Mức thu phí thẩm định, phân loại phim và việc cấp giấy phép phân loại phim được quy định thế nào?
Thông tư 289/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và phân loại phim trong lĩnh vực điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1. Mức thu phí thẩm định và phân loại phim Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 289/2016/TT-BTC, mức thu phí thẩm định kịch bản phim, thẩm định và phân loại phim như sau: TẢI VỀ Mức thu phí thẩm định và phân loại phim Lưu ý: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây. 2. Những trường hợp được miễn phí thẩm định và phân loại phim Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 289/2016/TT-BTC, miễn phí thẩm định và phân loại phim đối với chương trình chiếu phim nước ngoài tại Việt Nam phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia hoặc theo các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và nước ngoài về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Chương trình chiếu phim nước ngoài tại Việt Nam phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia theo quy định tại Thông tư 289/2016/TT-BTC bao gồm các hoạt động chiếu phim sau: - Nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, kỷ niệm ngày quốc khánh các nước tại Việt Nam; - Tổ chức nhân chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam; - Kỷ niệm ngày sinh nhật của một số lãnh tụ các nước tại Việt Nam hoặc nhân kỷ niệm sự kiện đặc biệt của nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam. 3. Cấp Giấy phép phân loại phim * Thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép phân loại phim phổ biến trong rạp chiếu phim; tại địa điểm chiếu phim công cộng; trên không gian mạng trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam quy định tại Điều 24 Luật Điện ảnh 2022; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp Giấy phép phân loại phim khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. * Giấy phép phân loại phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp có giá trị trong toàn quốc. * Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; - Bản sao văn bản chứng minh quyền sở hữu phim hoặc quyền sử dụng phim hợp pháp; - Bản phim hoàn chỉnh; - Bản thuyết minh phim bằng tiếng Việt đối với phim nước ngoài. * Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau: - Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Điện ảnh 2022; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp phim phải điều chỉnh nội dung hoặc hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Điện ảnh 2022, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản phim đã điều chỉnh nội dung, 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép. Tóm lại, mức thu phí thẩm định và phân loại phim thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 289/2016/TT-BTC. TẢI VỀ Mức thu phí thẩm định và phân loại phim
Khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc nào?
Khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả ra sao? Khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc nào? Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL thì khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL, cụ thể như sau: - Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực; - Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim; - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết: + Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh; + Hình ảnh có mức độ tác động thấp. - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết: + Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; + Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; + Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; + Được tả thực, thay vì cách điệu; + Khuyến khích tương tác; +Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại. - Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn. Khi phân loại phim tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả như thế nào? Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả như sau: - Các yếu tố gây căng thẳng, kích thích hoặc tạo cảm giác đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người xem; - Mức độ tác động của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh kinh dị một cách chân thực, kích thích và liên tục; - Sắc thái và không khí chung của toàn bộ phim, thời lượng và tần suất của các cảnh kinh dị. Phim là gì? Phân loại phim là hoạt động như thế nào? Theo quy định tại Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 thì: Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình. Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế. Phân loại phim là việc thẩm định nội dung phim, xếp loại phim để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến. Ngoài ra, phổ biến phim là việc đưa phim đến người xem thông qua các hình thức chiếu phim trong rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng, tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, trên hệ thống truyền hình, không gian mạng và phương tiện nghe nhìn khác. Tóm lại, khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc như đã phân tích ở trên.
Khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc nào?
Khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc nào? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động điện ảnh? Khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc nào? Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL thì khi phân loại phim đối với tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL, cụ thể như sau: - Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực; - Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim; - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết: + Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh; + Hình ảnh có mức độ tác động thấp. - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết: + Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; + Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; + Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; + Được tả thực, thay vì cách điệu; + Khuyến khích tương tác; +Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại. - Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn. Khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống như thế nào? Tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL như sau: - Mức độ tác động đến việc hình thành cảm xúc, tư tưởng, thẩm mỹ, khả năng hiểu biết và việc chấp nhận về chủ đề, nội dung đối với từng nhóm người xem theo độ tuổi; - Không gây nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, quan hệ gia đình, xã hội; dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền trẻ em, phân biệt đối xử và các chủ đề nhạy cảm, ngụ ý, ẩn dụ. Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động điện ảnh? Căn cứ tại Điều 4 Luật Điện ảnh 2022 về nguyên tắc hoạt động điện ảnh như sau: - Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của Nhân dân và hội nhập quốc tế. - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí. - Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh. - Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh. - Phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp quy luật thị trường và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ cho điện ảnh, ưu tiên vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn. - Tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh. Như vậy, có tổng cộng 07 nguyên tắc hoạt động điện ảnh. Tóm lại, khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc đã liệt kê ở trên.
Phim loại K là phim được pháp luật phân loại như thế nào?
