời hạn bảo hộ Dài hơn - Quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn. - Quyền nhân thân về công bố tác phẩm + quyền tài sản có thời hạn bảo hộ: + Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: *TH1: Đã công bố -> Có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; * TH2: Chưa công bố -> Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; + Tác phẩm có loại hình còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Ngắn hơn - Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. - Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được: + Bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc; +Bảo hộ 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. - Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. - Thời hạn bảo hộ quyền liên quan ngắn hơn đáng kể so với quyền tác giả. - Quyền tác giả và quyền liên quan chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết hạn chúng sẽ không được bảo hộ nữa và được coi là thuộc về sở hữu công cộng. Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.
Có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp này?
Các anh chị cho em hỏi với ạ Công ty em phân phối độc quyền (có ký hợp đồng với đối tác nước ngoài) nhãn hàng thời trang valentino creation, khách hàng mua hàng của chúng về bán lại nhưng treo tên thương hiệu Valentino (không có chữ Creation) tại của hàng, Công ty em không có ký kết bất kỳ hợp đồng đại lý hay cho khách hàng sử dụng tên thương hiệu của công ty em, Khi công ty em yêu cầu tháo biển hiệu xuống thì khách hàng nêu lý do rằng, khách hàng chỉ sử dụng chữ valentino, chứ không phái valentino creasent nên khách hàng không vi phạm luật nên khách hàng không tháo xuống. - Việc sử dụng tên valentino của khách hàng có bị xem là vi phạm luật sở hữu trí tuệ không ạ, và công ty em có được quyền yêu cầu khách hàng không được sử dụng tên valentino để kinh doanh không ạ.
Bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ - Mất bò mới lo làm chuồng!
Chuyện kể: Nhà kia tích cóp mua được con bò đẹp, ưng lắm, chăm bẵm suốt ngày. Tối đến, chủ nhà dắt bò buộc vào gốc tre cạnh nhà. Thằng trộm mấy lần rình, đợi khi cả nhà ngủ say, nó tháo dây thừng dắt bò đi mất. Sáng ra ngủ dậy không thấy bò đâu, nhà kia tức lắm. Người hàng xóm sang chơi thấy vậy bảo: - Chẳng là bác không có chuồng để ngăn kẻ trộm, chứ buộc vào gốc tre thì nó dắt mất là phải. Nhà kia nghe ra cho là phải, bèn đi mua cột cây về dựng giữa vườn một cái chuồng bò. Vừa làm anh ta vừa nói: - Phen này thì thằng trộm kia đó mà dắt được bò của ông đi. Người hàng xóm sang, cả cười: - Bác mất bò rồi thì làm chuồng làm gì cho phí công, phí của. Người mất bò lúc ấy mới mới ngớ ra mình làm gì còn bò nữa mà làm chuồng, đành lại dỡ xuống. Câu chuyện tạo sự liên tưởng đến Việt Nam, nếu xem tài sản trí tuệ là con bò thì đa số doanh nghiệp Việt Nam lại là người nuôi bò trong câu chuyện trên. Thử so sánh sự tương quan của số DN thành lập tại Việt Nam và số đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trong năm 2015 sẽ thấy sự khác biệt: Số lượng DN thành lập mới và số lượng đơn đăng ký SNCN trong năm 2015[1] [1] Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Như vậy, số lượng đơn đăng ký SHCN chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/4 so với số lượng DN thành lập mới. Hiển nhiên là bất cứ DN nào khi thành lập cũng có tài sản trí tuệ của riêng mình, nó có thể là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp hay giải pháp hữu ích…. Nhưng lại rất ít DN đăng ký bảo hộ những tài sản này. Tại sao vậy? Trả lời cho câu hỏi này có thể kể đến các lý do chủ chốt sau: Thiếu nhận thức về giá trị và tài sản trí tuệ: Tài sản trí tuệ là tài sản quý của mỗi doanh nghiệp, bao gồm những sản phẩm trí tuệ có giá trị thương mại và được cấp quyền sở hữu hợp pháp của chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Ví dụ về sản phẩm trí tuệ bao gồm sản phẩm mới và tên sản phẩm, phương pháp sản xuất mới, quy trình sản xuất mới, chương trình khuyến mại mới, hoặc một kiểu dáng mới. Không phải ngẫu nhiên mà thương hiệu Phở 24 được định giá 20 triệu đô la hay thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô được mua với giá 8.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy không những mang giá trị nhận diện cho hàng hóa, dịch vụ, đem lại lợi thế cạnh tranh lớn mà giá trị thương mại của tài sản trí tuệ cũng không thể lường trước được. Tuy nhiên, các DN Việt lại không nhận thức được đúng đắng giá trị ấy mà chỉ chú tâm vào doanh thu, lợi nhuận của mình. Đây là lý do chủ yếu khiến các DN Việt thờ ơ trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Thiếu nhận thức về pháp luật SHTT: Đa số các DN Việt Nam khi bước chân vào kinh doanh, vấn đề pháp luật họ quan tâm có lẽ chỉ nằm ở Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hay cùng lắm là Luật Thuế. Ấy thế mà chả mấy ai quan tâm đến Luật SHTT, điều này dẫn đến việc họ có những nhận thức sai lầm trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Không biết lựa chọn cách thức nào để bảo hộ tài sản trí