Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương
Đây là nội dung tại Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương Khoản 1 Điều 2 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ: - Xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; - Hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, ban hành và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; - Truyền thông chính sách pháp luật để tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội, huy động Nhân dân tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả; - Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần có sự phối hợp liên ngành để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc; - Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông về chính sách pháp luật; - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. 2. Chế độ làm việc và thông tin, báo cáo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật - Các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên Hội đồng sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức nơi công tác. - Hội đồng có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về tình hình hoạt động của Hội đồng. 3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo Điều 8 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg thì kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm; được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động từ các nguồn hỗ trợ, nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương do Thủ tướng Chính phủ thành lập bao gồm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng; các Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Quyết định 21/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 08/8/2021 và thay thế Quyết định 27/2013/QĐ-TTg.
Ban hành Kế hoạch triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023
Ngày 31/8/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2023 Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023. Theo đó, Kế hoạch triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được thực hiện cụ thể như sau: Tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Xây dựng, biên soạn tài liệu phổ biến, tuyên truyền, tập huấn chuyên sâu các nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 để các cơ quan, tổ chức có liên quan tham khảo, sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan đối với cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại cơ quan trung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương. + Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan. + Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo. - Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan đối với cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở địa phương, các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại địa phương. + Cơ quan chủ trì: ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương. + Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo. Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các điểm mới của Luật này bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. - Tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. - Cơ quan chủ trì: Các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các cấp. - Cơ quan phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan truyền thông, báo chí; các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương. - Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo. Tổ chức rà soát văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành và địa phương Các bộ, ngành, UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực mình quản lý tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do bộ, ngành, địa phương mình đã ban hành, thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan. Bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định của luật chuyên ngành và các văn bản của HĐND, UBND các cấp với các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023. - Nội dung tập trung rà soát, xây dựng: + Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. + Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 hoặc các văn bản có căn cứ pháp lý của Luật này để triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các bộ, ngành, địa phương nhưng thời gian áp dụng vẫn còn hiệu lực sau ngày 01/7/2024. + Rà soát, tổng kết việc áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Ở Trung ương: + Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương (làm đầu mối tổng hợp kết quả rà soát). + Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Thời gian hoàn thành: Báo cáo kết quả rà soát gửi Bộ Công Thương tổng hợp trong tháng 10 năm 2023. - Ở địa phương: + Cơ quan chủ trì: ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương (làm đầu mối tổng hợp kết quả rà soát). + Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan. + Thời gian hoàn thành: Báo cáo kết quả rà soát gửi Bộ Công Thương tổng hợp trong tháng 10 năm 2023. -Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả rà soát và đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Thời gian hoàn thành: Tháng 12 năm 2023. Ban hành văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1) Xây dựng các Nghị định của Chính phủ: - Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. + Cơ quan chủ trì xây dựng: Bộ Công Thương. + Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. + Thời gian trình Chính phủ: Tháng 12 năm 2023. - Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 17/2022/NĐ-CP. + Cơ quan chủ trì xây dựng: Bộ Công Thương. + Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. + Thời gian trình Chính phủ: Tháng 5 năm 2024. (2) Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: - Tên văn bản: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (căn cứ khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). - Cơ quan chủ trì xây dựng: Bộ Công Thương. - Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. - Thời gian trình Thủ tướng Chính phủ: Tháng 4 năm 202 Xem thêm Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực từ ngày 31/8/2023.
Quyết định 112/QĐ-BXD: Phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp xây dựng
Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 112/QĐ-BXD ngày 27/02/2023 ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2023 của Bộ Xây dựng. Theo đó, Bộ Xây dựng triển khai việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng năm 2023 như sau: (1) Phổ biến các văn bản, dự thảo, Chương trình, Kế hoạch Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các Chương trình, Kế hoạch và Đề án do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền năm 2022, 2023 như: - Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). - Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. - Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng. - Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng...và các văn bản quy phạm pháp luật khác. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. - Đơn vị phối hợp: Trung tâm thông tin, Báo Xây dựng, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế. - Thời gian thực hiện: Năm 2023. (2) Tuyên truyền những chính sách mới có tác động đến ngành Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, còn cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chuyển đổi số; bảo vệ môi trường; phòng cháy, chữa cháy; vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội... Có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật điều chỉnh về Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị; Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước...). - Đơn vị chủ trì: Các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. - Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2023. (3) Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL, báo cáo viên pháp luật của Bộ. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2023. (4) Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2023, cao điểm từ ngày 01/10 đến ngày 15/11/2023. (5) Tham mưu thực hiện nhiệm vụ Hội đồng phối hợp PBGDPL Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương. (6) Rà soát đội ngũ báo cáo viên pháp luật Thực hiện rà soát đội ngũ báo cáo viên pháp luật Trung ương của Bộ để đề nghị miễn nhiệm, công nhận báo cáo viên pháp luật theo quy định của pháp luật. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2023. Xem thêm Quyết định 112/QĐ-BXD có hiệu lực ngày 27/02/2023.