Vấn đề điện ảnh dạo gần đây rất được sự quan tâm của công chúng. Như vậy xin hỏi rằng có mấy tiêu chí phân loại phim theo quy định hiện nay? Phim loại K là phim được pháp luật phân loại như thế nào? Phim loại K là phim được pháp luật phân loại như thế nào? Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Điện ảnh 2022 về phân loại phim như sau: - Phim được phân loại theo nội dung để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến như sau: + Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; + Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; + Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; + Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; + Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; + Loại C: Phim không được phép phổ biến. - Tiêu chí phân loại phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định. Như có thể thấy rằng theo quy định của pháp luật hiện hành thì có rất nhiều loại phim được phân loại như:Loại P; Loại T18 (18+); Loại T16 (16+); Loại T13 (13+); Loại K; Loại C. Từ đó có thể thấy rằng phim Loại K sẽ được hiểu là Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ. Có mấy tiêu chí phân loại phim theo quy định hiện nay? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL về tiêu chí phân loại phim như sau: - Tiêu chí phân loại phim bao gồm: + Tiêu chí về chủ đề, nội dung; + Tiêu chí về bạo lực; + Tiêu chí về khỏa thân, tình dục; + Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; + Tiêu chí về kinh dị; + Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục; + Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. - Việc đánh giá phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL dựa trên các nguyên tắc chung sau đây: + Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực; + Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim; + Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết: ++ Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh; ++ Hình ảnh có mức độ tác động thấp. + Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết: ++ Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; ++ Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; ++ Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; ++ Được tả thực, thay vì cách điệu; ++ Khuyến khích tương tác; ++ Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại. + Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn. - Tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống như sau: + Mức độ tác động đến việc hình thành cảm xúc, tư tưởng, thẩm mỹ, khả năng hiểu biết và việc chấp nhận về chủ đề, nội dung đối với từng nhóm người xem theo độ tuổi; + Không gây nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, quan hệ gia đình, xã hội; dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền trẻ em, phân biệt đối xử và các chủ đề nhạy cảm, ngụ ý, ẩn dụ. - Tiêu chí về bạo lực được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể: + Tính thực tế của các tình huống, sự hiện diện của trẻ em, phụ nữ trong các cảnh bạo lực, các cảnh ngược đãi động vật; + Các cảnh khuyến khích bạo lực, các nhân vật tự thỏa mãn trong đau đớn, tôn vinh, phô trương bạo lực; + Bạo lực vô cớ, những nội dung khiến người xem cho rằng nạn nhân thích thú với bạo lực hoặc khuyến khích người xem bắt chước; + Hành vi bạo lực thể hiện trong phim được miêu tả hài hước, cường điệu hoặc giả tưởng; mục đích miêu tả nhằm lên án hành vi bạo lực, kết quả thể hiện sự tích cực, phê phán, loại trừ cái ác, cái xấu; + Miêu tả chi tiết hành vi phạm tội và bạo lực có sử dụng các loại hung khí; những hình ảnh gây đau đớn, chảy máu, nhẫn tâm đối với nạn nhân. - Tiêu chí về khỏa thân, tình dục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể: + Chủ đề, nội dung, hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục không nhằm mục đích khiêu dâm hay tấn công tình dục trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này; có mục đích hoặc thông điệp giáo dục, phù hợp với nội dung phim; + Các hành vi có mục đích hoặc tạo cảm hứng kích thích hoạt động tình dục; + Các hành động bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm và bạo lực tình dục ép buộc, có sự tham gia của nhóm nhân vật; nhấn mạnh các yếu tố nỗi đau, sự sợ hãi của nạn nhân, tập trung vào các hình ảnh nạn nhân bị chế ngự, bất lực, sự thích thú của kẻ tấn công; + Cách thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục như dàn dựng trực tiếp, trực diện hoặc gián tiếp bằng âm thanh, ngôn ngữ, cử chỉ, hiệu ứng hình ảnh; + Miêu tả các hoạt động tình dục từ hành động ôm hôn, nhưng không miêu tả chi tiết; + Tần suất thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục; + Độ tuổi của nhân vật trong các cảnh tình dục; + Mức độ tác động của hoạt động tình dục đến người xem. - Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích không nhằm hướng dẫn sản xuất, sử dụng trái phép, quảng cáo, tiếp thị, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc mục đích vi phạm pháp luật khác trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này và phù hợp với nội dung phim. - Tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể: + Các yếu tố gây căng thẳng, kích thích hoặc tạo cảm giác đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người xem; + Mức độ tác động của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh kinh dị một cách chân thực, kích thích và liên tục; + Sắc thái và không khí chung của toàn bộ phim, thời lượng và tần suất của các cảnh kinh dị. - Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể: + Cử chỉ thô lỗ, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục, lăng mạ, tục tĩu, nói bậy, bao gồm cả tiếng lóng; + Mức độ thô tục của ngôn ngữ, bối cảnh được sử dụng, tính nhạy cảm của cộng đồng, văn hóa và xã hội liên quan đến việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục; + Lời thoại có khả năng kích động mối quan tâm đến hoạt động lạm dụng tình dục; + Ngôn ngữ phân biệt đối xử, vi phạm quyền con người, thuần phong mỹ tục. - Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mức độ tác động đến người xem, cụ thể: + Miêu tả chi tiết bằng hình ảnh hoặc ngôn ngữ về các kỹ thuật phạm tội, bạo lực, hướng dẫn sử dụng các loại hung khí dễ dàng tiếp cận như dao kéo, vật nhọn, đồ vật có thể gây tổn thương, sát thương trừ trường hợp lên án hành vi này và phù hợp với nội dung phim; + Miêu tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm sự khuyến khích hoặc kích thích các hành động có thể khiến người xem bắt chước như: sử dụng ma túy, vũ khí, hành vi tự sát, tự làm hại bản thân, bạo lực học đường, hoặc các hành động vi phạm pháp luật khác; + Mức độ tác động đến người xem một cách có ý thức hoặc vô thức. - Nội dung tiêu chí phân loại phim thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Như vậy, phân loại phim theo quy định hiện nay sẽ dựa theo các tiêu chí như trên. Hội đồng thẩm định phân loại phim được quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Điện ảnh 2022 như sau: - Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định, phân loại phim được quy định như sau: + Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Hội đồng thẩm định, phân loại phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định, phân loại phim của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Người đứng đầu cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình thành lập Hội đồng thẩm định, phân loại phim của cơ quan báo chí. - Hội đồng thẩm định, phân loại phim có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi cấp Giấy phép phân loại phim, Quyết định phát sóng. Thành phần của Hội đồng thẩm định, phân loại phim bao gồm nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, phân loại phim. Như vậy, Hội đồng thẩm định phân loại phim được quy định về thẩm quyền hoạt động cũng như trách nhiệm của mình và sẽ được quy định tổ chức và hoạt động bởi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Từ những căn cứ trên, có thể thấy việc phân loại nhóm phim rất quan trọng cho các đối tượng xem phim để tránh tình trạng phim được chiếu cho các đối tượng xem không phù hợp với quy định pháp luật