tuệ của mình. Ví dụ, với bao bì sản phẩm, DN Việt vẫn băn khoăn không biết nên bảo hộ dưới dạng nào? Kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hóa? Làm sao để bảo hộ? Điều kiện như thế nào? Đối với đại đa số các DN Việt, các vấn đề trên luôn làm khó họ. Tư duy “chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt”: Các DN Việt, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa khi được hỏi về việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình thường có chung một câu trả lời: “Đến khi nào sản phẩm của tôi được thị trường chấp nhận, có lợi nhuận lớn thì tôi mới tính tới chuyện đăng ký bảo hộ”. Đây quả thật là nhận thức sai lầm, DN Việt đâu ngờ rằng khi sản phẩm của họ kinh doanh có hiệu quả cũng là lúc giá trị tài sản trí tuệ của mình tăng lên gấp nhiều lần. Và dĩ nhiên, không được đăng ký bảo hộ thì đó là một món hời vô chủ mà ai cũng thèm thuồn nhòm ngó. Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột hay cà phê Trung Nguyên chính là điển hình cho việc chờ đến khi sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mới tính tới chuyện đăng ký bảo hộ. Và kết quả thì sao, các thương hiệu trên đều bị các công ty nước ngoài cướp mất một cách “hợp pháp” chỉ bởi một lẽ, các công ty nước ngoài này đã đăng ký bảo hộ chúng theo đúng quy định pháp luật trước khi DN Việt, những người tạo ra thương hiệu đó nhìn nhận được giá trị của chúng. Từ thờ ơ với việc bảo hộ tài sản trí tuệ, không ít DN Việt đã phải nếm trái đắng. Đến khi phát hiện thì cuống cuồng đi kiện, lúc đó mọi chuyện đã muộn. Thiếu cơ sở bảo hộ thì cơ quan xét xử không thể đứng về phía DN Việt được và DN Việt lại rơi vào thế “Mất bò mới lo làm chuồng”. Vì vậy, hãy hiểu rằng tài sản trí tuệ là một phần quan trọng trong tài sản của DN, hãy bảo vệ nó kể cả khi nó chưa mang lại bất kỳ một lợi ích kinh tế nào cho mình.
Các điều khoản chính của một Hợp đồng nhượng quyền thương mại ?
Hợp đồng nhượng quyền là một văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Không có một kiểu mẫu chuẩn cho loại hợp đồng này bởi vì những điều khoản, điều kiện và điều hành thay đổi từ quyền kinh doanh này tới quyền kinh doanh khác, từ ngành kinh doanh này đến ngành kinh doanh khác. Thông thường hợp đồng nhượng quyền có những điều khoản chính sau: 1. Sự huấn luyện và hỗ trợ phát triển từ bên nhượng quyền Mỗi nhà nhượng quyền có một chương trình huấn luyện riêng cho các cửa hàng nhận quyền và nhân viên của bên nhận quyền, việc huấn luyện có thể diễn ra tại nơi làm việc của họ hoặc trụ sở chính của công ty hay liên kết hỗ trợ từ một bên thứ 3. Hầu hết các bên nhượng quyền thường đề nghị hỗ trợ về quản trị và kỹ thuật. 2. Khu vực được nhượng lại Hợp đồng nhượng quyền sẽ chỉ định rõ khu vực mà bên nhận quyền sẽ tiến hành hoạt động hoặc có hay không có sự độc quyền khu vực. 3.Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền Điều khoản này quy định thời gian mà bên nhận quyền được quyền sử dụng các quyền thương mại. 4. Phí sử dụng các quyền thương mại và tổng đầu tư được định trước Những nhà nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu cho việc sử dụng các quyền thương mại được nhượng lại và việc điều hành hệ thống, đồng thời dự tính mức đầu tư bên nhượng quyền phải đầu tư cho mỗi địa điểm thực hiện việc kinh doanh. 5. Thương hiệu , các sáng chế, cách thức sử dụng Điều này quy định cách thức mà bên nhượng quyền sẽ sử dụng thương hiệu và các sáng chế được bên nhượng quyền nhượn lại quyền sử dụng. 6. Quyền lợi và các khoản phí khác bên nhận quyền phải trả Hầu hết bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền phải trả phí để có quyền sử dụng thương hiệu và các quyền khác thông thường từ 4 – 8% tổng doanh thu mỗi tháng. 7. Quảng cáo Nhà nhượng quyền sẽ thực hiện việc quảng cáo cho cả hệ thống và yêu cầu bên nhận quyền đóng góp một vào chi phí quảng cáo chung 8.Phương thức vận hành Quy định rõ phương thức mà bên nhận quyền sử dụng để vận hành việc kinh doanh của mình 9. Tiếp tục, chấm dứt, hủy bỏ Những điều khoản này quy định điều kiện để các quyền thương mại được chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng được tiếp tục thực hiện hay chấm dứt hoặc hủy bỏ. Một số nhà nhượng quyền quy định trọng tài giải quyết các vấn đề này, các nhà nhận quyền phải sử dụng các quyền thương mại được chuyển nhượng theo cách thức mà bên nhượng quyền cho phép nếu không một trọng tài sẽ xem xét việc này thay vì đưa nhau ra tòa. 10. Quyền nhượng lại Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền nhượng lại các quyền được cấp phép.Tuy nhiên, việc nhượng lại các quyền được phép sử dụng cho các nhà nhận quyền thứ cấp của bên nhận quyền sơ cấp như thế nào phải đảm bảo những yêu cầu của nhà nhượng quyền ban đầu, bên nhượng quyền ban đầu thực hiện điều này nhằm đảm bảo tính nhất quán cho cả hệ thống. Trên đây là một số điều khoản quan trọng nhất trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại. Căn cứ vào từng quan hệ cụ thể mà mỗi bên khi tham gia vào mối quan hệ này có thể tham khảo để xây dựng một hợp đồng hoàn chỉnh.
