Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Lễ 2/9?
Trong không khí vui mừng chào đón Lễ Quốc khánh 2/9, để hưởng một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, an toàn, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về hoạt động vui chơi, giải trí và lưu ý về việc đốt pháo trong dịp lễ này. Những loại pháo nào mà người dân được dùng trong dịp Lễ, Tết Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, từ 11/01/2021, người dân được đốt loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ trong các dịp lễ, Tết, cưới hỏi… Cụ thể, Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Như vậy, theo quy định trên người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị,… Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng loại pháo hoa người dân được phép sử dụng vào dịp tết là loại pháo hoa có tiếng nổ. Nếu không hiểu đúng các quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo. Nghiêm cấm người dân sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ Để tránh vi phạm pháp luật về sử dụng pháo hoa, mọi người cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ. Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã quy định rõ loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. - Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m. - Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Theo quy định trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ. Theo đó, pháo hoa được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt" chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ. Một số sản phẩm pháo hoa không có thuốc pháo nổ như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc,… Còn đối với các loại pháo nổ hay pháo hoa nổ kể trên thì người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định). Như vậy, người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Đến nay, chỉ có sản phẩm pháo hoa do Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng sản xuất là đáp ứng yêu cầu này. Các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh (02/91945-02/9/2024) Tại Thủ đô Hà Nội, 6 đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ người dân tại một số quận, huyện, trong đó đáng chú ý là Đợt phim Kỷ niệm với những bộ phim như phim truyện “915”, phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống”… tái hiện lịch sử nước nhà trên phạm vi cả nước. Về công tác xã hội, TP Hà Nội dành tặng 2.891 suất quà, với tổng kinh phí là 6,12 tỷ đồng tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng trên địa bàn Thủ đô. Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 16/8 đến 6/9, thành phố tổ chức triển lãm tại Công viên Lam Sơn (đường Đồng Khởi, Quận 1). Ngày 30/8, tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4); Bảo tàng Tôn Đức Thắng (đường Tôn Đức Thắng, Quận 1); Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ (Quận 1). Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao như: Giải đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh; Chương trình nghệ thuật kỷ niệm được tổ chức lúc 19 giờ ngày 2/9 tại Khu vực đi bộ Nguyễn Huệ. Thành phố mang tên Bác còn tổ chức hoạt động bắn pháo hoa nghệ thuật vào lúc 21 giờ 15 phút mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Chiếu miễn phí 4 phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9: Theo đó, Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL năm 2024 nêu rõ các phim được chọn để chiếu trong đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh như sau: Xem Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/16/Quyet-dinh-2104.pdf Giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương, Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các Đơn vị Điện ảnh) tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) trong phạm vi cả nước. - Thời gian: Từ ngày 19/8 - 05/9 năm 2024. - Các phim được chọn chiếu trong Đợt phim: + Phim truyện “915” do Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương sản xuất. + Phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất. + Phim hoạt hình “Anh hùng núi Tản” do Công ty cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất. Xem thêm: Công bố các phim được chiếu Kỷ niệm 79 năm CMT8 và Quốc khánh 2/9 năm 2024 Xem thêm Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Lễ Quốc khánh 2/9
02 điểm bắn pháo hoa dịp lễ Quốc khánh 02/9 tại TP.HCM
Ngày 21/8, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024). (1) 02 điểm bắn pháo hoa dịp lễ Quốc khánh 02/9 tại TP.HCM Theo Kế hoạch, đối với dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao và tầm cao tại 02 khu vực như sau: - Tầm cao: Đầu đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức) với số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. - Tầm thấp: Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11) với số lượng 90 giàn pháo hoa tầm thấp. Thời gian bắn pháo hoa sẽ kéo dài 15 phút, từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút vào đêm ngày 02/9. Theo đó, UBND TP.HCM cũng giao các đơn vị bao gồm Bộ Tư lệnh Thành phố, Sở GTVT, Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện những nội dung như sau: - Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trong quá trình vận chuyển đạn pháo hoa, tại các địa điểm bắn pháo hoa, khu vực người dân và du khách tập trung xem pháo hoa. - Tổ chức phân luồng các tuyến đường trên bộ, dưới sông xung quanh khu vực bắn pháo hoa. - Không cho các phương tiện lưu thông đậu, dừng trong phạm vi cách vị trí bắn pháo hoa từ 1.000m trở ra,... (2) Tổ chức bắn pháo hoa vào những dịp nào? Căn cứ Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP có quy định về những trường hợp tổ chức bắn pháo hoa như sau: - Tết Nguyên đán + Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. + Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán. - Giỗ Tổ Hùng Vương + Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng. + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09/3 âm lịch. - Ngày Quốc khánh + Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02/9. - Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ + Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ; + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07/5. - Ngày Chiến thắng (ngày 30/4 dương lịch) + Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30/4. - Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương + Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;. + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế. - Những trường hợp khác do Bộ VH-TT&DL quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Theo đó, hiện nay, sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào những dịp như đã nêu trên. (3) Buôn lậu pháo hoa bị xử phạt như thế nào? Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định hành vi sử dụng pháo, thuốc pháo trái phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng và bị tịch thu tang vật. - Trường hợp vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu sản xuất pháo thì bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng. - Trường hợp mang trái phép pháo ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, hoặc vào nơi cấm, khu vực bảo vệ, và mục tiêu bảo vệ thì bị phạt từ 20 đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, trường hợp gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, hoặc gây thương tích cho người khác, thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” hoặc tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 318 và 134 Bộ Luật Hình sự 2015. Bên cạnh đó, đối với hành vi sản xuất, buôn bán trái phép pháo hoa nổ và pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015, với hình phạt cao nhất là 15 năm tù nếu sản xuất, buôn bán trái phép số lượng pháo từ 120kg trở lên. Đối với số lượng từ 6kg trở lên, cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới có thể dẫn đến xử lý về tội “Buôn lậu” hoặc “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 188 và Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, hiện nay, người có hành vi buôn lậu pháo hoa có thể bị xử phạt theo quy định như đã nêu trên.
Bộ Công an trả lời việc người dân có được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng về bán không?
Trước thềm Tết Nguyên đán, việc mua pháo hoa rất được người dân quan tâm, theo đó, người dân thắc mắc về việc trên mạng xã hội có một số người dân đăng bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán. Vậy liệu người dân mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất về bán có vi phạm không? Trước câu hỏi của một người dân gửi về cho Cổng TTĐT Bộ Công an có câu trả lời như sau: Căn cứ theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo, tại khoản 1 Điều 5 nêu rõ các hành vi nghiêm cấm, trong đó bao gồm: - Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất pháo nổ. - Mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu pháo nổ. - Tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. Trừ các trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định. Đồng thời, các điều kiện phải đảm bảo khi kinh doanh pháo hoa được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau: Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa, đồng thời phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy. Đối với người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn. Đặc biệt, chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể thấy người dân là cá nhân thì không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng; chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa đồng thời phải đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu trên. Cá nhân có hành vi bán pháo hoa trái phép vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 - 5 triệu đồng; bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc bán pháo hoa trái phép quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Công an cũng lưu ý thêm, tính đến thời điểm hiện tại ở nước ta, chỉ duy nhất Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121) thuộc Bộ Quốc phòng là đơn vị được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa. Do vậy, người dân phải mua pháo hoa từ Nhà máy Z121 được cấp giấy phép và chứng nhận hợp pháp từ Bộ Quốc phòng thì mới được phép sử dụng. Người dân cũng có thể mua pháo hoa tại các địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng 2024 được cấp phép kiểm định tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. Trên đây là giải đáp của Bộ Công an đối với việc người dân có hay không được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng về bán. Tham khảo: Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất?
