Tuyên án 9 năm tù cho người bắt cóc hai bé gái tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Vừa qua, Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm, tuyên án đối với người phụ nữ bắt cóc 02 bé gái tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ hồi đầu năm nay. (1) Tuyên án 9 năm tù cho người bắt cóc hai bé gái tại phố đi bộ Nguyễn Huệ Hội đồng xét xử đã xét xử kín đối với phiên tòa xử án vụ người phụ nữ bắt cóc 02 bé gái ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ để quay clip khiêu dâm gửi cho người tình. Theo cáo trạng, bị cáo là P.H.N.V (21 tuổi, quê Tiền Giang) có quan hệ tình cảm với người đàn ông nước ngoài (chưa rõ lai lịch) và sống cùng nhau trong khách sạn ở TP. Hồ Chí Minh. Cuối năm 2013, người đàn ông nước ngoài rời khỏi Việt Nam nhưng vẫn giữ liên lạc với bị cáo. Người này yêu cầu bị cáo tìm các bé gái tuổi từ 6 - 12 tuổi để dụ dỗ, quay clip khiêu dâm và gửi cho mình kèm với lời hứa hẹn là sẽ quay về Việt Nam để cưới bị cáo làm vợ. Đến tháng 3/2024, người đàn ông nước ngoài đã gửi cho bị cáo 500 USD và hứa khi nào tìm được bé gái sẽ thuê căn hộ cho bị cáo thực hiện hành vi quay clip khiêu dâm. Bị cáo đến phố đi bộ Nguyễn Huệ để tìm các bé gái theo yêu cầu của người đàn ông trên thì thấy bé N.K (6 tuổi) đang ngồi một mình nên đến bắt chuyện. Biết được N.K thường xuyên ở khu vực này để xin tiền vào buổi tối, bị cáo đã lên kế hoạch dụ dỗ để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Theo đó, bị cáo đã hẹn bé N.K và em gái của N.K là L.H (3 tuổi), bị cáo cho hai bé 10.000 đồng và dắt đi ăn kem, gà rán. Khi vào quán ăn, bị cáo đã chụp hình hai bé và gửi cho người đàn ông nước ngoài, người này chọn bé 6 tuổi để quay clip khiêu dâm. Do bé H còn quá nhỏ nên bị cáo dẫn theo cùng đến căn hộ đã được thuê sẵn ở TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 03/4/2024 đến ngày 07/4/2024, bị cáo đã quay tổng cộng 12 clip khiêu dâm và gửi cho người đàn ông nước ngoài. Đến ngày 08/4, cảnh sát ập vào nhà và bắt giữ bị cáo, giải cứu thành công 02 bé gái. Tại cơ quan công an, bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội. Theo đó, TAND TP. Hồ Chí Minh tuyên án phạt tù bị cáo P.H.N.V 3 năm 6 tháng về tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” và 5 năm 6 tháng về tội “Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi”, tổng hình phạt là 9 năm tù. (2) Mức xử phạt Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Theo quy định tại Điều 147 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: - Phạm tội có tổ chức - Phạm tội 02 lần trở lên - Đối với 02 người trở lên - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh - Có mục đích thương mại - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45% - Tái phạm nguy hiểm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp như gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì mức phạt tù sẽ bị tăng nặng thành từ 07 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (3) Mức xử phạt Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Theo Điều 153 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; - Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; - Đối với từ 02 người đến 05 người; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: - Có tính chất chuyên nghiệp; - Đối với 06 người trở lên; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân chết; - Tái phạm nguy hiểm. Cuối cùng, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lừa đảo quyên góp từ thiện bằng cách mua kẹo mút trên phố đi bộ
Cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm đối với các đối tượng lừa đảo bằng hình thức thu tiền từ việc bán kẹo mút, bút viết với giá trên trời ở phố đi bộ. Tình trạng lừa đảo quyên góp từ thiện bằng cách mua kẹo mút Theo thông tin của Bộ Công an, thời gian gần đây, tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm thường xuyên xuất hiện nhóm người quyên góp từ thiện bằng hình thức tặng kẹo mút. Gọi là tặng nhưng những người này liên tục nhét kẹo vào tay người dân, bắt phải nhận sau đó thu tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng cho 1 chiếc kẹo mút. Trước tình trạng này, công an phường Tràng Tiền đã đưa các đối tượng lừa đảo về trụ sở để điều tra làm rõ. Trước tình trạng lừa đảo diễn ra suốt một thời gian dài khiến người dân không khỏi bức xúc, đặc biệt là trên phố đi bộ - nơi đông đảo khách du lịch. Tại trụ sở công an phường Tràng Tiền, cơ quan chức năng phát hiện bên trong túi xách của các đối tượng này có hàng trăm chiếc kẹo mút, sổ sách ghi chép họ tên và số tiền từ thiện người dân đóng góp. Ổ nhóm này thừa nhận không hoạt động cho bất cứ tổ chức từ thiện nào, hình thức tặng kẹo và quyên góp tiền chỉ là để lừa đảo người dân nhằm mục đích lấy tiền tiêu xài cá nhân. Mỗi tối, trung bình 1 người lừa được khoảng 10 đến 20 nạn nhân. Một chiếc kẹo mút dúi vào tay thành công sẽ thu về được từ 50.000 đến 100.000 đồng nên số tiền thu lợi bất chính của ổ nhóm này mỗi đêm cũng không hề nhỏ. Để tiện việc lừa đảo, mỗi thành viên trong nhóm còn tự trang bị mã QR ngân hàng, sẵn sàng yêu cầu người dân chuyển khoản nếu không mang theo tiền mặt. Cơ quan chức năng đã yêu cầu các đối tượng này viết cam kết không tái phạm. Đồng thời tiến hành xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi chèo kéo khách, sau đó bàn giao về địa phương để tiếp tục quản lý, giám sát. Cùng một thủ đoạn, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ TP.Hồ Chí Minh cũng diễn ra tình trạng tương tự. Không chỉ vậy, tình trạng này vẫn đang diễn ra ở nhiều khu du lịch ở các địa phương khác trong cả nước. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi chèo kéo khách mua hàng Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 48 Nghị định 158/2023/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi chèo kéo, ép buộc khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên. Xem bài viết liên quan: Dựng chuyện bi thương để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản Sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích sẽ bị xử lý như thế nào? Tài khoản cá nhân có được kêu gọi quyên góp, từ thiện không?
Tuyên án 9 năm tù cho người bắt cóc hai bé gái tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Vừa qua, Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm, tuyên án đối với người phụ nữ bắt cóc 02 bé gái tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ hồi đầu năm nay. (1) Tuyên án 9 năm tù cho người bắt cóc hai bé gái tại phố đi bộ Nguyễn Huệ Hội đồng xét xử đã xét xử kín đối với phiên tòa xử án vụ người phụ nữ bắt cóc 02 bé gái ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ để quay clip khiêu dâm gửi cho người tình. Theo cáo trạng, bị cáo là P.H.N.V (21 tuổi, quê Tiền Giang) có quan hệ tình cảm với người đàn ông nước ngoài (chưa rõ lai lịch) và sống cùng nhau trong khách sạn ở TP. Hồ Chí Minh. Cuối năm 2013, người đàn ông nước ngoài rời khỏi Việt Nam nhưng vẫn giữ liên lạc với bị cáo. Người này yêu cầu bị cáo tìm các bé gái tuổi từ 6 - 12 tuổi để dụ dỗ, quay clip khiêu dâm và gửi cho mình kèm với lời hứa hẹn là sẽ quay về Việt Nam để cưới bị cáo làm vợ. Đến tháng 3/2024, người đàn ông nước ngoài đã gửi cho bị cáo 500 USD và hứa khi nào tìm được bé gái sẽ thuê căn hộ cho bị cáo thực hiện hành vi quay clip khiêu dâm. Bị cáo đến phố đi bộ Nguyễn Huệ để tìm các bé gái theo yêu cầu của người đàn ông trên thì thấy bé N.K (6 tuổi) đang ngồi một mình nên đến bắt chuyện. Biết được N.K thường xuyên ở khu vực này để xin tiền vào buổi tối, bị cáo đã lên kế hoạch dụ dỗ để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Theo đó, bị cáo đã hẹn bé N.K và em gái của N.K là L.H (3 tuổi), bị cáo cho hai bé 10.000 đồng và dắt đi ăn kem, gà rán. Khi vào quán ăn, bị cáo đã chụp hình hai bé và gửi cho người đàn ông nước ngoài, người này chọn bé 6 tuổi để quay clip khiêu dâm. Do bé H còn quá nhỏ nên bị cáo dẫn theo cùng đến căn hộ đã được thuê sẵn ở TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 03/4/2024 đến ngày 07/4/2024, bị cáo đã quay tổng cộng 12 clip khiêu dâm và gửi cho người đàn ông nước ngoài. Đến ngày 08/4, cảnh sát ập vào nhà và bắt giữ bị cáo, giải cứu thành công 02 