Quy định xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên
Ngày 23/9/2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTTTT. Trong đó có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phóng viên. 1. Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I, Mã số: V.11.02.04 Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định về xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I, Mã số: V.11.02.04 như sau: - Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05. - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II không liên tục thì được cộng dồn). - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp. 2. Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05 Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định về xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05 như sau: - Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III, Mã số: V.11.02.06. - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III không liên tục thì được cộng dồn); - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc 02 lần đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp. Trên đây là một số quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên theo Thông tư 12/2024/TT-BTTTT ban hành ngày 23/09/2024 và có hiệu lực kể từ ngày 07/11/2027.
Đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Mới đây trên các trang báo điện tử đều đưa tin về vụ việc, nam phóng viên quay phim của Đài Truyền hình X đang ghi hình trên vỉa hè đã bị hai người đàn ông xông vào túm cổ áo, đấm đá liên tiếp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể, pháp luật quy định như thế nào về hành vi đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Được biết, chiều 06/6/2023, nhóm 4 người của Đài Truyền hình gồm: phóng viên, phóng viên quay phim, kỹ thuật và lái xe đi tác nghiệp về thị trường. Tuy nhiên, khi dựng máy trên vỉa hè, phóng viên quay phim bị hai người đàn ông ra đe dọa, chửi bới, túm cổ áo, đạp ngã, đá liên tiếp với thái độ côn đồ. Sự việc chỉ dừng lại khi người dân can ngăn. Nam phóng viên nhập bệnh viện trong tình trạng xây xước tay chân, đầu nhiều vết bầm tím. Về nạn nhân cho rằng ê-kíp đang ghi hình ở ngoài vỉa hè chứ không chĩa máy quay vào cửa hàng nào. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi hành hung nhà báo, phóng viên tác nghiệp? Theo Luật Báo chí 2016, một trong những hành vi bị nghiêm cấm, là: “Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, không ít cá nhân, tổ chức còn xem thường quy định của pháp luật; cố tình cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp, nhất là khi các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc, đi đầu, kiên quyết đưa ra ánh sáng những vụ án, những biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo vệ lẽ phải; góp phần thúc đẩy các cơ quan thanh tra, điều tra… xử lý các vụ việc nhanh hơn, bảo đảm đúng pháp luật. Đặc biệt, khi cơ quan báo chí và phóng viên phát hiện, điều tra, đưa thông tin về các vụ án tham nhũng lớn, hành vi tiêu cực liên quan đến nhóm lợi ích và người “có thế lực”… thì họ càng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro, bị cản trở khi tác nghiệp và đe dọa, hành hung, trả thù… Theo đó, dựa vào những phân tích trên, bất kỳ một hành vi nào xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật. Truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản…theo Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Xử phạt vi phạm hành chính Nếu hành vi hành hung nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau: Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên. Khung 2: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Khung 3: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Khung 4: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các (2), (3) và (4) mục này; - Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại (2) mục này. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½ mức phạt tổ chức. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP)) Từ quy định trên, hành vi hành hung nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt cao nhất đến 100.000.000 đồng với tổ chức vi phạm và cao nhất 50.000.000 đồng với cá nhân vi phạm.
Từ ngày 10/10/2022, áp dụng mức lương mới với phóng viên, biên tập viên
Vừa qua, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, PV, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông. Cụ thể, theo Thông tư 13/2022/TT-BTTTT thì viên chức biên tập viên, PV thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau: Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I: - Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00 - tương đương mức lương từ 9.238.000 đồng/tháng đến 11.920.000 đồng/tháng theo mức lương cơ sở hiện nay. Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II: - Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78 - tương đương mức lương từ 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng. Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III: - Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 - tương đương mức lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng. Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Như vậy, mức lương cao nhất với biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông chưa đến 12 triệu đồng và thấp nhất là gần 3,5 triệu đồng. Ngoài ra, cũng theo Thông tư 13, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với PV, biên tập viên ở cả ba hạng (I, II, III) đều không còn yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Thay vào đó, phóng viên, biên tập viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tqiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thông tư 13/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 10/10/2022.
Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ của biên tập viên, phóng viên
Ngày 26/8/2022, Bộ trưởng BTTTT ban hành Thông tư 13/2022/TT-BTTTT về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh ngành nghề và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông. Theo đó, từ ngày 01/10/2022 tiêu chuẩn đào tạo bồi dưỡng của viên chức biên tập viên, phóng viên sẽ không phải yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ được quy định như sau: Đối với chức danh biên tập viên (1) BTV hạng I - Mã số: V.11.01.01 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản. Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản). (2) BTV hạng II - Mã số: V.11.01.02 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản. Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản). (3) BTV hạng III - Mã số: V.11.01.03 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản). Đối với chức danh phóng viên (1) Phóng viên hạng I - Mã số: V.11.02.04 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí; Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên. (2) Phóng viên hạng II - Mã số: V.11.02.05 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí; Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021 Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên. (3) Phóng viên hạng III - Mã số: V.11.02.06 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên. Nhìn chung so với quy định mới, hiện hành quy định viên chức là BTV, phóng viên và các nghề truyền thông khác được yêu cầu phải có trình độ đào tạo tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT và có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 2 đến bậc 4 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT. Thì sắp tới đây, Thông tư 13/2022/TT-BTTTT sẽ mở rộng phạm vi và đối tượng tuyển dụng của ngành thông tin và truyền thông đối với người trái ngành nhưng có đam mê có thể theo làm việc. Bên cạnh đó, bổ sung bằng cao cấp lý luận cho viên chức hạng I và loại bỏ sơ cấp lý luận chính trị đối với viên chức hạng III. Đặc biệt là loại bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ tin học. Các quy định về mã số và xếp lương của viên chức BTV, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình không có sự thay đổi. Xem thêm Thông tư 13/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 10/10/2022 thay thế Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV.
Phạt nặng cá nhân ghi âm, chụp hình tại phiên tòa
Hoạt động ghi âm, ghi hình là công việc chính của báo chí, phóng viên trực tiếp tại sự kiện, nhằm ghi lại những tư liệu hữu ích để viết tin, bài về sự kiện đó. Đặc biệt là tại các phiên tòa, nơi xảy ra nhiều vụ kiện, vụ án được nhiều người quan tâm thì chắc chắn cánh phóng viên báo chí sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội này. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà báo có hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử nhằm lưu lại những thông tin để đăng bài một cách nhanh nhất mà chưa được sự cho phép của tòa diễn ra rất nhiều. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xét xử, thì ngày 01/9/2022 tới đây Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, sẽ có hiệu lực. Theo đó, tại Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH quy định mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 500.000 đồng đối với các hành vi: Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa. Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở. Không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép. Hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án. Mặc trang phục không nghiêm túc, đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. - Phạt tiền từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với các hành vi sau: Không chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa. Hỏi, trình bày ý kiến khi chưa được chủ tọa phiên tòa đồng ý. Gây rối tại phòng xử án. Không chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở. Có thái độ không tôn trọng Hội đồng xét xử. Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí. - Phạt tiền từ 1 triệu đồng - 7 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án. Mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Cố ý ngắt hệ thống chiếu sáng, âm thanh, ghi âm, ghi hình ảnh hưởng đến phiên tòa. - Phạt tiền từ 7 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với các hành vi sau: Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án. Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Ngoài ra, người có mặt tại phiên tòa khi mang vật dụng không được phép vào phiên tòa sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Nhằm hạn chế việc người này có những hành vi gây rối gây mất an ninh tại tòa. Bên cạnh đó, còn buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi trên mà không được sự cho phép của tòa, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Lưu ý: đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm tương tự cá nhân thì mức phạt sẽ gấp 02 lần, theo đó nếu nhà báo là người trực thuộc cơ quan báo chí, thông tấn mà vi phạm các quy định về nội quy của tòa án sẽ áp dụng mức xử phạt đối tổ chức. Như vậy, nhà báo, phóng viên có hành vi ghi âm, hình ảnh mà chưa được sự cho phép của người có thẩm quyền thì có thể bị phạt tiền lên đến 15 triệu đồng, để tránh bị xử phạt dù là hành vi đó có là vô ý thì trước hết nhà báo khi đến tòa án lấy tin thì phải xuất trình giấy tờ và xin phép người có thẩm quyền tại phòng xét xử trước về những nội dung nào có thể ghi lại và không. Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH có hiệu lực ngày 01/9/2022, kịp thời nhằm giảm các hành vi cản trở hoạt động tố tụng qua đó góp phần bảo đảm quá trình tố tụng được diễn ra đúng quy trình xét xử và sự tôn nghiêm của pháp đình.