Trước thềm Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng pháo hoa của người dân ngày càng cao, theo đó nhiều cá nhân đã lợi dụng điểm này để kinh doanh pháo hoa kiếm lợi. Vậy việc cá nhân kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất có vi phạm pháp luật? Pháp luật cho phép cá nhân kinh doanh pháo hoa không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa. Theo đó, việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường; - Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy; - Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; - Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, theo những nội dung quy định nêu trên, cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng trong dịp Tết mà chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Mua bán, chế tạo pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?
Trước thêm Tết Nguyên đán 2024, tình trạng sản xuất, buôn bán pháo nổ có những diễn biến rất phức tạp. Hành vi mua bán, chế tạo pháo hoa, pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào? Theo truyền thông đưa tin, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cháy nổ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra trên cả nước. Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nhâm Thìn 2024, Lực lượng công an cả nước đã tập trung đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán pháo nổ. Tuy nhiên tình trạng mua bán, chế tạo pháo nổ vẫn diễn ra ở nhiều địa phương Từ ngày 15/12 đến nay, công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ gần 20 vụ buôn bán, vận chuyển, tang trữ, sản xuất pháo trái phép, thu giữ hơn 1 tấn pháo nổ các loại. Đây là hoạt động đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết! Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11; Truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm. Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.
Bộ Công an hướng dẫn người dân về quản lý và sử dụng pháo Tết Nguyên đán 2024
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, Bộ Công an thông tin đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo đúng quy định pháp luật. Theo đó, thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhiều người hám lợi nắm bắt được nhu cầu mua, sử dụng pháo hoa của người dân, đã lợi dụng các hình thức để kinh doanh pháo trá hình. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự. Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến, Xuân về, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an thông tin và hướng dẫn đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo, như sau: (1) Khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa - Quy định về pháo được phép sử dụng (pháo hoa), cụ thể: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ (khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo). Trong khi đó, pháo nổ không được sử dụng. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp: có đường kính không lớn hơn 90mm, tầm bắn không vượt quá 120m; Pháo hoa nổ tầm cao có đường kính trên 90mmm, tầm bắn trên 120m. Quy định về các trường hợp được sử dụng pháo hoa: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật (khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). - Quy định về điều kiện được sử dụng pháo hoa: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). (2) Các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng và các cá nhân kinh doanh pháo hoa là vi phạm quy định của pháp luật; người dân tuyệt đối không được mua pháo của các cơ quan, tổ chức không được phép kinh doanh, các cá nhân hoặc trên các trang mạng xã hội, pháo lậu, pháo không hóa đơn, không nguồn gốc, xuất xứ… Quy định về sản xuất, kinh doanh pháo hoa đã được nêu rõ tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP, trong đó quy định các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. (3) Cá nhân, tổ chức không được phép sử dụng pháo nổ, nếu sử dụng pháo nổ là vi phạm; người dân cần có sự phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh những vi phạm đáng tiếc Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo nổ, theo đó, pháo nổ bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Còn Pháo hoa nổ là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP); các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp (Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Top 03 thói quen vào dịp Tết 2024 cần biết nếu không muốn bị phạt
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh vui xuân lành mạnh nhiều cá nhân, gia đình tổ chức vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như đánh bài, bắn pháo,... Mà không biết rằng các hành động này vi phạm pháp luật. Do đó, bài viết này sẽ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật ngày Tết để người dân cần tránh. 1. Uống rượu bia dịp Tết * Mức phạt xử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Theo thống kê nhiều vấn đề vi phạm phát sinh đa phần đều đến từ việc sử dụng rượu, bia như gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng,... Nhất là dịp tết nguyên đán, tỷ lệ sử dụng rượu bia sẽ tăng rất cao. Mức nồng độ cồn Mức phạt Phạt tiền Phạt bổ sung Đối với ô tô ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm e khoản 11 Điều 5) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 16 - 18 triệu đồng (Điểm c khoản 8 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 30 - 40 triệu đồng (Điểm a khoản 10 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm h khoản 11 Điều 5) Đối với xe máy ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 02 - 03 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 04 - 05 triệu đồng (Điểm c khoản 7 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm e khoản 8 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6) (Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) * Mức phạt sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng Trường hợp này không ít người chủ quan từ tác hại sau khi say có thể dẫn đến đánh nhau do đó có thể bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 2. Chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà trong dịp Tết Dịp Tết là thời điểm nhiều gia đình tụ họp lại gặp mặt, do đó chơi bài là điều không thể thiếu ở nhiều gia đình, tuy nhiên pháp luật không nghiêm cấm việc chơi bài và các hình thức khác nhưng không được phép cá cược dù dưới bất kỳ hình thức nào. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Từ các quy định trên thì việc chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà,.. có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đối với trường hợp lợi dụng việc vui chơi ngày Tết mà cố tình chơi đánh bài, cá cược dưới các hình thức khác nhau với số tiền lớn hay tái phạm nhiều lần thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 với mức truy cứu lên đến 07 năm tù. 3. Bắn pháo hoa, pháo nổ trái phép trọng dịp Tết Một thói quen khác mà nhiều người, nhiều nhà dù biết bị phạt nhưng vẫn cố tình thực hiện, đó chính là bắn pháo hoa, pháo nổ tại nhà. Đây là hình thức nguy hiểm do đó pháp luật quy định cấm vì có thể dẫn đến cháy nổ. Cụ thể, tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu cố tình sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 05 triệu đồng đến 10 đồng và bị tịch thu tang vật. Tuy nhiên, theo truyền thống từ xưa nay thì Tết phải có pháo hoa mới gọi là Tết do đó pháp luật cũng cho phép người dân sử dụng pháo hoa nhưng phải được mua loại pháo được cấp phép của Bộ Quốc phòng Người dân có thể đặt mua pháo hoa theo địa chỉ TẠI ĐÂY
Bộ Công an trả lời "Có hay không được đốt pháo hoa dịp Tết?"
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, người dân thắc mắc liệu có hay không việc được đốt pháo hóa dịp Tết. Bài viết sẽ thông tin về câu trả lời của Bộ Công an đến một cử tri ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc đốt pháo hoa ngày Tết. Cụ thể, cử tri đã phản ánh đến Cổng TTĐT Bộ Công an như sau: Trước đây, Nhà nước nghiêm cấm đốt pháo, nhưng trong vài năm gần đây lại cho người dân đốt pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán. Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng phải có kế hoạch và biện pháp quản lý chặt chẽ nạn mua bán pháo lậu, nhằm phòng tránh tình trạng cháy, nổ xảy ra. Về nội dung này, Bộ Công an trả lời như sau: Trước đây, theo Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, Nhà nước nghiêm cấm đốt pháo (trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép). Năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự 2015 và năm 2017 thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015, trong đó chỉ quy định xử lý hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ pháo nổ; đối với pháo hoa và và các loại pháo khác thì không bị xử lý hình sự. Để đảm bảo thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về pháo, củng cố hành lang pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, bảo quản, sử dụng và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về pháo và đáp ứng nhu cầu sử dụng pháo chính đáng, hợp pháp của người dân, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo (thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP), trong đó cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm, trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (Điều 17). Nhằm tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn nạn mua bán pháo lậu nhằm phòng tránh tình trạng cháy nổ xảy ra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao Bộ Công an đã triển khai các giải pháp sau: (1) Tăng cường hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực này, như ban hành Thông tư 125/2021/TT-BCA ngày 30/12/2021 ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, danh mục chi tiết mã số hồ sơ các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ…; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 56/2023/NĐ-CP, ngày 24/7/2023 (có hiệu lực từ 15/8/2023) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý, sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo; trong đó quy định chặt chẽ hơn về thủ tục cấp giấy phép mua, giấy phép vận chuyển pháo hoa để kinh doanh, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, bảo quản, sử dụng và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về pháo để góp phần ngặn chặn tình trạng pháo lậu. (2) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện các biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo, nhất là đấu tranh ngăn chặn việc thẩm lậu pháo trái phép vào Việt Nam qua tuyến biên giới; đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng chế tạo, sản xuất pháo trái phép; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không tàng trữ, chế tạo, sản xuất, vận chuyển, mua bán pháo trái phép; tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về pháo. Đồng thời, tăng cường phối hợp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của các doanh nghiệp sản xuất pháo hoa để đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối từ khâu sản xuất đến khâu cung ứng sản phẩm ra thị trường theo đúng quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về vấn đề có hay không được đốt pháp hoa ngày Tết.
Địa chỉ bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng năm 2024 và điều kiện sử dụng pháo hoa
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về thì điều không thể thiếu để chào mừng năm mới đó chính là pháo hoa. Pháo hoa mang ý nghĩa chúc mừng và giải trí tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ cao. Vậy điều kiện sử dụng pháo hoa đối với cá nhân là gì? Địa chỉ bán pháo hoa quốc phòng chính hãng năm 2024 ở đâu? 1. Pháo hoa là gì? Phân biệt pháo hoa với pháo nổ - Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m; - Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. (Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP) 2. Cá nhân có được mua pháo hoa trong dịp tết? Việc sử dụng pháo hoa đối với cá nhân, hộ gia đình cho mục đích giải trí vào ngày tết vào đáp ứng quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về việc sử dụng pháo hoa như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Bên cạnh đó, người mua pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP). Do đó, khi người dân mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại các cơ sở kinh doanh được cấp phép sẽ được cơ sở pháo hoa hướng dẫn cách sử dụng an toàn và phù hợp với khu vực bắn. 3. Nội dung huấn luyện cách sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng Cũng tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP) người mua pháo hoa phải được huấn luyện cách sử dụng pháo hoa theo các nội dung sau: - Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa; - Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa; tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển; cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển; - Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; - Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; - Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn; - Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản; - Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; - Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; - Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ; ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ; xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ. Tùy vào đối tượng sử dụng pháo hoa thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền huấn luyện phù hợp với từng đối tượng. 4. Địa chỉ bán pháo hoa quốc phòng chính hãng năm 2024 Người dân trên cả nước có thể tìm đến các địa chỉ sau đây để mua pháo hoa Z121 được Bộ Quốc phòng cấp phép kiểm định. (1) Khu vực miền Bắc * 50 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Hà Nội – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: 13, TT13 – Khu đô thị Văn Phú – phường Phú La – quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0856 555066/ 0969 878 470 – Cửa hàng pháo hoa Số 2 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 635, đường Ngọc Hồi – Thị trấn Văn Điển – huyện Thanh trì – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0969 794 072 >>> Xem thêm: Danh Sách 15 Điểm Bán Pháo Hoa Bộ Quốc Phòng Tại Hải Phòng 2023 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: 195, Quan Hoa – Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0906 663 515 – Cửa hàng pháo hoa Số 4 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 26 – tổ 3 – khu Xuân Hoà – Thị trấn Xuân Mai – huyện Chương Mỹ – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0961 021 095/ 0588 652 222 – Cửa hàng pháo hoa Số 5 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Thôn Xuân Kỳ – xã Đông Xuân – huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội (Nhà máy Z117). Số điện thoại: 024 66869 317 – Cửa hàng pháo hoa Số 6 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 517 – thôn Thanh Lương – xã Bích Hà – huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0961 021 095/ 0588 652 222 – Cửa hàng pháo hoa Số 8 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Thôn An Hạ – xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0989 582 076/ 0912 541 274 – Cửa hàng pháo hoa Số 9 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Đ10-D6 – Khu đô thị Dịch vọng – Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0898 309 898 – Cửa hàng pháo hoa Số 10 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 90, 1A/65 khu Đồng Sậy, TT Phùng, Đan Phượng – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0966 784 006 – Cửa hàng pháo hoa Số 11 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 67 Lạc Trung – phường Vĩnh Tuy – quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0918 867 639 – Cửa hàng pháo hoa Số 12 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 134 – Hồng Tiến – phường Bồ Đề – quận Long Biên – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0922 224 114 – Cửa hàng pháo hoa Số 13 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 5-13, Cụm sản xuất làng nghề tập trung – Thôn Triều Khúc – xã Tân Triều – huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0918 946 868 – Cửa hàng pháo hoa Số 15 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 3 – Phố Trung Liệt – Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0988 389 389 – Cửa hàng pháo hoa Số 16 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Khu đường trục Bắc Nam – TDP Du Nghệ – thị trấn Quốc Oai – huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0588 862 862 – Cửa hàng pháo hoa Số 17 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 24 – xóm Vân Hoà – xã Vân Tảo – huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0772 333 672 – Cửa hàng pháo hoa Số 18 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 11 – Khu Tập thể trường Cao đẳng xây dựng Số 1 – Trung Văn – Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0914 512 275 – Cửa hàng pháo hoa Số 19 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: 32A Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành – quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0912 576 888 – Cửa hàng pháo hoa Số 20 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 111, Vũ Xuân Thiều, Tổ 12, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0942 487 289 – Cửa hàng pháo hoa Số 21 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Thôn Nội Xá – xã Vạn Thái – huyện Ứng Hoà – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0918 946 868 – Cửa hàng pháo hoa Số 22 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Đội 7 – xã Tiền Phong – huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0915 388 313 – Cửa hàng pháo hoa Số 23 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 159 QL1A, tiểu khu Mỹ Lâm – Thị trấn Phú Xuyên – huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0904 226 238 – Cửa hàng pháo hoa Số 24 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: No-09LK-12, khu đấu giá Phú Lương 2 – phường Phú Lương – quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0904 250 011 – Cửa hàng pháo hoa Số 25 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 110, thôn 1 Bát Tràng – xã Bát Tràng – huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0903 534 689 – Cửa hàng pháo hoa Số 26 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 143 – phố Vương Thừa Vũ – phường Khương Trung – quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0975 339 898 – Cửa hàng pháo hoa Số 28 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 9 – phố Khâm Thiên – phường Khâm Thiên – quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0339 499 754 – Cửa hàng pháo hoa Số 29 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 299 Hoàng Hoa Thám – phường Liễu Giai – quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0762 229 992 – Cửa hàng pháo hoa Số 31 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 109A – phố mới Bình Đà – xã Bình Minh – Thanh Oai – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0374 540 104 – Cửa hàng pháo hoa Số 32 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 250 – đường Cao Lỗ – Xã Uy Nỗ -, H.Đông Anh – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0967 663 728/ 0986 911 673 – Cửa hàng pháo hoa Số 33 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số TT2-08 – đường Kim Quan Thượng – P.Việt Hưng – Q.Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 34 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 23-TT4, đường Foresa 4, Khu đô thị sinh thái Xuân Phương, P.Xuân Phương, Q.Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0986 480 109 – Cửa hàng pháo hoa Số 35 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Nhà C4X3, Khu đô thị Mỹ DDinhf1 – đường Nguyễn Cơ Thạch – phường Cầu Diễn – quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0974 105 858 – Cửa hàng pháo hoa Số 36 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 02, làng Thái Ninh, Thôn Cộng Hoà, Xã Phù Linh, H.Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0785 118 222 – Cửa hàng pháo hoa Số 37 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: SỐ 89, phố Đại An, TDP6 – P.Văn Quán – Q.Hà Đông – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0357 261 552 – Cửa hàng pháo hoa Số 38 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 8, ngách 172/69/30 đường Phú Diễn – quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0913 301 519 – Cửa hàng pháo hoa Số 39 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 9/1, phố Trần Hưng Đạo – phường Ngô Quyền – thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 40 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 296, đường Nguyễn Văn Linh, P.Thạch Bàn, Q.Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0388 030 909 – Cửa hàng pháo hoa Số 41 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Đội 4, Thôn 1, Xã Thạch Đà, H.Mê Linh – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0989 000 577 – Cửa hàng pháo hoa Số 43 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 32, ngõ 81 – phố Đức Giang – phường Đức Giang – quận Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0346 300 479 – Cửa hàng pháo hoa Số 44 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 105, đường Lý Sơn – Tổ 32 – phường Ngọc Thụy – quận Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0968 850 822 – Cửa hàng pháo hoa Số 45 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 34, phố Nguyễn Lân, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0972 550 363 – Cửa hàng pháo hoa Số 46 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Thửa đất 108, tờ bản đồ 30, xóm 3, Cầu Vai Réo – thôn 7 – xã Phú Cát – huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0973 677 699 – Cửa hàng pháo hoa Số 47 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 43, Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội Số điện thoại: 0934 455 999 – Cửa hàng pháo hoa Số 48 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 380, Hà Huy Tập, TT Yên Viên, H.Gia Lâm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0911 252 566 – Cửa hàng pháo hoa Số 50 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 193, phố Nguyễn Ngọc Nại – phường Khương Mai – quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0979 311 919 * 15 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Hải Phòng – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 113 – Lô 27 Lê Hồng Phong – phường Đông Khê – quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: Đ/c Tô Anh 0963 814 190. – Cửa hàng pháo hoa Số 2 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Thửa 1360 – tờ bản đồ số 2 – xóm Trại – xã An Lư – huyện Thuỷ Nguyên – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0375 194 754/ 0393 573 255 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 232 – đường Sơn Hải – phường Hải Sơn – quận Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0968 290 789 – Cửa hàng pháo hoa Số 5 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 65 – đường 351, Thôn Cách Thượng – xã Nam Sơn – huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0908 696 662 – Cửa hàng pháo hoa Số 6 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: 280 Tô Hiệu – phường Hồ Nam – quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 7 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: 751A Nguyễn Bỉnh Khiêm – phường Đông Hải – quận Hải An – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 8 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: 125 G8 KĐT Nam Sông Lạch Tray – phường Anh Dũng – quận Dương Kinh – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0899 252 625 – Cửa hàng pháo hoa Số 9 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 37, Khu 3 – TT Tiên Lãng – Huyện Tiên Lãng – Thành phố Hải Phòng Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 10 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 408, đường Lê Thánh Tông – phường Máy Chai – quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0989 129 448 – Cửa hàng pháo hoa Số 11 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 233R Trần Nguyên Hãn – Phố Nghĩa Xá – quận Lê Chân -Thành phố Hải Phòng Số điện thoại: 0782 334 334 – Cửa hàng pháo hoa Số 12 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 280, đường Lê Duẩn – Phường Bắc Sơn – Quận Kiến An – Thành phố Hải Phòng Số điện thoại: 0976 051 888 – Cửa hàng pháo hoa Số 15 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 50, đường Lưu Úc, Tổ Quy Tức 2, P.Phù Liễn, Q.Kiến An – Thành phố Hải Phòng * 13 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Thái Bình – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Lô 52 – LK 08 – Khu phát triển nhà ở hai bên đường Kỳ Đồng kéo dài – Tp Thái Bình – Tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0918 839 886 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Số 209, đường Trần Thái Tông, phường Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0522 357 777 – Cửa hàng pháo hoa Số 4 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Đường 39B, xóm 7 Đông Lâm, Huyện Tiền Hải, Thái Bình Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 5 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Ngã ba Đông La, QL10, xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 6 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Thôn Thần Khê – xã Thăng Long – huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0989.112.929 – Cửa hàng pháo hoa Số 7 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Đường 221A – đường 179 – thôn Vĩnh Trà – xã Nam Trung – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0984 337 366 – Cửa hàng pháo hoa Số 8 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Số 25 – Phạm Đôn Lễ – khu Tây Xuyên – Thị trấn Hưng Nhân – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0973 349 568 – Cửa hàng pháo hoa Số 9 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Khu Đồng Miễu – đường CMT8 – Thị trấn Diêm Điền – huyện Thái Thuỵ – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0975 117 078 – Cửa hàng pháo hoa Số 10 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Thôn Châu Giang – xã Đông Quan – huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0973 837 848/ 0978 839 687 – Cửa hàng pháo hoa Số 11 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Thôn Khả Tiến – xã Duyên Hải – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0912 609 134 – Cửa hàng pháo hoa Số 13 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Kiot số 26 – khu dân cư mới – Chợ đầu mơis Quỳnh Hải – thôn An Phú 1 – xã Quỳnh Hải – huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0965 799 559/ 0333 686 333 (2) Khu vực miền Trung * 15 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Thanh Hóa – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 29 Dương Đình Nghệ – phường Tân Sơn – Tp Thanh Hoá – tỉnh Thanh Hoá Số điện thoại: đ/c Hùng: 0389 405 578 – Cửa hàng pháo hoa Số 2 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 358 đường 10/6 – khu 5 – thị trấn Quán Lào – Yên Định – tỉnh Thanh Hoá Số điện thoại: 0335 547 555/ 0832 085 599 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: LK63 Lý Tự Trọng – phường Bắc Sơn – Thành phố Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hoá Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 4 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Xóm Suối Đá – TDP Minh Sơn – phường Tân Dân – thị xã Nghi Sơn – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0888 843 166 – Cửa hàng pháo hoa Số 5 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 143 – Lê Hồng Phong – phường Ba Đình – Thành phố Thanh Hoá – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0931 353 999 – Cửa hàng pháo hoa Số 6 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 604-606, Khu phố Vĩnh Long 1 – Thị trấn Bến Sung – huyện Như Thanh – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0969 567 888 – Cửa hàng pháo hoa Số 7 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: 247, đường Nguyễn Huệ, KP5, P.Phú Sơn, Tx.Bỉm Sơn – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0913 518 268 – Cửa hàng pháo hoa Số 8 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 70, Tân Phong – Thị trấn Triệu Sơn – Huyện Triệu Sơn – Tỉnh Thanh Hóa Số điện thoại: 0949 460 238 – Cửa hàng pháo hoa Số 10 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Lô 8 – khu C, MBQH 3065/ QĐ – UBND – phường Đông Hương – thành phố Thanh Hoá – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại:0862 608 535 – Cửa hàng pháo hoa Số 11 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 111 – Đường TL 510B – thôn Phú Xuân – Xã Hoằng Đông – H.Hoằng Hoá – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0946 070 386/ 0888 667 386 – Cửa hàng pháo hoa Số 13 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 368 Nguyễn Trãi – phường Tân Sơn – Thành phố Thanh Hóa – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0396 249 457 – Cửa hàng pháo hoa Số 14 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 10, QL1A – Thôn Bảo Bắc – xã Hoằng Quý – huyện Hoằng Quý – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0982 608 655 – Cửa hàng pháo hoa Số 15 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Lô B.LK 06 – 18 , MBQH 199 . Khu đô thị đông hải , phường Đông Hải , TP Thanh Hoá Số điện thoại: 0962 089 868 * 4 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Đà Nẵng – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: Số 140-142 đường Xuân Thuỷ – phường Khuê trung – quận Cẩm Lệ – Thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại: 0905 665 397 – Cửa hàng pháo hoa Số 2 – Thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: Số 133 – đường Nguyễn Tất Thành – phường Thanh Bình – quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại: Đ/c Khương 0905 665 397/ 0911 305 557 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: Số 16 Lương Trúc Đàm – phường Hoà Minh – quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại: 0914 826 969 – Cửa hàng pháo hoa Số 4 – Thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: Số 19 – đường Phan Thành Tài – phường Hòa Thuận Đông – quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại: 0925 777 567 (3) Khu vực miền Nam * 9 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại TP. Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 1 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 44 Đường số 1 – Phường Tân Phú – Quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0967 836 094 – Cửa hàng pháo hoa số 2 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 1048 – tỉnh lộ 15 – xã Trung An – huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 3 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 189, đường 9A – KDC Trung Sơn – Xã Bình Hưng – Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 4 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 145 – đường số 1 – phường 11 – quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 5 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 120 đường Bùi Tá Hán – khu phố 5 – phường An Phú – Tp. Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 6 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 79C Liên Khu 8-9, khu phố 9, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 7 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 535, đường Trường Chinh, P.Tân Thới Nhất, Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 8 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 20 đường Cộng Hoà, Phường 4, Q.Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 9 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 70, đường số 7, phường An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM * 4 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Đồng Nai – Cửa hàng pháo hoa số 1 – Đồng Nai Địa chỉ: SN 221 tổ 38 – khu phố 9 – phường Tân Phong – Tp Biên Hoà – tỉnh Đồng Nai Số điện thoại: 0378 026 304 – Cửa hàng pháo hoa số 2 – Đồng Nai Địa chỉ: Số 213 – đường Khổng Tử – phường Xuân Trung – Thành phố Long Khánh – tỉnh Đồng Nai Số điện thoại: 0342 999 915/ 0352 999 915 >>> Xem thêm: “Danh Sách 9 Điểm Mua Pháo Hoa Z121 Ở TPHCM“ – Cửa hàng pháo hoa số 3 – Đồng Nai Địa chỉ: Số nhà, khu phố 3. thị trấn Gia Ray – huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai Số điện thoại: 0976 786 331 – Cửa hàng pháo hoa số 4 – Đồng Nai Địa chỉ: Số 536, QL1A, Khu phố 4, P.Tân Hiệp, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai * 1 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Trà Vinh Cửa hàng pháo hoa số 1 – Trà Vinh Địa chỉ: Số 271 – đường Lê Lợi – Khóm 1 – phường 3 – Tp Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh Số điện thoại: 0907 533 355 * 1 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Sóc Trăng Cửa hàng pháo hoa số 1 – Tỉnh Sóc Trăng Địa chỉ: 174/13 đường Trần Hưng Đạo – phường 2 – Thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng Số điện thoại: 0399 200 477 (Các cửa hàng trên đây được tham khảo từ website phaohoabqp.com)
Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người trong việc sử dụng pháo hoa dịp Tết 2024
Ngày 23/11/2023 thay mặt Ban Bí thư thường Thường trực Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 26-CT/TW năm 2023 về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân vui xuân, đón mừng năm mới, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo khí thế mới, động lực mới tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tích cực thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thăm hỏi trong dịp Tết Nguyên đán 2024 Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc, chủ động, tích cực thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm... bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết. Tổ chức tốt việc thăm hỏi, chúc Tết cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong những ngày Tết, ở biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Căn cứ vào tình hình thực tiễn để tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước. Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức - Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; - Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; - Cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; - Không tham gia các hoạt động mê tín; - Không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi... Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm. Tăng cường công tác dự báo, quản lý thị trường, ổn định giá cả Có các giải pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh… Tăng cường công tác dự báo, quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hoá, dịch vụ. - Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá hàng hóa tăng cao bất thường để thu lợi bất chính. - Chủ động kế hoạch bảo đảm phương tiện vận chuyển hàng hóa và phục vụ nhân dân và kiều bào ở nước ngoài về quê đón Tết. - Bố trí cán bộ, nhân viên trực Tết, kịp thời xử lý, giải quyết công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết. - Các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường sau đợt nghỉ Tết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm. Tăng cường công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, an toàn trên không gian mạng Chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống phức tạp xảy ra, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội của đất nước. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng pháo và vật liệu nổ. Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức nhân dân trong dịp Tết Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường tuyên truyền về thành tựu của đất nước, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội trong dịp Tết. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của nhân dân trong thực hiện các quy định về an toàn giao thông, sử dụng pháo và vật liệu nổ; phòng, chống dịch bệnh; chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội tổng kết công tác năm 2023 trước ngày 10/1/2024 Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành việc tổng kết công tác năm 2023 trước ngày 10/1/2024, gửi báo cáo về Văn phòng Trung ương Đảng trước ngày 15/1/2024. Nghiêm túc quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị. Xem thêm Chỉ thị số 26-CT/TW năm 2023
Không còn yêu cầu chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú 05 năm
Ngày 24/7/2023 Chính phủ đã có Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo. (1) Nới rộng yêu cầu kinh doanh dịch vụ cầm đồ Sửa đổi Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây: Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. (So với hiện hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP yêu cầu người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại địa điểm hoạt động kinh doanh). (2) Công an cấp huyện được cấp Giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Sửa đổi 3 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP), gồm: - Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng (trước đó không cấp phép cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú). - Cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn. - Kinh doanh dịch vụ karaoke. - Kinh doanh dịch vụ xoa bóp. - Kinh doanh dịch vụ cầm đồ. - Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. - Kinh doanh khí. - Cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện. (3) Thay đổi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, phụ kiện bán pháo hoa Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, gồm: - Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo. - Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày. Tải các mẫu Phụ lục và mẫu văn bản tại đây tải Xem thêm Nghị định 56/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
BCT: Yêu cầu website, sàn thương mại điện tử gỡ bỏ sản phẩm pháo hoa Z121
Tết Nguyên đán 2023 đang cận kề, nhiều người dân phản ánh về tình trạng “khan hiếm” và “thổi giá bán” các sản phẩm pháo hoa không nổ tại một số website, sàn thương mại điện tử. Cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) khẳng định pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện và yêu cầu các website, sàn thương mại điện tử gỡ bỏ sản phẩm pháp hoa Z121 của Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 (Nhà máy Z121). Người dân được sử dụng pháo gì trong ngày Tết? Những ngày vừa qua, việc được hay không sử dụng pháo hoa ngày Tết, cũng được phổ biến rộng rãi đến người dân. Cụ thể, pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Xem thêm tại đây. Ngoài ra, pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại Việt Nam phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27 /11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo). Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hiện nay chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được cấp phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa, gồm: Nhà máy Z121 và Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (Tổng công ty GAET). Người tiêu dùng có thể tham khảo bảng giá niêm yết sản phẩm pháo hoa của Nhà máy Z121 áp dụng thống nhất tại các cửa hàng trên toàn quốc. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị người dân khi phát hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán pháo hoa tại các địa điểm ngoài phạm vi các cửa hàng được công bố của Nhà máy Z121 và Tổng công ty GAET; kinh doanh pháo hoa trên môi trường mạng cần kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Xử phạt hành vi vi phạm về mua bán pháo hoa trái luật Xử phạt hành chính Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với hành vi Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; Theo đó, trong trường hợp mua bán pháo hoa trái phép nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 02-05 triệu đối với cá nhân vi phạm. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm Lưu ý, mức xử phạt nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi. Truy cứu trách nhiệm hình sự Xét thêm căn cứ tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 2 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định mua bán pháo hoa trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm cho đến bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm tùy vào từng trường hợp. Người dân sử dụng nguồn pháo hoa trái phép bị xử lý như thế nào? Căn cứ tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: - Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; Theo đó, người dân sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Tết là dịp để người dân vui chơi, tụ hội vì thế những hoạt động trong Tết luôn được người dân quan tâm, lưu ý. Nhiều người lo lắng về việc có hay không được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán và nếu được thì bắn vào buổi tối gây ra tiếng ồn có bị phạt hay không? Để vừa vui chơi vừa tuân thủ quy định pháp luật, người dân cần tham khảo qua bài viết sau về vấn đề sử dụng pháo hoa trong dịp Tết để không bị mất tiền oan. Theo Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định: pháo bao gồm pháo nổ, pháo hoa. Theo đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi cho tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m. Người dân có được sử dụng pháo hoa không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11; Truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm. Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.. Mua pháo hoa ở đâu đúng luật? Nghiêm cấm việc tổ chức, cá nhân tự ý sản xuất, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ và pháo hoa nổ. Việc người dân mua các loại không nổ để sử dụng cũng phải mua ở các địa điểm, cơ sở do nhà nước quy định. Theo đó, khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Hiện nay, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) là công ty duy nhất được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Do đó, người dân có thể tìm mua pháo hoa của nhà máy Z121 tại các địa chỉ của nhà máy ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác. Tết Nguyên đán 2023, những địa phương nào được bắn pháo hoa tầm cao? Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ vào dịp tết âm lịch như sau: - Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; Cụ thể, bao gồm: + Thành phố Hà Nội; + Thành phố Hải Phòng; + Thành phố Đà Nẵng; + Thành phố Hồ Chí Minh; + Thành phố Cần Thơ; + Tỉnh Thừa Thiên Huế. Các địa phương này sẽ được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Trường hợp nào được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ?
Dịp Tết Nguyên đán 2023 sắp đến, đặc biệt đối với hoạt động vui chơi giải trí như pháo hoa, pháo hoa nổ tại nhà được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nhờ vào dịp này việc pháo hoa lậu, hàng giả chưa được cấp phép sử dụng cũng bán tràn lan. Khi người dân sử dụng những loại pháo hoa này có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người khác và cháy nổ khó kiểm soát được. Vậy trường hợp nào người dân được sử dụng pháo hoa một cách hợp pháp? 1. Pháo hoa, pháo nổ là gì? Chúng ta có thể biết được pháo hoa, pháo hoa dạng nổ lại khác đối với kích thước và loại thuốc nổ sử dụng khác nhau. Vì thế khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ giải thích như sau: Để biết pháo nổ, pháo hoa hoạt động ra sao thì pháo chính là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm 02 loại: Pháo nổ, pháo hoa. - Quy định về pháo nổ: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. - Quy định về pháo hoa Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Điều khác biệt ở pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m và người thực hiện cần căn cứ theo quy định này. 2. Khi nào được sử dụng pháo hoa Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định đối tượng sử dụng pháo hoa được phép trong các dịp sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. * Về địa điểm mua pháo: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Hiện nay Bộ Quốc phòng cho phép các cửa hàng bán pháo hoa của Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) kinh doanh trên nhiều tỉnh thành của cả nước. Người dân phải mua pháo hoa từ Nhà máy Z121 thì được cấp giấy phép và chứng nhận hợp pháp từ Bộ Quốc phòng thì mới được phép sử dụng. 3. Nghiêm cấm 09 hành vi liên quan đến pháo hoa Cụ thể tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức khi sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa không được vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: (1) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ. (2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. (3) Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ. (4) Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (5) Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường. (6) Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo. (7) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định. (8) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức. (9) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo. Như vậy, người dân muốn mua pháo hoa để sử dụng cho dịp Tết thì cần tuân thủ các quy định trên và đặc biệt chỉ được mua pháp hoa từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng cấp phép các cửa hàng bán pháo hoa của Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thủ tướng chỉ thị: Tăng cường xử lý hàng nhập lậu trong dịp Tết Nguyên đán 2023
Ngày 23/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành cơ tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán 2023 theo nhiệm vụ sau: (1) Bộ Công Thương Theo đó, có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân và xử lý các biến động bất thường của thị trường. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi về buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, tập trung kiểm tra, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng cấm là pháo nổ, pháo hoa nhập lậu. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tại các tỉnh biên giới tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa vi phạm vận chuyển từ biên giới vào thị trường nội địa tiêu thụ. Chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, không đề thiếu hụt trong mọi tình huống. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên toàn quốc, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. (2) Bộ Tài chính Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyển, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo nổ, vũ khí, hàng hóa vi phạm môi trường, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm...). Đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt. (3) Bộ Công an Bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu bảo vệ, các địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước. Bảo đảm an ninh, trật tự tại các lễ hội, điểm du lịch, nơi hoạt động tập trung đông người; chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, phát hiện và xử lý nghiêm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, đốt pháo nổ trái phép; buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có phương án hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông trước và sau Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là liên quan đến sử dụng rượu, bia, chất ma túy. Xem thêm Chỉ thị 22/CT-TTg ban hành ngày 23/12/2022.
Người dân đốt pháo hoa tại gia có bị phạt?
Tết Nguyên Đán gần đến, nhằm cảnh báo người dân tuân thủ đúng quy định pháp luật, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm việc sử dụng pháo hoa trái phép. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo như sau: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cụ thể: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa". Theo đó, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt, không được phép sử dụng pháo nổ. Xử phạt người dân sử dụng pháo trái phép Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép Ngoài ra, Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định hình thức xử phạt bổ là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng quy định Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất của tội này có thể phạt tù đến 07 năm. Như vậy khi sử dụng pháo làm gây rối trật tự công cộng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì người dân sẽ bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Người dân cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về pháo, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Tết 2022 người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào?
Từ xưa đến nay, pháo hoa là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, vì những hệ lụy đau lòng do pháo mang lại mà nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định cấm liên quan đến pháo nổ. Nhưng đáng mừng là không phải tất cả loại pháo nào cũng bị cấm. Vậy Tết 2022 này chúng ta được quyền sử dụng loại pháo nào? Pháo hoa - Ảnh minh họa 1. Các loại pháo hoa người dân được phép sử dụng Theo quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép đốt pháo hoa khi đáp ứng các điều kiện sau: “Điều 17. Sử dụng pháo hoa 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.” Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Như vậy pháo hoa người dân được sử dụng vào ngày tết phải là loại pháo không gây ra tiếng nổ, và phải là sản phẩm được mua từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất pháo hoa. Hiện nay, tại Việt Nam người dân chỉ được mua pháo hoa duy nhất của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa chất 21 (hay còn gọi là nhà máy Z121) Dưới đây là danh mục các loại pháo hoa và giá bán căn cứ theo Quyết định 1044/QĐ-HC21 ngày 11/01/2022 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoá chất 21: STT Loại pháo hoa Đặc điểm Giá bán 1 Ống phun nước bạc ngoài trời Ống phun nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm sáng như một đài phun nước màu trắng bạc. Hiệu ứng sáng cao khoảng 3m. 25.000 đồng/ống 2 Ống phun nước bạc trong nhà Ống phun nước bạc trong nhà là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm sáng như một đài phun nước màu trắng bạc. 26.000 đồng/ống 3 Ống phun hoa lửa cầm tay Ống phun hoa lửa cầm tay là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm tia sáng như một bông hoa lửa màu trắng bạc. Sản phẩm hầu như không có khói nên có thể sử dụng trong nhà. 32.000-33.000 đồng/túi 5 ống 4 Cây hoa lửa Cây hoa lửa là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi cháy tạo ra một chùm tia sáng hình bông hoa lửa. Sản phẩm gồm 10 que pháo dài nhỏ. Bông pháo sáng mạnh, bung to, đẹp mắt. Hoàn toàn không có khói nên có thể sử dụng cả trong nhà và ngoài trời. 13.000 đồng/túi 10 cây 5 Cánh hoa xoay Cánh hoa xoay là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi hoạt động pháo tự động xoay và tạo ra vòng xoáy là những chùm tia sáng hình cánh hoa màu trắng bạc rất đẹp. 55.000 đồng/bộ 1 cái 6 Thác nước bạc Thác nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra những chùm tia sáng màu trắng bạc như một thác nước đang chảy xuống. 450.000 đồng/dây 7 Pháo hoa con sò đổi màu Pháo hoa con sò đổi màu là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, sản phẩm quay và phun ra chùm tia sáng 8màu trắng bạc (hoặc có xen lẫn màu vàng), kết thúc chùm tia sáng thì chuyển màu ngọn lửa thành màu đỏ (xanh lơ, tím,…). 85.000 đồng/túi 3 cái 8 Pháo hoa giàn phun viên Pháo hoa giàn phun viên là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, một chùm viên cháy có nhiều màu sắc (đỏ, xanh lục, xanh lơ, vàng,…) được phun lên không trung. 308.000 đồng/giàn 9 Pháo hoa giàn phun hoa Pháo hoa giàn phun hoa là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, từng ống phóng lên tạo hiệu ứng thân bông hoa, khi lên hết tầm cao thì nở ra bông hoa với nhiều màu sắc khác nhau (xanh, đỏ, tím, vàng,…). * Công ty hóa chất 21 vừa có thông báo tạm dừng bán ra thị trường sản phẩm pháo giàn phun hoa để chờ đánh giá yêu cầu kỹ thuật về độ ồn. 330.000 đồng/giàn 2. Đốt pháo trái phép Tết năm 2022 bị phạt thế nào? Như đã nói, người dân chỉ được phép sử dụng những loại pháo hoa nằm trong danh mục nêu trên, tất cả mọi hành vi tự ý sản xuất, mua bán, sử dụng các loại pháo khác trái phép đều là hành vi vi phạm pháp luật. Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khoản 3 Điều 11 quy định về mức phạt khi sử dụng pháo, thuốc pháo trái phép, theo đó người nào có hành vi sử dụng pháo trái phép có thể bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Tóm lại, pháo hoa là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nhất là trong dịp Tết năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid, nhà nước không tổ chức bắn pháo hoa tập trung nên nhu cầu sử dụng pháo hoa trong người dân cũng tăng cao. Chính vì vậy, để không xảy ra những chuyện đáng tiếc trong những ngày đầu năm mới, chúng ta nên cùng nhau nâng cao ý thức trong việc sử dụng pháo hoa. Chúc mọi người có một cái Tết an toàn và hạnh phúc bên gia đình.