Phim chiếu rạp Việt Nam được ưu tiên chiếu trong thời gian nào, chiếm tỷ lệ suất chiếu bao nhiêu
Khung giờ chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim từ năm 2023 được quy định như thế nào? Các mức phân loại phim và tiêu chí phân loại phim theo quy định mới nhất 1. Khung giờ chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim từ năm 2023 Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2022/NĐ-CP về tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong hệ thống rạp chiếu phim như sau: - Phim Việt Nam phải được chiếu trong hệ thống rạp chiếu phim, đặc biệt vào các đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ. - Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim được thực hiện theo lộ trình sau: + Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm; + Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm. - Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 13 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ, cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 23 giờ. => Theo đó, kể từ ngày 01/01/2023 đến hết 31/12/2025, tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim phải đảm bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm. 2. Các mức phân loại phim hiện nay Tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL quy định các mức phân loại phim từ thấp đến cao như sau: - Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; - Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; - Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; - Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; - Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; - Loại C: Phim không được phép phổ biến. Việc đánh giá phân loại phim như trên dựa trên các nguyên tắc chung sau đây: - Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực; - Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim; - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết: Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh; Hình ảnh có mức độ tác động thấp. - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết: + Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; + Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; + Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; + Được tả thực, thay vì cách điệu; + Khuyến khích tương tác; + Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại. - Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn. 3. Tiêu chí phân loại phim hiện nay Tiêu chí phân loại phim được quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL bao gồm: - Tiêu chí về chủ đề, nội dung; - Tiêu chí về bạo lực; - Tiêu chí về khỏa thân, tình dục; - Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; - Tiêu chí về kinh dị; - Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục; - Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. Như vậy, dựa trên các nguyên tắc chung sẽ đánh giá phân loại phim dựa trên 7 tiêu chí và sẽ phân loại thành 6 loại phim. Từ năm 2023, tỷ suất phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu sẽ là thấp nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm, đến năm 2026 phạt đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm.
Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng
Hoạt động điện ảnh là một ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh. Và trong quá trình phổ biến phim thì các cơ sở phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện phân loại phim theo quy định, trong đó điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng được quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP như sau: Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng bao gồm: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim; - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại; - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Báo cáo thuyết minh các nội dung sau: + Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim; + Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại; + Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. =>> Theo đó điều kiện và trình tự, thủ tục để công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng
Hoạt động điện ảnh là một ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh. Và trong quá trình phổ biến phim thì các cơ sở phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện phân loại phim theo quy định, trong đó điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng được quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP như sau: Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng bao gồm: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim; - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại; - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Báo cáo thuyết minh các nội dung về điều kiện nêu trên. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. =>> Theo đó điều kiện và trình tự, thủ tục để công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Từ 20/5/2023, phim phải được hiển thị mức phân loại trong quá trình phổ biến
Ngày 05/4/2023 Bộ VHTTDL đã có Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL về quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo. Theo đó, về việc thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo cho những phim dán nhãn thì từ ngày 20/5/2023 phim trong quá trình phổ biến phải hiển thị phân loại như sau: (1) Nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại phim - Phim phải được hiển thị mức phân loại phim trong quá trình phổ biến, trừ phim phân loại P. - Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim, và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin. - Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác. Thì phải hiển thị mức phân loại phim bằng các hình thức sau: trên màn hình chiếu phim, website, ứng dụng bán vé trực tuyến, quầy vé trực tiếp và các hình thức phù hợp khác. - Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim ở thư mục giới thiệu/hiển thị chương trình trên giao diện màn hình của thiết bị để người nghe, người xem đưa ra quyết định nghe, xem phim cung cấp trên dịch vụ, đảm bảo mức phân loại phim được hiển thị rõ ràng và nổi bật. Lưu ý: Mức phân loại phim phải được hiển thị ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình trong suốt thời gian phổ biến phim, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác. (2) Nguyên tắc thực hiện cảnh báo trong phim - Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện trước và trong quá trình phổ biến phim. - Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn: lời nói, chữ viết. - Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: + Hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim. + Vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim. - Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: + Hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 03 giây ngay sau khi bắt đầu phổ biến phim. + Vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim. + Hiển thị tối đa 03 lần trong quá trình phổ biến phim đối với phim có thời lượng từ 20 phút trở lên. (3) Nội dung hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo - Nội dung hiển thị là mức phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL đơn cử: + Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; + Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; + Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; + Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; + Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; + Loại C: Phim không được phép phổ biến. - Nội dung cảnh báo là các tiêu chí phân loại phim theo quy định tại Điều 3 Thông tư này gồm: Chủ đề, nội dung; Bạo lực; Khỏa thân, tình dục; Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; Kinh dị; Ngôn ngữ thô tục; Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. Trường hợp trong phim xuất hiện cả 07 tiêu chí phân loại, thì thực hiện cảnh báo đầy đủ các tiêu chí. Xem thêm Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 20/5/2023 bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 12/2015/TT-BVHTTDL.