Gia nhập TPP: các tiệm photocopy đứng trước nguy cơ bị kiểm soát
Hôm nọ xem tivi, nghe báo đài đưa tin, gia nhập TPP rồi, Việt Nam phải tôn trọng luật chơi chung, nhất là trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bị xem là nước vi phạm nhiều nhất về vấn đề bản quyền, quyền tác giả,…, liệu nước mình có biện pháp gì để ngăn chặn, để tôn trọng luật chơi chung TPP không? Câu trả lời, có lẽ là phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Ngày trước khi mình còn đi học, nhớ hoài câu nói của 1 người thầy: “Tôi chưa thấy sinh viên nước nào học sướng như ở Việt Nam, tài liệu, giáo trình được photo thoải mái với giá rẻ, còn ở nước ngoài, trong các thư viên có đặt máy photo, chỉ được mượn đọc hoặc photo 1 số trang, chứ không được photo hết” Vậy đấy các bạn, thấy sinh viên Việt Nam sướng chưa ?! Vậy mà có nhiều bạn còn lười lên lười xuống, bài tập được cho không tự động não suy nghĩ hay tìm tòi rồi thử làm trước đi, sau đó hỏi, vậy mới nhớ lâu. Lười biếng vậy hỏi sao ra trường không thất nghiệp cho được. Quay lại với chủ đề chính, nguyên nhân của việc vi phạm bản quyền, quyền tác giả này là do các bạn học sinh, sinh viên chưa được giáo dục ý thức tôn trọng bản quyền, công sức và giá trị lao động của người khác. Kèm thêm sự lười biếng và quản lý lỏng lẻo hoạt động của các tiệm photocopy nên tình trạng vi phạm bản quyền cứ ngày một nhân rộng ra. Lấy ví dụ 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: A có quyển sách gốc cho B mượn để photo tại tiệm C phục vụ cho mục đích học tập. Hỏi B và C có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không khi trong quyển sách gốc đó có yêu cầu nghiêm cấm sao chép? Trường hợp 2: Tiệm C thấy quyển sách gốc của A hút khách quá, nên đã photo sẵn hàng trăm bản để dành đó, khi có sinh viên hỏi mua thì bán ra với giá rẻ hơn 1/3 giá của sách gốc. Hỏi tiệm C có vi phạm bản quyền không trong khi quyển sách gốc đó có yêu cầu nghiêm cấm sao chép? Đó là 2 trường hợp dễ thấy nhất, ai qua rồi cái thời sinh viên cũng biết có trường hợp này, bạn nào học Luật thì biết đó là vi phạm sở hữu trí tuệ, bạn nào không học thì không biết. Nhưng biết thì biết mà vi phạm thì vẫn cứ vi phạm. Gia nhập luật chơi chung TPP rồi, Cộng đồng kinh tế AEC rồi và sắp tới còn nhiều hơn nữa, có lẽ việc kiểm soát vi phạm bản quyền là việc làm cần thiết và cần phải làm trước tiên. Nhưng liệu nên kiểm soát các tiệm photo như thế nào đây để hạn chế tối đa việc vi phạm bản quyền khi việc vi phạm này đã ăn mòn trong thói quen sử dụng của hầu hết người dân mình?
Ngày 02/12/2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA).Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) là cam kết về sở hữu trí tuệ. - Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý,…với mức bảo hộ cao hơn WTO. Những cam kết này phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. - Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU. - Việt Nam cam kết tăng cường bảo hộ độc quyền dữ liệu cho các sản phẩm dược phẩm của EU. Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề sống còn trong quá trình phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa. Những bảo hộ về mặt sở hữu trí tuệ tạo điều kiện để hàng hóa, các sản phẩm của Việt Nam xâm nhập vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường năng động như EU. Đồng thời, sự bảo hộ này góp phần nâng cao vị trí của quyền sở hữu trí tệ trong pháp luật cũng như trong xã hội Việt Nam. Những cam kết về mặt sở hữu trí tuệ là sự cam, kết mang tính chất của sự phát triển và hội nhập.
Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bao nhiêu? Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ?
Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bao nhiêu? Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định ra sao theo quy định pháp luật? Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau: Và căn cứ theo điểm 2 Mục 1 Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 207/2016/TT-BTC quy định như sau: Như vậy, theo quy định nêu trên, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết năm 2024, mức thu lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là 50.000 đồng/trường hợp. Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ? Theo quy định tại Điều 167 Luật Sỡ hữu trí tuệ 2005 có quy định nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ như sau: - Người đăng ký có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng. Ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn này. - Để được hưởng quyền ưu tiên, người đăng ký phải thể hiện yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong đơn đăng ký bảo hộ. Trong thời hạn chậm nhất là ba tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký, người đăng ký phải cung cấp bản sao các tài liệu về đơn đầu tiên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một và phải nộp lệ phí. Người đăng ký có quyền cung cấp thông tin, tài liệu hoặc vật liệu cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định theo quy định tại Điều 176 và Điều 178 của Luật Sỡ hữu trí tuệ 2005 trong thời hạn hai năm sau ngày kết thúc thời hạn hưởng quyền ưu tiên hoặc trong thời hạn thích hợp tuỳ thuộc vào loài của giống cây trồng trong đơn, sau khi đơn đầu tiên bị từ chối hoặc rút bỏ. - Đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên. - Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Sỡ hữu trí tuệ 2005, việc nộp một đơn khác hoặc công bố hoặc sử dụng giống cây trồng là đối tượng của đơn đầu tiên không bị coi là căn cứ để từ chối đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên. Như vậy, đơn đăng ký bảo hộ được ưu tiên theo các nguyên tắc nêu trên. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định ra sao? Theo Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định giới hạn quyền sở hữu trí tuệ như sau: (1) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. (2) Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. (3) Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Tóm lại, mức thu lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là 50.000 đồng/trường hợp kể từ ngày 01/7/2024 đến hết năm 2024.
Tài liệu nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Tài liệu nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Trong trường hợp nào cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm? Tài liệu, hiện vật nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Theo đó, các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm: - Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; - Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; - Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; - Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm. Lưu ý: Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm. Trong trường hợp nào cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm? Theo quy định tại khoản 4 Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì: Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối: - Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan; - Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật; - Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm; - Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm. Lưu ý: theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (i) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. (ii) Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. (iii) Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. (iv) Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình? Theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022: Theo đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: - Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; - Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tóm lại, các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm: - Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; - Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; - Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; - Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
Quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng?
Một tổ chức hay cá nhân có công sức nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ trên các phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền đối với giống cây trồng là một trong các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ Theo đó, Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng Quy định về chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận tại các Điều 192, 194, 196 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Theo đó, chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình. Trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng,đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Bộ,cơ quan ngang bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải ấn định phạm vi và các điều kiện sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải thông báo ngay cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về quyết định đó. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng hoặc từ chối chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có thể bị khiếu nại,bị khởi kiện theo quy định của pháp luật. Vậy quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu và quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký theo quy định.
Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ để thành lập doanh nghiệp?
Gửi Luật sư. Tôi đang sở hữu quyền sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ. Hiện tại tôi muốn góp quyền sở hữu nhãn hiệu để thành lập công ty. Tôi phải chuyển quyền sở hữu sang Công ty. Xin hỏi việc chuyển quyền sang tên này thì tôi hay công ty có phải đóng thuế, xuất hoá đơn nào không ngoài các khoản phí phải đóng tại Cục sở hữu trí tuệ. Xin cảm ơn Luật sư.
Quyền sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ?
Công ty tôi sắp ký HĐ với một công ty tư vấn nước ngoài. Tôi muốn hỏi những tài sản trí tuệ được hình thành và phát triển trong quá trình thực hiện hợp đồng bởi nhà thầu hoặc nhà thầu phụ hoặc đối tượng liên kết là tài sản của bên nào?
Cần điều kiện gì để quyền về sở hữu trí tuệ được toàn cầu bảo vệ
Xem thêm: >>> Sự khác biệt giữa sở hữu trí tuệ so với sở hữu những tài sản hữu hình? >>> Tài liệu môn Luật sở hữu trí tuệ >>> Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng nào được quyền sở hữu trí tuệ? Với mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp. Vậy để được toàn cầu công nhận về quyền sở hữu trí tuệ liên quan thì cần phải có điều kiện gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau: 1. Sở hữu trí tuệ là gì? Bạn xem chi tiết tại đây; 2. Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ? Xét các mục tiêu chính sách công cộng cơ bản của các hệ thống quốc gia, các bên thừa nhận cần thiết phải: Thứ nhất: Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo; Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá thông tin, tri thức, công nghệ, văn hóa và nghệ thuật; Thứ ba: Thúc đẩy cạnh tranh công bằng và thị trường mở cửa có hiệu quả. Thứ tư: Hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể Thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời vẫn coi trọng các nguyen tắc của quy đình hợp lý và minh bạch, và có tính lợi ích của các bên liên quan, bao gồm chủ thể quyền, nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và công chùng. Do đó, việc bảo hộ về sở hữu trí tuệ được các nước trên thế giới công nhận là điều cần thiết. 3. Quyền sở hữu trí tuệ như thế nào được bảo vệ tòan cầu? Căn cứ Hiệp định TRIPS về các Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được ký kết vào ngày 15/12/1993, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, là một trong các hiệp định cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Quy định tại Hiệp định về Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc như sau: Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho nước khác: - Trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữu trí tuệ; - Phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước khác; - Đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định; - Trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác. Vậy nên bất kì một quốc gia nào tuân thủ theo hiệp định Trips trong đó có Việt Nam điều được bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm trí tuệ do quốc gia đó sáng tạo ra hoặc những đặc trưng tại quốc gia đó. Theo đó, Việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.
