Cơ sở thay đổi tên trên Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC có phải thẩm duyệt lại không?
Tình huống phát sinh là Công ty thay đổi tên doanh nghiệp, dẫn đến thông tin trên giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC có thay đổi. Vậy công ty có cần làm thủ tục cấp lại hay không? Trách nhiệm chủ cơ sở khi đầu tư, xây dựng công trình có liên quan PCCC Đối với nội dung này, tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có nêu về trách nhiệm của chủ đầu tư như sau: - Lập dự án thiết kế theo đúng quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; - Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì lập thiết kế bổ sung để bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công; - Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu; - Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; - Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình cho đơn vị quản lý, vận hành khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; - Xuất trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Dựa vào các quy định trên, có thể thấy rằng việc thẩm duyệt lại chỉ thực hiện khi có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Còn việc đổi tên không làm thay đổi tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, đơn vị không cần phải làm gì cả. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy sau khi thi công Đối với nội dung này, tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy như sau: - Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; - Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; - Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy; - Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt; - Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới; - Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy; - Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Đơn vị căn cứ yêu cầu trên để chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nghiệm thu PCCC sau khi hoàn thành việc xây dựng. Đơn vị lưu ý là các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC thực hiện tại Công an tỉnh
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PPCC thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh được quy định tại Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 năm 2024. 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PPCC thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh Theo tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục A Phần I Thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh bao gồm các thành phần sau: - Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC30), bản chính, số lượng: 01 Tải về Văn bản đề nghị - Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC31), bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, số lượng: 01. Tải về Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn - Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, số lượng: 01. - 02 ảnh màu 3x4cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, bản chính. 2. Thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh Theo tiểu mục 1.1 tiểu mục 1 Mục A Phần I Thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 năm 2024, thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh được quy định như sau: - Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính công ích; bản chính hoặc bản chứng thực điện tử trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an). + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản hoặc gửi thông báo tiếp nhận qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ; + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản hoặc ghi nội dung hướng dẫn bổ sung hồ sơ để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ. - Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy hoặc thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nhận kết quả điện tử trên tài khoản dịch vụ công đã nộp hồ sơ trước đó. Tóm lại, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh gồm 4 thành phần gồm: (1) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; (2) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu; (3) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu; (4) 02 ảnh màu 3x4cm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bản chính.
Nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
Vấn đề an toàn về cháy nổ đang được quan tâm rất nhiều. Do đó, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức về phòng cháy và chữa cháy. Sau đây là các nội dung và thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy đối với một số đối tượng. 1. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Thông tư 149/2020/TT-BCA thì nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy, chữa cháy như sau: - Pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống, phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 90 tiết (tương đương 12 ngày) đối với các đối tượng: + Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cá nhân quy định tại khoản 6 và khoản 8 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. + Cá nhân hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy. + Cá nhân hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. + Cá nhân hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy - Kiến thức cơ bản về thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy; kiến thức về phòng cháy trong đầu tư xây dựng. Thời lượng bồi dưỡng 75 tiết (tương đương 10 ngày) đối với các đối tượng: + Cá nhân hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy - Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy trong công tác kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về quy trình, thiết bị phục vụ kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 30 tiết (tương đương 04 ngày) đối với các đối tượng: + Cá nhân hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. - Kiến thức chuyên sâu về nguyên lý, cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật của hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 75 tiết (tương đương 10 ngày) đối với các đối tượng: + Cá nhân hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy. - Kiến thức về bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong thi công xây dựng; biện pháp thi công, lắp đặt các hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 45 tiết (tương đương 06 ngày) đối với đối tượng: + Cá nhân hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy. 2. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy Căn cứ Điều 5 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định về Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy như sau: - Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra. - Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên. - Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: + Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ; + Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ; + Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy. - Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo. - Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành. Như vậy, những đối tượng được quy định tham gia bồi dưỡng kiến thức phòng cháy và chữa cháy cần tham gia đầy đủ, sau khi hoàn thành bồi dưỡng cần nắm rõ các kiến thức và có thể truyền đạt đến mọi người xung quanh.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của nhà làm việc doanh nghiệp
Hiện nay, nhà làm việc của doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào? Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà làm việc của doanh nghiệp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại khoản 1 Điều 5 này. Nhà làm việc của doanh nghiệp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên là cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP nên cần đáp ứng các điều kiện sau: a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3. Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại khoản 1 Điều 5 này. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3 là cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP nên cần đáp ứng các điều kiện sau: a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. 3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây: a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Lưu ý: Cơ sở thuộc cả hai trường hợp trên cần thực hiện: Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. (Theo Khoản 4, 5 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
Thủ tục tạm đình chỉ và định chỉ trong phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy 1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động: a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ); b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy: Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền; Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền. 2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó. 3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày. 4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân. 5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. 6. Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động: a) Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo trình tự sau: Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy; Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động; b) Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ; Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. 7. Thủ tục đình chỉ hoạt động: a) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10); b) Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân (Mẫu số PC 14). …” => Theo đó, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP mà sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động. - Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động quy định tại Khoản 6 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP: + Người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm; + Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy; + Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động; + Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ; Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. - Thủ tục đình chỉ hoạt động quy định tại Khoản 7 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. + Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản; + Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân.
Cơ sở thay đổi tên trên Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC có phải thẩm duyệt lại không?
