Ra mắt phần mềm chống lừa đảo nTrust
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia vừa chính thức ra mắt Phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust. Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra SĐT, STK, link và mã QR. Ngày 08/5/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định 340/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng tự nguyện thành lập, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, đoàn kết bảo đảm an ninh mạng theo định hướng, chiến lược về an ninh mạng của Đảng, Nhà nước góp phần bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chủ tịch Hiệp hội là Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an. Phó Chủ tịch thường trực là Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an). (1) nTrust là gì? nTrust là phần mềm phòng chống lừa đảo do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phát triển và vận hành. Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí, giúp phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua việc kiểm tra SĐT, STK, link và mã QR. Người dùng có thể tải phần mềm từ 2 chợ ứng dụng phổ biến là Google Play với hệ điều hành Android và App Store với hệ điều hành iOS (điện thoại iPhone). Đây là một dự án phần mềm phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội. Phần mềm này đã được giới thiệu vào ngày 13/5 tại Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức. Phiên bản mới ra mắt được cập nhật, hoàn thiện tính năng theo các góp ý từ hàng trăm tình nguyện viên đã tham gia bản thử nghiệm (Beta) trong tháng 6/2024. Trong đó cải thiện đáng kể khả năng quét mã độc và tối ưu hiệu năng hoạt động của phần mềm. Ngoài ra, người dùng còn không cần kết nối mạng vẫn có thể nhận diện và chặn các số điện thoại lừa đảo, làm phiền. Tuy nhiên, sẽ có nhiều tính năng, tác vụ khác cần có kết nối tới máy chủ, nên vẫn nên duy trì kết nối mạng để phần mềm hoạt động được ổn định và đầy đủ tính năng. (2) Chức năng của nTrust Cụ thể, phần mềm nTrust có những chức năng như sau: - Chặn cuộc gọi lừa đảo: + Phát hiện và chặn cuộc gọi đến từ SĐT lừa đảo có trong CSDL. + Phát hiện và cảnh báo cuộc gọi đến từ các SĐT quảng cáo, làm phiền có trong CSDL. - Kiểm tra SĐT: Kiểm tra, phát hiện SĐT lừa đảo hoặc SĐT quảng cáo, làm phiền có trong CSDL. - Kiểm tra địa chỉ web (link): + Kiểm tra, phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc giả mạo có trong CSDL. Theo đó, người dùng tại đây sẽ nhận được khuyến cáo không nên truy cập vào các trang web này để tránh bị mất tài khoản. + Hỗ trợ người dùng kiểm tra, phát hiện các mã QR liên kết đến các web có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo hoặc có chứa mã độc trong CSDL. - Kiểm tra STK: + Kiểm tra, phát hiện các STK lừa đảo có trong CSDL. Người dùng sẽ nhận được khuyến cáo không nên giao dịch với STK này phòng tránh mất tiền. + Hỗ trợ người dùng kiểm tra, phát hiện các mã QR liên kết đến các STK lừa đảo có trong CSDL. - Quét những phần mềm độc hại: + Phát hiện, cảnh báo người dùng cài các ứng dụng giả mạo hoặc có chứa mã độc từ các nguồn không đảm bảo. + Quét các ứng dụng trên điện thoại để phát hiện giả mạo hoặc có chứa mã độc. + Phòng ngừa các tình huống giả mạo cơ quan, tổ chức để lừa cài app giả mạo, chiếm quyền điều khiển, sau đó chiếm đoạt tiền của người dùng. Theo đó, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào về lừa đảo, người dùng có thể gửi báo cáo SĐT, STK, đường link, app nghi ngờ về trung tâm thông qua tính năng tích hợp sẵn trên phần mềm. Các dữ liệu báo cáo này sẽ được tập hợp, xác minh và cập nhật cho toàn bộ cộng đồng người sử dụng nTrust. Thông tin thêm về vấn đề này, CSDL phòng chống lừa đảo nTrust nêu trên đã có hơn 1 triệu bản ghi, được xác minh, tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức an ninh mạng thành viên của Hiệp hội. Theo Bộ Công an Link bài viết gốc: https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-cua-luc-luong-cong-an/tin-hoat-dong-cua-bo/hiep-hoi-an-ninh-mang-quoc-gia-chinh-thuc-ra-mat-phan-mem-phong-chong-lua-dao-ntrust-d2-t40454.html
Phần mềm phòng, chống lừa đảo qua mạng sẽ được cung cấp miễn phí từ tháng 7/2024