Điều kiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng
Điều kiện và thủ tục để được công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng bao gồm những gì? Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Điện ảnh 2022: "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp, áp dụng công nghệ nghe nhìn và các thủ pháp sáng tác để sản xuất phim. ... 3. Hoạt động điện ảnh bao gồm sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, lưu chiểu, lưu trữ phim, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh." =>> Theo đó hoạt động điện ảnh là một ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh. Và trong quá trình phổ biến phim thì các cơ sở phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện phân loại phim theo quy định, trong đó điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng được quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP như sau: Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng bao gồm: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim; - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại; - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Báo cáo thuyết minh các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. =>> Theo đó điều kiện và trình tự, thủ tục để công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng được thực hiện theo quy định nêu trên.
MỚI: Thủ tục chấp thuận phân loại phim phổ biến trên không gian mạng
Ngày 15/02/2023 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Điện ảnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL. Theo đó, công bố thủ tục hành chính mới về nội dung chấp thuận phân loại phim phổ biến trên không gian mạng như sau: (1) Trình tự thực hiện - Nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Điện ảnh. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điện ảnh tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, gửi thông báo những nội dung thay đổi cho Cục Điện ảnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu không đồng ý, Cục Điện ảnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, phải thực hiện lại trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP. (2) Cách thức thực hiện Tổ chức thực hiện nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Điện ảnh. (3) Thành phần, số lượng hồ sơ - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). - Thành phần hồ sơ: Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của Cục Điện ảnh (theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 131/2022/NĐ-CP). Báo cáo thuyết minh các nội dung sau: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim. - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của Cục Điện ảnh. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại. - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của Cục Điện ảnh. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. (4) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (5) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức. (6) Cơ quan thực hiện TTHC: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cục Điện ảnh. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Điện ảnh. (7) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản. (8) Phí, lệ phí: Hiện chưa quy định về lệ phí thực hiện. (9) Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Điện ảnh 2022 ngày 15/6/2022. - Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023. Xem thêm Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực ngày 20/02/2023.
Phim Việt hay đang "Chết" dần trên đất mẹ - Nguyên nhân pháp lý
"RÒM" bộ phim đoạt giải cao nhất tại LHP Busan - Hàn Quốc từng đứng trước nguy cơ tiếp bước các đàn anh đi trước như: Bụi đời chợ lớn, Rừng xác sống, Bẩy cấp 3,...bị cấm chiếu ở Việt Nam do vi phạm các điều cấm. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là một phim có nội dung như thế nào là vi phạm điều cấm và thế nào là đủ điều kiện để được phép công chiếu tại Việt Nam. Theo quy định của Luật Điện ảnh 2006 (sửa đổi bổ sung bởi Luật số 31/2009/QH12) Một bộ phim trước khi được đưa ra rạp phải được Hội đồng thẩm định phim thẩm định, đồng thời phải được cấp giấy phép phổ biến phim. Việc cấp giấy phép phổ biến phi m được thực hiện trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim. 1. Hội đồng thẩm định phim: - Hội đồng thẩm định phim cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập - Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập - Hội đồng thẩm định phim của Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam thành lập, hội đồng thẩm định phim của đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh do Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh thành lập. 2. Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh - Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục. - Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. - Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. - Cấm phổ biến phim đối với phim có nội dụng vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật mà không sửa chữa được. 3. Điều kiện để một bộ phim được công chiếu tại Việt Nam: - Phim có nội dung không vi phạm các điều cấm theo quy định của pháp luật - Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và xếp loại từ bậc I trở lên. Hội đồng thẩm định xếp loại phim theo 3 bậc: Bậc I (phim có chất lượng xếp loại trung bình); Bậc II (phim có chất lượng xếp loại khá); Bậc III (phim có chất lượng xếp loại xuất sắc). - Cho phép phổ biến phim với điều kiện cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13 tuổi (C13), dưới 16 tuổi (C16) hoặc dưới 18 tuổi (C18) nếu bộ phim có nội dung không phù hợp cho sự phát triển tâm lý, sinh lý hoặc ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách ở từng lứa tuổi. 4. Phân loại phim theo lứa tuổi: - Loại P là phim được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng - Loại C13 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13 - Loại C16 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16 - Loại C18 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18. Việt Nam không thiếu những bộ phim hay, những bộ phim được thế giới khen ngợi nhưng do quy trình kiểm duyệt quá khắt khe với phim trong nước mà nhiều phim Việt đã chết ngay trên chính đất mẹ. Nhiều đạo diễn tâm huyết với nghề cũng không dám mạnh tay đưa những vấn đề nhạy cảm vào phim của mình. Đây thực sự là một điều đáng tiếc đối với nền điện ảnh Việt. Căn cứ: Luật Điện ảnh 2006, Luật số 31/2009/QH12; Nghị định 54/2010/NĐ-CP .
