Chế độ ưu đãi và phụ cấp của Kiểm Lâm khi công tác trong rừng?
Viên chức giữ ngạch kiểm lâm thì ngoài tiền lương tiền công theo ngạch tôi có được hưởng ưu đãi gì? Trong trường hợp kiêm lâm thường đi công tác trong rừng thì có được hưởng phụ cấp hay khoản phí nào tương ứng không? Phụ cấp ưu đãi nghề của viên chức kiểm lâm? Căn cứ Mục II.1 Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC: Mức phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành kiểm lâm như sau: - Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; - Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5; - Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3; - Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; - Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5; - Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3; - Mức 15% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiểm lâm cơ động; - Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng. Phụ cấp thâm niên của viên chức kiểm lâm? Căn cứ theo khoản 6 Điều 1 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC thì phụ cấp thâm niên nghề được áp dụng đối với các cán bộ, công chức Kiểm lâm sau: - Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm - Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm - Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm - Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp). Mức hưởng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC như sau: “Cán bộ, công chức Kiểm lâm nêu trên có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.” Ngoài ra, đối với viên chức ngạch Kiểm lâm vẫn có thể hưởng các chế độ ưu đãi khác tùy thuộc vào kinh phí và quy chế của đơn vị viên chức đang công tác. Chế độ công tác phí khi kiểm lâm công tác trong rừng? Chế độ công tác phí áp dụng cho cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được ghi nhận tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 3565/QĐ-BNN-TC năm 2010 như sau: “Chế độ công tác phí … - Phụ cấp lưu trú: Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người lao động đi công tác tối đa không quá 150.000 đồng/ngày. Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú cho phù hợp theo các tiêu chí: căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác nhưng tối đa không quá 70% theo mức quy định trên và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 200.000 đồng/người/ngày cho những ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển). … - Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng: Đối với cán bộ, viên chức phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng); thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (đối tượng và mức chi).” Theo đó, mức khoán tiền công tác phí của viên chức kiểm lâm công tác trong rừng (hay kiểm tra rừng) sẽ dựa đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ theo đặc điểm công tác và khả năng kinh phí của đơn vị để quyết định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ và tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (đối tượng và mức chi). Như vậy, ngoài các khoản phụ cấp được hưởng dựa trên chức danh của viên chức là kiểm lâm như phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề thì khi kiểm lâm có công tác phải ở lại trong rừng sẽ được hưởng một mức tiền khoán công tác phí tương ứng trong tháng phải công tác trong rừng.
Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm là gì? Từ 1/7, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn được nhận phụ cấp ưu đãi không? (1) Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc là gì? Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc là một khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận thêm khi nhận lương do làm những công việc đặc thù, có điều kiện lao động cao hơn bình thường. Căn cứ vào điểm b và điểm d2 khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định như sau: Phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Phụ cấp trách nhiệm công việc được áp dụng đối với những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. (2) Giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm không? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đối tượng được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc bao gồm: - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học có từ 70% trở lên số học viên là người khuyết tật và lớp hòa nhập là lớp học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người khuyết tật. Như vậy, nhà giáo chuyên trách và không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật và trong các lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật là đối tượng được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp công việc. (3) Từ 1/7, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn được nhận phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm không? Từ 01/7/2024, theo Nghị quyết 27/NQ-TW mức lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được áp dụng theo bảng lương mới, tiền lương chiếm 70% và các khoản phụ cấp chiếm 30% trong tổng tiền lương được nhận. Căn cứ tại điểm d tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW quy định việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành có nêu rõ: “Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.” Như vậy, từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề sẽ được gộp với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm và được gọi chung với tên gọi mới là phụ cấp theo nghề. Do đó, giảng viên chuyên trách hoặc không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật và trong các lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật sẽ vẫn được nhận phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc nhưng sẽ dưới tên gọi là phụ cấp theo nghề.
Những trường hợp nào viên chức ngành khuyến nông được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?