Sắp tới, vào tháng 7/2024, người dân sẽ được cung cấp phần mềm phòng chống lừa đảo trên không gian mạng miễn phí. Phần mềm phòng chống lừa đảo trên không gian mạng Vừa qua, ngày 13/5, trong khuôn khổ Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức tại Hà Nội, Ban Nghiên cứu, Tư vấn, Phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế đã giới thiệu Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân. Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội. Phần mềm này dựa trên việc nghiên cứu kỹ 24 hình thức lừa đảo cũng như các tổ hợp biến thể mà các đối tượng đã sử dụng, từ đó xác định 5 điểm chốt chặn quan trọng có thể giúp người dân phòng chống lừa đảo. Xem và tải 24 hình thức lừa đảo tại Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/07/Cam_nang_nhan_dien_va_phong_tranh_LDTT_7493280830.pdf Chức năng của Phần mềm phòng chống lừa đảo Phần mềm sẽ phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua: (1) Kiểm tra số điện thoại Phần mềm có chức năng kiểm tra số điện thoại giúp người dùng ngăn chặn các số lừa đảo có trong cơ sở dữ liệu, cũng như cảnh báo các số quảng cáo làm phiền (số spam). Theo đó, người dùng có thể chủ động chặn các số không muốn liên lạc (Danh sách đen) hay tạo ngoại lệ cho các số thường xuyên trao đổi (Danh sách trắng). (2) Kiểm tra số tài khoản Phần mềm phòng chống lừa đảo sẽ tạo ra chốt chặn quan trọng, kiểm tra số tài khoản trước khi giao dịch. Với chức năng này, người dùng có thể biết số tài khoản mình định giao dịch có nằm trong danh sách lừa đảo hay không. Nếu có, người dùng được khuyến cáo không nên thực hiện giao dịch. (3) Kiểm tra địa chỉ website (link) Chức năng kiểm tra địa chỉ web (link) giúp phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc trang giả mạo. Người dùng sẽ nhận được khuyến cáo không nên truy cập các trang web này để phòng tránh bị mất tài khoản. (3) Kiểm tra số tài khoản (4) Quét mã độc Chức năng quét mã độc, người dùng sẽ được cảnh báo khi cài các ứng dụng (app) giả mạo hoặc có chứa mã độc. Từ đó giúp phòng ngừa các tình huống mạo danh cơ quan, tổ chức để lừa cài app giả, chiếm quyền điều khiển điện thoại, sau đó tự động chuyển tiền, kịch bản này đã rất nhiều người bị mắc bẫy trong thời gian qua. (5) Kiểm tra mã QR. Phần mềm cũng hỗ trợ người dùng quét các mã QR trước khi giao dịch, giúp phát hiện ra các mã QR có dấu hiệu lừa đảo. Phần mềm phòng chống lừa đảo này sẽ được cung cấp trên 2 chợ ứng dụng chính thức là Google Play và App Store. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây, nhờ đó luôn cập nhật được các mẫu nhận diện lừa đảo mới nhất. Cơ sở dữ liệu lừa đảo sẽ được kết nối, cập nhật từ các bộ, ngành trong nước như Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan khác. Hệ thống cũng sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu các công ty an ninh mạng là thành viên của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cũng như các tổ chức chống lừa đảo quốc tế để phát huy sức mạnh tổng hợp. Trong mục tiêu xây dựng cộng đồng phòng chống lừa đảo, phần mềm hỗ trợ người dùng khi có bất cứ dấu hiệu nghi vấn nào có thể báo cáo các số điện thoại, số tài khoản, đường link hay ứng dụng về máy chủ. Hệ thống máy chủ sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để kiểm tra, phát hiện bất thường, từ đó gửi thông tin cho quản trị viên để xác nhận, cập nhật cơ sở dữ liệu lừa đảo. Dự kiến, Phần mềm chống lừa đảo sẽ mở thử nghiệm diện hẹp (phiên bản Beta) trong tháng 6/2024 và chính thức ra mắt vào tháng 7/2024. Người dùng có thể theo dõi, cập nhất các thông tin mới nhất về Phần mềm phòng chống lừa đảo trên website chính thức của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia tại địa chỉ https://nca.org.vn. Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng thế nào? Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - Đơn tố cáo; Xem và tải Mẫu đơn tố cáo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc - Đơn trình báo công an - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh. Lưu ý, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an. Tố cáo ở đâu? Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm: - Cơ quan điều tra; - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Viện kiểm sát các cấp; - Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.