Mức thu phí thẩm định, phân loại phim và việc cấp giấy phép phân loại phim được quy định thế nào?
Thông tư 289/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và phân loại phim trong lĩnh vực điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1. Mức thu phí thẩm định và phân loại phim Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 289/2016/TT-BTC, mức thu phí thẩm định kịch bản phim, thẩm định và phân loại phim như sau: TẢI VỀ Mức thu phí thẩm định và phân loại phim Lưu ý: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây. 2. Những trường hợp được miễn phí thẩm định và phân loại phim Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 289/2016/TT-BTC, miễn phí thẩm định và phân loại phim đối với chương trình chiếu phim nước ngoài tại Việt Nam phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia hoặc theo các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và nước ngoài về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Chương trình chiếu phim nước ngoài tại Việt Nam phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia theo quy định tại Thông tư 289/2016/TT-BTC bao gồm các hoạt động chiếu phim sau: - Nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, kỷ niệm ngày quốc khánh các nước tại Việt Nam; - Tổ chức nhân chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam; - Kỷ niệm ngày sinh nhật của một số lãnh tụ các nước tại Việt Nam hoặc nhân kỷ niệm sự kiện đặc biệt của nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam. 3. Cấp Giấy phép phân loại phim * Thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép phân loại phim phổ biến trong rạp chiếu phim; tại địa điểm chiếu phim công cộng; trên không gian mạng trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam quy định tại Điều 24 Luật Điện ảnh 2022; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp Giấy phép phân loại phim khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. * Giấy phép phân loại phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp có giá trị trong toàn quốc. * Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; - Bản sao văn bản chứng minh quyền sở hữu phim hoặc quyền sử dụng phim hợp pháp; - Bản phim hoàn chỉnh; - Bản thuyết minh phim bằng tiếng Việt đối với phim nước ngoài. * Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau: - Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Điện ảnh 2022; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp phim phải điều chỉnh nội dung hoặc hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Điện ảnh 2022, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản phim đã điều chỉnh nội dung, 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép. Tóm lại, mức thu phí thẩm định và phân loại phim thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 289/2016/TT-BTC. TẢI VỀ Mức thu phí thẩm định và phân loại phim
Khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc nào?
Khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả ra sao? Khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc nào? Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL thì khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL, cụ thể như sau: - Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực; - Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim; - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết: + Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh; + Hình ảnh có mức độ tác động thấp. - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết: + Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; + Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; + Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; + Được tả thực, thay vì cách điệu; + Khuyến khích tương tác; +Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại. - Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn. Khi phân loại phim tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả như thế nào? Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả như sau: - Các yếu tố gây căng thẳng, kích thích hoặc tạo cảm giác đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người xem; - Mức độ tác động của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh kinh dị một cách chân thực, kích thích và liên tục; - Sắc thái và không khí chung của toàn bộ phim, thời lượng và tần suất của các cảnh kinh dị. Phim là gì? Phân loại phim là hoạt động như thế nào? Theo quy định tại Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 thì: Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình. Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế. Phân loại phim là việc thẩm định nội dung phim, xếp loại phim để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến. Ngoài ra, phổ biến phim là việc đưa phim đến người xem thông qua các hình thức chiếu phim trong rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng, tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, trên hệ thống truyền hình, không gian mạng và phương tiện nghe nhìn khác. Tóm lại, khi phân loại phim thì tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc như đã phân tích ở trên.
Khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc nào?
Khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc nào? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động điện ảnh? Khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc nào? Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL thì khi phân loại phim đối với tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL, cụ thể như sau: - Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực; - Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim; - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết: + Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh; + Hình ảnh có mức độ tác động thấp. - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết: + Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; + Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; + Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; + Được tả thực, thay vì cách điệu; + Khuyến khích tương tác; +Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại. - Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn. Khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống như thế nào? Tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL như sau: - Mức độ tác động đến việc hình thành cảm xúc, tư tưởng, thẩm mỹ, khả năng hiểu biết và việc chấp nhận về chủ đề, nội dung đối với từng nhóm người xem theo độ tuổi; - Không gây nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, quan hệ gia đình, xã hội; dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền trẻ em, phân biệt đối xử và các chủ đề nhạy cảm, ngụ ý, ẩn dụ. Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động điện ảnh? Căn cứ tại Điều 4 Luật Điện ảnh 2022 về nguyên tắc hoạt động điện ảnh như sau: - Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của Nhân dân và hội nhập quốc tế. - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí. - Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh. - Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh. - Phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp quy luật thị trường và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ cho điện ảnh, ưu tiên vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn. - Tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh. Như vậy, có tổng cộng 07 nguyên tắc hoạt động điện ảnh. Tóm lại, khi phân loại phim tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc đã liệt kê ở trên.
Phim loại K là phim được pháp luật phân loại như thế nào?
