Chậm nhất trước 30/11/2023, 4 Bộ khẩn trương trình phương án cải cách TTHC hoạt động kinh doanh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương trình phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Thời hạn chậm nhất trước ngày 30/11/2023. Cụ thể, tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công văn 97/TCTCCTTHC về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (viết tắt là QĐKD) giai đoạn 2020-2025, các bộ, ngành đã tích cực cắt giảm, đơn giản hóa nhiều quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, qua đó góp phần thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, vẫn còn 04 Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa -Thể thao và Du lịch chưa trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD; một số Bộ chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời QĐKD lên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD; việc tham vấn ý kiến của doanh nghiệp, người dân đối với QĐKD dự kiến ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là VBQPPL) chưa được thực hiện đầy đủ; còn 688 QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa nhưng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các VBQPPL để thực thi; việc tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, thủ tục hành chính (viết tắt là TTHC) cho người dân, doanh nghiệp còn chậm trễ. (1) Xử lý dứt điểm các đề xuất, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các QĐKD Để khắc phục những tồn tại nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD thuộc phạm vi chức năng quản lý được Chính phủ giao tại Nghị quyết 68/NQ-CP; tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng: Thường xuyên thống kê, cập nhật, công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời QĐKD được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ cùng với chi phí tuân thủ đối với từng QĐKD lên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD (gồm cả QĐKD trước khi được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ); tổng hợp danh sách QĐKD được cắt giảm, đơn giản hóa để tính tỷ lệ cắt giảm số QĐKD và tỷ lệ cắt giảm chi phí tuân thủ QĐKD; số lượng VBQPPL có QĐKD thuộc phạm vi quản lý của từng bộ, cơ quan trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Tham vấn trực tuyến, tương tác hai chiều giữa bộ, ngành với các hiệp hội, doanh nghiệp; giữa bộ, địa phương và các đối tượng liên quan trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD để rút ngắn thời gian lấy ý kiến đối với các dự án, dự thảo VBQPPL. Xử lý dứt điểm các đề xuất, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các QĐKD thuộc phạm vi quản lý được gửi tương tác trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD và những phản ánh, kiến nghị được giao tại mục IX Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023 của Chính phủ. Tuyên truyền, khuyến khích các hiệp hội, doanh nghiệp, đối tượng quản lý tham gia đóng góp ý kiến hoặc gửi vướng mắc, đề xuất đối với QĐKD trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. (2) Khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Các Bộ: Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài Nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng và Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành việc thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước ngày 20/12/2023. Các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD. Thời hạn chậm nhất trước ngày 30/11/2023. Bộ Tư pháp báo cáo kết quả giảm số văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giảm số thông tư từ năm 2021 đến nay và đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo trước ngày 20/12/2023. (3) Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền; tổng hợp phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các QĐKD gửi các bộ, ngành xử lý theo chức năng quản lý. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo xử lý. Nghiên cứu, góp ý đối với các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các QĐKD khi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi lấy ý kiến trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Tuyên truyền, khuyến khích các hiệp hội, doanh nghiệp, người dân tại địa phương tham gia đóng góp ý kiến hoặc gửi vướng mắc, đề xuất đối với QĐKD trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn việc truy cập, tạo tài khoản, sử dụng chữ ký số, đăng nhập để các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cập nhật dữ liệu, rà soát, tham vấn, gửi vướng mắc, đề xuất, tương tác hai chiều; đôn đốc việc cập nhật dữ liệu và tham vấn; định kỳ hàng tháng Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP lồng ghép trong Báo cáo cải cách TTHC trình Chính phủ; đánh giá và công khai nỗ lực cải cách của các bộ, ngành trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ nêu tại văn bản này; định kỳ hàng tháng tổng hợp kết quả thực hiện vào Báo cáo công tác cải cách TTHC gửi Văn phòng Chính phủ. Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Đơn giản hóa quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với cơ sở cầm đồ
