Re:Cùng theo dõi phiên chất vấn của Đại Biểu Quốc Hội.
Cùng buổi chiều ngày 13/6 Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền với các câu hỏi xoay quanh vấn đề lương tối thiểu, thủ tục hưởng lương hưu trí, đào tạo nghề ở các địa phương... Trả lời câu hỏi của các đại biểu xung quanh vấn đề hiệu quả trong đào tạo nghề, có hay không tình trạng lãng phí, trường thiếu trò, tay nghề học viên sau khi đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận còn có tình trạng không đồng bộ trong đầu tư cho dạy nghề tại một số địa phương, một số trường thiếu giáo viên, có trường thiếu học sinh do Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, do có lý do khác nhau nên một số địa phương đầu tư chưa đồng bộ. “Bộ LĐTBXH đã đi kiểm tra 10 tỉnh, sau khi thấy hiện tượng trên, đã yêu cầu địa phương quyết định đầu tư phải đồng bộ. Tuy nhiên, có thực tế, nhận thức của người dân và nhiều bạn trẻ sau khi học phổ thông phần đông muốn vào trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học, tỷ lệ vào các trường dạy nghề chưa nhiều. Nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng ta đang đào tạo cái ta đang có, trong khi các nghề mới của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ta chưa kịp cập nhật. Chúng tôi thấy trách nhiệm lớn của mình. Tới đây, Bộ LĐTBXH sẽ đề xuất Chính phủ tổng kết mô hình đào tạo nghề nông thôn, để trên cơ sở đó đánh giá và điều chỉnh. Bộ đã chỉ đạo các trường nghề phải gắn đào tạo với thị trường lao động, gắn với doanh nghiệp quanh khu vực”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói. Xung quanh chất vấn của các đại biểu về vấn đề tiền lương và việc vì sao giảm lộ trình tăng lương, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, theo quy định, lương tối thiểu của khối cán bộ công chức viên chức, nhân viên hành chính sự nghiệp do Bộ Nội vụ xây dựng. Bộ LĐ-TB&XH chỉ quản lý tiền lương lương khối doanh nghiệp. Lộ trình tăng lương tối thiểu được ấn định trước để làm căn cứ cho doanh nghiệp xác định hoạt động. Năm qua, khi xác định mức tăng ở 4 vùng lương, trong đó vùng cao nhất là hơn 2 triệu đồng, chính Bộ LĐ-TB&XH cũng vấp những phản ứng trái chiều. Người lao động thì đón nhận bởi cho rằng lương như vậy mới tạm đủ sống. Nhưng quan điểm khác lại “trách cứ” vì Bộ không… thương doanh nghiệp, giữa bối cảnh khó khăn, sản xuất đình đốn còn quyết định tăng lương. “Chúng tôi cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ vì có khó khăn hơn nhưng họ vẫn có thể vượt được còn người lao động nếu không đảm bảo lương tối thiểu để sinh hoạt, ăn uống, tái tạo sức lực thì cũng không có sức làm được cho doanh nghiệp. Mức tăng lương Bộ đề xuất cao hơn nhưng vì tình hình khó khăn nên cũng phải kéo giãn lộ trình ”- Bộ trưởng Chuyền cho biết. Các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Về vấn đề người Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài và trình trạng xuất khẩu lao động “chui”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền giải trình, Việt Nam hiện có khoảng 500.000 lao động làm việc ở các nước nhưng Bộ mới chỉ có 8 Ban quản lý lao động tại các thị trường trọng điểm, còn lại chỉ có thể can thiệp thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài. Bộ luật Lao động sửa đổi mới đây đã có quy định rõ ràng về trách nhiệm doanh nghiệp khi ký hợp đồng với lao động, nếu không đảm bảo được các điều kiện đã cam kết với người lao động. Từ đó, tình trạng lao động xuất khẩu không được sử dụng đúng hợp đồng đã hạn chế nhiều. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng gửi lời nhắn nhủ tới những người lao động đi XKLĐ không theo quy định, tức không thông qua các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này: “Chúng tôi muốn nói với bà con, đã mang sức mình đi làm cho một đơn vị, tổ chức thì phải biết họ là ai, quyền lợi của mình thế nào chứ cứ theo mấy loại “cò” rất rủi ro cho bản thân”. Bà Chuyền cũng hứa sẽ phối hợp với các ngành để giải quyết nạn xuất khẩu lao động “chui” này. Đối với việc đưa lao động ở các huyện nghèo đi XKLĐ không đạt mục tiêu đề ra, trong khi số lượng người về nước trước thời hạn lại gia tăng, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Những năm qua, trên cơ sở số lượng đăng ký từ các huyện nghèo, ngành LĐTBXH đã triển khai, xúc tiến, tổ chức cho 12.000 lao động ở khu vực này đi học tiếng, tìm hiểu về văn hóa của các nước, bồi dưỡng tay nghề… và đến nay đã đưa được 10.000 người xuất cảnh. Hiện tượng lao động ở một số thị trường bỏ ngang, về nước sớm là thực tế mà nguyên nhân là do ý thức, sức chịu đựng, tác phong công nghiệp của những người lao động đến từ các huyện nghèo chưa bằng các vùng khác. Nhiều người vì không chịu đựng được đã bỏ về. Còn mục tiêu đến năm 2015 đưa 50.000 lao động ở các huyện nghèo đi XKLĐ, Bộ trưởng khẳng định có thể thực hiện được. Xung quanh việc giải quyết chế độ cho người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc da cam, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, mục tiêu đến năm 2015, 100% người bị chất độc da cam được hưởng chế độ và để làm tốt việc này, vừa qua Bộ LĐTBXH đã làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam. Trước đây, hồ sơ do Chủ tịch UBND huyện xác nhận, sau đó gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sau đó trình hội đồng y khoa và trên cơ sở đánh giá của hội đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định. Nhưng khi sửa đổi đã thu gọn đầu mối và quy trình thủ tục, Bộ LĐTBXH sẽ đẩy nhanh tiến độ. Cũng về vấn đề tạm dừng xác nhận chế độ tham gia kháng chiến, theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, do trước đây quy định chưa chặt chẽ nên hiện tượng gian lận nhiều, do vậy tháng 5/2011 Bộ LĐTBXH đã có văn bản tạm dừng và chỉ giải quyết các hồ sơ đã nộp. Những hồ sơ còn lại sẽ xem xét theo Pháp lệnh người có công. Bộ trưởng cho biết thêm, hiện tượng khai man hồ sơ thương, bệnh binh tương đối nhiều, Bộ LĐTBXH đã yêu cầu cơ quan điều tra xem xét. Theo báo cáo, qua thanh tra phát hiện trên 1.400 vụ, thu hồi hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Chuyền đánh giá con số này còn nhỏ so với thực tế. Liên quan tới tiêu chí hộ nghèo, theo Bộ trưởng Chuyền, tiêu chí hộ nghèo năm 2011 là hộ nông dân có thu nhập 400.000 đồng/tháng, hộ ở thành phố là 500.000 đồng/tháng. Đây là mức thấp, nếu tính cả yếu tố trượt giá, tiêu chí này phải xem xét lại, Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng tiêu chí sát hơn với thực tế. Về chế độ chính sách với người nghỉ hưu sớm, hiện nay những người về hưu trước năm 1993 hưởng mức lương thấp hơn những người về hưu sau năm 1993 mặc dù cùng một cấp bậc. Theo Bộ trưởng Chuyền, sau khi đổi mới công tác tiền lương, đúng là có sự chênh lệch. Nhiều năm qua, Bộ LĐTBXH đã tham mưu Chính phủ khắc phục vấn đề này, và đã có nhiều lần điều chỉnh lương hưu, tăng 134% kể từ năm 2008 đến nay. Theo molisa.gov.vn
Re:Cùng theo dõi phiên chất vấn của Đại Biểu Quốc Hội.
Cùng buổi chiều ngày 13/6 Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền với các câu hỏi xoay quanh vấn đề lương tối thiểu, thủ tục hưởng lương hưu trí, đào tạo nghề ở các địa phương... Trả lời câu hỏi của các đại biểu xung quanh vấn đề hiệu quả trong đào tạo nghề, có hay không tình trạng lãng phí, trường thiếu trò, tay nghề học viên sau khi đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận còn có tình trạng không đồng bộ trong đầu tư cho dạy nghề tại một số địa phương, một số trường thiếu giáo viên, có trường thiếu học sinh do Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, do có lý do khác nhau nên một số địa phương đầu tư chưa đồng bộ. “Bộ LĐTBXH đã đi kiểm tra 10 tỉnh, sau khi thấy hiện tượng trên, đã yêu cầu địa phương quyết định đầu tư phải đồng bộ. Tuy nhiên, có thực tế, nhận thức của người dân và nhiều bạn trẻ sau khi học phổ thông phần đông muốn vào trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học, tỷ lệ vào các trường dạy nghề chưa nhiều. Nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng ta đang đào tạo cái ta đang có, trong khi các nghề mới của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ta chưa kịp cập nhật. Chúng tôi thấy trách nhiệm lớn của mình. Tới đây, Bộ LĐTBXH sẽ đề xuất Chính phủ tổng kết mô hình đào tạo nghề nông thôn, để trên cơ sở đó đánh giá và điều chỉnh. Bộ đã chỉ đạo các trường nghề phải gắn đào tạo với thị trường lao động, gắn với doanh nghiệp quanh khu vực”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói. Xung quanh chất vấn của các đại biểu về vấn đề tiền lương và việc vì sao giảm lộ trình tăng lương, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, theo quy định, lương tối thiểu của khối cán bộ công chức viên chức, nhân viên hành chính sự nghiệp do Bộ Nội vụ xây dựng. Bộ LĐ-TB&XH chỉ quản lý tiền lương lương khối doanh nghiệp. Lộ trình tăng lương tối thiểu được ấn định trước để làm căn cứ cho doanh nghiệp xác định hoạt động. Năm qua, khi xác định mức tăng ở 4 vùng lương, trong đó vùng cao nhất là hơn 2 triệu đồng, chính Bộ LĐ-TB&XH cũng vấp những phản ứng trái chiều. Người lao động thì đón nhận bởi cho rằng lương như vậy mới tạm đủ sống. Nhưng quan điểm khác lại “trách cứ” vì Bộ không… thương doanh nghiệp, giữa bối cảnh khó khăn, sản xuất đình đốn còn quyết định tăng lương. “Chúng tôi cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ vì có khó khăn hơn nhưng họ vẫn có thể vượt được còn người lao động nếu không đảm bảo lương tối thiểu để sinh hoạt, ăn uống, tái tạo sức lực thì cũng không có sức làm được cho doanh nghiệp. Mức tăng lương Bộ đề xuất cao hơn nhưng vì tình hình khó khăn nên cũng phải kéo giãn lộ trình ”- Bộ trưởng Chuyền cho biết. Các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Về vấn đề người Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài và trình trạng xuất khẩu lao động “chui”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền giải trình, Việt Nam hiện có khoảng 500.000 lao động làm việc ở các nước nhưng Bộ mới chỉ có 8 Ban quản lý lao động tại các thị trường trọng điểm, còn lại chỉ có thể can thiệp thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài. Bộ luật Lao động sửa đổi mới đây đã có quy định rõ ràng về trách nhiệm doanh nghiệp khi ký hợp đồng với lao động, nếu không đảm bảo được các điều kiện đã cam kết với người lao động. Từ đó, tình trạng lao động xuất khẩu không được sử dụng đúng hợp đồng đã hạn chế nhiều. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng gửi lời nhắn nhủ tới những người lao động đi XKLĐ không theo quy định, tức không thông qua các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này: “Chúng tôi muốn nói với bà con, đã mang sức mình đi làm cho một đơn vị, tổ chức thì phải biết họ là ai, quyền lợi của mình thế nào chứ cứ theo mấy loại “cò” rất rủi ro cho bản thân”. Bà Chuyền cũng hứa sẽ phối hợp với các ngành để giải quyết nạn xuất khẩu lao động “chui” này. Đối với việc đưa lao động ở các huyện nghèo đi XKLĐ không đạt mục tiêu đề ra, trong khi số lượng người về nước trước thời hạn lại gia tăng, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Những năm qua, trên cơ sở số lượng đăng ký từ các huyện nghèo, ngành LĐTBXH đã triển khai, xúc tiến, tổ chức cho 12.000 lao động ở khu vực này đi học tiếng, tìm hiểu về văn hóa của các nước, bồi dưỡng tay nghề… và đến nay đã đưa được 10.000 người xuất cảnh. Hiện tượng lao động ở một số thị trường bỏ ngang, về nước sớm là thực tế mà nguyên nhân là do ý thức, sức chịu đựng, tác phong công nghiệp của những người lao động đến từ các huyện nghèo chưa bằng các vùng khác. Nhiều người vì không chịu đựng được đã bỏ về. Còn mục tiêu đến năm 2015 đưa 50.000 lao động ở các huyện nghèo đi XKLĐ, Bộ trưởng khẳng định có thể thực hiện được. Xung quanh việc giải quyết chế độ cho người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc da cam, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, mục tiêu đến năm 2015, 100% người bị chất độc da cam được hưởng chế độ và để làm tốt việc này, vừa qua Bộ LĐTBXH đã làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam. Trước đây, hồ sơ do Chủ tịch UBND huyện xác nhận, sau đó gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sau đó trình hội đồng y khoa và trên cơ sở đánh giá của hội đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định. Nhưng khi sửa đổi đã thu gọn đầu mối và quy trình thủ tục, Bộ LĐTBXH sẽ đẩy nhanh tiến độ. Cũng về vấn đề tạm dừng xác nhận chế độ tham gia kháng chiến, theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, do trước đây quy định chưa chặt chẽ nên hiện tượng gian lận nhiều, do vậy tháng 5/2011 Bộ LĐTBXH đã có văn bản tạm dừng và chỉ giải quyết các hồ sơ đã nộp. Những hồ sơ còn lại sẽ xem xét theo Pháp lệnh người có công. Bộ trưởng cho biết thêm, hiện tượng khai man hồ sơ thương, bệnh binh tương đối nhiều, Bộ LĐTBXH đã yêu cầu cơ quan điều tra xem xét. Theo báo cáo, qua thanh tra phát hiện trên 1.400 vụ, thu hồi hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Chuyền đánh giá con số này còn nhỏ so với thực tế. Liên quan tới tiêu chí hộ nghèo, theo Bộ trưởng Chuyền, tiêu chí hộ nghèo năm 2011 là hộ nông dân có thu nhập 400.000 đồng/tháng, hộ ở thành phố là 500.000 đồng/tháng. Đây là mức thấp, nếu tính cả yếu tố trượt giá, tiêu chí này phải xem xét lại, Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng tiêu chí sát hơn với thực tế. Về chế độ chính sách với người nghỉ hưu sớm, hiện nay những người về hưu trước năm 1993 hưởng mức lương thấp hơn những người về hưu sau năm 1993 mặc dù cùng một cấp bậc. Theo Bộ trưởng Chuyền, sau khi đổi mới công tác tiền lương, đúng là có sự chênh lệch. Nhiều năm qua, Bộ LĐTBXH đã tham mưu Chính phủ khắc phục vấn đề này, và đã có nhiều lần điều chỉnh lương hưu, tăng 134% kể từ năm 2008 đến nay. Theo molisa.gov.vn