Hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN
Bộ trưởng BLĐTBXH ban hành Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/11/2022 quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN. Theo đó, quy định quy trình thực hiện giám định tư pháp như sau: Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau: Bước 1: Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp. Bước 2: Chuẩn bị giám định tư pháp. Bước 3: Thực hiện giám định tư pháp. Bước 4: Kết luận giám định tư pháp. Bước 5: Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp. Hồ sơ giám định Tại khoản 2 Điều 15 Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm các tài liệu sau: - Quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo; - Văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao thực hiện giám định tư pháp (nếu có); - Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định (nếu có); - Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có); - Đề cương giám định; - Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có); - Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định; - Bản ảnh giám định (nếu có); - Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết quả giám định lại (nếu có); - Tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện giám định (nếu có). Thời hạn giám định tư pháp Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc nhận được quyết định trưng cầu giám định và đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định. Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo thời hạn được ghi trong quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định. Thời hạn giám định tư pháp tối đa đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH với từng loại việc giám định như sau: - Giám định các nội dung liên quan đến thu bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng; - Giám định các nội dung liên quan đến giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thời hạn giám định tối đa là 02 tháng; - Giám định các nội dung liên quan đến chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng; - Giám định các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời hạn giám định tối đa là 03 tháng; - Đối với trường hợp giám định theo vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, thời hạn giám định tối đa là 04 tháng. Trong trường hợp cần thiết, cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có văn bản đề nghị cơ quan trưng cầu giám định gia hạn theo thẩm quyền. Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/01/2023.
Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục từ 01/4/2021
Ngày 31/12/2020 Bộ Y tế ban hành Quyết định 5609/QĐ-BYT Ban hành tạm thời Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục và Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập có hiệu lực từ 1/4/2021. Theo đó, Trẻ em là người dưới 16 tuổi theo Luật Trẻ em năm 2016. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào. Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức Theo đó quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình cụ được mô phỏng bằng sơ đồ thể hiện quy trình sau: Xem chi tiết quy trình tại file đính kèm:
Hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN
Bộ trưởng BLĐTBXH ban hành Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/11/2022 quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN. Theo đó, quy định quy trình thực hiện giám định tư pháp như sau: Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau: Bước 1: Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp. Bước 2: Chuẩn bị giám định tư pháp. Bước 3: Thực hiện giám định tư pháp. Bước 4: Kết luận giám định tư pháp. Bước 5: Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp. Hồ sơ giám định Tại khoản 2 Điều 15 Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm các tài liệu sau: - Quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo; - Văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao thực hiện giám định tư pháp (nếu có); - Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định (nếu có); - Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có); - Đề cương giám định; - Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có); - Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định; - Bản ảnh giám định (nếu có); - Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết quả giám định lại (nếu có); - Tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện giám định (nếu có). Thời hạn giám định tư pháp Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc nhận được quyết định trưng cầu giám định và đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định. Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo thời hạn được ghi trong quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định. Thời hạn giám định tư pháp tối đa đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH với từng loại việc giám định như sau: - Giám định các nội dung liên quan đến thu bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng; - Giám định các nội dung liên quan đến giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thời hạn giám định tối đa là 02 tháng; - Giám định các nội dung liên quan đến chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng; - Giám định các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời hạn giám định tối đa là 03 tháng; - Đối với trường hợp giám định theo vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, thời hạn giám định tối đa là 04 tháng. Trong trường hợp cần thiết, cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có văn bản đề nghị cơ quan trưng cầu giám định gia hạn theo thẩm quyền. Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/01/2023.
Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục từ 01/4/2021
Ngày 31/12/2020 Bộ Y tế ban hành Quyết định 5609/QĐ-BYT Ban hành tạm thời Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục và Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập có hiệu lực từ 1/4/2021. Theo đó, Trẻ em là người dưới 16 tuổi theo Luật Trẻ em năm 2016. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào. Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức Theo đó quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình cụ được mô phỏng bằng sơ đồ thể hiện quy trình sau: Xem chi tiết quy trình tại file đính kèm: