Phạt tiền trong Bộ luật hình sự
Với tư cách là một hình phạt được liệt kê quy định trong Điều 32 Bộ luật hình sự là hình phạt tiền mang tính nghiêm khắc nhất so với hình phạt tiền được quy định trong các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước. Tính nghiêm khắc của hình phạt tiền trong Bộ Luật hình sự thể hiện ở chỗ là nó tước đi ở người phạm tội một khoản tiền nhất định, nghĩa là trực tiếp hạn chế về mặt lợi ích vật chất của người phạm tội. Đồng thời, người bị kết án phạt tiền còn phải gánh chịu hậu quả pháp lý là mang án tích trong một thời hạn nhất định của pháp luật. Phạt tiền là buộc người bị kết án phải nộp khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nước trong những trường hợp do luật quy định. Một khoản tiền nhất định được hiểu là khoản nằm trong giới hạn giữa mức tối thiểu và mức tối đa của từng điều luật cụ thể trong phần các tội phạm có quy định về hình phạt tiền. Hiện nay, Bộ luật hình sự chỉ quy định mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000 đồng và không quy định mức tối đa. Mức phạt tiền được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả. Khi quyết định hình phạt và mức phạt tiền, Tòa án phải xem xét và cân nhắc đến các quy định của bộ luật hình sự; tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện; nhân thân người phạm tội; các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng thời xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội và biến động giá cả thị trường. Trên cơ sở đó Tòa án quyết định mức phạt tiền hợp lý, tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Có như vậy mới đảm bảo tính khả thi của hình phạt tiền trên thực tế. Phạt tiền là hình phạt được áp dụng là hình phạt chính hoặc áp dụng là hình phạt bổ sung. Hình phạt phạt tiền được áp dụng chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do bộ luật hình sự quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định và được áp dụng là hình phạt bổ sung khi hình phạt tiền không phải là hình phạt chính đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội khác do bộ luật hình sự quy định. Hình phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân thương mại thì được quy định tại điều 77 của bộ luật hình sự hiện hành.
Nhậu say xỉn gây ầm ĩ, phạt như nào?
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần nhờ luật sư giải đáp giúp. Đó là: dịp cuối năm, người hàng xóm gần nhà tôi thường xuyên tổ chức ăn nhậu, hát hò đến tận gần sáng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình tôi và nhiều hộ lân cận. Nếu tôi thông báo với chính quyền thì hành vi gây mất trật tự này sẽ bị phạt như thế nào? Trả lời: Chào bạn, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau: Tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình có quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng…(điểm c, khoản 2 Điều 5) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng nếu tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khi dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau…(điểm a khoản 1 Điều 6) Ngoài ra, tuỳ vào mức độ của hành vi và kết quả xảy ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sư 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Cụ thể, Điều 245 Bộ luật hình sự quy định: “1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến 3 năm. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm: a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; b) Có tổ chức; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm”. Như vậy, hành vi tụ tập bạn bè uống rượu say sỉn và gây mất trật tự công cộng của người hàng xóm mà bạn nêu ra có thể bị phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hoặc nếu hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng, người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 245 Bộ luật hình sự với mức xử phạt đến 7 năm tù. Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty chúng tôi với trường hợp của bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Trân trọng!
Điểm đáng chú ý của pháp luật hình sự Singapore và so sánh với Việt Nam
Singapore là một quốc gia phát triển bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi cố thủ tướng Lý Quang Diệu chính thức đưa Singapore trở thành một quốc gia độc lập năm 1965, quốc gia này đã cho thấy sức bậc phi thường của của mình trong phát triển kinh tế, xã hội, đưa một quốc gia bé nhỏ với diện tích 648,1 km2 trở thành một trong những biểu tượng kinh tế của châu Á. Thừa hưởng những đặc điểm pháp luật từ hệ thống pháp luật Anh từ thời thuộc địa, pháp luật Singapore có nhiều điểm tương đối khác lạ với cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin đề cập đến một vài điểm đáng chú ý trong pháp luật hình sự Singapore trong tương quan so sánh với pháp luật hình sự Việt Nam (sử dụng BLHS 1999) Toà án Tối cao Singapore (hiện nay cơ quan này đã có "trụ sở" mới nhưng mình vẫn thấy cái này đẹp hơn :) ) 1. Về khái niệm tội phạm Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 với nội dung như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khác với cách quy định của Việt Nam, Bộ luật hình sự Singapore quy định khái niệm tội phạm tại Điều 40 với nội dung: “1. Trừ trường hợp theo chương này và theo các điều được quy định tại khoản 2 và 3, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của Bộ luật này. 2. Trong chương IV và chương VA và các điều 71, 109, 110, 112, 114, 115, 116, 117, 187, 194, 195, 203, 211, 213, 214, 221, 222, 223, 224, 225, 327, 328, 329, 330, 331, 347, 348, 388, 389, 445, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của Bộ luật này hoặc các đạo luật khác đang có hiệu lực. 3. Trong các điều 141, 176, 177, 201, 202, 212, 216, 441, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của đạo luật khác đang có hiệu lực và từ 6 tháng tù trở lên, có thể kèm theo hình phạt tiền hoặc không.” Như vậy, cách định nghĩa về tội phạm trong hai Bộ luật này không giống nhau: định nghĩa về tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam là định nghĩa về nội dung trong khi định nghĩa về tội phạm trong Bộ luật hình sự Singapore là định nghĩa về hình thức. Bên cạnh đó, quy định này cũng cho thấy ở Việt Nam tội phạm chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự còn ở Singapore tội phạm được quy định trong cả Bộ luật hình sự và các đạo luật khác như: đạo luật về vũ khí ngày 8.2.1974, đạo luật về kiến trúc sư ngày 30.8.1991, đạo luật về động vật và chim ngày 22.10.1965, đạo luật về hàng không ngày 13.5.1966, đạo luật về chỉ dẫn y tế ngày 1.7.1997 2. Về nguồn của luật hình sự Cả Việt Nam và Singapore đều quy định Bộ luật hình sự là nguồn của luật hình sự nhưng khác nhau ở chỗ văn bản này có được coi là nguồn duy nhất của luật hình sự hay không. Ở Việt Nam, Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất của luật hình sự, mọi vấn đề về tội phạm và hình phạt được quy định tập trung trong Bộ luật hình sự. Khác với cách quy định về nguồn của tội phạm và hình phạt ở Việt Nam, nguồn của luật hình sự Singapore không chỉ là Bộ luật hình sự mà còn bao gồm khoảng trên 150 văn bản pháp luật chuyên ngành khác. 3. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Tại Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khác với cách quy định này, Điều 82 Bộ luật hình sự Singapore quy định: việc trẻ em dưới 7 tuổi thực hiện không bị coi là tội phạm; Điều 83 đạo luật này quy đinh: hành vi của trẻ em từ 7 tuổi đến dưới 12 tuổi, những người chưa có đầy đủ khả năng hiểu biết để đánh giá bản chất hoặc hậu quả của xử sự của mình trong hoàn cảnh đó thì không phải là tội phạm. Như vậy, độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Việt Nam tương đối cao so với độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Singapore. Bên cạnh đó, nếu như độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Việt Nam được phân biệt dựa vào loại tội phạm được thực hiện (đối với trường hợp chủ thể đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi) thì độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Singapore lại gắn liền với khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể trong trường hợp họ thực hiện hành vi cụ thể đó (đối với trường hợp từ 7 tuổi đến dưới 12 tuổi). 4. Về hệ thống hình phạt Bộ luật hình sự Việt Nam quy định hệ thống hình phạt tại Điều 28 bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung, trong đó, hình phạt chính gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính và trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính. Bộ luật hình sự Singapore quy định hệ thống hình phạt tại Điều 53 bao gồm các hình phạt: tử hình, tù (chung thân và có thời hạn), tịch thu tài sản, phạt tiền và đánh roi. Bộ luật hình sự Singapore không quy định các hình phạt không tước tự do của người bị kết án mà Việt Nam áp dụng là hình phạt cảnh cáo, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt trục xuất, thay vào đó lại áp dụng hình phạt đánh roi.
Phạt tiền trong Bộ luật hình sự
Với tư cách là một hình phạt được liệt kê quy định trong Điều 32 Bộ luật hình sự là hình phạt tiền mang tính nghiêm khắc nhất so với hình phạt tiền được quy định trong các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước. Tính nghiêm khắc của hình phạt tiền trong Bộ Luật hình sự thể hiện ở chỗ là nó tước đi ở người phạm tội một khoản tiền nhất định, nghĩa là trực tiếp hạn chế về mặt lợi ích vật chất của người phạm tội. Đồng thời, người bị kết án phạt tiền còn phải gánh chịu hậu quả pháp lý là mang án tích trong một thời hạn nhất định của pháp luật. Phạt tiền là buộc người bị kết án phải nộp khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nước trong những trường hợp do luật quy định. Một khoản tiền nhất định được hiểu là khoản nằm trong giới hạn giữa mức tối thiểu và mức tối đa của từng điều luật cụ thể trong phần các tội phạm có quy định về hình phạt tiền. Hiện nay, Bộ luật hình sự chỉ quy định mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000 đồng và không quy định mức tối đa. Mức phạt tiền được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả. Khi quyết định hình phạt và mức phạt tiền, Tòa án phải xem xét và cân nhắc đến các quy định của bộ luật hình sự; tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện; nhân thân người phạm tội; các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng thời xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội và biến động giá cả thị trường. Trên cơ sở đó Tòa án quyết định mức phạt tiền hợp lý, tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Có như vậy mới đảm bảo tính khả thi của hình phạt tiền trên thực tế. Phạt tiền là hình phạt được áp dụng là hình phạt chính hoặc áp dụng là hình phạt bổ sung. Hình phạt phạt tiền được áp dụng chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do bộ luật hình sự quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định và được áp dụng là hình phạt bổ sung khi hình phạt tiền không phải là hình phạt chính đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội khác do bộ luật hình sự quy định. Hình phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân thương mại thì được quy định tại điều 77 của bộ luật hình sự hiện hành.
Nhậu say xỉn gây ầm ĩ, phạt như nào?
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần nhờ luật sư giải đáp giúp. Đó là: dịp cuối năm, người hàng xóm gần nhà tôi thường xuyên tổ chức ăn nhậu, hát hò đến tận gần sáng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình tôi và nhiều hộ lân cận. Nếu tôi thông báo với chính quyền thì hành vi gây mất trật tự này sẽ bị phạt như thế nào? Trả lời: Chào bạn, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau: Tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình có quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng…(điểm c, khoản 2 Điều 5) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng nếu tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khi dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau…(điểm a khoản 1 Điều 6) Ngoài ra, tuỳ vào mức độ của hành vi và kết quả xảy ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sư 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Cụ thể, Điều 245 Bộ luật hình sự quy định: “1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến 3 năm. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm: a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; b) Có tổ chức; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm”. Như vậy, hành vi tụ tập bạn bè uống rượu say sỉn và gây mất trật tự công cộng của người hàng xóm mà bạn nêu ra có thể bị phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hoặc nếu hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng, người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 245 Bộ luật hình sự với mức xử phạt đến 7 năm tù. Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty chúng tôi với trường hợp của bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Trân trọng!
Điểm đáng chú ý của pháp luật hình sự Singapore và so sánh với Việt Nam
Singapore là một quốc gia phát triển bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi cố thủ tướng Lý Quang Diệu chính thức đưa Singapore trở thành một quốc gia độc lập năm 1965, quốc gia này đã cho thấy sức bậc phi thường của của mình trong phát triển kinh tế, xã hội, đưa một quốc gia bé nhỏ với diện tích 648,1 km2 trở thành một trong những biểu tượng kinh tế của châu Á. Thừa hưởng những đặc điểm pháp luật từ hệ thống pháp luật Anh từ thời thuộc địa, pháp luật Singapore có nhiều điểm tương đối khác lạ với cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin đề cập đến một vài điểm đáng chú ý trong pháp luật hình sự Singapore trong tương quan so sánh với pháp luật hình sự Việt Nam (sử dụng BLHS 1999) Toà án Tối cao Singapore (hiện nay cơ quan này đã có "trụ sở" mới nhưng mình vẫn thấy cái này đẹp hơn :) ) 1. Về khái niệm tội phạm Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 với nội dung như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khác với cách quy định của Việt Nam, Bộ luật hình sự Singapore quy định khái niệm tội phạm tại Điều 40 với nội dung: “1. Trừ trường hợp theo chương này và theo các điều được quy định tại khoản 2 và 3, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của Bộ luật này. 2. Trong chương IV và chương VA và các điều 71, 109, 110, 112, 114, 115, 116, 117, 187, 194, 195, 203, 211, 213, 214, 221, 222, 223, 224, 225, 327, 328, 329, 330, 331, 347, 348, 388, 389, 445, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của Bộ luật này hoặc các đạo luật khác đang có hiệu lực. 3. Trong các điều 141, 176, 177, 201, 202, 212, 216, 441, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của đạo luật khác đang có hiệu lực và từ 6 tháng tù trở lên, có thể kèm theo hình phạt tiền hoặc không.” Như vậy, cách định nghĩa về tội phạm trong hai Bộ luật này không giống nhau: định nghĩa về tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam là định nghĩa về nội dung trong khi định nghĩa về tội phạm trong Bộ luật hình sự Singapore là định nghĩa về hình thức. Bên cạnh đó, quy định này cũng cho thấy ở Việt Nam tội phạm chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự còn ở Singapore tội phạm được quy định trong cả Bộ luật hình sự và các đạo luật khác như: đạo luật về vũ khí ngày 8.2.1974, đạo luật về kiến trúc sư ngày 30.8.1991, đạo luật về động vật và chim ngày 22.10.1965, đạo luật về hàng không ngày 13.5.1966, đạo luật về chỉ dẫn y tế ngày 1.7.1997 2. Về nguồn của luật hình sự Cả Việt Nam và Singapore đều quy định Bộ luật hình sự là nguồn của luật hình sự nhưng khác nhau ở chỗ văn bản này có được coi là nguồn duy nhất của luật hình sự hay không. Ở Việt Nam, Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất của luật hình sự, mọi vấn đề về tội phạm và hình phạt được quy định tập trung trong Bộ luật hình sự. Khác với cách quy định về nguồn của tội phạm và hình phạt ở Việt Nam, nguồn của luật hình sự Singapore không chỉ là Bộ luật hình sự mà còn bao gồm khoảng trên 150 văn bản pháp luật chuyên ngành khác. 3. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Tại Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khác với cách quy định này, Điều 82 Bộ luật hình sự Singapore quy định: việc trẻ em dưới 7 tuổi thực hiện không bị coi là tội phạm; Điều 83 đạo luật này quy đinh: hành vi của trẻ em từ 7 tuổi đến dưới 12 tuổi, những người chưa có đầy đủ khả năng hiểu biết để đánh giá bản chất hoặc hậu quả của xử sự của mình trong hoàn cảnh đó thì không phải là tội phạm. Như vậy, độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Việt Nam tương đối cao so với độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Singapore. Bên cạnh đó, nếu như độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Việt Nam được phân biệt dựa vào loại tội phạm được thực hiện (đối với trường hợp chủ thể đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi) thì độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Singapore lại gắn liền với khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể trong trường hợp họ thực hiện hành vi cụ thể đó (đối với trường hợp từ 7 tuổi đến dưới 12 tuổi). 4. Về hệ thống hình phạt Bộ luật hình sự Việt Nam quy định hệ thống hình phạt tại Điều 28 bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung, trong đó, hình phạt chính gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính và trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính. Bộ luật hình sự Singapore quy định hệ thống hình phạt tại Điều 53 bao gồm các hình phạt: tử hình, tù (chung thân và có thời hạn), tịch thu tài sản, phạt tiền và đánh roi. Bộ luật hình sự Singapore không quy định các hình phạt không tước tự do của người bị kết án mà Việt Nam áp dụng là hình phạt cảnh cáo, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt trục xuất, thay vào đó lại áp dụng hình phạt đánh roi.