Quy định về quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3
Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3 được quy định như thế nào? Bài viết này cung cấp thông tin về vấn đề trên. Quy định về quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập Quy định chung về quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập (không phân biệt mức độ tự chủ) căn cứ Điều 11 Thông tư 56/2022/TT-BTC về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ - Để quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để thực hiện. Khi thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản được thực hiện khoán chi theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy định của pháp luật. - Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của đơn vị sự nghiệp công và nguồn tài chính của đơn vị, trong đó: + Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế và nguồn tài chính, đơn vị xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc cho phù hợp và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ; + Đối với chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam, đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về nội dung và mức chi; Nội dung mẫu quy chế chi tiêu nội bộ theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này. - Quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trước khi ban hành; Đối với các đơn vị sự nghiệp công có thành lập Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng trường (áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp), đơn vị trình Hội đồng quản lý/Hội đồng trường thông qua dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ trước khi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên; Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, có ý kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các nội dung chi chưa phù hợp với quy định của pháp luật; Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không có ý kiến, Thủ trưởng đơn vị ký ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ để triển khai thực hiện; đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. - Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, Thủ trưởng đơn vị quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí và các khoản khoán chi khác; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán chi được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định. - Chế độ quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ chi thường xuyên không giao tự chủ, nguồn thu phí để lại chi nhiệm vụ không thường xuyên, nguồn vay nợ, viện trợ, nguồn khác (nếu có), đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí. Như vậy, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp cần lưu ý các nội dung trên khi xây dựng. Đơn vị sự nghiệp nhóm 3 căn cứ các quy định nào để lập quy chế chi tiêu nội bộ Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3 căn cứ các quy định về tự chủ tài chính, phân phối kết quả tài chính trong năm từ Điều 11 đến Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP để lập quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó, việc phân phối kết quả tài chính trong năm được hướng hướng dẫn bởi Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư 56/2022/TT-BTC. Trong đó, Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị nhóm 3 được quy định như sau: - Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau: + Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%; + Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích (không khống chế mức trích); đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; + Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; + Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành; + Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. - Sử dụng các Quỹ >> Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; mua bản quyền tác phẩm, chương trình; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp công theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có); >> Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác; >> Quỹ khen thưởng: Để thưởng cuối năm, thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định và được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; >> Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của đơn vị; góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoàn cảnh khó khăn; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế; chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện; >> Quỹ khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, mua sắm, góp vốn liên doanh, liên kết phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư công; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan. - Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này và quy trình sử dụng các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị. Như vậy, Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP và quy trình sử dụng các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị.
Sửa đổi chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, NLĐ từ ngày 26/7/2023
Ngày 26/7/2023, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 965/QĐ-KTNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán nhà nước. Theo đó, tại Quyết định 965/QĐ-KTNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc Khối cơ quan kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1991/QĐ-KTNN ngày 06/12/2021 của Tổng Kiểm toán nhà nước. Cụ thể, chế độ công tác phí được thực hiện theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị; đồng thời, căn cứ đặc điểm tình hình hoạt động công tác của ngành, áp dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, KTNN, được sửa đổi, bổ sung như sau: (1) Đối tượng đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay Theo đó, tại trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay điều chỉnh theo quy định mới như sau: (điểm b,c khoản 1 Điều 6 Quyết định 1991/QĐ-KTNN được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 965/QĐ-KTNN) Đối tượng đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay quy định như sau: + Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương trở lên. + Chuyên viên chính, kiểm toán viên chính và tương đương có mức lương từ hệ số 5,76 trở lên (khi Nhà nước thay đổi hệ số lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển đổi để xác định lại cho phù hợp). + Thư ký Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước đi công tác theo lịch trình của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước. + Trường hợp khác do yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan cần cử người đi công tác giải quyết nhiệm vụ gấp được Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN duyệt đi công tác bằng máy bay. + Công chức thuộc Vụ tham mưu được lãnh đạo Vụ cử tham gia xét duyệt Kế hoạch kiểm toán, Báo cáo kiểm toán tại các Kiểm toán nhà nước khu vực, thông qua kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; thực hiện công tác cán bộ, nhân sự theo lịch của Kiểm toán nhà nước (Hồ sơ thanh toán gửi kèm văn bản của Lãnh đạo Vụ về cử công chức đi công tác). (điểm mới) Ngoài ra, người được cử đi công tác không thuộc đối tượng được thanh toán tiền vé máy bay thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 6, nếu đi bằng phương tiện máy bay thì được thanh toán theo mức giá cước ô tô, tàu hỏa (thanh toán theo phương tiện tàu hỏa khi có cả 2 phương tiện ô tô và tàu hỏa trên cùng một chặng đường, chi tiết mức giá một số chặng đường, tuyến đường chính tại Phụ lục 01b kèm theo). Hồ sơ thanh toán gửi kèm hóa đơn, thẻ lên máy bay, cuống vé (hoặc vé điện tử) Xem và tải Phụ lục 01b https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/28/phu-luc-1b.docx (so với quy định hiện hành đã bổ sung thanh toán theo phương tiện tàu hỏa khi có cả 2 phương tiện ô tô và tàu hỏa trên cùng một chặng đường và sửa đổi Hồ sơ thanh toán) (2) Chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, người lao động Theo Quyết định 965/QĐ-KTNN quy định chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, người lao động được thực hiện theo Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 06/2023/TT-BTC ngày 31/01/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC, một số nội dung chi tiết như sau: - Chi đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước theo các chức danh, nghề nghiệp: Cán bộ công chức được quyết định cử đi học (được Kiểm toán nhà nước chi trả chi phí) gửi đề nghị thanh toán, thông báo học phí của cơ sở đào tạo cho Văn phòng Kiểm toán nhà nước để thực hiện chuyển khoản; Cán bộ công chức liên hệ với cơ sở đào tạo nhận hóa đơn gửi Văn phòng Kiểm toán nhà nước (Phòng Kế toán) để hoàn tất hồ sơ thanh toán. - Chi bồi dưỡng nghiệp vụ do Trường đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức theo kế hoạch đào tạo hàng năm được duyệt Trường hợp các lớp học tổ chức tại cơ sở cách xa trụ sở cơ quan từ 30km trở lên: Học viên được chi hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/ngày thực học (tối đa bằng mức lương cơ bản/01 tháng thực học); chi phí đi lại 02 lượt đi/về (kèm theo vé tàu, xe; mức chi theo Phụ lục số 01b kèm theo). Xem và tải Phụ lục 01b https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/28/phu-luc-1b.docx - Chi hỗ trợ học phí học nâng cao kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm: *Đối với cán bộ công chức được cử đi học theo Quyết định của Kiểm toán nhà nước, cụ thể như: + Tham gia học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước: Hàng năm, cán bộ công chức đã nhận bằng tốt nghiệp, gửi hồ sơ, bảng kê kèm chứng từ nộp học phí toàn khóa học cho Vụ Tổ chức cán bộ; căn cứ dự toán kinh phí được giao, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phương án hỗ trợ học phí. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chi hỗ trợ học phí cho các cán bộ công chức Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước theo phương án được duyệt; + Tham gia học ngoại ngữ; kỹ năng biên dịch, phiên dịch: Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phê duyệt chủ trương đào tạo, danh sách cán bộ công chức đi học, kết quả học tập cuối khóa; thủ tục chọn cơ sở đào tạo tùy thuộc vào số tiền thực hiện của từng khóa học để lựa chọn hình thức phù hợp. *Đối với cán bộ công chức tự học nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học + Khuyến khích cán bộ công chức tự học ngoài giờ hành chính để nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu phát triển Kiểm toán nhà nước; + Trường hợp cán bộ công chức tự học ảnh hưởng đến thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Vụ Tổ chức cán bộ; Sau khi kết thúc khóa học cán bộ công chức báo cáo kết quả học tập, chứng từ nộp học phí cho Vụ Tổ chức cán bộ; hàng năm, căn cứ dự toán kinh phí được giao, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phương án hỗ trợ học phí. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chi hỗ trợ học phí cho các cán bộ công chức Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước theo phương án được duyệt; Đối với cán bộ công chức tự học có thành tích học tập tốt, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp gửi Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành trình Tổng Kiểm toán nhà nước khen thưởng trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 5 Chương II Quyết định 1315/QĐ-KTNN ngày 12/7/2019 ban hành Quy chế sử dụng nguồn kinh phí được trích 5% trên số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị. - Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức: Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước quy định mức chi tiền công cho các nhiệm vụ ra đề thi, coi thi, chấm thi trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức tại Phụ lục số 05 kèm theo. Xem và tải Phụ lục 05 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/28/quyet-dinh-965-qd-ktnn-2023-sua-doi-quy-che-chi-tieu-noi-bo.doc Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy tại Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thực hiện quy đổi thời gian ra giờ chuẩn theo quy định tại Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có) và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành có liên quan. - Chi cho bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức do các Vụ, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước thực hiện. - Chi biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng mới; chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng, ôn thi: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 