Quy chuẩn về sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa sẽ được quy định ra sao?
Sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa - Minh họa Bộ Công an đang soạn thảo Thông tư Quy định quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo; ban hành danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; danh mục chi tiết mã số HS các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Xin trích dẫn một số quy định nổi bật tại Dự thảo này. 1. Khoảng cách an toàn khi quan sát pháo hoa (Khoản 7 Điều 5) Loại pháo Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) 1. Pháo hoa nổ tầm thấp ≥ 100 (1) 2. Pháo hoa nổ tầm cao ≥ 200 (2) 3. Pháo hoa (loại không cầm tay) ≥ 4 4. Pháo hoa (loại cầm tay) ≥ 0,5 Chú thích: (1) Trường hợp vì lý do địa bàn, địa lý không thể lựa chọn được điểm bắn đảm bảo khoảng cách an toàn 200 m nhưng có khoảng cách tối thiểu 100 m thì yêu cầu phải có biện pháp che chắn trận địa đảm bảo khi có sự cố thì pháo hoa không bắn đến vị trí người xem, người qua lại hoặc các công trình cần bảo vệ. (2) Trường hợp vì lý do địa bàn, địa lý không thể lựa chọn được điểm bắn đảm bảo khoảng cách an toàn 100 m nhưng có khoảng cách tối thiểu 50 m thì yêu cầu phải có biện pháp che chắn trận địa đảm bảo khi có sự cố thì pháo hoa không bắn đến vị trí người xem, người qua lại hoặc các công trình cần bảo vệ. 2. Các hạng mục, công trình xây dựng trong khu vực cơ sở nghiên cứu, sản xuất pháo. (Điều 6) Trong phạm vi cơ sở nghiên cứu, sản xuất pháo được xây dựng các công trình sau: 1. Nhà xưởng nghiên cứu, sản xuất pháo. 2. Kho chứa nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. 3. Phòng nghiên cứu, thí nghiệm. 4. Bãi thử pháo và hệ thống thử pháo. 5. Các công trình phục vụ công tác PCCC, bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động; nhà điều hành sản xuất; nhà ăn bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật; trạm y tế; trạm gác bảo vệ; nhà giao ca sản xuất. 6. Ụ chắn giữa nhà sản xuất và kho chứa. 7. Hệ thống cấp điện, cấp nhiệt. 8. Hệ thống chống sét. 9. Hệ thống cấp thoát nước. 10. Công trình chứa vật liệu thải rắn sau khi sản xuất, hủy pháo. 11. Vị trí ẩn nấp trong trường hợp khẩn cấp. 3. Quy định về bao gói, xuất xưởng pháo, bao gồm: (Điều 16) 1. Pháo phải được đóng gói bằng các bao bì, thùng chứa thuận tiện, an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Thùng giấy các tông chứa pháo phải chắc chắn, không thủng rách. Khối lượng của vỏ thùng và pháo không được lớn hơn 40 kg. 2. Phải thực hiện ghi nhãn đối với sản phẩm pháo. Nhãn hàng hóa phải có các thông tin tối thiểu sau: a) Tên loại pháo. b) Tên của tổ chức sản xuất. c) Ngày sản xuất. 3. Phải thực hiện ghi nhãn trên bao bì bảo quản pháo theo quy định về nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải thể hiện các thông tin tối thiểu sau: a) Tên loại pháo. b) Tên, địa chỉ của tổ chức sản xuất. c) Khối lượng hoặc số lượng pháo có trong thùng. d) Ngày sản xuất. đ) Hạn sử dụng. e) Thành phần hoặc thành phần định lượng. g) Mã phân loại pháo. h) Các biểu trưng về chống cháy, nổ, chống mưa, nắng ở hai bên thành hòm, hộp. Biểu trưng chống cháy nổ phải có màu đỏ còn các biểu trưng khác có màu tương phản với màu nền của hòm, hộp. i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. 4. Các túi, hộp chứa pháo trong bao bì, thùng chứa phải xếp khít nhau. Trường hợp khi xếp các túi, hộp không khít nhau, phải chèn để tránh xê dịch, va đụng trong quá trình vận chuyển. 5. Chỉ được sử dụng các dụng cụ chế tạo bằng vật liệu không phát sinh tia lửa khi làm việc. Xem chi tiết toàn văn hồ sơ Dự thảo tại file đính kèm.
Chính thức: TP. HCM không bắn pháo hoa Tết Tân sửu 2021!
TP. HCM không bắn pháo hoa Tết Tân Sửu Chiều 6/2/2021, UBND TP. HCM ra Thông báo 08/TB-UBND về không tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trương không tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Sở Thông tin và Truyền thông được giao phối hợp, chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố đăng thông báo này để người dân Thành phố biết và chia sẻ! Như vậy, cho nếu không có thông báo mới, TP. HCM sẽ chính thức không bắn pháo hoa vào Tết Âm lịch. Đây có thể coi là một trong những lần hiếm hoi Thành phố không thực hiện tục lệ này!. Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm.
