Năm 2025 ĐHQG-HCM giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học
Sáng ngày 6/10/2024, ĐHQG-HCM đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025”, tại Trường Đại học An Giang. Theo đó, từ năm 2025, ĐHQG-HCM giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học. PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết: Năm 2025, ĐHQG-HCM thống nhất chủ trương thực hiện 03 phương thức tuyển sinh đại học PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết: Năm 2025, ĐHQG-HCM thống nhất chủ trương thực hiện 03 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông. Đồng thời, ĐHQG-HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp. Các lĩnh vực then chốt cần được tập trung trong công tác đào tạo và tuyển sinh gồm: Công nghệ bán dẫn, Công nghệ sinh học, Trí tuệ nhân tạo và các ngành đào tạo liên ngành, liên trường. ĐHQG-HCM xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung trong toàn hệ thống, các đơn vị tự chủ trong việc xác định, lựa chọn các tiêu chí xét tuyển và phương thức triển khai phù hợp với ngành nghề đào tạo. Theo số liệu báo cáo, năm 2024, số lượng thí sinh xác nhận nhập học thực tế của toàn ĐHQG-HCM là 23.184, đạt tỷ lệ 95,79% so với tổng chỉ tiêu, giảm nhẹ với năm 2023 (96,72%). Trong đó, (1) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐHQG-HCM (1,58%); (2) Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM (8,95%); (3) Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức (38,11%); (4) Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông (42,71%); (5) Phương thức xét tuyển khác tại đơn vị (4,45%). Toán và thống kê, Máy tính và Công nghệ thông tin là những lĩnh vực có điểm chuẩn đầu vào cao nhất tại ĐHQG-HCM theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực. Ngoài ra, tại Hội nghị, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận sâu về Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM trong thời gian tới. Tại Hội nghị, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận sâu về Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM trong thời gian tới. Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, ĐHQG-HCM có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có tư duy khởi nghiệp, có năng lực lãnh đạo. Do đó, về cơ bản ĐHQG-HCM giữ ổn định đề thi Đánh giá năng lực năm 2025 như những năm trước. ĐHQG-HCM cũng sẽ kiến nghị các cấp có thẩm quyền giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học và chỉ công bố kết quả xét tuyển đại học sau khi có điểm thi trung học phổ thông kể từ năm 2025. Theo Đại học Quốc gia TP.HCM Nguồn: https://vnuhcm.edu.vn/su-kien_33353364/nam-2025-dhqg-hcm-giam-bot-cac-phuong-thuc-tuyen-sinh-dai-hoc/363235323364.html
Năm 2025 ĐHQG-HCM giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học
Sáng ngày 6/10/2024, ĐHQG-HCM đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025”, tại Trường Đại học An Giang. Theo đó, từ năm 2025, ĐHQG-HCM giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học. PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết: Năm 2025, ĐHQG-HCM thống nhất chủ trương thực hiện 03 phương thức tuyển sinh đại học PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết: Năm 2025, ĐHQG-HCM thống nhất chủ trương thực hiện 03 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông. Đồng thời, ĐHQG-HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp. Các lĩnh vực then chốt cần được tập trung trong công tác đào tạo và tuyển sinh gồm: Công nghệ bán dẫn, Công nghệ sinh học, Trí tuệ nhân tạo và các ngành đào tạo liên ngành, liên trường. ĐHQG-HCM xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung trong toàn hệ thống, các đơn vị tự chủ trong việc xác định, lựa chọn các tiêu chí xét tuyển và phương thức triển khai phù hợp với ngành nghề đào tạo. Theo số liệu báo cáo, năm 2024, số lượng thí sinh xác nhận nhập học thực tế của toàn ĐHQG-HCM là 23.184, đạt tỷ lệ 95,79% so với tổng chỉ tiêu, giảm nhẹ với năm 2023 (96,72%). Trong đó, (1) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐHQG-HCM (1,58%); (2) Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM (8,95%); (3) Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức (38,11%); (4) Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông (42,71%); (5) Phương thức xét tuyển khác tại đơn vị (4,45%). Toán và thống kê, Máy tính và Công nghệ thông tin là những lĩnh vực có điểm chuẩn đầu vào cao nhất tại ĐHQG-HCM theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực. Ngoài ra, tại Hội nghị, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận sâu về Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM trong thời gian tới. Tại Hội nghị, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận sâu về Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM trong thời gian tới. Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, ĐHQG-HCM có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có tư duy khởi nghiệp, có năng lực lãnh đạo. Do đó, về cơ bản ĐHQG-HCM giữ ổn định đề thi Đánh giá năng lực năm 2025 như những năm trước. ĐHQG-HCM cũng sẽ kiến nghị các cấp có thẩm quyền giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học và chỉ công bố kết quả xét tuyển đại học sau khi có điểm thi trung học phổ thông kể từ năm 2025. Theo Đại học Quốc gia TP.HCM Nguồn: https://vnuhcm.edu.vn/su-kien_33353364/nam-2025-dhqg-hcm-giam-bot-cac-phuong-thuc-tuyen-sinh-dai-hoc/363235323364.html