Phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn
Phương tiện đo là gì, có mấy nhóm? Kiểm định, hiệu chuẩn là hoạt động gì? Nhóm phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn? Cụ thể qua bài viết sau. Phương tiện đo là gì? Có mấy nhóm phương tiện đo? Theo Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: - Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo. - Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. - Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Theo Điều 16 Luật Đo lường 2011 quy định về các loại phương tiện đo như sau: - Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đo lường 2011 (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố. - Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng. Như vậy, phương tiện đo là những phương tiện kỹ thuật để thực hiện các thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Phương tiện đo được chia thành 2 nhóm là nhóm 1 và nhóm 2. Kiểm định, hiệu chuẩn là gì? Cũng theo Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: - Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường. - Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. - Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Như vậy, kiểm định, hiệu chuẩn là các hoạt động đo lường. Kiểm định là việc đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật, hiệu chuẩn là việc xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn? Theo Điều 18 Luật Đo lường 2011 quy định yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1 như sau: - Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011. - Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đo lường 2011. Theo Điều 19 Luật Đo lường 2011 quy định yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2 như sau: - Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011. - Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: + Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu; + Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng; + Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng; + Kiểm định sau sửa chữa. - Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường 2011 phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Đo lường 2011. - Việc kiểm định phương tiện đo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường 2011 phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Đo lường 2011. - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Luật Đo lường 2011. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 22 Luật Đo lường 2011 quy định chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc. Như vậy, phương tiện đo nhóm 1 không bắt buộc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn mà sẽ thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu, định kỳ và sau sử dụng và các chuẩn công tác dùng để kiểm định phải được hiệu chuẩn bắt buộc. Theo đó, phương tiện đo nhóm 2 bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn. Hiện nay Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN. Tuy nhiên, ngày 15/4/2024 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 03/2024/TT-BKHCN, sửa đổi Danh mục, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2024. Như vậy, từ ngày 15/10/2024 sẽ áp dụng Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 theo Thông tư 03/2024/TT-BKHCN. Xem thêm: Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/danh-muc-cu.docx Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 03/2024/TT-BKHCN (có hiệu lực từ ngày 15/10/2024): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/danh-muc-moi.docx
Tổ chức sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo phải có nghĩa vụ như thế nào?
Tổ chức sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo phải có nghĩa vụ như thế nào? Nhà nước kiểm tra về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm nội dung như thế nào? Tổ chức sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo phải có nghĩa vụ như thế nào? Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Đo lường 2011 tổ chức sử dụng phương tiện đo phải có nghĩa vụ sau: + Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng; + Bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu; trường hợp phát hiện sai, hỏng phải dừng việc sử dụng và thực hiện các biện pháp khắc phục; + Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm 2 theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền; + Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa; + Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo lường. Nhà nước kiểm tra về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm nội dung như thế nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật Đo lường 2011 nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm: + Kiểm tra sự phù hợp của việc thể hiện đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này; + Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo nhóm 2 với mẫu đã được phê duyệt. + Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. + Kiểm tra đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này; + Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với điều kiện về bảo quản, lưu giữ, sử dụng; + Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu về đo lường đối với phương tiện đo tương ứng quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này. Căn cứ theo Điều 17 Luật Đo lường 2011 yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo như sau: + Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm. + Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo. + Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng. Các loại phương tiện đo bao gồm? Căn cứ theo Điều 16 Luật Đo lường 2011 các loại phương tiện đo theo quy định bao gồm: + Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố. + Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo nhóm 2. Tổng kết lại: Tổ chức sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo phải tuân thủ các quy định theo pháp luật, các loại phương tiện đo của doanh nghiệp sử dụng trong nghiên cứu, định lượng các loại hàng hóa cần phải đảm bao về sức khỏe cộng động và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn
Phương tiện đo là gì, có mấy nhóm? Kiểm định, hiệu chuẩn là hoạt động gì? Nhóm phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn? Cụ thể qua bài viết sau. Phương tiện đo là gì? Có mấy nhóm phương tiện đo? Theo Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: - Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo. - Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. - Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Theo Điều 16 Luật Đo lường 2011 quy định về các loại phương tiện đo như sau: - Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đo lường 2011 (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố. - Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng. Như vậy, phương tiện đo là những phương tiện kỹ thuật để thực hiện các thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Phương tiện đo được chia thành 2 nhóm là nhóm 1 và nhóm 2. Kiểm định, hiệu chuẩn là gì? Cũng theo Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: - Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường. - Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. - Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Như vậy, kiểm định, hiệu chuẩn là các hoạt động đo lường. Kiểm định là việc đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật, hiệu chuẩn là việc xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn? Theo Điều 18 Luật Đo lường 2011 quy định yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1 như sau: - Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011. - Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đo lường 2011. Theo Điều 19 Luật Đo lường 2011 quy định yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2 như sau: - Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011. - Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: + Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu; + Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng; + Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng; + Kiểm định sau sửa chữa. - Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường 2011 phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Đo lường 2011. - Việc kiểm định phương tiện đo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường 2011 phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Đo lường 2011. - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Luật Đo lường 2011. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 22 Luật Đo lường 2011 quy định chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc. Như vậy, phương tiện đo nhóm 1 không bắt buộc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn mà sẽ thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu, định kỳ và sau sử dụng và các chuẩn công tác dùng để kiểm định phải được hiệu chuẩn bắt buộc. Theo đó, phương tiện đo nhóm 2 bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn. Hiện nay Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN. Tuy nhiên, ngày 15/4/2024 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 03/2024/TT-BKHCN, sửa đổi Danh mục, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2024. Như vậy, từ ngày 15/10/2024 sẽ áp dụng Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 theo Thông tư 03/2024/TT-BKHCN. Xem thêm: Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/danh-muc-cu.docx Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 03/2024/TT-BKHCN (có hiệu lực từ ngày 15/10/2024): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/danh-muc-moi.docx
Tổ chức sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo phải có nghĩa vụ như thế nào?
Tổ chức sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo phải có nghĩa vụ như thế nào? Nhà nước kiểm tra về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm nội dung như thế nào? Tổ chức sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo phải có nghĩa vụ như thế nào? Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Đo lường 2011 tổ chức sử dụng phương tiện đo phải có nghĩa vụ sau: + Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng; + Bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu; trường hợp phát hiện sai, hỏng phải dừng việc sử dụng và thực hiện các biện pháp khắc phục; + Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm 2 theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền; + Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa; + Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo lường. Nhà nước kiểm tra về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm nội dung như thế nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật Đo lường 2011 nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm: + Kiểm tra sự phù hợp của việc thể hiện đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này; + Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo nhóm 2 với mẫu đã được phê duyệt. + Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. + Kiểm tra đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này; + Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với điều kiện về bảo quản, lưu giữ, sử dụng; + Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu về đo lường đối với phương tiện đo tương ứng quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này. Căn cứ theo Điều 17 Luật Đo lường 2011 yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo như sau: + Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm. + Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo. + Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng. Các loại phương tiện đo bao gồm? Căn cứ theo Điều 16 Luật Đo lường 2011 các loại phương tiện đo theo quy định bao gồm: + Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố. + Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo nhóm 2. Tổng kết lại: Tổ chức sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo phải tuân thủ các quy định theo pháp luật, các loại phương tiện đo của doanh nghiệp sử dụng trong nghiên cứu, định lượng các loại hàng hóa cần phải đảm bao về sức khỏe cộng động và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.