Ra mắt phần mềm chống lừa đảo nTrust
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia vừa chính thức ra mắt Phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust. Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra SĐT, STK, link và mã QR. Ngày 08/5/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định 340/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng tự nguyện thành lập, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, đoàn kết bảo đảm an ninh mạng theo định hướng, chiến lược về an ninh mạng của Đảng, Nhà nước góp phần bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chủ tịch Hiệp hội là Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an. Phó Chủ tịch thường trực là Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an). (1) nTrust là gì? nTrust là phần mềm phòng chống lừa đảo do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phát triển và vận hành. Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí, giúp phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua việc kiểm tra SĐT, STK, link và mã QR. Người dùng có thể tải phần mềm từ 2 chợ ứng dụng phổ biến là Google Play với hệ điều hành Android và App Store với hệ điều hành iOS (điện thoại iPhone). Đây là một dự án phần mềm phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội. Phần mềm này đã được giới thiệu vào ngày 13/5 tại Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức. Phiên bản mới ra mắt được cập nhật, hoàn thiện tính năng theo các góp ý từ hàng trăm tình nguyện viên đã tham gia bản thử nghiệm (Beta) trong tháng 6/2024. Trong đó cải thiện đáng kể khả năng quét mã độc và tối ưu hiệu năng hoạt động của phần mềm. Ngoài ra, người dùng còn không cần kết nối mạng vẫn có thể nhận diện và chặn các số điện thoại lừa đảo, làm phiền. Tuy nhiên, sẽ có nhiều tính năng, tác vụ khác cần có kết nối tới máy chủ, nên vẫn nên duy trì kết nối mạng để phần mềm hoạt động được ổn định và đầy đủ tính năng. (2) Chức năng của nTrust Cụ thể, phần mềm nTrust có những chức năng như sau: - Chặn cuộc gọi lừa đảo: + Phát hiện và chặn cuộc gọi đến từ SĐT lừa đảo có trong CSDL. + Phát hiện và cảnh báo cuộc gọi đến từ các SĐT quảng cáo, làm phiền có trong CSDL. - Kiểm tra SĐT: Kiểm tra, phát hiện SĐT lừa đảo hoặc SĐT quảng cáo, làm phiền có trong CSDL. - Kiểm tra địa chỉ web (link): + Kiểm tra, phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc giả mạo có trong CSDL. Theo đó, người dùng tại đây sẽ nhận được khuyến cáo không nên truy cập vào các trang web này để tránh bị mất tài khoản. + Hỗ trợ người dùng kiểm tra, phát hiện các mã QR liên kết đến các web có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo hoặc có chứa mã độc trong CSDL. - Kiểm tra STK: + Kiểm tra, phát hiện các STK lừa đảo có trong CSDL. Người dùng sẽ nhận được khuyến cáo không nên giao dịch với STK này phòng tránh mất tiền. + Hỗ trợ người dùng kiểm tra, phát hiện các mã QR liên kết đến các STK lừa đảo có trong CSDL. - Quét những phần mềm độc hại: + Phát hiện, cảnh báo người dùng cài các ứng dụng giả mạo hoặc có chứa mã độc từ các nguồn không đảm bảo. + Quét các ứng dụng trên điện thoại để phát hiện giả mạo hoặc có chứa mã độc. + Phòng ngừa các tình huống giả mạo cơ quan, tổ chức để lừa cài app giả mạo, chiếm quyền điều khiển, sau đó chiếm đoạt tiền của người dùng. Theo đó, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào về lừa đảo, người dùng có thể gửi báo cáo SĐT, STK, đường link, app nghi ngờ về trung tâm thông qua tính năng tích hợp sẵn trên phần mềm. Các dữ liệu báo cáo này sẽ được tập hợp, xác minh và cập nhật cho toàn bộ cộng đồng người sử dụng nTrust. Thông tin thêm về vấn đề này, CSDL phòng chống lừa đảo nTrust nêu trên đã có hơn 1 triệu bản ghi, được xác minh, tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức an ninh mạng thành viên của Hiệp hội. Theo Bộ Công an Link bài viết gốc: https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-cua-luc-luong-cong-an/tin-hoat-dong-cua-bo/hiep-hoi-an-ninh-mang-quoc-gia-chinh-thuc-ra-mat-phan-mem-phong-chong-lua-dao-ntrust-d2-t40454.html
Phần mềm phòng, chống lừa đảo qua mạng sẽ được cung cấp miễn phí từ tháng 7/2024