Xử lý đối với trường hợp phóng viên đăng tin sai sự thật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Báo chí 2016 có nêu như sau: “Điều 43. Phản hồi thông tin 1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án. […]”. Theo đó trường hợp này trước tiên nếu cơ quan báo chí đăng tin sai sự thật thì nên có văn bản kiến nghị gửi đến cơ quan đưa thông tin sai sự thật đó để làm rõ. Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì trường hợp báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật thì tùy vào mức độ nghiêm trong có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức độ khác nhau. Đồng thời còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính, xin lỗi. Nếu sau khi gửi văn bản kiến nghị nhưng không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng có thể có văn bản gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây có thể gửi đến chủ tịch UBND cấp huyện. Ngoài ra nếu như hành vi này gây thiệt hại cho đơn vị thì có thể yêu cầu phía phóng viên đó bồi thường thiệt hại. Nếu không thể thống nhất được mức bồi thường thì có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường.
Tòa Tối cao hạn chế quyền tự do báo chí?
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình vừa ký thông qua Thông tư 01/2014/TT-CA về việc ban hành Nội quy phiên tòa. Theo đó, Thông tư chứa nhiều nội dung vô lý, gây khó khăn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại tòa. Khoản 1 điều 4 của Nội quy phiên tòa quy định: “Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình Thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa”. 1. Phóng viên không được tác nghiệp tại tòa Nghị định 159/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2014) lần đầu tiên quy định xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của phóng viên; 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp. Đây là bước tiến ghi nhận sự bảo hộ của Nhà nước đối với phóng viên chưa có Thẻ nhà báo khi tác nghiệp. Tuy nhiên, Thông tư 01 của Tòa tối cao buộc phải có Thẻ nhà báo mới được tác nghiệp tại tòa. Rõ ràng, đây là quy định chặn quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có Thẻ nhà báo. Trong khi điều kiện để có được Thẻ nhà báo là không hề đơn giản (cho dù có rất nhiều năm kinh nghiệm). Người được xét cấp Thẻ nhà báo phải đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn sau: - Tốt nghiệp đại học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên; - Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp Thẻ; - Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí phân công; - Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp Thẻ; - Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp Thẻ nhà báo. (Thông tư 04/2007/TT-BVHTT) 2. Tòa Tối cao vượt mặt Chính phủ Khoản 1 điều 8 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định: “Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước”. Tuy nhiên, ngoài việc xuất trình Thẻ nhà báo thì Thông tư 01 yêu cầu nhà báo phải xuất trình thêm giấy giới thiệu công tác thì mới được tác nghiệp tại tòa. Như vậy, nhiều điểm của Thông tư 01 không nhưng trái với văn bản pháp luật cao hơn mà còn không phù hợp với thực tiễn dẫn đến hạn chế quyền tự do báo chí của phóng viên, nhà báo. Rất mong Bộ Tư pháp nhanh chóng tuýt còi để mọi việc đi vào quy chuẩn.