Ngày 05/6/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 641/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công an. Theo đó, tại Quyết định 641/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ giao Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung và thời hạn quy định tại Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể, Bộ Công an chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan. Trong đó, một số nội dung phương án đơn giản hóa như sau: (1) Bổ sung các thông tin về giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cấp trong “Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh” (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016. Đối với các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bản giấy theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì yêu cầu nộp bản giấy để thu hồi khi thực hiện thủ tục cấp đổi. Lý do: Cơ sở kinh doanh cần cung cấp thông tin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong văn bản đề nghị, cơ quan Công an thực hiện tra cứu, kiểm tra hồ sơ lưu trữ. Đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (bản giấy) thì nộp cho cơ quan Công an để thu hồi khi thực hiện thủ tục cấp đổi; ngăn chặn việc cho thuê, cho mượn hoặc tranh chấp tư cách pháp nhân liên quan đến Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và gây ảnh hưởng đến công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. (2) Bãi bỏ yêu cầu nộp Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh (là công dân Việt Nam); bãi bỏ quy định nộp kèm bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam (đối với người nước ngoài) trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh. Lý do: Kết nối, khai thác được dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (đối với công dân Việt Nam); khai thác được dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quản lý xuất nhập cảnh (đối với người nước ngoài). (3) Bổ sung quy định về trả kết quả điện tử được ký số xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, khi đó, bãi bỏ thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi bị mất và thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi bị hư hỏng. Lý do: Khi thực hiện cấp kết quả bản điện tử thì tổ chức, doanh nghiệp có thể lưu trữ, in và tái sử dụng nhiều lần kết quả được cấp không còn bị mất, thất lạc, hư hỏng trong quá trình sử dụng như bản giấy trước đây. => Vì vậy kiến nghị: - Sửa đổi, bổ sung Điều 14, Điều 21 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. - Sửa đổi, bổ sung “Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh” (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP. - Lộ trình thực hiện: Năm 2023. Ngoài ra, tại Quyết định 641/QĐ-TTg quy định về đơn giản hóa điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Bãi bỏ quy định người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký địa điểm kinh doanh. Lý do: Hiện nay, Cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật thường xuyên đảm bảo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”. Việc đơn giản hóa quy định là phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; các cơ quan quản lý nhà nước cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục “tiền kiểm” tăng cường “hậu kiểm”, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Ngoài ra, thực tiễn phát sinh những trường hợp có nhu cầu thực hiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng không đáp ứng được điều kiện có 05 năm thường trú để thực hiện thủ tục này đã “thuê người dân” tại địa phương đứng tên đăng ký kinh doanh càng gây nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý. Vì vậy, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP hoàn thành trong năm 2023. Xem chi tiết tại Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 05/6/2023.
Chậm nhất trước 30/11/2023, 4 Bộ khẩn trương trình phương án cải cách TTHC hoạt động kinh doanh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương trình phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Thời hạn chậm nhất trước ngày 30/11/2023. Cụ thể, tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công văn 97/TCTCCTTHC về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (viết tắt là QĐKD) giai đoạn 2020-2025, các bộ, ngành đã tích cực cắt giảm, đơn giản hóa nhiều quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, qua đó góp phần thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, vẫn còn 04 Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa -Thể thao và Du lịch chưa trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD; một số Bộ chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời QĐKD lên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD; việc tham vấn ý kiến của doanh nghiệp, người dân đối với QĐKD dự kiến ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là VBQPPL) chưa được thực hiện đầy đủ; còn 688 QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa nhưng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các VBQPPL để thực thi; việc tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, thủ tục hành chính (viết tắt là TTHC) cho người dân, doanh nghiệp còn chậm trễ. (1) Xử lý dứt điểm các đề xuất, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các QĐKD Để khắc phục những tồn tại nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD thuộc phạm vi chức năng quản lý được Chính phủ giao tại Nghị quyết 68/NQ-CP; tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng: Thường xuyên thống kê, cập nhật, công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời QĐKD được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ cùng với chi phí tuân thủ đối với từng QĐKD lên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD (gồm cả QĐKD trước khi được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ); tổng hợp danh sách QĐKD được cắt giảm, đơn giản hóa để tính tỷ lệ cắt giảm số QĐKD và tỷ lệ cắt giảm chi phí tuân thủ QĐKD; số lượng VBQPPL có QĐKD thuộc phạm vi quản lý của từng bộ, cơ quan trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Tham vấn trực tuyến, tương tác hai chiều giữa bộ, ngành với các hiệp hội, doanh nghiệp; giữa bộ, địa phương và các đối tượng liên quan trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD để rút ngắn thời gian lấy ý kiến đối với các dự án, dự thảo VBQPPL. Xử lý dứt điểm các đề xuất, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các QĐKD thuộc phạm vi quản lý được gửi tương tác trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD và những phản ánh, kiến nghị được giao tại mục IX Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023 của Chính phủ. Tuyên truyền, khuyến khích các hiệp hội, doanh nghiệp, đối tượng quản lý tham gia đóng góp ý kiến hoặc gửi vướng mắc, đề xuất đối với QĐKD trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. (2) Khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Các Bộ: Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài Nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng và Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành việc thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước ngày 20/12/2023. Các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD. Thời hạn chậm nhất trước ngày 30/11/2023. Bộ Tư pháp báo cáo kết quả giảm số văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giảm số thông tư từ năm 2021 đến nay và đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo trước ngày 20/12/2023. (3) Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền; tổng hợp phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các QĐKD gửi các bộ, ngành xử lý theo chức năng quản lý. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo xử lý. Nghiên cứu, góp ý đối với các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các QĐKD khi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi lấy ý kiến trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Tuyên truyền, khuyến khích các hiệp hội, doanh nghiệp, người dân tại địa phương tham gia đóng góp ý kiến hoặc gửi vướng mắc, đề xuất đối với QĐKD trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn việc truy cập, tạo tài khoản, sử dụng chữ ký số, đăng nhập để các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cập nhật dữ liệu, rà soát, tham vấn, gửi vướng mắc, đề xuất, tương tác hai chiều; đôn đốc việc cập nhật dữ liệu và tham vấn; định kỳ hàng tháng Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP lồng ghép trong Báo cáo cải cách TTHC trình Chính phủ; đánh giá và công khai nỗ lực cải cách của các bộ, ngành trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ nêu tại văn bản này; định kỳ hàng tháng tổng hợp kết quả thực hiện vào Báo cáo công tác cải cách TTHC gửi Văn phòng Chính phủ. Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Đơn giản hóa quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với cơ sở cầm đồ
Ngày 05/6/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 641/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công an. Theo đó, tại Quyết định 641/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ giao Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung và thời hạn quy định tại Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể, Bộ Công an chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan. Trong đó, một số nội dung phương án đơn giản hóa như sau: (1) Bổ sung các thông tin về giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cấp trong “Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh” (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016. Đối với các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bản giấy theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì yêu cầu nộp bản giấy để thu hồi khi thực hiện thủ tục cấp đổi. Lý do: Cơ sở kinh doanh cần cung cấp thông tin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong văn bản đề nghị, cơ quan Công an thực hiện tra cứu, kiểm tra hồ sơ lưu trữ. Đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (bản giấy) thì nộp cho cơ quan Công an để thu hồi khi thực hiện thủ tục cấp đổi; ngăn chặn việc cho thuê, cho mượn hoặc tranh chấp tư cách pháp nhân liên quan đến Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và gây ảnh hưởng đến công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. (2) Bãi bỏ yêu cầu nộp Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh (là công dân Việt Nam); bãi bỏ quy định nộp kèm bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam (đối với người nước ngoài) trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh. Lý do: Kết nối, khai thác được dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (đối với công dân Việt Nam); khai thác được dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quản lý xuất nhập cảnh (đối với người nước ngoài). (3) Bổ sung quy định về trả kết quả điện tử được ký số xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, khi đó, bãi bỏ thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi bị mất và thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi bị hư hỏng. Lý do: Khi thực hiện cấp kết quả bản điện tử thì tổ chức, doanh nghiệp có thể lưu trữ, in và tái sử dụng nhiều lần kết quả được cấp không còn bị mất, thất lạc, hư hỏng trong quá trình sử dụng như bản giấy trước đây. => Vì vậy kiến nghị: - Sửa đổi, bổ sung Điều 14, Điều 21 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. - Sửa đổi, bổ sung “Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh” (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP. - Lộ trình thực hiện: Năm 2023. Ngoài ra, tại Quyết định 641/QĐ-TTg quy định về đơn giản hóa điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Bãi bỏ quy định người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký địa điểm kinh doanh. Lý do: Hiện nay, Cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật thường xuyên đảm bảo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”. Việc đơn giản hóa quy định là phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; các cơ quan quản lý nhà nước cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục “tiền kiểm” tăng cường “hậu kiểm”, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Ngoài ra, thực tiễn phát sinh những trường hợp có nhu cầu thực hiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng không đáp ứng được điều kiện có 05 năm thường trú để thực hiện thủ tục này đã “thuê người dân” tại địa phương đứng tên đăng ký kinh doanh càng gây nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý. Vì vậy, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP hoàn thành trong năm 2023. Xem chi tiết tại Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 05/6/2023.