Đề án: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người chấp hành hình phạt tù, mới ra tù
Chính Phủ vừa công bố Dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án “ Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2017 -2021” Theo đó, Đề án có những nội dung chính như sau: - Đề án được triển khai thực hiện tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội, các xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước từ năm 2017 đến năm 2021. - Thời gian tổ chức giáo dục pháp luật vào các ngày làm việc trong tuần hoặc ngày thứ bảy, mỗi tuần học 2 buổi, mỗi buổi 5 tiết. - Chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm : + Giám thị trại giam. + Giám thị trại tạm giam. + Trường nhà tạm giữ. + Hiệu trường giáo dưỡng. + Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc. + Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở xã hội, cơ quant hi hành án hình sự các cấp. + Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn mà nòng cốt là lượng Công an các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, các cơ quan phố hợp như Viện kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Lao động – Thương binh xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Đối tượng được phổ biến , giáo dục pháp luật của Đề án bao gồm: + Người đang chấp hành hình phạt tù. + Người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính. + Người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng. + Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội. - Mục tiêu của Đề án là + Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giao sdục pháp luật. + Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, góp phần hạn chế tình trạng phạm tội, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác. + Đảm bảo quyền được học tập, tìm hiểu pháp luật, được phổ biến các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, về pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, sử lý vi phạm hành chính... Xem nội dung chi tiết nội dung Dự thảo Quyết định phê duyệt Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người chấp hành hình phạt tù, mới ra tù…
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương
Đây là nội dung tại Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương Khoản 1 Điều 2 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ: - Xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; - Hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, ban hành và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; - Truyền thông chính sách pháp luật để tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội, huy động Nhân dân tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả; - Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần có sự phối hợp liên ngành để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc; - Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông về chính sách pháp luật; - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. 2. Chế độ làm việc và thông tin, báo cáo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật - Các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên Hội đồng sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức nơi công tác. - Hội đồng có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về tình hình hoạt động của Hội đồng. 3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo Điều 8 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg thì kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm; được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động từ các nguồn hỗ trợ, nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương do Thủ tướng Chính phủ thành lập bao gồm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng; các Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Quyết định 21/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 08/8/2021 và thay thế Quyết định 27/2013/QĐ-TTg.
Ban hành Kế hoạch triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023
Ngày 31/8/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2023 Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023. Theo đó, Kế hoạch triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được thực hiện cụ thể như sau: Tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Xây dựng, biên soạn tài liệu phổ biến, tuyên truyền, tập huấn chuyên sâu các nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 để các cơ quan, tổ chức có liên quan tham khảo, sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan đối với cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại cơ quan trung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương. + Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan. + Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo. - Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan đối với cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở địa phương, các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại địa phương. + Cơ quan chủ trì: ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương. + Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo. Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các điểm mới của Luật này bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. - Tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. - Cơ quan chủ trì: Các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các cấp. - Cơ quan phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan truyền thông, báo chí; các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương. - Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo. Tổ chức rà soát văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành và địa phương Các bộ, ngành, UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực mình quản lý tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do bộ, ngành, địa phương mình đã ban hành, thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan. Bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định của luật chuyên ngành và các văn bản của HĐND, UBND các cấp với các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023. - Nội dung tập trung rà soát, xây dựng: + Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. + Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 hoặc các văn bản có căn cứ pháp lý của Luật này để triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các bộ, ngành, địa phương nhưng thời gian áp dụng vẫn còn hiệu lực sau ngày 01/7/2024. + Rà soát, tổng kết việc áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Ở Trung ương: + Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương (làm đầu mối tổng hợp kết quả rà soát). + Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Thời gian hoàn thành: Báo cáo kết quả rà soát gửi Bộ Công Thương tổng hợp trong tháng 10 năm 2023. - Ở địa phương: + Cơ quan chủ trì: ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương (làm đầu mối tổng hợp kết quả rà soát). + Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan. + Thời gian hoàn thành: Báo cáo kết quả rà soát gửi Bộ Công Thương tổng hợp trong tháng 10 năm 2023. -Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả rà soát và đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Thời gian hoàn thành: Tháng 12 năm 2023. Ban hành văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1) Xây dựng các Nghị định của Chính phủ: - Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. + Cơ quan chủ trì xây dựng: Bộ Công Thương. + Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. + Thời gian trình Chính phủ: Tháng 12 năm 2023. - Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 17/2022/NĐ-CP. + Cơ quan chủ trì xây dựng: Bộ Công Thương. + Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. + Thời gian trình Chính phủ: Tháng 5 năm 2024. (2) Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: - Tên văn bản: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (căn cứ khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). - Cơ quan chủ trì xây dựng: Bộ Công Thương. - Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. - Thời gian trình Thủ tướng Chính phủ: Tháng 4 năm 202 Xem thêm Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực từ ngày 31/8/2023.