Hiện nay, viên chức ngành khuyến nông được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề trong những trường hợp nào? Mức phụ cấp ưu đãi nghề và hệ số lương là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Những trường hợp nào viên chức ngành khuyến nông được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề? Căn cứ theo Quyết định 132/2006/QĐ-TTg, những công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc 01 trong những trường hợp sau đây thì sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, cụ thể: - Công chức, viên chức ngành kiểm lâm. - Công chức, viên chức ngành bảo vệ thực vật, thú y. - Công chức, viên chức ngành kiểm soát đê điều. Theo đó, viên chức khuyến nông đang công tác trong những ngành nêu trên sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề. (2) Mức phụ cấp ưu đãi nghề của viên chức ngành khuyến nông hiện nay là bao nhiêu? Mức phụ cấp ưu đãi nghề của viên chức khuyến nông hiện đang được quy định tại mục II Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC như sau: Đối với ngành kiểm lâm: - Mức 50% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; - Mức 45% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5; - Mức 40% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3; - Mức 30% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; - Mức 25% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5. - Mức 20% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3. - Mức 15% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiểm lâm cơ động. - Mức 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng. Đối với ngành bảo vệ thực vật, thú y: - Đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên sẽ áp dụng mức 25%. - Đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5 sẽ áp dụng mức 20%. - Đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực 0,1 đến 0,3 sẽ áp dụng mức 15% - Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với những trường hợp sau đây: + Các công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi không có phụ cấp khu vực. + Các công chức, viên chức chuyên môn trực tiếp làm kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, chẩn đoán bệnh động vật, điều tra phát hiện và dự tính dự báo bảo vệ thực vật, giám định và kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật tại các Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm thú y hoặc Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, Trung tâm chuyên ngành thuộc Cục Thú y và thuộc Cục Bảo vệ thực vật. Đối với ngành kiểm soát đê điều: - Đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm soát đê điều làm việc tại các Đội, Hạt kiểm soát đê biển: Áp dụng mức 20%. - Đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm soát đê điều làm việc tại các Đội, Hạt kiểm soát đê sông: Áp dụng mức 15%. Như vậy, viên chức khuyến nông hiện nay sẽ được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề như đã nêu trên. (3) Viên chức ngành khuyến nông có hệ số lương là bao nhiêu? Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT thì sẽ được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể: - Đối với chức danh khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38). - Đối với chức danh khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98). - Đối với kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06). Theo đó, hệ số lương của viên chức ngành khuyến nông sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức như đã nêu trên.
Đang hưởng phụ cấp công vụ thì công chức có được hưởng thêm ưu đãi nghề?
Bên cạnh tiền lương thì phụ cấp là một trong những khoản tiền bổ sung lớn hỗ trợ cho những công chức làm việc đặc thù. Vậy trường hợp công chức đang hưởng phụ cấp công vụ thì có đồng thời hưởng thêm phụ cấp ưu đãi nghề? 1. Phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp ưu đãi nghề được dùng để chỉ loại phụ cấp lương mà Nhà nước dùng để ưu đãi người có công hoặc ưu đãi những lao động trong một số ngành cần thiết như y tế, giáo dục, lực lượng vũ trang... 2. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề gồm những ai? Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề có thể kể đến một số đối tượng như: - Nhà giáo (kể cả những người đang thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập; cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các trường công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ… - Công chức, viên chức, cán bộ y tế xã trực tiếp làm chuyên môn y tế; Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa phong tâm thần … trong đơn vị sự nghiệp công lập (Căn cứ Nghị định 56/2011/NĐ-CP). - Công chức, viên chức chuyên ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều (có 02 chữ số đầu mã ngạch là 09 10, 11) thuộc biên chế trả lương trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp Nhà nước, được chuyển xếp lương theo Nghị định 204 (căn cứ Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT)... Từ nội dung, có thể thấy không phải đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nào cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. 3. Mức phụ cấp ưu đãi của công chức hiện nay là bao nhiêu? Từ quy định của pháp luật thì mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp của công chức, viên chức được tính như sau: Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 4. Có đồng thời hưởng phụ cấp công vụ với phụ cấp ưu đãi nghề? Căn cứ Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định nguyên tắc áp dụng cho người đang hưởng phụ cấp công vụ thực hiện theo sau: - Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm: + Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; + Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; + Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam. - Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo. - Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP. Như vậy, công chức đang được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ.