Vấn đề điện ảnh dạo gần đây rất được sự quan tâm của công chúng. Như vậy xin hỏi rằng có mấy tiêu chí phân loại phim theo quy định hiện nay? Phim loại K là phim được pháp luật phân loại như thế nào? Phim loại K là phim được pháp luật phân loại như thế nào? Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Điện ảnh 2022 về phân loại phim như sau: - Phim được phân loại theo nội dung để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến như sau: + Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; + Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; + Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; + Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; + Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; + Loại C: Phim không được phép phổ biến. - Tiêu chí phân loại phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định. Như có thể thấy rằng theo quy định của pháp luật hiện hành thì có rất nhiều loại phim được phân loại như:Loại P; Loại T18 (18+); Loại T16 (16+); Loại T13 (13+); Loại K; Loại C. Từ đó có thể thấy rằng phim Loại K sẽ được hiểu là Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ. Có mấy tiêu chí phân loại phim theo quy định hiện nay? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL về tiêu chí phân loại phim như sau: - Tiêu chí phân loại phim bao gồm: + Tiêu chí về chủ đề, nội dung; + Tiêu chí về bạo lực; + Tiêu chí về khỏa thân, tình dục; + Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; + Tiêu chí về kinh dị; + Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục; + Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. - Việc đánh giá phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL dựa trên các nguyên tắc chung sau đây: + Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực; + Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim; + Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết: ++ Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh; ++ Hình ảnh có mức độ tác động thấp. + Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết: ++ Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; ++ Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; ++ Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; ++ Được tả thực, thay vì cách điệu; ++ Khuyến khích tương tác; ++ Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại. + Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn. - Tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống như sau: + Mức độ tác động đến việc hình thành cảm xúc, tư tưởng, thẩm mỹ, khả năng hiểu biết và việc chấp nhận về chủ đề, nội dung đối với từng nhóm người xem theo độ tuổi; + Không gây nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, quan hệ gia đình, xã hội; dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền trẻ em, phân biệt đối xử và các chủ đề nhạy cảm, ngụ ý, ẩn dụ. - Tiêu chí về bạo lực được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể: + Tính thực tế của các tình huống, sự hiện diện của trẻ em, phụ nữ trong các cảnh bạo lực, các cảnh ngược đãi động vật; + Các cảnh khuyến khích bạo lực, các nhân vật tự thỏa mãn trong đau đớn, tôn vinh, phô trương bạo lực; + Bạo lực vô cớ, những nội dung khiến người xem cho rằng nạn nhân thích thú với bạo lực hoặc khuyến khích người xem bắt chước; + Hành vi bạo lực thể hiện trong phim được miêu tả hài hước, cường điệu hoặc giả tưởng; mục đích miêu tả nhằm lên án hành vi bạo lực, kết quả thể hiện sự tích cực, phê phán, loại trừ cái ác, cái xấu; + Miêu tả chi tiết hành vi phạm tội và bạo lực có sử dụng các loại hung khí; những hình ảnh gây đau đớn, chảy máu, nhẫn tâm đối với nạn nhân. - Tiêu chí về khỏa thân, tình dục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể: + Chủ đề, nội dung, hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục không nhằm mục đích khiêu dâm hay tấn công tình dục trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này; có mục đích hoặc thông điệp giáo dục, phù hợp với nội dung phim; + Các hành vi có mục đích hoặc tạo cảm hứng kích thích hoạt động tình dục; + Các hành động bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm và bạo lực tình dục ép buộc, có sự tham gia của nhóm nhân vật; nhấn mạnh các yếu tố nỗi đau, sự sợ hãi của nạn nhân, tập trung vào các hình ảnh nạn nhân bị chế ngự, bất lực, sự thích thú của kẻ tấn công; + Cách thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục như dàn dựng trực tiếp, trực diện hoặc gián tiếp bằng âm thanh, ngôn ngữ, cử chỉ, hiệu ứng hình ảnh; + Miêu tả các hoạt động tình dục từ hành động ôm hôn, nhưng không miêu tả chi tiết; + Tần suất thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục; + Độ tuổi của nhân vật trong các cảnh tình dục; + Mức độ tác động của hoạt động tình dục đến người xem. - Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích không nhằm hướng dẫn sản xuất, sử dụng trái phép, quảng cáo, tiếp thị, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc mục đích vi phạm pháp luật khác trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này và phù hợp với nội dung phim. - Tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể: + Các yếu tố gây căng thẳng, kích thích hoặc tạo cảm giác đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người xem; + Mức độ tác động của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh kinh dị một cách chân thực, kích thích và liên tục; + Sắc thái và không khí chung của toàn bộ phim, thời lượng và tần suất của các cảnh kinh dị. - Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể: + Cử chỉ thô lỗ, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục, lăng mạ, tục tĩu, nói bậy, bao gồm cả tiếng lóng; + Mức độ thô tục của ngôn ngữ, bối cảnh được sử dụng, tính nhạy cảm của cộng đồng, văn hóa và xã hội liên quan đến việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục; + Lời thoại có khả năng kích động mối quan tâm đến hoạt động lạm dụng tình dục; + Ngôn ngữ phân biệt đối xử, vi phạm quyền con người, thuần phong mỹ tục. - Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mức độ tác động đến người xem, cụ thể: + Miêu tả chi tiết bằng hình ảnh hoặc ngôn ngữ về các kỹ thuật phạm tội, bạo lực, hướng dẫn sử dụng các loại hung khí dễ dàng tiếp cận như dao kéo, vật nhọn, đồ vật có thể gây tổn thương, sát thương trừ trường hợp lên án hành vi này và phù hợp với nội dung phim; + Miêu tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm sự khuyến khích hoặc kích thích các hành động có thể khiến người xem bắt chước như: sử dụng ma túy, vũ khí, hành vi tự sát, tự làm hại bản thân, bạo lực học đường, hoặc các hành động vi phạm pháp luật khác; + Mức độ tác động đến người xem một cách có ý thức hoặc vô thức. - Nội dung tiêu chí phân loại phim thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Như vậy, phân loại phim theo quy định hiện nay sẽ dựa theo các tiêu chí như trên. Hội đồng thẩm định phân loại phim được quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Điện ảnh 2022 như sau: - Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định, phân loại phim được quy định như sau: + Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Hội đồng thẩm định, phân loại phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định, phân loại phim của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Người đứng đầu cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình thành lập Hội đồng thẩm định, phân loại phim của cơ quan báo chí. - Hội đồng thẩm định, phân loại phim có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi cấp Giấy phép phân loại phim, Quyết định phát sóng. Thành phần của Hội đồng thẩm định, phân loại phim bao gồm nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, phân loại phim. Như vậy, Hội đồng thẩm định phân loại phim được quy định về thẩm quyền hoạt động cũng như trách nhiệm của mình và sẽ được quy định tổ chức và hoạt động bởi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Từ những căn cứ trên, có thể thấy việc phân loại nhóm phim rất quan trọng cho các đối tượng xem phim để tránh tình trạng phim được chiếu cho các đối tượng xem không phù hợp với quy định pháp luật