bé gái. Tại cơ quan công an, bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội. Theo đó, TAND TP. Hồ Chí Minh tuyên án phạt tù bị cáo P.H.N.V 3 năm 6 tháng về tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” và 5 năm 6 tháng về tội “Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi”, tổng hình phạt là 9 năm tù. (2) Mức xử phạt Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Theo quy định tại Điều 147 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: - Phạm tội có tổ chức - Phạm tội 02 lần trở lên - Đối với 02 người trở lên - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh - Có mục đích thương mại - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45% - Tái phạm nguy hiểm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp như gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì mức phạt tù sẽ bị tăng nặng thành từ 07 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (3) Mức xử phạt Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Theo Điều 153 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; - Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; - Đối với từ 02 người đến 05 người; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: - Có tính chất chuyên nghiệp; - Đối với 06 người trở lên; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân chết; - Tái phạm nguy hiểm. Cuối cùng, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lừa đảo quyên góp từ thiện bằng cách mua kẹo mút trên phố đi bộ
Cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm đối với các đối tượng lừa đảo bằng hình thức thu tiền từ việc bán kẹo mút, bút viết với giá trên trời ở phố đi bộ. Tình trạng lừa đảo quyên góp từ thiện bằng cách mua kẹo mút Theo thông tin của Bộ Công an, thời gian gần đây, tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm thường xuyên xuất hiện nhóm người quyên góp từ thiện bằng hình thức tặng kẹo mút. Gọi là tặng nhưng những người này liên tục nhét kẹo vào tay người dân, bắt phải nhận sau đó thu tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng cho 1 chiếc kẹo mút. Trước tình trạng này, công an phường Tràng Tiền đã đưa các đối tượng lừa đảo về trụ sở để điều tra làm rõ. Trước tình trạng lừa đảo diễn ra suốt một thời gian dài khiến người dân không khỏi bức xúc, đặc biệt là trên phố đi bộ - nơi đông đảo khách du lịch. Tại trụ sở công an phường Tràng Tiền, cơ quan chức năng phát hiện bên trong túi xách của các đối tượng này có hàng trăm chiếc kẹo mút, sổ sách ghi chép họ tên và số tiền từ thiện người dân đóng góp. Ổ nhóm này thừa nhận không hoạt động cho bất cứ tổ chức từ thiện nào, hình thức tặng kẹo và quyên góp tiền chỉ là để lừa đảo người dân nhằm mục đích lấy tiền tiêu xài cá nhân. Mỗi tối, trung bình 1 người lừa được khoảng 10 đến 20 nạn nhân. Một chiếc kẹo mút dúi vào tay thành công sẽ thu về được từ 50.000 đến 100.000 đồng nên số tiền thu lợi bất chính của ổ nhóm này mỗi đêm cũng không hề nhỏ. Để tiện việc lừa đảo, mỗi thành viên trong nhóm còn tự trang bị mã QR ngân hàng, sẵn sàng yêu cầu người dân chuyển khoản nếu không mang theo tiền mặt. Cơ quan chức năng đã yêu cầu các đối tượng này viết cam kết không tái phạm. Đồng thời tiến hành xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi chèo kéo khách, sau đó bàn giao về địa phương để tiếp tục quản lý, giám sát. Cùng một thủ đoạn, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ TP.Hồ Chí Minh cũng diễn ra tình trạng tương tự. Không chỉ vậy, tình trạng này vẫn đang diễn ra ở nhiều khu du lịch ở các địa phương khác trong cả nước. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi chèo kéo khách mua hàng Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 48 Nghị định 158/2023/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi chèo kéo, ép buộc khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên. Xem bài viết liên quan: Dựng chuyện bi thương để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản Sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích sẽ bị xử lý như thế nào? Tài khoản cá nhân có được kêu gọi quyên góp, từ thiện không?