UBND cấp xã có được thực hiện quản lý trường THCS và THPT trên địa bàn mình?
Tình huống phát sinh là trên địa bàn xã có trường THCS và trường THPT hoạt động. Vậy UBND cấp xã có thể trực tiếp chỉ đạo và giao việc cho trường thông qua Hiệu trưởng trường THCS và trường THPT đóng chân trên địa bàn được hay không? Phân cấp quản lý trường THCS và trường THPT Liên quan vấn đề này, tại Điều 6 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nêu như sau: - Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý. - Trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có liên quan của trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông. - Trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó. Căn cứ theo các quy định trên, có thể thấy trường THCS và trường THPT sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý. Vì vậy, UBND xã không thuộc diện được trực tiếp quản lý 2 cấp trường này. Vai trò phổ cập giáo dục của nhà trường và quan hệ với gia đình, xã hội Đối với nội dung này, tại Điều 20 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT nêu về nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở và giáo dục hòa nhập của nhà trường như sau: - Nhà trường tham gia ban chỉ đạo, xây dựng, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại địa phương. - Nhà trường phối hợp các ban, ngành đoàn thể huy động học sinh thuộc đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở đi học. Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục bảo đảm chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ - Nhà trường tham gia điều tra, cập nhật số liệu và quản lý hồ sơ phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo địa bàn được phân công; phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở của cấp xã; tham mưu chính quyền cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định. - Nhà trường thực hiện giáo dục hòa nhập cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh khuyết tật trong trường trung học cơ sở theo quy định của Luật Người khuyết tật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật, các quy định của Điều lệ này và quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Bên cạnh nhiệm vụ nêu trên, nhà trường còn phải phát huy vai trò của mình trong mối quan hệ với gia đình học sinh và xã hội theo Điều 45 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT: - Nhà trường chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. - Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị-xã hội và cá nhân có liên quan nhằm nhống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. - Huy động các lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi. Dựa theo các quy định trên, có thể thấy rằng nhà trường sẽ là chủ thể chủ động đứng ra liên kết với các bên có liên quan nhằm mục tiêu phổ cập, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tạo môi trường phát triển lành mạnh để phục vụ cho đối tượng chính là học sinh.
UBND tỉnh quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến được phân cấp
Ngày 13/10/2022, Bộ trưởng BGTVT vừa ban hành Thông tư 24/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng BGTVT quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam. Cụ thể, Thông tư bổ sung đề xuất của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý hoạt động vận tải thủy như sau: Theo đó, khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BGTVT bổ sung khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2013/TT-BGTVT như sau: Trên cơ sở đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Giao thông vận tải xem xét, phân cấp việc tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến được đề xuất phân cấp theo quy định hiện hành. Ngoài ra, sửa đổi khoản 1 Điều 3 thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BGTVT được thực hiện như sau: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan, đơn vị chức năng được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ (trong trường hợp được phân cấp) hoặc gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định, hồ sơ gồm: - Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách. - Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến cho phương tiện vào đón, trả hành khách. - Các bản sao kèm theo bản chính hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có nội dung ngành nghề vận tải hành khách đường thủy. + Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện. + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện còn hiệu lực và phù hợp với tuyến hoạt động. (So với hiện hành, Thông tư 24/2022/TT-BGTVT quy định việc gửi hồ sơ đăng ký vận tải hành khách phải đến cảng vụ hàng hải khu vực được UBND các tỉnh giao nhiệm vụ trong trường hợp được phân cấp). Xem thêm Thông tư 24/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/12/2022 sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BGTVT.
UBND cấp xã có được thực hiện quản lý trường THCS và THPT trên địa bàn mình?
Tình huống phát sinh là trên địa bàn xã có trường THCS và trường THPT hoạt động. Vậy UBND cấp xã có thể trực tiếp chỉ đạo và giao việc cho trường thông qua Hiệu trưởng trường THCS và trường THPT đóng chân trên địa bàn được hay không? Phân cấp quản lý trường THCS và trường THPT Liên quan vấn đề này, tại Điều 6 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nêu như sau: - Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý. - Trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có liên quan của trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông. - Trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó. Căn cứ theo các quy định trên, có thể thấy trường THCS và trường THPT sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý. Vì vậy, UBND xã không thuộc diện được trực tiếp quản lý 2 cấp trường này. Vai trò phổ cập giáo dục của nhà trường và quan hệ với gia đình, xã hội Đối với nội dung này, tại Điều 20 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT nêu về nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở và giáo dục hòa nhập của nhà trường như sau: - Nhà trường tham gia ban chỉ đạo, xây dựng, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại địa phương. - Nhà trường phối hợp các ban, ngành đoàn thể huy động học sinh thuộc đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở đi học. Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục bảo đảm chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ - Nhà trường tham gia điều tra, cập nhật số liệu và quản lý hồ sơ phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo địa bàn được phân công; phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở của cấp xã; tham mưu chính quyền cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định. - Nhà trường thực hiện giáo dục hòa nhập cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh khuyết tật trong trường trung học cơ sở theo quy định của Luật Người khuyết tật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật, các quy định của Điều lệ này và quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Bên cạnh nhiệm vụ nêu trên, nhà trường còn phải phát huy vai trò của mình trong mối quan hệ với gia đình học sinh và xã hội theo Điều 45 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT: - Nhà trường chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. - Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị-xã hội và cá nhân có liên quan nhằm nhống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. - Huy động các lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi. Dựa theo các quy định trên, có thể thấy rằng nhà trường sẽ là chủ thể chủ động đứng ra liên kết với các bên có liên quan nhằm mục tiêu phổ cập, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tạo môi trường phát triển lành mạnh để phục vụ cho đối tượng chính là học sinh.
UBND tỉnh quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến được phân cấp
Ngày 13/10/2022, Bộ trưởng BGTVT vừa ban hành Thông tư 24/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng BGTVT quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam. Cụ thể, Thông tư bổ sung đề xuất của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý hoạt động vận tải thủy như sau: Theo đó, khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BGTVT bổ sung khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2013/TT-BGTVT như sau: Trên cơ sở đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Giao thông vận tải xem xét, phân cấp việc tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến được đề xuất phân cấp theo quy định hiện hành. Ngoài ra, sửa đổi khoản 1 Điều 3 thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BGTVT được thực hiện như sau: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan, đơn vị chức năng được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ (trong trường hợp được phân cấp) hoặc gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định, hồ sơ gồm: - Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách. - Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến cho phương tiện vào đón, trả hành khách. - Các bản sao kèm theo bản chính hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có nội dung ngành nghề vận tải hành khách đường thủy. + Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện. + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện còn hiệu lực và phù hợp với tuyến hoạt động. (So với hiện hành, Thông tư 24/2022/TT-BGTVT quy định việc gửi hồ sơ đăng ký vận tải hành khách phải đến cảng vụ hàng hải khu vực được UBND các tỉnh giao nhiệm vụ trong trường hợp được phân cấp). Xem thêm Thông tư 24/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/12/2022 sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BGTVT.