Quyết định 112/QĐ-BXD: Phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp xây dựng
Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 112/QĐ-BXD ngày 27/02/2023 ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2023 của Bộ Xây dựng. Theo đó, Bộ Xây dựng triển khai việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng năm 2023 như sau: (1) Phổ biến các văn bản, dự thảo, Chương trình, Kế hoạch Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các Chương trình, Kế hoạch và Đề án do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền năm 2022, 2023 như: - Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). - Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. - Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng. - Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng...và các văn bản quy phạm pháp luật khác. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. - Đơn vị phối hợp: Trung tâm thông tin, Báo Xây dựng, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế. - Thời gian thực hiện: Năm 2023. (2) Tuyên truyền những chính sách mới có tác động đến ngành Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, còn cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chuyển đổi số; bảo vệ môi trường; phòng cháy, chữa cháy; vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội... Có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật điều chỉnh về Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị; Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước...). - Đơn vị chủ trì: Các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. - Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2023. (3) Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL, báo cáo viên pháp luật của Bộ. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2023. (4) Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2023, cao điểm từ ngày 01/10 đến ngày 15/11/2023. (5) Tham mưu thực hiện nhiệm vụ Hội đồng phối hợp PBGDPL Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương. (6) Rà soát đội ngũ báo cáo viên pháp luật Thực hiện rà soát đội ngũ báo cáo viên pháp luật Trung ương của Bộ để đề nghị miễn nhiệm, công nhận báo cáo viên pháp luật theo quy định của pháp luật. - Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2023. Xem thêm Quyết định 112/QĐ-BXD có hiệu lực ngày 27/02/2023.
Đề án: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người chấp hành hình phạt tù, mới ra tù
Chính Phủ vừa công bố Dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án “ Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2017 -2021” Theo đó, Đề án có những nội dung chính như sau: - Đề án được triển khai thực hiện tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội, các xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước từ năm 2017 đến năm 2021. - Thời gian tổ chức giáo dục pháp luật vào các ngày làm việc trong tuần hoặc ngày thứ bảy, mỗi tuần học 2 buổi, mỗi buổi 5 tiết. - Chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm : + Giám thị trại giam. + Giám thị trại tạm giam. + Trường nhà tạm giữ. + Hiệu trường giáo dưỡng. + Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc. + Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở xã hội, cơ quant hi hành án hình sự các cấp. + Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn mà nòng cốt là lượng Công an các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, các cơ quan phố hợp như Viện kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Lao động – Thương binh xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Đối tượng được phổ biến , giáo dục pháp luật của Đề án bao gồm: + Người đang chấp hành hình phạt tù. + Người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính. + Người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng. + Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội. - Mục tiêu của Đề án là + Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giao sdục pháp luật. + Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, góp phần hạn chế tình trạng phạm tội, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác. + Đảm bảo quyền được học tập, tìm hiểu pháp luật, được phổ biến các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, về pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, sử lý vi phạm hành chính... Xem nội dung chi tiết nội dung Dự thảo Quyết định phê duyệt Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người chấp hành hình phạt tù, mới ra tù…