Phim chiếu rạp Việt Nam được ưu tiên chiếu trong thời gian nào, chiếm tỷ lệ suất chiếu bao nhiêu
Khung giờ chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim từ năm 2023 được quy định như thế nào? Các mức phân loại phim và tiêu chí phân loại phim theo quy định mới nhất 1. Khung giờ chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim từ năm 2023 Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2022/NĐ-CP về tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong hệ thống rạp chiếu phim như sau: - Phim Việt Nam phải được chiếu trong hệ thống rạp chiếu phim, đặc biệt vào các đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ. - Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim được thực hiện theo lộ trình sau: + Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm; + Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm. - Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 13 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ, cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 23 giờ. => Theo đó, kể từ ngày 01/01/2023 đến hết 31/12/2025, tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim phải đảm bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm. 2. Các mức phân loại phim hiện nay Tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL quy định các mức phân loại phim từ thấp đến cao như sau: - Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; - Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; - Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; - Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; - Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; - Loại C: Phim không được phép phổ biến. Việc đánh giá phân loại phim như trên dựa trên các nguyên tắc chung sau đây: - Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực; - Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim; - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết: Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh; Hình ảnh có mức độ tác động thấp. - Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết: + Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; + Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; + Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; + Được tả thực, thay vì cách điệu; + Khuyến khích tương tác; + Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại. - Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn. 3. Tiêu chí phân loại phim hiện nay Tiêu chí phân loại phim được quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL bao gồm: - Tiêu chí về chủ đề, nội dung; - Tiêu chí về bạo lực; - Tiêu chí về khỏa thân, tình dục; - Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; - Tiêu chí về kinh dị; - Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục; - Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. Như vậy, dựa trên các nguyên tắc chung sẽ đánh giá phân loại phim dựa trên 7 tiêu chí và sẽ phân loại thành 6 loại phim. Từ năm 2023, tỷ suất phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu sẽ là thấp nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm, đến năm 2026 phạt đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm.
Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng
Hoạt động điện ảnh là một ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh. Và trong quá trình phổ biến phim thì các cơ sở phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện phân loại phim theo quy định, trong đó điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng được quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP như sau: Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng bao gồm: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim; - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại; - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Báo cáo thuyết minh các nội dung sau: + Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim; + Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại; + Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. =>> Theo đó điều kiện và trình tự, thủ tục để công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng
Hoạt động điện ảnh là một ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh. Và trong quá trình phổ biến phim thì các cơ sở phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện phân loại phim theo quy định, trong đó điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng được quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP như sau: Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng bao gồm: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim; - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại; - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Báo cáo thuyết minh các nội dung về điều kiện nêu trên. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. =>> Theo đó điều kiện và trình tự, thủ tục để công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Từ 20/5/2023, phim phải được hiển thị mức phân loại trong quá trình phổ biến
Ngày 05/4/2023 Bộ VHTTDL đã có Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL về quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo. Theo đó, về việc thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo cho những phim dán nhãn thì từ ngày 20/5/2023 phim trong quá trình phổ biến phải hiển thị phân loại như sau: (1) Nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại phim - Phim phải được hiển thị mức phân loại phim trong quá trình phổ biến, trừ phim phân loại P. - Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim, và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin. - Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác. Thì phải hiển thị mức phân loại phim bằng các hình thức sau: trên màn hình chiếu phim, website, ứng dụng bán vé trực tuyến, quầy vé trực tiếp và các hình thức phù hợp khác. - Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim ở thư mục giới thiệu/hiển thị chương trình trên giao diện màn hình của thiết bị để người nghe, người xem đưa ra quyết định nghe, xem phim cung cấp trên dịch vụ, đảm bảo mức phân loại phim được hiển thị rõ ràng và nổi bật. Lưu ý: Mức phân loại phim phải được hiển thị ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình trong suốt thời gian phổ biến phim, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác. (2) Nguyên tắc thực hiện cảnh báo trong phim - Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện trước và trong quá trình phổ biến phim. - Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn: lời nói, chữ viết. - Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: + Hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim. + Vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim. - Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: + Hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 03 giây ngay sau khi bắt đầu phổ biến phim. + Vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim. + Hiển thị tối đa 03 lần trong quá trình phổ biến phim đối với phim có thời lượng từ 20 phút trở lên. (3) Nội dung hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo - Nội dung hiển thị là mức phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL đơn cử: + Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; + Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; + Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; + Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; + Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; + Loại C: Phim không được phép phổ biến. - Nội dung cảnh báo là các tiêu chí phân loại phim theo quy định tại Điều 3 Thông tư này gồm: Chủ đề, nội dung; Bạo lực; Khỏa thân, tình dục; Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; Kinh dị; Ngôn ngữ thô tục; Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. Trường hợp trong phim xuất hiện cả 07 tiêu chí phân loại, thì thực hiện cảnh báo đầy đủ các tiêu chí. Xem thêm Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 20/5/2023 bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 12/2015/TT-BVHTTDL.
