"Anh em như chông như mác" là gì? Anh em trong gia đình có nghĩa vụ gì với nhau?
Anh em như chông như mác nghĩa là gì? Anh em trong gia đình có nghĩa vụ gì với nhau? Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh em trong gia đình là gì? Anh em như chông như mác nghĩa là gì? Anh em trong gia đình có nghĩa vụ gì với nhau? Câu tục ngữ "Anh em như chông như mác" mô tả mối quan hệ giữa anh em ruột thịt hoặc những người thân thiết như anh em mà không hòa thuận, thậm chí còn thù địch và gây hại cho nhau. "Chông" là cọc nhọn bằng tre hoặc gỗ dùng để phòng thủ, còn "mác" là một loại vũ khí giống dao dài có lưỡi sắc. Nghĩa bóng của câu này ám chỉ việc họ đối xử với nhau gay gắt, nguy hiểm như những vũ khí sắc nhọn. Câu tục ngữ vừa chỉ trích tình trạng anh em mâu thuẫn, xung đột nghiêm trọng, vừa khuyên răn mọi người nên giữ gìn tình cảm gia đình, tránh để mối quan hệ ruột thịt trở nên đối địch. Nó thường được sử dụng để miêu tả hoặc cảnh báo về những mối quan hệ gia đình không lành mạnh, đặc biệt là giữa anh em ruột thịt. Hơn nữa, câu tục ngữ này còn phản ánh thực tế phũ phàng trong một số gia đình, nơi mà lợi ích cá nhân, tranh giành tài sản hay quyền lực có thể làm sứt mẻ tình cảm ruột thịt. Nó cũng có thể ám chỉ những trường hợp anh em vì hiểu lầm, ganh ghét hay những nguyên nhân khác mà trở nên thù địch, gây tổn hại cho nhau. Ngoài ra, câu tục ngữ "Anh em như chông như mác" còn mang tính giáo dục sâu sắc. Nó khuyên răn người nghe nên trân trọng và gìn giữ tình cảm gia đình, đặc biệt là quan hệ anh em. Đồng thời, nó cũng nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giải quyết mâu thuẫn một cách ôn hòa, tránh để tình cảm ruột thịt bị tổn hại. Như vậy, câu tục ngữ "Anh em như chông như mác" phản ánh nhiều khía cạnh của văn hóa, xã hội và tâm lý con người Việt Nam. Nó không chỉ mô tả một hiện tượng tiêu cực trong quan hệ gia đình mà còn mang theo lời cảnh tỉnh và khuyên răn sâu sắc về việc gìn giữ tình cảm ruột thịt. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh em trong gia đình là gì? Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh em trong gia đình được quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cụ thể như sau: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì: - Anh đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; - Em đã thành niên không sống chung với anh có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, anh em trong gia đình còn phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: Anh em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Anh em trong gia đình có thể thừa kế tài sản của nhau không? Thứ tự người thừa kế theo pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó, anh em trong gia đình có thể thừa kế tài sản của nhau theo hàng thừa kế thứ hai. Như vậy, câu tục ngữ "Anh em như chông như mác" câu tục ngữ mô tả mối quan hệ không hòa thuận của anh em trong gia đình, đồng thời còn là lời cảnh tỉnh và khuyên răn sâu sắc về việc gìn giữ tình cảm ruột thịt. Tuy cho mối quan hệ anh em trong gia đình có bất hòa, mâu thuẫn thì anh em trong gia đình vẫn có quyền và nghĩa với nhau.
Có được làm thành viên HĐQT của công ty con khi anh rể là thành viên HĐQT công ty mẹ là DNNN không?
Căn cứ Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. - Đối với doanh nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ. Theo quy định trên thì thành viên HĐQT của công ty con không được là người có quan hệ gia đình đối với người quản lý của công ty mẹ. Mà theo Khoản 22, 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị là người quản lý doanh nghiệp và người có quan hệ gia đình: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng. Như vậy, em vợ và anh rễ là người có quan hệ gia đình với nhau, anh rể là người quản lý của công ty mẹ nên em vợ không đủ điều kiện để trở thành thành viên HĐQT của công ty con.