Quy định xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên
Ngày 23/9/2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTTTT. Trong đó có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phóng viên. 1. Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I, Mã số: V.11.02.04 Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định về xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I, Mã số: V.11.02.04 như sau: - Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05. - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II không liên tục thì được cộng dồn). - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp. 2. Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05 Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định về xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05 như sau: - Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III, Mã số: V.11.02.06. - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III không liên tục thì được cộng dồn); - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc 02 lần đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp. Trên đây là một số quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên theo Thông tư 12/2024/TT-BTTTT ban hành ngày 23/09/2024 và có hiệu lực kể từ ngày 07/11/2027.
Đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Mới đây trên các trang báo điện tử đều đưa tin về vụ việc, nam phóng viên quay phim của Đài Truyền hình X đang ghi hình trên vỉa hè đã bị hai người đàn ông xông vào túm cổ áo, đấm đá liên tiếp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể, pháp luật quy định như thế nào về hành vi đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Được biết, chiều 06/6/2023, nhóm 4 người của Đài Truyền hình gồm: phóng viên, phóng viên quay phim, kỹ thuật và lái xe đi tác nghiệp về thị trường. Tuy nhiên, khi dựng máy trên vỉa hè, phóng viên quay phim bị hai người đàn ông ra đe dọa, chửi bới, túm cổ áo, đạp ngã, đá liên tiếp với thái độ côn đồ. Sự việc chỉ dừng lại khi người dân can ngăn. Nam phóng viên nhập bệnh viện trong tình trạng xây xước tay chân, đầu nhiều vết bầm tím. Về nạn nhân cho rằng ê-kíp đang ghi hình ở ngoài vỉa hè chứ không chĩa máy quay vào cửa hàng nào. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi hành hung nhà báo, phóng viên tác nghiệp? Theo Luật Báo chí 2016, một trong những hành vi bị nghiêm cấm, là: “Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, không ít cá nhân, tổ chức còn xem thường quy định của pháp luật; cố tình cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp, nhất là khi các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc, đi đầu, kiên quyết đưa ra ánh sáng những vụ án, những biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo vệ lẽ phải; góp phần thúc đẩy các cơ quan thanh tra, điều tra… xử lý các vụ việc nhanh hơn, bảo đảm đúng pháp luật. Đặc biệt, khi cơ quan báo chí và phóng viên phát hiện, điều tra, đưa thông tin về các vụ án tham nhũng lớn, hành vi tiêu cực liên quan đến nhóm lợi ích và người “có thế lực”… thì họ càng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro, bị cản trở khi tác nghiệp và đe dọa, hành hung, trả thù… Theo đó, dựa vào những phân tích trên, bất kỳ một hành vi nào xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật. Truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản…theo Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Xử phạt vi phạm hành chính Nếu hành vi hành hung nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau: Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên. Khung 2: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Khung 3: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Khung 4: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các (2), (3) và (4) mục này; - Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại (2) mục này. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½ mức phạt tổ chức. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP)) Từ quy định trên, hành vi hành hung nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt cao nhất đến 100.000.000 đồng với tổ chức vi phạm và cao nhất 50.000.000 đồng với cá nhân vi phạm.
Từ ngày 10/10/2022, áp dụng mức lương mới với phóng viên, biên tập viên
Vừa qua, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, PV, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông. Cụ thể, theo Thông tư 13/2022/TT-BTTTT thì viên chức biên tập viên, PV thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau: Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I: - Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00 - tương đương mức lương từ 9.238.000 đồng/tháng đến 11.920.000 đồng/tháng theo mức lương cơ sở hiện nay. Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II: - Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78 - tương đương mức lương từ 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng. Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III: - Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 - tương đương mức lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng. Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Như vậy, mức lương cao nhất với biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông chưa đến 12 triệu đồng và thấp nhất là gần 3,5 triệu đồng. Ngoài ra, cũng theo Thông tư 13, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với PV, biên tập viên ở cả ba hạng (I, II, III) đều không còn yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Thay vào đó, phóng viên, biên tập viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tqiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thông tư 13/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 10/10/2022.
Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ của biên tập viên, phóng viên
Ngày 26/8/2022, Bộ trưởng BTTTT ban hành Thông tư 13/2022/TT-BTTTT về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh ngành nghề và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông. Theo đó, từ ngày 01/10/2022 tiêu chuẩn đào tạo bồi dưỡng của viên chức biên tập viên, phóng viên sẽ không phải yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ được quy định như sau: Đối với chức danh biên tập viên (1) BTV hạng I - Mã số: V.11.01.01 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản. Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản). (2) BTV hạng II - Mã số: V.11.01.02 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản. Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản). (3) BTV hạng III - Mã số: V.11.01.03 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản). Đối với chức danh phóng viên (1) Phóng viên hạng I - Mã số: V.11.02.04 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí; Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên. (2) Phóng viên hạng II - Mã số: V.11.02.05 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí; Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021 Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên. (3) Phóng viên hạng III - Mã số: V.11.02.06 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên. Nhìn chung so với quy định mới, hiện hành quy định viên chức là BTV, phóng viên và các nghề truyền thông khác được yêu cầu phải có trình độ đào tạo tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT và có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 2 đến bậc 4 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT. Thì sắp tới đây, Thông tư 13/2022/TT-BTTTT sẽ mở rộng phạm vi và đối tượng tuyển dụng của ngành thông tin và truyền thông đối với người trái ngành nhưng có đam mê có thể theo làm việc. Bên cạnh đó, bổ sung bằng cao cấp lý luận cho viên chức hạng I và loại bỏ sơ cấp lý luận chính trị đối với viên chức hạng III. Đặc biệt là loại bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ tin học. Các quy định về mã số và xếp lương của viên chức BTV, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình không có sự thay đổi. Xem thêm Thông tư 13/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 10/10/2022 thay thế Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV.
Phạt nặng cá nhân ghi âm, chụp hình tại phiên tòa
Hoạt động ghi âm, ghi hình là công việc chính của báo chí, phóng viên trực tiếp tại sự kiện, nhằm ghi lại những tư liệu hữu ích để viết tin, bài về sự kiện đó. Đặc biệt là tại các phiên tòa, nơi xảy ra nhiều vụ kiện, vụ án được nhiều người quan tâm thì chắc chắn cánh phóng viên báo chí sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội này. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà báo có hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử nhằm lưu lại những thông tin để đăng bài một cách nhanh nhất mà chưa được sự cho phép của tòa diễn ra rất nhiều. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xét xử, thì ngày 01/9/2022 tới đây Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, sẽ có hiệu lực. Theo đó, tại Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH quy định mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 500.000 đồng đối với các hành vi: Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa. Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở. Không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép. Hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án. Mặc trang phục không nghiêm túc, đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. - Phạt tiền từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với các hành vi sau: Không chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa. Hỏi, trình bày ý kiến khi chưa được chủ tọa phiên tòa đồng ý. Gây rối tại phòng xử án. Không chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở. Có thái độ không tôn trọng Hội đồng xét xử. Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí. - Phạt tiền từ 1 triệu đồng - 7 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án. Mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Cố ý ngắt hệ thống chiếu sáng, âm thanh, ghi âm, ghi hình ảnh hưởng đến phiên tòa. - Phạt tiền từ 7 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với các hành vi sau: Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án. Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Ngoài ra, người có mặt tại phiên tòa khi mang vật dụng không được phép vào phiên tòa sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Nhằm hạn chế việc người này có những hành vi gây rối gây mất an ninh tại tòa. Bên cạnh đó, còn buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi trên mà không được sự cho phép của tòa, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Lưu ý: đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm tương tự cá nhân thì mức phạt sẽ gấp 02 lần, theo đó nếu nhà báo là người trực thuộc cơ quan báo chí, thông tấn mà vi phạm các quy định về nội quy của tòa án sẽ áp dụng mức xử phạt đối tổ chức. Như vậy, nhà báo, phóng viên có hành vi ghi âm, hình ảnh mà chưa được sự cho phép của người có thẩm quyền thì có thể bị phạt tiền lên đến 15 triệu đồng, để tránh bị xử phạt dù là hành vi đó có là vô ý thì trước hết nhà báo khi đến tòa án lấy tin thì phải xuất trình giấy tờ và xin phép người có thẩm quyền tại phòng xét xử trước về những nội dung nào có thể ghi lại và không. Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH có hiệu lực ngày 01/9/2022, kịp thời nhằm giảm các hành vi cản trở hoạt động tố tụng qua đó góp phần bảo đảm quá trình tố tụng được diễn ra đúng quy trình xét xử và sự tôn nghiêm của pháp đình.