Sắp tới, vào tháng 7/2024, người dân sẽ được cung cấp phần mềm phòng chống lừa đảo trên không gian mạng miễn phí. Phần mềm phòng chống lừa đảo trên không gian mạng Vừa qua, ngày 13/5, trong khuôn khổ Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức tại Hà Nội, Ban Nghiên cứu, Tư vấn, Phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế đã giới thiệu Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân. Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội. Phần mềm này dựa trên việc nghiên cứu kỹ 24 hình thức lừa đảo cũng như các tổ hợp biến thể mà các đối tượng đã sử dụng, từ đó xác định 5 điểm chốt chặn quan trọng có thể giúp người dân phòng chống lừa đảo. Xem và tải 24 hình thức lừa đảo tại Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/07/Cam_nang_nhan_dien_va_phong_tranh_LDTT_7493280830.pdf Chức năng của Phần mềm phòng chống lừa đảo Phần mềm sẽ phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua: (1) Kiểm tra số điện thoại Phần mềm có chức năng kiểm tra số điện thoại giúp người dùng ngăn chặn các số lừa đảo có trong cơ sở dữ liệu, cũng như cảnh báo các số quảng cáo làm phiền (số spam). Theo đó, người dùng có thể chủ động chặn các số không muốn liên lạc (Danh sách đen) hay tạo ngoại lệ cho các số thường xuyên trao đổi (Danh sách trắng). (2) Kiểm tra số tài khoản Phần mềm phòng chống lừa đảo sẽ tạo ra chốt chặn quan trọng, kiểm tra số tài khoản trước khi giao dịch. Với chức năng này, người dùng có thể biết số tài khoản mình định giao dịch có nằm trong danh sách lừa đảo hay không. Nếu có, người dùng được khuyến cáo không nên thực hiện giao dịch. (3) Kiểm tra địa chỉ website (link) Chức năng kiểm tra địa chỉ web (link) giúp phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc trang giả mạo. Người dùng sẽ nhận được khuyến cáo không nên truy cập các trang web này để phòng tránh bị mất tài khoản. (3) Kiểm tra số tài khoản (4) Quét mã độc Chức năng quét mã độc, người dùng sẽ được cảnh báo khi cài các ứng dụng (app) giả mạo hoặc có chứa mã độc. Từ đó giúp phòng ngừa các tình huống mạo danh cơ quan, tổ chức để lừa cài app giả, chiếm quyền điều khiển điện thoại, sau đó tự động chuyển tiền, kịch bản này đã rất nhiều người bị mắc bẫy trong thời gian qua. (5) Kiểm tra mã QR. Phần mềm cũng hỗ trợ người dùng quét các mã QR trước khi giao dịch, giúp phát hiện ra các mã QR có dấu hiệu lừa đảo. Phần mềm phòng chống lừa đảo này sẽ được cung cấp trên 2 chợ ứng dụng chính thức là Google Play và App Store. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây, nhờ đó luôn cập nhật được các mẫu nhận diện lừa đảo mới nhất. Cơ sở dữ liệu lừa đảo sẽ được kết nối, cập nhật từ các bộ, ngành trong nước như Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan khác. Hệ thống cũng sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu các công ty an ninh mạng là thành viên của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cũng như các tổ chức chống lừa đảo quốc tế để phát huy sức mạnh tổng hợp. Trong mục tiêu xây dựng cộng đồng phòng chống lừa đảo, phần mềm hỗ trợ người dùng khi có bất cứ dấu hiệu nghi vấn nào có thể báo cáo các số điện thoại, số tài khoản, đường link hay ứng dụng về máy chủ. Hệ thống máy chủ sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để kiểm tra, phát hiện bất thường, từ đó gửi thông tin cho quản trị viên để xác nhận, cập nhật cơ sở dữ liệu lừa đảo. Dự kiến, Phần mềm chống lừa đảo sẽ mở thử nghiệm diện hẹp (phiên bản Beta) trong tháng 6/2024 và chính thức ra mắt vào tháng 7/2024. Người dùng có thể theo dõi, cập nhất các thông tin mới nhất về Phần mềm phòng chống lừa đảo trên website chính thức của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia tại địa chỉ https://nca.org.vn. Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng thế nào? Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - Đơn tố cáo; Xem và tải Mẫu đơn tố cáo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc - Đơn trình báo công an - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh. Lưu ý, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an. Tố cáo ở đâu? Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm: - Cơ quan điều tra; - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Viện kiểm sát các cấp; - Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.