Điều kiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng
Điều kiện và thủ tục để được công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng bao gồm những gì? Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Điện ảnh 2022: "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp, áp dụng công nghệ nghe nhìn và các thủ pháp sáng tác để sản xuất phim. ... 3. Hoạt động điện ảnh bao gồm sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, lưu chiểu, lưu trữ phim, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh." =>> Theo đó hoạt động điện ảnh là một ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh. Và trong quá trình phổ biến phim thì các cơ sở phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện phân loại phim theo quy định, trong đó điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng được quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP như sau: Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng bao gồm: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim; - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại; - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Báo cáo thuyết minh các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng: - Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. =>> Theo đó điều kiện và trình tự, thủ tục để công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng được thực hiện theo quy định nêu trên.
MỚI: Thủ tục chấp thuận phân loại phim phổ biến trên không gian mạng
Ngày 15/02/2023 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Điện ảnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL. Theo đó, công bố thủ tục hành chính mới về nội dung chấp thuận phân loại phim phổ biến trên không gian mạng như sau: (1) Trình tự thực hiện - Nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Điện ảnh. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điện ảnh tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, gửi thông báo những nội dung thay đổi cho Cục Điện ảnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu không đồng ý, Cục Điện ảnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, phải thực hiện lại trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP. (2) Cách thức thực hiện Tổ chức thực hiện nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Điện ảnh. (3) Thành phần, số lượng hồ sơ - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). - Thành phần hồ sơ: Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của Cục Điện ảnh (theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 131/2022/NĐ-CP). Báo cáo thuyết minh các nội dung sau: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim. - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của Cục Điện ảnh. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại. - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của Cục Điện ảnh. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. (4) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (5) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức. (6) Cơ quan thực hiện TTHC: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cục Điện ảnh. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Điện ảnh. (7) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản. (8) Phí, lệ phí: Hiện chưa quy định về lệ phí thực hiện. (9) Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Điện ảnh 2022 ngày 15/6/2022. - Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023. Xem thêm Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực ngày 20/02/2023.
Phim Việt hay đang "Chết" dần trên đất mẹ - Nguyên nhân pháp lý
"RÒM" bộ phim đoạt giải cao nhất tại LHP Busan - Hàn Quốc từng đứng trước nguy cơ tiếp bước các đàn anh đi trước như: Bụi đời chợ lớn, Rừng xác sống, Bẩy cấp 3,...bị cấm chiếu ở Việt Nam do vi phạm các điều cấm. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là một phim có nội dung như thế nào là vi phạm điều cấm và thế nào là đủ điều kiện để được phép công chiếu tại Việt Nam. Theo quy định của Luật Điện ảnh 2006 (sửa đổi bổ sung bởi Luật số 31/2009/QH12) Một bộ phim trước khi được đưa ra rạp phải được Hội đồng thẩm định phim thẩm định, đồng thời phải được cấp giấy phép phổ biến phim. Việc cấp giấy phép phổ biến phi m được thực hiện trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim. 1. Hội đồng thẩm định phim: - Hội đồng thẩm định phim cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập - Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập - Hội đồng thẩm định phim của Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam thành lập, hội đồng thẩm định phim của đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh do Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh thành lập. 2. Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh - Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục. - Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. - Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. - Cấm phổ biến phim đối với phim có nội dụng vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật mà không sửa chữa được. 3. Điều kiện để một bộ phim được công chiếu tại Việt Nam: - Phim có nội dung không vi phạm các điều cấm theo quy định của pháp luật - Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và xếp loại từ bậc I trở lên. Hội đồng thẩm định xếp loại phim theo 3 bậc: Bậc I (phim có chất lượng xếp loại trung bình); Bậc II (phim có chất lượng xếp loại khá); Bậc III (phim có chất lượng xếp loại xuất sắc). - Cho phép phổ biến phim với điều kiện cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13 tuổi (C13), dưới 16 tuổi (C16) hoặc dưới 18 tuổi (C18) nếu bộ phim có nội dung không phù hợp cho sự phát triển tâm lý, sinh lý hoặc ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách ở từng lứa tuổi. 4. Phân loại phim theo lứa tuổi: - Loại P là phim được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng - Loại C13 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13 - Loại C16 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16 - Loại C18 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18. Việt Nam không thiếu những bộ phim hay, những bộ phim được thế giới khen ngợi nhưng do quy trình kiểm duyệt quá khắt khe với phim trong nước mà nhiều phim Việt đã chết ngay trên chính đất mẹ. Nhiều đạo diễn tâm huyết với nghề cũng không dám mạnh tay đưa những vấn đề nhạy cảm vào phim của mình. Đây thực sự là một điều đáng tiếc đối với nền điện ảnh Việt. Căn cứ: Luật Điện ảnh 2006, Luật số 31/2009/QH12; Nghị định 54/2010/NĐ-CP .