Thủ tục đăng ký logo độc quyền
Vấn đề này được quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: "7.1 Tài liệu tối thiểu Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “đơn”) nếu khi được nộp, đơn có ít nhất các loại tài liệu quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 100, khoản 1 Điều 108 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định cụ thể sau đây: a) Đối với đơn đăng ký sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, các tài liệu bắt buộc phải có để đơn được tiếp nhận gồm: (i) Tờ khai đăng ký; (ii) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký; Cụ thể: đối với đơn đăng ký sáng chế là bản mô tả sáng chế; đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (iii) Chứng từ nộp phí, lệ phí. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) b) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu quy định tại điểm 7.1.a trên đây, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây: (i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; (ii) Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý); (iii) Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); (iv) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư này (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).” Và Khoản 37 về Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu (được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 05/2013/TT-BKHCN). Cần chuẩn bị tài liệu như quy định trên và nộp về cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký. Về quy trình đăng ký thì chủ yếu gồm các bước sau: - Nộp đơn (công ty chị thực hiện). - Thẩm định hình thức đơn (Cục SHTT sẽ làm các việc bên dưới). - Công bố đơn hợp lệ. - Thẩm định nội dung đơn. - Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Phân biệt "quyền tác giả" và "quyền liên quan đến quyền tác giả"
"Quyền tác giả" và "quyền liên quan đến quyền tác giả" là hai đối tượng riêng biệt của quyền sở hữu trí tuệ. Bảng phân biệt dưới đây sẽ giúp các bạn thấy rõ sự khác biệt để tránh nhẫm lẫn giữa hai loại quyền này. TIÊU CHÍ QUYỀN TÁC GIẢ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ Khái niệm Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả, trong khi quyền liên quan là quyền được trao cho một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng. Ví dụ: Đối với một bài hát, quyền tác giả bảo hộ phần nhạc của nhạc sỹ và phần ca từ của người viết lời, và quyền liên quan sẽ được áp dụng đối với: - Phần biểu diễn của nhạc công và ca sỹ trình bày bài hát đó; - Bản ghi âm/ghi hình chứa bài hát đó của nhà sản xuất; và - Chương trình phát sóng của tổ chức sản xuất chương trình chứa bài hát đó. Chủ thể - Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (tác giả); - Tác giả của tác phẩm phái sinh. - Chủ sở hữu quyền tác giả. - Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (người biểu diễn). - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn. - Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình). - Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (tổ chức phát sóng). Đối tượng - Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. - Tác phẩm phái sinh: là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. - Cuộc biểu diễn; - Bản ghi âm, ghi hình; - Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. => Đây thực chất được xem là CÁC THỨC TRUYỀN BÁ TÁC PHẨM ĐẾN CÔNG CHÚNG. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. Căn cứ xác lập quyền/ việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan không cần thực hiện bất cứ thủ tục chính thức nào. Một tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ ngay khi ra đời mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính hay chính thức nào khác. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại thủ tục đăng ký. Việc đăng ký hay không sẽ do các chủ thể của quyền đó lựa chọn. Ý nghĩa của việc đăng ký đem lại đó là đây sẽ là chứng cứ rõ ràng, thuyết phục khi có tranh chấp xảy ra. Đặc điểm - Bảo hộ hình thức sáng tạo; - Bảo hộ theo cơ chế tự động (không cần làm thủ tục đăng ký như các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác); - Bảo hộ phải mang tính nguyên gốc: tức tự sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,… - Đây là quyền phái sinh vì: quyền liên quan dựa trên quyền gốc đó là quyền tác giả (tạo ra dựa trên tác phẩm đã tồn tại trước đó). - Bảo hộ mang tính nguyên gốc: tức tự sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,… - Tồn tại song song với quyền tác giả và đảm bảo điều kiện là không gây phương hại đến quyền tác giả. Nội dung quyền Bao gồm hai quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản: - Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;… - Quyền tài sản : Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,... Chủ yếu là quyền tài sản, duy nhất chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân: - Quyền nhân thân của người biểu diễn: Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. - Quyền tài sản, bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn,.... Thời hạn bảo hộ Dài hơn - Quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn. - Quyền nhân thân về công bố tác phẩm + quyền tài sản có thời hạn bảo hộ: + Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: *TH1: Đã công bố -> Có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; * TH2: Chưa công bố -> Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; + Tác phẩm có loại hình còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Ngắn hơn - Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. - Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được: + Bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc; +Bảo hộ 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. - Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. - Thời hạn bảo hộ quyền liên quan ngắn hơn đáng kể so với quyền tác giả. - Quyền tác giả và quyền liên quan chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết hạn chúng sẽ không được bảo hộ nữa và được coi là thuộc về sở hữu công cộng. Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.