Tình huống phát sinh là Công ty thay đổi tên doanh nghiệp, dẫn đến thông tin trên giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC có thay đổi. Vậy công ty có cần làm thủ tục cấp lại hay không? Trách nhiệm chủ cơ sở khi đầu tư, xây dựng công trình có liên quan PCCC Đối với nội dung này, tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có nêu về trách nhiệm của chủ đầu tư như sau: - Lập dự án thiết kế theo đúng quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; - Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì lập thiết kế bổ sung để bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công; - Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu; - Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; - Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình cho đơn vị quản lý, vận hành khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; - Xuất trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Dựa vào các quy định trên, có thể thấy rằng việc thẩm duyệt lại chỉ thực hiện khi có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Còn việc đổi tên không làm thay đổi tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, đơn vị không cần phải làm gì cả. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy sau khi thi công Đối với nội dung này, tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy như sau: - Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; - Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; - Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy; - Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt; - Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới; - Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy; - Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Đơn vị căn cứ yêu cầu trên để chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nghiệm thu PCCC sau khi hoàn thành việc xây dựng. Đơn vị lưu ý là các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC thực hiện tại Công an tỉnh
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PPCC thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh được quy định tại Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 năm 2024. 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PPCC thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh Theo tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục A Phần I Thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh bao gồm các thành phần sau: - Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC30), bản chính, số lượng: 01 Tải về Văn bản đề nghị - Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC31), bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, số lượng: 01. Tải về Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn - Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, số lượng: 01. - 02 ảnh màu 3x4cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, bản chính. 2. Thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh Theo tiểu mục 1.1 tiểu mục 1 Mục A Phần I Thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 năm 2024, thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh được quy định như sau: - Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính công ích; bản chính hoặc bản chứng thực điện tử trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an). + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản hoặc gửi thông báo tiếp nhận qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ; + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản hoặc ghi nội dung hướng dẫn bổ sung hồ sơ để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ. - Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy hoặc thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nhận kết quả điện tử trên tài khoản dịch vụ công đã nộp hồ sơ trước đó. Tóm lại, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện tại Phòng Cảnh sát PPCC và CNCH - Công an cấp tỉnh gồm 4 thành phần gồm: (1) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; (2) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu; (3) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu; (4) 02 ảnh màu 3x4cm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bản chính.
Nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
Vấn đề an toàn về cháy nổ đang được quan tâm rất nhiều. Do đó, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức về phòng cháy và chữa cháy. Sau đây là các nội dung và thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy đối với một số đối tượng. 1. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Thông tư 149/2020/TT-BCA thì nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy, chữa cháy như sau: - Pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống, phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 90 tiết (tương đương 12 ngày) đối với các đối tượng: + Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cá nhân quy định tại khoản 6 và khoản 8 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. + Cá nhân hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy. + Cá nhân hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. + Cá nhân hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy - Kiến thức cơ bản về thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy; kiến thức về phòng cháy trong đầu tư xây dựng. Thời lượng bồi dưỡng 75 tiết (tương đương 10 ngày) đối với các đối tượng: + Cá nhân hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy - Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy trong công tác kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về quy trình, thiết bị phục vụ kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 30 tiết (tương đương 04 ngày) đối với các đối tượng: + Cá nhân hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. - Kiến thức chuyên sâu về nguyên lý, cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật của hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 75 tiết (tương đương 10 ngày) đối với các đối tượng: + Cá nhân hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy. - Kiến thức về bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong thi công xây dựng; biện pháp thi công, lắp đặt các hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 45 tiết (tương đương 06 ngày) đối với đối tượng: + Cá nhân hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy. 2. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy Căn cứ Điều 5 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định về Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy như sau: - Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra. - Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên. - Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: + Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ; + Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ; + Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy. - Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo. - Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành. Như vậy, những đối tượng được quy định tham gia bồi dưỡng kiến thức phòng cháy và chữa cháy cần tham gia đầy đủ, sau khi hoàn thành bồi dưỡng cần nắm rõ các kiến thức và có thể truyền đạt đến mọi người xung quanh.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của nhà làm việc doanh nghiệp
Hiện nay, nhà làm việc của doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào? Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà làm việc của doanh nghiệp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại khoản 1 Điều 5 này. Nhà làm việc của doanh nghiệp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên là cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP nên cần đáp ứng các điều kiện sau: a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3. Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại khoản 1 Điều 5 này. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3 là cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP nên cần đáp ứng các điều kiện sau: a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. 3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây: a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Lưu ý: Cơ sở thuộc cả hai trường hợp trên cần thực hiện: Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. (Theo Khoản 4, 5 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
Thủ tục tạm đình chỉ và định chỉ trong phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy 1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động: a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ); b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy: Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền; Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền. 2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó. 3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày. 4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân. 5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. 6. Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động: a) Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo trình tự sau: Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy; Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động; b) Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ; Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. 7. Thủ tục đình chỉ hoạt động: a) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10); b) Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân (Mẫu số PC 14). …” => Theo đó, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP mà sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động. - Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động quy định tại Khoản 6 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP: + Người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm; + Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy; + Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động; + Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ; Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. - Thủ tục đình chỉ hoạt động quy định tại Khoản 7 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. + Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản; + Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân.