Phân chia lợi nhuận khi góp vốn thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
Khi cùng nhau góp vốn, việc chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng và minh bạch là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo mối quan hệ hợp tác lâu dài. (1) Hộ kinh doanh là gì? Hiện nay không có quy định nào nêu khái niệm về hộ kinh doanh, tuy nhiên, tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu quy định về việc thành lập hộ kinh doanh như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Dựa vào quy định này, có thể hiểu hộ kinh doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh nhỏ, được thành lập bởi một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình. Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp có nhiều thành viên cùng thành lập hộ kinh doanh, một thành viên sẽ được ủy quyền làm đại diện cho hộ kinh doanh và người này sẽ được xem là chủ hộ kinh doanh trên mặt pháp lý. Tuy nhiên, thực tế, chủ hộ kinh doanh chỉ là đại diện pháp luật cho hộ kinh doanh trong các quan hệ pháp luật. Các thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh vẫn có thể cùng nhau quản lý và điều hành hoạt động của hộ theo thỏa thuận giữa họ. Và những thành viên trong hộ kinh doanh không nhất thiết phải là những thành viên trong cùng một hộ gia đình. (2) Phân chia lợi nhuận khi góp vốn thành lập hộ kinh doanh như thế nào? Khác với doanh nghiệp, hộ kinh doanh không được coi là tổ chức kinh tế. Do đó, pháp luật không quy định về tỷ lệ góp vốn, quyền và nghĩa vụ của từng thành viên tương ứng với tỷ lệ góp vốn đó. Vì vậy, việc góp vốn và phân chia lợi nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các thành viên. Để đảm bảo không có tranh chấp, mâu thuẫn về vấn đề phân chia lợi nhuận, các thành viên trong hộ kinh doanh nên lập một văn bản thỏa thuận về cách thức và tỉ lệ phân chia lợi nhuận như chia đều cho tất cả thành viên hay chia theo tỉ lệ vốn góp như doanh nghiệp. Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng cần phải thỏa thuận rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên và thời điểm bắt đầu có nghĩa vụ này là khi nào (khi bắt đầu góp vốn hay khi bắt đầu kinh doanh) trong trường hợp có rủi ro xảy ra. (3) Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: - Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan; - Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015; - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Chiếu theo quy định về hộ kinh doanh đã nêu ở mục (1), hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Như vậy, hộ kinh doanh không có tài sản độc lập giữa cá nhân và hộ kinh doanh. Do đó, hộ kinh doanh không đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân, hay có thể nói, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Vì không có tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh sẽ không có con dấu như doanh nghiệp, không có văn phòng đại diện, không được thành lập chi nhánh và không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp khác.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì xác định doanh thu thế nào?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? xác định doanh thu của hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào? Thủ tục xin cấp GCN đăng ký đầu tư ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. (1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020 thì một Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường sẽ có những nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Ngoài những nội dung đã nêu trên các bên tham gia còn có quyền thỏa thuận những nội dung khác mà không trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên tham gia còn được sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định. Như vậy, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng thường được các nhà đầu tư sử dụng để không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn có thể hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định. Xem và Tải về Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/02/hop-dong-hop-tac-kinh-doanh.docx (2) Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì xác định doanh thu thế nào? Việc xác định doanh thu của Hợp đồng hợp tác kinh doanh được phân thành các trường hợp được quy định tại Điểm n Khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau: - Chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ: doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng. - Chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm: doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng. - Chia kết quả bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Trường hợp này các bên phải cử ra một bên làm đại diện để: + Xuất hóa đơn. + Ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia. + Trong trường hợp này, các bên sẽ tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định. - Chia kết quả bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Đối với trường hợp này, các bên tham gia phải cử ra một bên làm đại diện để: + Xuất hóa đơn. + Ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho bên còn lại. (3) Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi ký hợp đồng BCC với nhà đầu tư nước ngoài Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Đầu tư 2020 có quy định khi nhà đầu tư trong nước thực hiện việc ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể về thủ tục và giấy tờ mà nhà đầu tư cần chuẩn bị như sau: Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: quy định tại Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: - Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư: + Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định. + Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu: + Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị. + Điều kiện: Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư 2020. Dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư: Ban quản lý khu kinh tế sẽ quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: - Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: + Nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020. + Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư. + Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 01 tỉnh: Nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện dự án. + Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 tỉnh trở lên: Nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành. - Đối với dự án đầu tư đã triển khai: Thay thế đề xuất dự án đầu tư bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: + Dự án không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. + Có địa điểm thực hiện dự án được xác định hợp lệ. Phù hợp với quy hoạch theo quy định. + Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư, số lượng lao động sử dụng (nếu có). Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. - Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Áp dụng cho dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Tổng kết lại, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng thường được các nhà đầu tư sử dụng để không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn có thể hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định. Việc xác định doanh thu Hợp đồng hợp tác kinh doanh dựa theo các yếu tố như lợi nhuận trước/sau thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh thu và kết quả kinh doanh.
Mình có thắc mắc cần được giải đáp về phân chia lợi nhuận sau thuế cho các thành viên góp vón
Mình có vấn đề thắc mắc sau đây, mong được gải đáp. Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì: “Điều 4. Thu nhập được miễn thuế [...] 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. [...]” Vậy khi phân chia lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH hai thành viên trở lên kinh doanh lĩnh vực sản xuất nông sản cho hai thành viên góp vốn (là người cùng gia đình) thì có được miễn thuế TNCN không? Mong được mọi người giúp đỡ cho vấn đề này ạ.
Phân chia lợi nhuận khi góp vốn thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
Khi cùng nhau góp vốn, việc chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng và minh bạch là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo mối quan hệ hợp tác lâu dài. (1) Hộ kinh doanh là gì? Hiện nay không có quy định nào nêu khái niệm về hộ kinh doanh, tuy nhiên, tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu quy định về việc thành lập hộ kinh doanh như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Dựa vào quy định này, có thể hiểu hộ kinh doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh nhỏ, được thành lập bởi một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình. Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp có nhiều thành viên cùng thành lập hộ kinh doanh, một thành viên sẽ được ủy quyền làm đại diện cho hộ kinh doanh và người này sẽ được xem là chủ hộ kinh doanh trên mặt pháp lý. Tuy nhiên, thực tế, chủ hộ kinh doanh chỉ là đại diện pháp luật cho hộ kinh doanh trong các quan hệ pháp luật. Các thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh vẫn có thể cùng nhau quản lý và điều hành hoạt động của hộ theo thỏa thuận giữa họ. Và những thành viên trong hộ kinh doanh không nhất thiết phải là những thành viên trong cùng một hộ gia đình. (2) Phân chia lợi nhuận khi góp vốn thành lập hộ kinh doanh như thế nào? Khác với doanh nghiệp, hộ kinh doanh không được coi là tổ chức kinh tế. Do đó, pháp luật không quy định về tỷ lệ góp vốn, quyền và nghĩa vụ của từng thành viên tương ứng với tỷ lệ góp vốn đó. Vì vậy, việc góp vốn và phân chia lợi nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các thành viên. Để đảm bảo không có tranh chấp, mâu thuẫn về vấn đề phân chia lợi nhuận, các thành viên trong hộ kinh doanh nên lập một văn bản thỏa thuận về cách thức và tỉ lệ phân chia lợi nhuận như chia đều cho tất cả thành viên hay chia theo tỉ lệ vốn góp như doanh nghiệp. Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng cần phải thỏa thuận rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên và thời điểm bắt đầu có nghĩa vụ này là khi nào (khi bắt đầu góp vốn hay khi bắt đầu kinh doanh) trong trường hợp có rủi ro xảy ra. (3) Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: - Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan; - Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015; - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Chiếu theo quy định về hộ kinh doanh đã nêu ở mục (1), hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Như vậy, hộ kinh doanh không có tài sản độc lập giữa cá nhân và hộ kinh doanh. Do đó, hộ kinh doanh không đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân, hay có thể nói, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Vì không có tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh sẽ không có con dấu như doanh nghiệp, không có văn phòng đại diện, không được thành lập chi nhánh và không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp khác.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì xác định doanh thu thế nào?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? xác định doanh thu của hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào? Thủ tục xin cấp GCN đăng ký đầu tư ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. (1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020 thì một Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường sẽ có những nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Ngoài những nội dung đã nêu trên các bên tham gia còn có quyền thỏa thuận những nội dung khác mà không trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên tham gia còn được sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định. Như vậy, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng thường được các nhà đầu tư sử dụng để không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn có thể hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định. Xem và Tải về Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/02/hop-dong-hop-tac-kinh-doanh.docx (2) Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì xác định doanh thu thế nào? Việc xác định doanh thu của Hợp đồng hợp tác kinh doanh được phân thành các trường hợp được quy định tại Điểm n Khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau: - Chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ: doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng. - Chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm: doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng. - Chia kết quả bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Trường hợp này các bên phải cử ra một bên làm đại diện để: + Xuất hóa đơn. + Ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia. + Trong trường hợp này, các bên sẽ tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định. - Chia kết quả bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Đối với trường hợp này, các bên tham gia phải cử ra một bên làm đại diện để: + Xuất hóa đơn. + Ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho bên còn lại. (3) Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi ký hợp đồng BCC với nhà đầu tư nước ngoài Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Đầu tư 2020 có quy định khi nhà đầu tư trong nước thực hiện việc ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể về thủ tục và giấy tờ mà nhà đầu tư cần chuẩn bị như sau: Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: quy định tại Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: - Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư: + Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định. + Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu: + Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị. + Điều kiện: Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư 2020. Dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư: Ban quản lý khu kinh tế sẽ quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: - Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: + Nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020. + Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư. + Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 01 tỉnh: Nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện dự án. + Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 tỉnh trở lên: Nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành. - Đối với dự án đầu tư đã triển khai: Thay thế đề xuất dự án đầu tư bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: + Dự án không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. + Có địa điểm thực hiện dự án được xác định hợp lệ. Phù hợp với quy hoạch theo quy định. + Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư, số lượng lao động sử dụng (nếu có). Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. - Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Áp dụng cho dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Tổng kết lại, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng thường được các nhà đầu tư sử dụng để không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn có thể hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định. Việc xác định doanh thu Hợp đồng hợp tác kinh doanh dựa theo các yếu tố như lợi nhuận trước/sau thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh thu và kết quả kinh doanh.
Mình có thắc mắc cần được giải đáp về phân chia lợi nhuận sau thuế cho các thành viên góp vón
Mình có vấn đề thắc mắc sau đây, mong được gải đáp. Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì: “Điều 4. Thu nhập được miễn thuế [...] 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. [...]” Vậy khi phân chia lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH hai thành viên trở lên kinh doanh lĩnh vực sản xuất nông sản cho hai thành viên góp vốn (là người cùng gia đình) thì có được miễn thuế TNCN không? Mong được mọi người giúp đỡ cho vấn đề này ạ.