Chưa là viên chức, thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Hiện nay, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ sở y tế công lập có thể được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100%. Vậy, với các đối tượng chưa có biên chế, thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không? 1. Đối tượng nào được hưởng ưu đãi nghề? Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, đối tượng được hưởng ưu đãi nghề bao gồm: – Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ (ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11) – Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. – Công chức trong các cơ quan nhà nước (tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP) – Công chức dự bị (tại Nghị định số 115/2003/NĐ-CP) – Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP) – Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế được đặt tại Việt Nam – Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP). – Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu. – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. 2. Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp ưu đãi nghề như sau: - Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất. - Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng. Cách tính Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng 3. Chưa là viên chức, thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không? Theo Điều 1 Nghị định số 05/2023/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập như sau: - Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023: + Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. + Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3. Theo đó, với các đối tượng đang công tác tại cơ sở y tế công lập, nhưng chưa được tuyển dụng viên chức thì sẽ không thuộc vào nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định.
Viên chức đi học có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?
Để được luân chuyển vị trí công tác hoặc nâng ngạch thì viên chức y tế sẽ được cử đi học đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để phù hợp với vị trí mới. Vậy trong thời gian viên chức đi học thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề? 1. Trách nhiệm của viên chức khi được cử đi đào tạo Viên chức khi nhận được quyết định cử đi học thì theo Điều 35 Luật Viên chức 2010 có quy định trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng như sau: Theo đó, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương. 2. Thời gian viên chức y tế không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TTLT-BYT-BNV-BTC quy định thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế bao gồm: (1) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP. (2) Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức. (3) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên. (4) Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (5) Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên. (6) Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên. 3. Mức phụ cấp đối với viên chức không hưởng phụ cấp nghề Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 02/TTLT-BYT-BNV-BTC mức phụ cấp đối với viên chức trong thời gian làm việc không thường xuyên không nhận phụ cấp nghề như sau: - Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại mục (1). - Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại mục (2). - Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại mục (3). - Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả cán bộ chuyên môn y tế của trạm y tế xã, phường, thị trấn) thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại mục (4). Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức quy định tại điểm a, Khoản 5, Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP: - Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để phục vụ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. - Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn y tế về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, quy định tại điểm b, Khoản 5, Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét quyết định áp dụng mức phụ cấp quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP. Như vậy, nếu viên chức y tế được cử đi học ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế thì sẽ không được hưởng phụ cấp nghề. Trường hợp ngược lại nếu viên chức y tế đi học dưới 3 tháng thì vẫn được hưởng trợ phụ cấp nghề.
Chế độ ưu đãi và phụ cấp của Kiểm Lâm khi công tác trong rừng?
Viên chức giữ ngạch kiểm lâm thì ngoài tiền lương tiền công theo ngạch tôi có được hưởng ưu đãi gì? Trong trường hợp kiêm lâm thường đi công tác trong rừng thì có được hưởng phụ cấp hay khoản phí nào tương ứng không? Phụ cấp ưu đãi nghề của viên chức kiểm lâm? Căn cứ Mục II.1 Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC: Mức phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành kiểm lâm như sau: - Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; - Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5; - Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3; - Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; - Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5; - Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3; - Mức 15% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiểm lâm cơ động; - Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng. Phụ cấp thâm niên của viên chức kiểm lâm? Căn cứ theo khoản 6 Điều 1 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC thì phụ cấp thâm niên nghề được áp dụng đối với các cán bộ, công chức Kiểm lâm sau: - Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm - Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm - Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm - Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp). Mức hưởng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC như sau: “Cán bộ, công chức Kiểm lâm nêu trên có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.” Ngoài ra, đối với viên chức ngạch Kiểm lâm vẫn có thể hưởng các chế độ ưu đãi khác tùy thuộc vào kinh phí và quy chế của đơn vị viên chức đang công tác. Chế độ công tác phí khi kiểm lâm công tác trong rừng? Chế độ công tác phí áp dụng cho cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được ghi nhận tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 3565/QĐ-BNN-TC năm 2010 như sau: “Chế độ công tác phí … - Phụ cấp lưu trú: Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người lao động đi công tác tối đa không quá 150.000 đồng/ngày. Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú cho phù hợp theo các tiêu chí: căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác nhưng tối đa không quá 70% theo mức quy định trên và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 200.000 đồng/người/ngày cho những ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển). … - Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng: Đối với cán bộ, viên chức phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng); thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (đối tượng và mức chi).” Theo đó, mức khoán tiền công tác phí của viên chức kiểm lâm công tác trong rừng (hay kiểm tra rừng) sẽ dựa đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ theo đặc điểm công tác và khả năng kinh phí của đơn vị để quyết định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ và tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (đối tượng và mức chi). Như vậy, ngoài các khoản phụ cấp được hưởng dựa trên chức danh của viên chức là kiểm lâm như phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề thì khi kiểm lâm có công tác phải ở lại trong rừng sẽ được hưởng một mức tiền khoán công tác phí tương ứng trong tháng phải công tác trong rừng.
Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm là gì? Từ 1/7, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn được nhận phụ cấp ưu đãi không? (1) Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc là gì? Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc là một khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận thêm khi nhận lương do làm những công việc đặc thù, có điều kiện lao động cao hơn bình thường. Căn cứ vào điểm b và điểm d2 khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định như sau: Phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Phụ cấp trách nhiệm công việc được áp dụng đối với những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. (2) Giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm không? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đối tượng được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc bao gồm: - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học có từ 70% trở lên số học viên là người khuyết tật và lớp hòa nhập là lớp học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người khuyết tật. Như vậy, nhà giáo chuyên trách và không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật và trong các lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật là đối tượng được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp công việc. (3) Từ 1/7, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn được nhận phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm không? Từ 01/7/2024, theo Nghị quyết 27/NQ-TW mức lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được áp dụng theo bảng lương mới, tiền lương chiếm 70% và các khoản phụ cấp chiếm 30% trong tổng tiền lương được nhận. Căn cứ tại điểm d tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW quy định việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành có nêu rõ: “Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.” Như vậy, từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề sẽ được gộp với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm và được gọi chung với tên gọi mới là phụ cấp theo nghề. Do đó, giảng viên chuyên trách hoặc không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật và trong các lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật sẽ vẫn được nhận phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc nhưng sẽ dưới tên gọi là phụ cấp theo nghề.
Những trường hợp nào viên chức ngành khuyến nông được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?
Hiện nay, viên chức ngành khuyến nông được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề trong những trường hợp nào? Mức phụ cấp ưu đãi nghề và hệ số lương là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Những trường hợp nào viên chức ngành khuyến nông được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề? Căn cứ theo Quyết định 132/2006/QĐ-TTg, những công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc 01 trong những trường hợp sau đây thì sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, cụ thể: - Công chức, viên chức ngành kiểm lâm. - Công chức, viên chức ngành bảo vệ thực vật, thú y. - Công chức, viên chức ngành kiểm soát đê điều. Theo đó, viên chức khuyến nông đang công tác trong những ngành nêu trên sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề. (2) Mức phụ cấp ưu đãi nghề của viên chức ngành khuyến nông hiện nay là bao nhiêu? Mức phụ cấp ưu đãi nghề của viên chức khuyến nông hiện đang được quy định tại mục II Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC như sau: Đối với ngành kiểm lâm: - Mức 50% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; - Mức 45% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5; - Mức 40% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3; - Mức 30% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; - Mức 25% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5. - Mức 20% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3. - Mức 15% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiểm lâm cơ động. - Mức 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng. Đối với ngành bảo vệ thực vật, thú y: - Đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên sẽ áp dụng mức 25%. - Đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5 sẽ áp dụng mức 20%. - Đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực 0,1 đến 0,3 sẽ áp dụng mức 15% - Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với những trường hợp sau đây: + Các công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi không có phụ cấp khu vực. + Các công chức, viên chức chuyên môn trực tiếp làm kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, chẩn đoán bệnh động vật, điều tra phát hiện và dự tính dự báo bảo vệ thực vật, giám định và kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật tại các Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm thú y hoặc Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, Trung tâm chuyên ngành thuộc Cục Thú y và thuộc Cục Bảo vệ thực vật. Đối với ngành kiểm soát đê điều: - Đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm soát đê điều làm việc tại các Đội, Hạt kiểm soát đê biển: Áp dụng mức 20%. - Đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm soát đê điều làm việc tại các Đội, Hạt kiểm soát đê sông: Áp dụng mức 15%. Như vậy, viên chức khuyến nông hiện nay sẽ được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề như đã nêu trên. (3) Viên chức ngành khuyến nông có hệ số lương là bao nhiêu? Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT thì sẽ được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể: - Đối với chức danh khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38). - Đối với chức danh khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98). - Đối với kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06). Theo đó, hệ số lương của viên chức ngành khuyến nông sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức như đã nêu trên.
Đang hưởng phụ cấp công vụ thì công chức có được hưởng thêm ưu đãi nghề?