Xử lý đối với trường hợp phóng viên đăng tin sai sự thật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Báo chí 2016 có nêu như sau: “Điều 43. Phản hồi thông tin 1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án. […]”. Theo đó trường hợp này trước tiên nếu cơ quan báo chí đăng tin sai sự thật thì nên có văn bản kiến nghị gửi đến cơ quan đưa thông tin sai sự thật đó để làm rõ. Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì trường hợp báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật thì tùy vào mức độ nghiêm trong có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức độ khác nhau. Đồng thời còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính, xin lỗi. Nếu sau khi gửi văn bản kiến nghị nhưng không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng có thể có văn bản gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây có thể gửi đến chủ tịch UBND cấp huyện. Ngoài ra nếu như hành vi này gây thiệt hại cho đơn vị thì có thể yêu cầu phía phóng viên đó bồi thường thiệt hại. Nếu không thể thống nhất được mức bồi thường thì có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường.
Tòa Tối cao hạn chế quyền tự do báo chí?
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình vừa ký thông qua Thông tư 01/2014/TT-CA về việc ban hành Nội quy phiên tòa. Theo đó, Thông tư chứa nhiều nội dung vô lý, gây khó khăn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại tòa. Khoản 1 điều 4 của Nội quy phiên tòa quy định: “Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình Thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa”. 1. Phóng viên không được tác nghiệp tại tòa Nghị định 159/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2014) lần đầu tiên quy định xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của phóng viên; 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp. Đây là bước tiến ghi nhận sự bảo hộ của Nhà nước đối với phóng viên chưa có Thẻ nhà báo khi tác nghiệp. Tuy nhiên, Thông tư 01 của Tòa tối cao buộc phải có Thẻ nhà báo mới được tác nghiệp tại tòa. Rõ ràng, đây là quy định chặn quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có Thẻ nhà báo. Trong khi điều kiện để có được Thẻ nhà báo là không hề đơn giản (cho dù có rất nhiều năm kinh nghiệm). Người được xét cấp Thẻ nhà báo phải đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn sau: - Tốt nghiệp đại học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên; - Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp Thẻ; - Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí phân công; - Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp Thẻ; - Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp Thẻ nhà báo. (Thông tư 04/2007/TT-BVHTT) 2. Tòa Tối cao vượt mặt Chính phủ Khoản 1 điều 8 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định: “Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước”. Tuy nhiên, ngoài việc xuất trình Thẻ nhà báo thì Thông tư 01 yêu cầu nhà báo phải xuất trình thêm giấy giới thiệu công tác thì mới được tác nghiệp tại tòa. Như vậy, nhiều điểm của Thông tư 01 không nhưng trái với văn bản pháp luật cao hơn mà còn không phù hợp với thực tiễn dẫn đến hạn chế quyền tự do báo chí của phóng viên, nhà báo. Rất mong Bộ Tư pháp nhanh chóng tuýt còi để mọi việc đi vào quy chuẩn.