Mẹ kế - con chồng, Cha dượng - con vợ _ mối quan hệ chưa có hồi kết
Trưa oi bức, chẳng suy nghĩ được gì nên mình lên mạng đọc báo giải khuây; tình cờ xem được tin "cha ruột, mẹ kế đánh con chồng" https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/canh-sat-dieu-tra-nhieu-vet-bong-tren-nguoi-be-gai-7-tuoi-3675601.html Thật ra, trong xã hội hiện tại cũng đã xảy ra nhiều trường hợp tương tự, nhưng dường như chỉ bị lên án rồi cho qua hoặc có chăng là được sự can thiệp của pháp luật mà vẫn chưa có biện pháp thiết thực nào để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trên. Điều 69. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về "nghĩa vụ và quyền của cha mẹ" là: 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Như vậy, theo Khoản 4 Điều 69 Luật HN & GĐ 2014 dù là con riêng hay con chung thì cha, mẹ đều có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương, lo lắng và giúp con phát triển lành mạnh về trí tuệ và đạo đức... Tuy nhiên, một bộ phận vẫn chưa có cái nhìn khách quan về mối quan hệ này; có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng mẹ kế đánh con chồng, cha kế hành hạ con vợ... : Trước tiên là, tác động từ xã hội, chuẩn mực đạo đức đang bị thể hóa theo sự phát triển của xã hội; một bộ phận người ít học, chỉ nghĩ không phải ruột thịt gì nên không thương tiếc mà đánh đập hành hạ; cũng có một bộ phận người dù có học có đủ trình độ, đủ suy nghĩ nhưng vẫn thực hiện nó, đơn cử trường hợp gần đây nhất là vụ việc cô giáo mầm non ở Hà Nội đánh đập con riêng của chồng; Thứ hai là, sự nhu nhược, thiếu quan tâm của những người ruột thịt (cha ruột, mẹ ruột); Thứ ba là, sự thờ ơ của xóm giềng, chính quyền địa phương; chỉ khi nào sự việc được tố giác hoặc đưa lên mạng xã hội thì mới vỡ lẽ; Thứ tư là, mặc dù pháp luật đã quy định nhưng chưa đủ mạnh, chưa đi sâu vào ý thức của người dân: Khoản 1, khoản 2 Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Theo khoản 1 Điều 50 của Nghị định này hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng: a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. Ngoài ra, người thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên còn bị buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. Trường hợp, hành vi đánh đập đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu TNHS theo quy định của BLHS như: "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác" quy định tại Điều 134 BLHS 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) hay "Tội hành hạ người khác" Điều 140 hoặc "Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình" Điều 185 BLHS 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) và tình tiết xâm hại đối với trẻ em được xem là tình tiết tăng nặng TNHS của người phạm tội. các bạn nghĩ sao về vấn đề này?
"Anh em như chông như mác" là gì? Anh em trong gia đình có nghĩa vụ gì với nhau?
Anh em như chông như mác nghĩa là gì? Anh em trong gia đình có nghĩa vụ gì với nhau? Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh em trong gia đình là gì? Anh em như chông như mác nghĩa là gì? Anh em trong gia đình có nghĩa vụ gì với nhau? Câu tục ngữ "Anh em như chông như mác" mô tả mối quan hệ giữa anh em ruột thịt hoặc những người thân thiết như anh em mà không hòa thuận, thậm chí còn thù địch và gây hại cho nhau. "Chông" là cọc nhọn bằng tre hoặc gỗ dùng để phòng thủ, còn "mác" là một loại vũ khí giống dao dài có lưỡi sắc. Nghĩa bóng của câu này ám chỉ việc họ đối xử với nhau gay gắt, nguy hiểm như những vũ khí sắc nhọn. Câu tục ngữ vừa chỉ trích tình trạng anh em mâu thuẫn, xung đột nghiêm trọng, vừa khuyên răn mọi người nên giữ gìn tình cảm gia đình, tránh để mối quan hệ ruột thịt trở nên đối địch. Nó thường được sử dụng để miêu tả hoặc cảnh báo về những mối quan hệ gia đình không lành mạnh, đặc biệt là giữa anh em ruột thịt. Hơn nữa, câu tục ngữ này còn phản ánh thực tế phũ phàng trong một số gia đình, nơi mà lợi ích cá nhân, tranh giành tài sản hay quyền lực có thể làm sứt mẻ tình cảm ruột thịt. Nó cũng có thể ám chỉ những trường hợp anh em vì hiểu lầm, ganh ghét hay những nguyên nhân khác mà trở nên thù địch, gây tổn hại cho nhau. Ngoài ra, câu tục ngữ "Anh em như chông như mác" còn mang tính giáo dục sâu sắc. Nó khuyên răn người nghe nên trân trọng và gìn giữ tình cảm gia đình, đặc biệt là quan hệ anh em. Đồng thời, nó cũng nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giải quyết mâu thuẫn một cách ôn hòa, tránh để tình cảm ruột thịt bị tổn hại. Như vậy, câu tục ngữ "Anh em như chông như mác" phản ánh nhiều khía cạnh của văn hóa, xã hội và tâm lý con người Việt Nam. Nó không chỉ mô tả một hiện tượng tiêu cực trong quan hệ gia đình mà còn mang theo lời cảnh tỉnh và khuyên răn sâu sắc về việc gìn giữ tình cảm ruột thịt. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh em trong gia đình là gì? Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh em trong gia đình được quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cụ thể như sau: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì: - Anh đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; - Em đã thành niên không sống chung với anh có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, anh em trong gia đình còn phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: Anh em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Anh em trong gia đình có thể thừa kế tài sản của nhau không? Thứ tự người thừa kế theo pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó, anh em trong gia đình có thể thừa kế tài sản của nhau theo hàng thừa kế thứ hai. Như vậy, câu tục ngữ "Anh em như chông như mác" câu tục ngữ mô tả mối quan hệ không hòa thuận của anh em trong gia đình, đồng thời còn là lời cảnh tỉnh và khuyên răn sâu sắc về việc gìn giữ tình cảm ruột thịt. Tuy cho mối quan hệ anh em trong gia đình có bất hòa, mâu thuẫn thì anh em trong gia đình vẫn có quyền và nghĩa với nhau.
Có được làm thành viên HĐQT của công ty con khi anh rể là thành viên HĐQT công ty mẹ là DNNN không?
Căn cứ Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. - Đối với doanh nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ. Theo quy định trên thì thành viên HĐQT của công ty con không được là người có quan hệ gia đình đối với người quản lý của công ty mẹ. Mà theo Khoản 22, 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị là người quản lý doanh nghiệp và người có quan hệ gia đình: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng. Như vậy, em vợ và anh rễ là người có quan hệ gia đình với nhau, anh rể là người quản lý của công ty mẹ nên em vợ không đủ điều kiện để trở thành thành viên HĐQT của công ty con.
Mẹ kế - con chồng, Cha dượng - con vợ _ mối quan hệ chưa có hồi kết
Trưa oi bức, chẳng suy nghĩ được gì nên mình lên mạng đọc báo giải khuây; tình cờ xem được tin "cha ruột, mẹ kế đánh con chồng" https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/canh-sat-dieu-tra-nhieu-vet-bong-tren-nguoi-be-gai-7-tuoi-3675601.html Thật ra, trong xã hội hiện tại cũng đã xảy ra nhiều trường hợp tương tự, nhưng dường như chỉ bị lên án rồi cho qua hoặc có chăng là được sự can thiệp của pháp luật mà vẫn chưa có biện pháp thiết thực nào để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trên. Điều 69. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về "nghĩa vụ và quyền của cha mẹ" là: 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Như vậy, theo Khoản 4 Điều 69 Luật HN & GĐ 2014 dù là con riêng hay con chung thì cha, mẹ đều có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương, lo lắng và giúp con phát triển lành mạnh về trí tuệ và đạo đức... Tuy nhiên, một bộ phận vẫn chưa có cái nhìn khách quan về mối quan hệ này; có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng mẹ kế đánh con chồng, cha kế hành hạ con vợ... : Trước tiên là, tác động từ xã hội, chuẩn mực đạo đức đang bị thể hóa theo sự phát triển của xã hội; một bộ phận người ít học, chỉ nghĩ không phải ruột thịt gì nên không thương tiếc mà đánh đập hành hạ; cũng có một bộ phận người dù có học có đủ trình độ, đủ suy nghĩ nhưng vẫn thực hiện nó, đơn cử trường hợp gần đây nhất là vụ việc cô giáo mầm non ở Hà Nội đánh đập con riêng của chồng; Thứ hai là, sự nhu nhược, thiếu quan tâm của những người ruột thịt (cha ruột, mẹ ruột); Thứ ba là, sự thờ ơ của xóm giềng, chính quyền địa phương; chỉ khi nào sự việc được tố giác hoặc đưa lên mạng xã hội thì mới vỡ lẽ; Thứ tư là, mặc dù pháp luật đã quy định nhưng chưa đủ mạnh, chưa đi sâu vào ý thức của người dân: Khoản 1, khoản 2 Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Theo khoản 1 Điều 50 của Nghị định này hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng: a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. Ngoài ra, người thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên còn bị buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. Trường hợp, hành vi đánh đập đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu TNHS theo quy định của BLHS như: "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác" quy định tại Điều 134 BLHS 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) hay "Tội hành hạ người khác" Điều 140 hoặc "Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình" Điều 185 BLHS 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) và tình tiết xâm hại đối với trẻ em được xem là tình tiết tăng nặng TNHS của người phạm tội. các bạn nghĩ sao về vấn đề này?