Bên cạnh tiền lương thì phụ cấp là một trong những khoản tiền bổ sung lớn hỗ trợ cho những công chức làm việc đặc thù. Vậy trường hợp công chức đang hưởng phụ cấp công vụ thì có đồng thời hưởng thêm phụ cấp ưu đãi nghề? 1. Phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp ưu đãi nghề được dùng để chỉ loại phụ cấp lương mà Nhà nước dùng để ưu đãi người có công hoặc ưu đãi những lao động trong một số ngành cần thiết như y tế, giáo dục, lực lượng vũ trang... 2. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề gồm những ai? Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề có thể kể đến một số đối tượng như: - Nhà giáo (kể cả những người đang thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập; cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các trường công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ… - Công chức, viên chức, cán bộ y tế xã trực tiếp làm chuyên môn y tế; Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa phong tâm thần … trong đơn vị sự nghiệp công lập (Căn cứ Nghị định 56/2011/NĐ-CP). - Công chức, viên chức chuyên ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều (có 02 chữ số đầu mã ngạch là 09 10, 11) thuộc biên chế trả lương trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp Nhà nước, được chuyển xếp lương theo Nghị định 204 (căn cứ Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT)... Từ nội dung, có thể thấy không phải đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nào cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. 3. Mức phụ cấp ưu đãi của công chức hiện nay là bao nhiêu? Từ quy định của pháp luật thì mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp của công chức, viên chức được tính như sau: Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 4. Có đồng thời hưởng phụ cấp công vụ với phụ cấp ưu đãi nghề? Căn cứ Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định nguyên tắc áp dụng cho người đang hưởng phụ cấp công vụ thực hiện theo sau: - Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm: + Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; + Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; + Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam. - Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo. - Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP. Như vậy, công chức đang được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ.
Chưa là viên chức, thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Hiện nay, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ sở y tế công lập có thể được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100%. Vậy, với các đối tượng chưa có biên chế, thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không? 1. Đối tượng nào được hưởng ưu đãi nghề? Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, đối tượng được hưởng ưu đãi nghề bao gồm: – Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ (ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11) – Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. – Công chức trong các cơ quan nhà nước (tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP) – Công chức dự bị (tại Nghị định số 115/2003/NĐ-CP) – Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP) – Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế được đặt tại Việt Nam – Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP). – Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu. – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. 2. Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp ưu đãi nghề như sau: - Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất. - Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng. Cách tính Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng 3. Chưa là viên chức, thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không? Theo Điều 1 Nghị định số 05/2023/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập như sau: - Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023: + Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. + Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3. Theo đó, với các đối tượng đang công tác tại cơ sở y tế công lập, nhưng chưa được tuyển dụng viên chức thì sẽ không thuộc vào nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định.
Viên chức đi học có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?
Để được luân chuyển vị trí công tác hoặc nâng ngạch thì viên chức y tế sẽ được cử đi học đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để phù hợp với vị trí mới. Vậy trong thời gian viên chức đi học thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề? 1. Trách nhiệm của viên chức khi được cử đi đào tạo Viên chức khi nhận được quyết định cử đi học thì theo Điều 35 Luật Viên chức 2010 có quy định trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng như sau: Theo đó, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương. 2. Thời gian viên chức y tế không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TTLT-BYT-BNV-BTC quy định thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế bao gồm: (1) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP. (2) Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức. (3) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên. (4) Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (5) Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên. (6) Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên. 3. Mức phụ cấp đối với viên chức không hưởng phụ cấp nghề Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 02/TTLT-BYT-BNV-BTC mức phụ cấp đối với viên chức trong thời gian làm việc không thường xuyên không nhận phụ cấp nghề như sau: - Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại mục (1). - Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại mục (2). - Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại mục (3). - Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả cán bộ chuyên môn y tế của trạm y tế xã, phường, thị trấn) thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại mục (4). Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức quy định tại điểm a, Khoản 5, Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP: - Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để phục vụ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. - Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn y tế về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, quy định tại điểm b, Khoản 5, Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét quyết định áp dụng mức phụ cấp quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP. Như vậy, nếu viên chức y tế được cử đi học ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế thì sẽ không được hưởng phụ cấp nghề. Trường hợp ngược lại nếu viên chức y tế đi học dưới 3 tháng thì vẫn được hưởng trợ phụ cấp nghề.