Có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp này?
Các anh chị cho em hỏi với ạ Công ty em phân phối độc quyền (có ký hợp đồng với đối tác nước ngoài) nhãn hàng thời trang valentino creation, khách hàng mua hàng của chúng về bán lại nhưng treo tên thương hiệu Valentino (không có chữ Creation) tại của hàng, Công ty em không có ký kết bất kỳ hợp đồng đại lý hay cho khách hàng sử dụng tên thương hiệu của công ty em, Khi công ty em yêu cầu tháo biển hiệu xuống thì khách hàng nêu lý do rằng, khách hàng chỉ sử dụng chữ valentino, chứ không phái valentino creasent nên khách hàng không vi phạm luật nên khách hàng không tháo xuống. - Việc sử dụng tên valentino của khách hàng có bị xem là vi phạm luật sở hữu trí tuệ không ạ, và công ty em có được quyền yêu cầu khách hàng không được sử dụng tên valentino để kinh doanh không ạ.
Bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ - Mất bò mới lo làm chuồng!
Chuyện kể: Nhà kia tích cóp mua được con bò đẹp, ưng lắm, chăm bẵm suốt ngày. Tối đến, chủ nhà dắt bò buộc vào gốc tre cạnh nhà. Thằng trộm mấy lần rình, đợi khi cả nhà ngủ say, nó tháo dây thừng dắt bò đi mất. Sáng ra ngủ dậy không thấy bò đâu, nhà kia tức lắm. Người hàng xóm sang chơi thấy vậy bảo: - Chẳng là bác không có chuồng để ngăn kẻ trộm, chứ buộc vào gốc tre thì nó dắt mất là phải. Nhà kia nghe ra cho là phải, bèn đi mua cột cây về dựng giữa vườn một cái chuồng bò. Vừa làm anh ta vừa nói: - Phen này thì thằng trộm kia đó mà dắt được bò của ông đi. Người hàng xóm sang, cả cười: - Bác mất bò rồi thì làm chuồng làm gì cho phí công, phí của. Người mất bò lúc ấy mới mới ngớ ra mình làm gì còn bò nữa mà làm chuồng, đành lại dỡ xuống. Câu chuyện tạo sự liên tưởng đến Việt Nam, nếu xem tài sản trí tuệ là con bò thì đa số doanh nghiệp Việt Nam lại là người nuôi bò trong câu chuyện trên. Thử so sánh sự tương quan của số DN thành lập tại Việt Nam và số đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trong năm 2015 sẽ thấy sự khác biệt: Số lượng DN thành lập mới và số lượng đơn đăng ký SNCN trong năm 2015[1] [1] Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Như vậy, số lượng đơn đăng ký SHCN chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/4 so với số lượng DN thành lập mới. Hiển nhiên là bất cứ DN nào khi thành lập cũng có tài sản trí tuệ của riêng mình, nó có thể là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp hay giải pháp hữu ích…. Nhưng lại rất ít DN đăng ký bảo hộ những tài sản này. Tại sao vậy? Trả lời cho câu hỏi này có thể kể đến các lý do chủ chốt sau: Thiếu nhận thức về giá trị và tài sản trí tuệ: Tài sản trí tuệ là tài sản quý của mỗi doanh nghiệp, bao gồm những sản phẩm trí tuệ có giá trị thương mại và được cấp quyền sở hữu hợp pháp của chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Ví dụ về sản phẩm trí tuệ bao gồm sản phẩm mới và tên sản phẩm, phương pháp sản xuất mới, quy trình sản xuất mới, chương trình khuyến mại mới, hoặc một kiểu dáng mới. Không phải ngẫu nhiên mà thương hiệu Phở 24 được định giá 20 triệu đô la hay thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô được mua với giá 8.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy không những mang giá trị nhận diện cho hàng hóa, dịch vụ, đem lại lợi thế cạnh tranh lớn mà giá trị thương mại của tài sản trí tuệ cũng không thể lường trước được. Tuy nhiên, các DN Việt lại không nhận thức được đúng đắng giá trị ấy mà chỉ chú tâm vào doanh thu, lợi nhuận của mình. Đây là lý do chủ yếu khiến các DN Việt thờ ơ trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Thiếu nhận thức về pháp luật SHTT: Đa số các DN Việt Nam khi bước chân vào kinh doanh, vấn đề pháp luật họ quan tâm có lẽ chỉ nằm ở Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hay cùng lắm là Luật Thuế. Ấy thế mà chả mấy ai quan tâm đến Luật SHTT, điều này dẫn đến việc họ có những nhận thức sai lầm trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Không biết lựa chọn cách thức nào để bảo hộ tài sản trí tuệ của mình. Ví dụ, với bao bì sản phẩm, DN Việt vẫn băn khoăn không biết nên bảo hộ dưới dạng nào? Kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hóa? Làm sao để bảo hộ? Điều kiện như thế nào? Đối với đại đa số các DN Việt, các vấn đề trên luôn làm khó họ. Tư duy “chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt”: Các DN Việt, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa khi được hỏi về việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình thường có chung một câu trả lời: “Đến khi nào sản phẩm của tôi được thị trường chấp nhận, có lợi nhuận lớn thì tôi mới tính tới chuyện đăng ký bảo hộ”. Đây quả thật là nhận thức sai lầm, DN Việt đâu ngờ rằng khi sản phẩm của họ kinh doanh có hiệu quả cũng là lúc giá trị tài sản trí tuệ của mình tăng lên gấp nhiều lần. Và dĩ nhiên, không được đăng ký bảo hộ thì đó là một món hời vô chủ mà ai cũng thèm thuồn nhòm ngó. Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột hay cà phê Trung Nguyên chính là điển hình cho việc chờ đến khi sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mới tính tới chuyện đăng ký bảo hộ. Và kết quả thì sao, các thương hiệu trên đều bị các công ty nước ngoài cướp mất một cách “hợp pháp” chỉ bởi một lẽ, các công ty nước ngoài này đã đăng ký bảo hộ chúng theo đúng quy định pháp luật trước khi DN Việt, những người tạo ra thương hiệu đó nhìn nhận được giá trị của chúng. Từ thờ ơ với việc bảo hộ tài sản trí tuệ, không ít DN Việt đã phải nếm trái đắng. Đến khi phát hiện thì cuống cuồng đi kiện, lúc đó mọi chuyện đã muộn. Thiếu cơ sở bảo hộ thì cơ quan xét xử không thể đứng về phía DN Việt được và DN Việt lại rơi vào thế “Mất bò mới lo làm chuồng”. Vì vậy, hãy hiểu rằng tài sản trí tuệ là một phần quan trọng trong tài sản của DN, hãy bảo vệ nó kể cả khi nó chưa mang lại bất kỳ một lợi ích kinh tế nào cho mình.
Các điều khoản chính của một Hợp đồng nhượng quyền thương mại ?
Hợp đồng nhượng quyền là một văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Không có một kiểu mẫu chuẩn cho loại hợp đồng này bởi vì những điều khoản, điều kiện và điều hành thay đổi từ quyền kinh doanh này tới quyền kinh doanh khác, từ ngành kinh doanh này đến ngành kinh doanh khác. Thông thường hợp đồng nhượng quyền có những điều khoản chính sau: 1. Sự huấn luyện và hỗ trợ phát triển từ bên nhượng quyền Mỗi nhà nhượng quyền có một chương trình huấn luyện riêng cho các cửa hàng nhận quyền và nhân viên của bên nhận quyền, việc huấn luyện có thể diễn ra tại nơi làm việc của họ hoặc trụ sở chính của công ty hay liên kết hỗ trợ từ một bên thứ 3. Hầu hết các bên nhượng quyền thường đề nghị hỗ trợ về quản trị và kỹ thuật. 2. Khu vực được nhượng lại Hợp đồng nhượng quyền sẽ chỉ định rõ khu vực mà bên nhận quyền sẽ tiến hành hoạt động hoặc có hay không có sự độc quyền khu vực. 3.Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền Điều khoản này quy định thời gian mà bên nhận quyền được quyền sử dụng các quyền thương mại. 4. Phí sử dụng các quyền thương mại và tổng đầu tư được định trước Những nhà nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu cho việc sử dụng các quyền thương mại được nhượng lại và việc điều hành hệ thống, đồng thời dự tính mức đầu tư bên nhượng quyền phải đầu tư cho mỗi địa điểm thực hiện việc kinh doanh. 5. Thương hiệu , các sáng chế, cách thức sử dụng Điều này quy định cách thức mà bên nhượng quyền sẽ sử dụng thương hiệu và các sáng chế được bên nhượng quyền nhượn lại quyền sử dụng. 6. Quyền lợi và các khoản phí khác bên nhận quyền phải trả Hầu hết bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền phải trả phí để có quyền sử dụng thương hiệu và các quyền khác thông thường từ 4 – 8% tổng doanh thu mỗi tháng. 7. Quảng cáo Nhà nhượng quyền sẽ thực hiện việc quảng cáo cho cả hệ thống và yêu cầu bên nhận quyền đóng góp một vào chi phí quảng cáo chung 8.Phương thức vận hành Quy định rõ phương thức mà bên nhận quyền sử dụng để vận hành việc kinh doanh của mình 9. Tiếp tục, chấm dứt, hủy bỏ Những điều khoản này quy định điều kiện để các quyền thương mại được chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng được tiếp tục thực hiện hay chấm dứt hoặc hủy bỏ. Một số nhà nhượng quyền quy định trọng tài giải quyết các vấn đề này, các nhà nhận quyền phải sử dụng các quyền thương mại được chuyển nhượng theo cách thức mà bên nhượng quyền cho phép nếu không một trọng tài sẽ xem xét việc này thay vì đưa nhau ra tòa. 10. Quyền nhượng lại Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền nhượng lại các quyền được cấp phép.Tuy nhiên, việc nhượng lại các quyền được phép sử dụng cho các nhà nhận quyền thứ cấp của bên nhận quyền sơ cấp như thế nào phải đảm bảo những yêu cầu của nhà nhượng quyền ban đầu, bên nhượng quyền ban đầu thực hiện điều này nhằm đảm bảo tính nhất quán cho cả hệ thống. Trên đây là một số điều khoản quan trọng nhất trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại. Căn cứ vào từng quan hệ cụ thể mà mỗi bên khi tham gia vào mối quan hệ này có thể tham khảo để xây dựng một hợp đồng hoàn chỉnh.
Gia nhập TPP: các tiệm photocopy đứng trước nguy cơ bị kiểm soát
Hôm nọ xem tivi, nghe báo đài đưa tin, gia nhập TPP rồi, Việt Nam phải tôn trọng luật chơi chung, nhất là trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bị xem là nước vi phạm nhiều nhất về vấn đề bản quyền, quyền tác giả,…, liệu nước mình có biện pháp gì để ngăn chặn, để tôn trọng luật chơi chung TPP không? Câu trả lời, có lẽ là phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Ngày trước khi mình còn đi học, nhớ hoài câu nói của 1 người thầy: “Tôi chưa thấy sinh viên nước nào học sướng như ở Việt Nam, tài liệu, giáo trình được photo thoải mái với giá rẻ, còn ở nước ngoài, trong các thư viên có đặt máy photo, chỉ được mượn đọc hoặc photo 1 số trang, chứ không được photo hết” Vậy đấy các bạn, thấy sinh viên Việt Nam sướng chưa ?! Vậy mà có nhiều bạn còn lười lên lười xuống, bài tập được cho không tự động não suy nghĩ hay tìm tòi rồi thử làm trước đi, sau đó hỏi, vậy mới nhớ lâu. Lười biếng vậy hỏi sao ra trường không thất nghiệp cho được. Quay lại với chủ đề chính, nguyên nhân của việc vi phạm bản quyền, quyền tác giả này là do các bạn học sinh, sinh viên chưa được giáo dục ý thức tôn trọng bản quyền, công sức và giá trị lao động của người khác. Kèm thêm sự lười biếng và quản lý lỏng lẻo hoạt động của các tiệm photocopy nên tình trạng vi phạm bản quyền cứ ngày một nhân rộng ra. Lấy ví dụ 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: A có quyển sách gốc cho B mượn để photo tại tiệm C phục vụ cho mục đích học tập. Hỏi B và C có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không khi trong quyển sách gốc đó có yêu cầu nghiêm cấm sao chép? Trường hợp 2: Tiệm C thấy quyển sách gốc của A hút khách quá, nên đã photo sẵn hàng trăm bản để dành đó, khi có sinh viên hỏi mua thì bán ra với giá rẻ hơn 1/3 giá của sách gốc. Hỏi tiệm C có vi phạm bản quyền không trong khi quyển sách gốc đó có yêu cầu nghiêm cấm sao chép? Đó là 2 trường hợp dễ thấy nhất, ai qua rồi cái thời sinh viên cũng biết có trường hợp này, bạn nào học Luật thì biết đó là vi phạm sở hữu trí tuệ, bạn nào không học thì không biết. Nhưng biết thì biết mà vi phạm thì vẫn cứ vi phạm. Gia nhập luật chơi chung TPP rồi, Cộng đồng kinh tế AEC rồi và sắp tới còn nhiều hơn nữa, có lẽ việc kiểm soát vi phạm bản quyền là việc làm cần thiết và cần phải làm trước tiên. Nhưng liệu nên kiểm soát các tiệm photo như thế nào đây để hạn chế tối đa việc vi phạm bản quyền khi việc vi phạm này đã ăn mòn trong thói quen sử dụng của hầu hết người dân mình?
Ngày 02/12/2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA).Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) là cam kết về sở hữu trí tuệ. - Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý,…với mức bảo hộ cao hơn WTO. Những cam kết này phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. - Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU. - Việt Nam cam kết tăng cường bảo hộ độc quyền dữ liệu cho các sản phẩm dược phẩm của EU. Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề sống còn trong quá trình phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa. Những bảo hộ về mặt sở hữu trí tuệ tạo điều kiện để hàng hóa, các sản phẩm của Việt Nam xâm nhập vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường năng động như EU. Đồng thời, sự bảo hộ này góp phần nâng cao vị trí của quyền sở hữu trí tệ trong pháp luật cũng như trong xã hội Việt Nam. Những cam kết về mặt sở hữu trí tuệ là sự cam, kết mang tính chất của sự phát triển và hội nhập.