76/2018/TT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; mức chi tối đa 1.500.000đ/chuyên đề tương đương với "Báo cáo khoa học được cơ quan tổ chức hội thảo đặt hàng nhưng không trình bày tại hội thảo" quy định tại Thông tư 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Các khoản chi đào tạo khác theo kế hoạch và dự toán được phê duyệt. - Trình tự, thủ tục lập dự toán, thẩm định dự toán, hồ sơ thanh toán các nội dung thuộc chi hỗ trợ tham gia học ngoại ngữ; kỹ năng biên dịch, phiên dịch do Kiểm toán nhà nước cử đi tại điểm c, điểm d, đ, e, g khoản này thực hiện theo Phụ lục số 02. Xem và tải Phụ lục 02 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/28/phu-luc-2.docx Đối với các lớp do các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán nhà nước tổ chức: Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận tại hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ: Mức chi thù lao (bao gồm cả thù lao soạn giáo án, bài giảng, tham luận) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao, mức tối đa 1.800.000 đồng/buổi Xem chi tiết tại Quyết định 965/QĐ-KTNN ngày 26/7/2023.
Quy chế chi tiêu nội bộ đối với công ty Cổ phần?
Cho em hỏi: Có văn bản pháp luật nào quy định về quy chế chi tiêu đối với công ty cổ phần không ạ? Em có thể tham khảo mẫu ở đâu? Em cảm ơn!
Quy định về quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3
Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3 được quy định như thế nào? Bài viết này cung cấp thông tin về vấn đề trên. Quy định về quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập Quy định chung về quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập (không phân biệt mức độ tự chủ) căn cứ Điều 11 Thông tư 56/2022/TT-BTC về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ - Để quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để thực hiện. Khi thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản được thực hiện khoán chi theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy định của pháp luật. - Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của đơn vị sự nghiệp công và nguồn tài chính của đơn vị, trong đó: + Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế và nguồn tài chính, đơn vị xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc cho phù hợp và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ; + Đối với chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam, đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về nội dung và mức chi; Nội dung mẫu quy chế chi tiêu nội bộ theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này. - Quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trước khi ban hành; Đối với các đơn vị sự nghiệp công có thành lập Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng trường (áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp), đơn vị trình Hội đồng quản lý/Hội đồng trường thông qua dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ trước khi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên; Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, có ý kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các nội dung chi chưa phù hợp với quy định của pháp luật; Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không có ý kiến, Thủ trưởng đơn vị ký ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ để triển khai thực hiện; đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. - Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, Thủ trưởng đơn vị quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí và các khoản khoán chi khác; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán chi được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định. - Chế độ quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ chi thường xuyên không giao tự chủ, nguồn thu phí để lại chi nhiệm vụ không thường xuyên, nguồn vay nợ, viện trợ, nguồn khác (nếu có), đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí. Như vậy, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp cần lưu ý các nội dung trên khi xây dựng. Đơn vị sự nghiệp nhóm 3 căn cứ các quy định nào để lập quy chế chi tiêu nội bộ Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3 căn cứ các quy định về tự chủ tài chính, phân phối kết quả tài chính trong năm từ Điều 11 đến Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP để lập quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó, việc phân phối kết quả tài chính trong năm được hướng hướng dẫn bởi Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư 56/2022/TT-BTC. Trong đó, Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị nhóm 3 được quy định như sau: - Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau: + Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%; + Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích (không khống chế mức trích); đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; + Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; + Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành; + Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. - Sử dụng các Quỹ >> Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; mua bản quyền tác phẩm, chương trình; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp công theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có); >> Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác; >> Quỹ khen thưởng: Để thưởng cuối năm, thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định và được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; >> Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của đơn vị; góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoàn cảnh khó khăn; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế; chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện; >> Quỹ khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, mua sắm, góp vốn liên doanh, liên kết phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư công; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan. - Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này và quy trình sử dụng các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị. Như vậy, Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP và quy trình sử dụng các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị.
Sửa đổi chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, NLĐ từ ngày 26/7/2023
Ngày 26/7/2023, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 965/QĐ-KTNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán nhà nước. Theo đó, tại Quyết định 965/QĐ-KTNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc Khối cơ quan kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1991/QĐ-KTNN ngày 06/12/2021 của Tổng Kiểm toán nhà nước. Cụ thể, chế độ công tác phí được thực hiện theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị; đồng thời, căn cứ đặc điểm tình hình hoạt động công tác của ngành, áp dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, KTNN, được sửa đổi, bổ sung như sau: (1) Đối tượng đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay Theo đó, tại trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay điều chỉnh theo quy định mới như sau: (điểm b,c khoản 1 Điều 6 Quyết định 1991/QĐ-KTNN được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 965/QĐ-KTNN) Đối tượng đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay quy định như sau: + Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương trở lên. + Chuyên viên chính, kiểm toán viên chính và tương đương có mức lương từ hệ số 5,76 trở lên (khi Nhà nước thay đổi hệ số lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển đổi để xác định lại cho phù hợp). + Thư ký Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước đi công tác theo lịch trình của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước. + Trường hợp khác do yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan cần cử người đi công tác giải quyết nhiệm vụ gấp được Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN duyệt đi công tác bằng máy bay. + Công chức thuộc Vụ tham mưu được lãnh đạo Vụ cử tham gia xét duyệt Kế hoạch kiểm toán, Báo cáo kiểm toán tại các Kiểm toán nhà nước khu vực, thông qua kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; thực hiện công tác cán bộ, nhân sự theo lịch của Kiểm toán nhà nước (Hồ sơ thanh toán gửi kèm văn bản của Lãnh đạo Vụ về cử công chức đi công tác). (điểm mới) Ngoài ra, người được cử đi công tác không thuộc đối tượng được thanh toán tiền vé máy bay thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 6, nếu đi bằng phương tiện máy bay thì được thanh toán theo mức giá cước ô tô, tàu hỏa (thanh toán theo phương tiện tàu hỏa khi có cả 2 phương tiện ô tô và tàu hỏa trên cùng một chặng đường, chi tiết mức giá một số chặng đường, tuyến đường chính tại Phụ lục 01b kèm theo). Hồ sơ thanh toán gửi kèm hóa đơn, thẻ lên máy bay, cuống vé (hoặc vé điện tử) Xem và tải Phụ lục 01b https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/28/phu-luc-1b.docx (so với quy định hiện hành đã bổ sung thanh toán theo phương tiện tàu hỏa khi có cả 2 phương tiện ô tô và tàu hỏa trên cùng một chặng đường và sửa đổi Hồ sơ thanh toán) (2) Chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, người lao động Theo Quyết định 965/QĐ-KTNN quy định chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, người lao động được thực hiện theo Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 06/2023/TT-BTC ngày 31/01/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC, một số nội dung chi tiết như sau: - Chi đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước theo các chức danh, nghề nghiệp: Cán bộ công chức được quyết định cử đi học (được Kiểm toán nhà nước chi trả chi phí) gửi đề nghị thanh toán, thông báo học phí của cơ sở đào tạo cho Văn phòng Kiểm toán nhà nước để thực hiện chuyển khoản; Cán bộ công chức liên hệ với cơ sở đào tạo nhận hóa đơn gửi Văn phòng Kiểm toán nhà nước (Phòng Kế toán) để hoàn tất hồ sơ thanh toán. - Chi bồi dưỡng nghiệp vụ do Trường đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức theo kế hoạch đào tạo hàng năm được duyệt Trường hợp các lớp học tổ chức tại cơ sở cách xa trụ sở cơ quan từ 30km trở lên: Học viên được chi hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/ngày thực học (tối đa bằng mức lương cơ bản/01 tháng thực học); chi phí đi lại 02 lượt đi/về (kèm theo vé tàu, xe; mức chi theo Phụ lục số 01b kèm theo). Xem và tải Phụ lục 01b https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/28/phu-luc-1b.docx - Chi hỗ trợ học phí học nâng cao kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm: *Đối với cán bộ công chức được cử đi học theo Quyết định của Kiểm toán nhà nước, cụ thể như: + Tham gia học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước: Hàng năm, cán bộ công chức đã nhận bằng tốt nghiệp, gửi hồ sơ, bảng kê kèm chứng từ nộp học phí toàn khóa học cho Vụ Tổ chức cán bộ; căn cứ dự toán kinh phí được giao, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phương án hỗ trợ học phí. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chi hỗ trợ học phí cho các cán bộ công chức Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước theo phương án được duyệt; + Tham gia học ngoại ngữ; kỹ năng biên dịch, phiên dịch: Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phê duyệt chủ trương đào tạo, danh sách cán bộ công chức đi học, kết quả học tập cuối khóa; thủ tục chọn cơ sở đào tạo tùy thuộc vào số tiền thực hiện của từng khóa học để lựa chọn hình thức phù hợp. *Đối với cán bộ công chức tự học nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học + Khuyến khích cán bộ công chức tự học ngoài giờ hành chính để nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu phát triển Kiểm toán nhà nước; + Trường hợp cán bộ công chức tự học ảnh hưởng đến thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Vụ Tổ chức cán bộ; Sau khi kết thúc khóa học cán bộ công chức báo cáo kết quả học tập, chứng từ nộp học phí cho Vụ Tổ chức cán bộ; hàng năm, căn cứ dự toán kinh phí được giao, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phương án hỗ trợ học phí. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chi hỗ trợ học phí cho các cán bộ công chức Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước theo phương án được duyệt; Đối với cán bộ công chức tự học có thành tích học tập tốt, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp gửi Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành trình Tổng Kiểm toán nhà nước khen thưởng trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 5 Chương II Quyết định 1315/QĐ-KTNN ngày 12/7/2019 ban hành Quy chế sử dụng nguồn kinh phí được trích 5% trên số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị. - Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức: Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước quy định mức chi tiền công cho các nhiệm vụ ra đề thi, coi thi, chấm thi trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức tại Phụ lục số 05 kèm theo. Xem và tải Phụ lục 05 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/28/quyet-dinh-965-qd-ktnn-2023-sua-doi-quy-che-chi-tieu-noi-bo.doc Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy tại Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thực hiện quy đổi thời gian ra giờ chuẩn theo quy định tại Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có) và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành có liên quan. - Chi cho bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức do các Vụ, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước thực hiện. - Chi biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng mới; chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng, ôn thi: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 76/2018/TT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; mức chi tối đa 1.500.000đ/chuyên đề tương đương với "Báo cáo khoa học được cơ quan tổ chức hội thảo đặt hàng nhưng không trình bày tại hội thảo" quy định tại Thông tư 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Các khoản chi đào tạo khác theo kế hoạch và dự toán được phê duyệt. - Trình tự, thủ tục lập dự toán, thẩm định dự toán, hồ sơ thanh toán các nội dung thuộc chi hỗ trợ tham gia học ngoại ngữ; kỹ năng biên dịch, phiên dịch do Kiểm toán nhà nước cử đi tại điểm c, điểm d, đ, e, g khoản này thực hiện theo Phụ lục số 02. Xem và tải Phụ lục 02 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/28/phu-luc-2.docx Đối với các lớp do các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán nhà nước tổ chức: Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận tại hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ: Mức chi thù lao (bao gồm cả thù lao soạn giáo án, bài giảng, tham luận) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao, mức tối đa 1.800.000 đồng/buổi Xem chi tiết tại Quyết định 965/QĐ-KTNN ngày 26/7/2023.
Quy chế chi tiêu nội bộ đối với công ty Cổ phần?
Cho em hỏi: Có văn bản pháp luật nào quy định về quy chế chi tiêu đối với công ty cổ phần không ạ? Em có thể tham khảo mẫu ở đâu? Em cảm ơn!