Các lỗi khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện mới nhất
Khi tham gia giao thông nếu người điều khiển phương tiện vi phạm thì bên cạnh việc bị phạt tiền sẽ còn có những hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Vậy, người đi xe máy vi phạm những lỗi nào thì bị tịch thu phương tiện? Các lỗi khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện mới nhất Theo Điều 6, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những lỗi sau đây khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện: (1) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; (2) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; (3) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; (4) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; (5) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; (6) Thực hiện các hành vi sau đây mà không có Giấy đăng ký xe hoặc có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay thì sẽ có 6 nhóm lỗi khi đi xe máy mà người vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện. Quy tắc tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy Theo khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Đồng thời, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc tham gia giao thông đường bộ đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau: - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: + Chở người bệnh đi cấp cứu; + Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; + Trẻ em dưới 14 tuổi. - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: + Mang, vác vật cồng kềnh; + Sử dụng ô; + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy thì người tham gia giao thông phải tuân thủ những quy tắc chung và riêng theo quy định trên.
Người chạy xe đạp sẽ bị xử phạt những lỗi vi phạm giao thông nào?
Sự việc tưởng chừng hiếm gặp nhưng mới đây một người phụ nữ chạy xe đạp đã bị xử phạt do hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong người có nồng độ cồn cao. Cụ thể, theo nhiều trang báo ghi nhận là do bà này làm nghề nấu rượu nên thường uống thử trước khi giao cho khách và do thường thấy việc xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn chỉ thực hiện đối với những người có bằng lái xe. Sau khi giải thích các quy định pháp luật Cảnh sát giao thông đã lập biên bản và xử phạt người này với số tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng và tạm giữ xe đạp 7 ngày, từ vụ việc trên ngoài bị xử phạt về nồng độ cồn thì người điều khiển xe đạp còn bị xử lý những lỗi nào? 1. Người đi xe đạp tuân thủ quy định khi tham gia giao thông Khi tham gia giao thông đường bộ yêu cầu người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác thực hiện theo Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. - Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường. - Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển (ví dụ như không mang, vác vật cồng kềnh, sử dụng ô, bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái, hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông). 2. Mức phạt người điều khiển xe đạp vi phạm nguyên tắc Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Thứ nhất: Phạt 80.000 đồng - 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên. - Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù). - Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu. Thứ hai: Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy. Thứ ba: Phạt tiền từ 200.000 đồng - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường. - Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô. 3. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ Phạt 80.000 đồng - 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) hoặc người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh. Trường hợp người đua xe đạp trái phép, cổ vũ đua xe trái phép trên đường giao thông phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng. Ngoài ra, tại Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt Phạt 80.000 đồng - 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung. Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Các lỗi khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện mới nhất
Khi tham gia giao thông nếu người điều khiển phương tiện vi phạm thì bên cạnh việc bị phạt tiền sẽ còn có những hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Vậy, người đi xe máy vi phạm những lỗi nào thì bị tịch thu phương tiện? Các lỗi khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện mới nhất Theo Điều 6, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những lỗi sau đây khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện: (1) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; (2) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; (3) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; (4) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; (5) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; (6) Thực hiện các hành vi sau đây mà không có Giấy đăng ký xe hoặc có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay thì sẽ có 6 nhóm lỗi khi đi xe máy mà người vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện. Quy tắc tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy Theo khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Đồng thời, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc tham gia giao thông đường bộ đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau: - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: + Chở người bệnh đi cấp cứu; + Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; + Trẻ em dưới 14 tuổi. - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: + Mang, vác vật cồng kềnh; + Sử dụng ô; + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy thì người tham gia giao thông phải tuân thủ những quy tắc chung và riêng theo quy định trên.
Người chạy xe đạp sẽ bị xử phạt những lỗi vi phạm giao thông nào?
Sự việc tưởng chừng hiếm gặp nhưng mới đây một người phụ nữ chạy xe đạp đã bị xử phạt do hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong người có nồng độ cồn cao. Cụ thể, theo nhiều trang báo ghi nhận là do bà này làm nghề nấu rượu nên thường uống thử trước khi giao cho khách và do thường thấy việc xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn chỉ thực hiện đối với những người có bằng lái xe. Sau khi giải thích các quy định pháp luật Cảnh sát giao thông đã lập biên bản và xử phạt người này với số tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng và tạm giữ xe đạp 7 ngày, từ vụ việc trên ngoài bị xử phạt về nồng độ cồn thì người điều khiển xe đạp còn bị xử lý những lỗi nào? 1. Người đi xe đạp tuân thủ quy định khi tham gia giao thông Khi tham gia giao thông đường bộ yêu cầu người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác thực hiện theo Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. - Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường. - Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển (ví dụ như không mang, vác vật cồng kềnh, sử dụng ô, bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái, hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông). 2. Mức phạt người điều khiển xe đạp vi phạm nguyên tắc Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Thứ nhất: Phạt 80.000 đồng - 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên. - Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù). - Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu. Thứ hai: Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy. Thứ ba: Phạt tiền từ 200.000 đồng - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường. - Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô. 3. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ Phạt 80.000 đồng - 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) hoặc người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh. Trường hợp người đua xe đạp trái phép, cổ vũ đua xe trái phép trên đường giao thông phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng. Ngoài ra, tại Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt Phạt 80.000 đồng - 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung. Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.