08 chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2021
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2021 Chỉ còn vài ngày tới nữa thôi là chúng ta lại kết thúc 01 năm 2020 với nhiều biến động, để tiện cho việc tra cứu, nắm bắt văn bản mới sắp có hiệu lực, dưới đây là nội dung tổng hợp 08 chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực thi hành từ 01/2021, Dân Luật cùng cập nhật nhé! 1. Cập nhật 11 Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021: Xem TẠI ĐÂY 2. Từ 11/01/2021: Mua, sử dụng pháo hoa dịp sinh nhật, cưới hỏi như thế nào để không bị phạt? Ngày 27/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP do Chính về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, quy định về việc sử dụng pháo hoa của cơ quan, tổ chức và cá nhân, theo đó - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các sự kiện sau: + Lễ, tết; + Sinh nhật; + Cưới hỏi; + Hội nghị; + Khai trương; + Ngày kỷ niệm; + Trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật khác... Tuy nhiên, để việc sử dụng pháo hoa không bị xử phạt thì phải tuân thủ các quy định TẠI ĐÂY Cập nhật thêm nhiều video bổ ích về pháp luật: TẠI ĐÂY 3. Lộ trình cụ thể tuổi nghỉ hưu từ 1/1/2021 Đây là nội dung được Chính phủ ban hành tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động từ ngày 01/01/2021. Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 Theo đó lộ trình tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường gắn với tháng, năm sinh tương ứng, cụ thể xem TẠI ĐÂY 4. Bãi bỏ toàn bộ 21 VBQPPL trong lĩnh vực thuế từ ngày 10/01/2021 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 103/2020/TT-BTC có hiệu lực từ 10/01/2021 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, quản lý tài sản công và quản lý nợ công. Cụ thể bãi bỏ toàn bộ 21 văn bản sau: 1. Thông tư 60A-TC/TCT hướng dẫn sửa đổi Thông tư 30/TC-TCT hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản và Thông tư 69-TC/TCT hướng dẫn việc chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên; 2. Thông tư 109/1998/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung quy định về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt; 3. Thông tư 191/1998/TT-BTC ngày 31/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp: 4. Thông tư 100/1999/TT-BTC ngày 19/08/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đại lý xổ số kiến thiết và việc sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết; 5. Thông tư 24/2000/TT-BTC ngày 30/03/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 08/2000/QĐ-TTg ngày 17/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; …. Xem chi tiết tại văn bản có đính kèm. 5. Hướng dẫn cách viết 11 biểu mẫu trong quá trình hòa giải tại Tòa án Ngày 16/11/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại tòa án. Thông tư này quy định chi tiết về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án. 11 biểu mẫu sử dụng trong quá trình hòa giải tại Tòa án và hướng dẫn cách viết: TẠI ĐÂY Thông tư 02/2020/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. 6. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg Ngày 26/11/2020, Thủ tướng ban hành Quyết định 34/2020/QĐ-TTg về Danh mục nghề nghiệp Việt Nam. Theo đó, Danh mục nghề nghiệp Việt Nam sử dụng trong công tác thống kê về lao động Việt Nam và làm cơ sở để quản lý lao động theo nghề. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam gồm 05 cấp (Phụ lục I): - Cấp 1: Cấp độ kỹ năng. Cấp độ kỹ năng thể hiện độ khó, độ phức tạp trong việc thực hiện công việc. - Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn. Lĩnh vực chuyên môn bao gồm các chuyên môn tương ứng với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc do kinh nghiệm có được trong việc thực hiện công việc. Nội dung của Danh mục ngề nghiệp Việt Nam giải thích rõ các nghề, bao gồm: mô tả chung, nhiệm vụ chủ yếu, ví dụ, loại trừ (Phụ lục II). Quyết định 34/2020/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/01/2021. 7. Chốt: Ngày 23/5/2021 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV Đây là nội dung tại Nghị quyết 133/2020/QH14 về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Quốc hội ban hành. Theo đó, Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021. 8. 9 việc Điều tra viên, Cán bộ điều tra không được làm từ 15/01/2021 Theo Thông tư 126/2020/TT-BCA có hiệu lực từ về thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an khi tiến hành tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm không được làm những việc được nêu ra cụ thể TẠI ĐÂY Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/1/2021.
Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Lễ 2/9?
Trong không khí vui mừng chào đón Lễ Quốc khánh 2/9, để hưởng một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, an toàn, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về hoạt động vui chơi, giải trí và lưu ý về việc đốt pháo trong dịp lễ này. Những loại pháo nào mà người dân được dùng trong dịp Lễ, Tết Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, từ 11/01/2021, người dân được đốt loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ trong các dịp lễ, Tết, cưới hỏi… Cụ thể, Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Như vậy, theo quy định trên người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị,… Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng loại pháo hoa người dân được phép sử dụng vào dịp tết là loại pháo hoa có tiếng nổ. Nếu không hiểu đúng các quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo. Nghiêm cấm người dân sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ Để tránh vi phạm pháp luật về sử dụng pháo hoa, mọi người cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ. Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã quy định rõ loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. - Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m. - Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Theo quy định trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ. Theo đó, pháo hoa được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt" chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ. Một số sản phẩm pháo hoa không có thuốc pháo nổ như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc,… Còn đối với các loại pháo nổ hay pháo hoa nổ kể trên thì người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định). Như vậy, người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Đến nay, chỉ có sản phẩm pháo hoa do Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng sản xuất là đáp ứng yêu cầu này. Các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh (02/91945-02/9/2024) Tại Thủ đô Hà Nội, 6 đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ người dân tại một số quận, huyện, trong đó đáng chú ý là Đợt phim Kỷ niệm với những bộ phim như phim truyện “915”, phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống”… tái hiện lịch sử nước nhà trên phạm vi cả nước. Về công tác xã hội, TP Hà Nội dành tặng 2.891 suất quà, với tổng kinh phí là 6,12 tỷ đồng tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng trên địa bàn Thủ đô. Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 16/8 đến 6/9, thành phố tổ chức triển lãm tại Công viên Lam Sơn (đường Đồng Khởi, Quận 1). Ngày 30/8, tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4); Bảo tàng Tôn Đức Thắng (đường Tôn Đức Thắng, Quận 1); Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ (Quận 1). Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao như: Giải đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh; Chương trình nghệ thuật kỷ niệm được tổ chức lúc 19 giờ ngày 2/9 tại Khu vực đi bộ Nguyễn Huệ. Thành phố mang tên Bác còn tổ chức hoạt động bắn pháo hoa nghệ thuật vào lúc 21 giờ 15 phút mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Chiếu miễn phí 4 phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9: Theo đó, Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL năm 2024 nêu rõ các phim được chọn để chiếu trong đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh như sau: Xem Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/16/Quyet-dinh-2104.pdf Giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương, Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các Đơn vị Điện ảnh) tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) trong phạm vi cả nước. - Thời gian: Từ ngày 19/8 - 05/9 năm 2024. - Các phim được chọn chiếu trong Đợt phim: + Phim truyện “915” do Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương sản xuất. + Phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất. + Phim hoạt hình “Anh hùng núi Tản” do Công ty cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất. Xem thêm: Công bố các phim được chiếu Kỷ niệm 79 năm CMT8 và Quốc khánh 2/9 năm 2024 Xem thêm Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Lễ Quốc khánh 2/9
02 điểm bắn pháo hoa dịp lễ Quốc khánh 02/9 tại TP.HCM
Ngày 21/8, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024). (1) 02 điểm bắn pháo hoa dịp lễ Quốc khánh 02/9 tại TP.HCM Theo Kế hoạch, đối với dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao và tầm cao tại 02 khu vực như sau: - Tầm cao: Đầu đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức) với số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. - Tầm thấp: Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11) với số lượng 90 giàn pháo hoa tầm thấp. Thời gian bắn pháo hoa sẽ kéo dài 15 phút, từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút vào đêm ngày 02/9. Theo đó, UBND TP.HCM cũng giao các đơn vị bao gồm Bộ Tư lệnh Thành phố, Sở GTVT, Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện những nội dung như sau: - Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trong quá trình vận chuyển đạn pháo hoa, tại các địa điểm bắn pháo hoa, khu vực người dân và du khách tập trung xem pháo hoa. - Tổ chức phân luồng các tuyến đường trên bộ, dưới sông xung quanh khu vực bắn pháo hoa. - Không cho các phương tiện lưu thông đậu, dừng trong phạm vi cách vị trí bắn pháo hoa từ 1.000m trở ra,... (2) Tổ chức bắn pháo hoa vào những dịp nào? Căn cứ Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP có quy định về những trường hợp tổ chức bắn pháo hoa như sau: - Tết Nguyên đán + Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. + Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán. - Giỗ Tổ Hùng Vương + Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng. + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09/3 âm lịch. - Ngày Quốc khánh + Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02/9. - Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ + Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ; + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07/5. - Ngày Chiến thắng (ngày 30/4 dương lịch) + Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30/4. - Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương + Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;. + Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế. - Những trường hợp khác do Bộ VH-TT&DL quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Theo đó, hiện nay, sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào những dịp như đã nêu trên. (3) Buôn lậu pháo hoa bị xử phạt như thế nào? Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định hành vi sử dụng pháo, thuốc pháo trái phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng và bị tịch thu tang vật. - Trường hợp vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu sản xuất pháo thì bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng. - Trường hợp mang trái phép pháo ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, hoặc vào nơi cấm, khu vực bảo vệ, và mục tiêu bảo vệ thì bị phạt từ 20 đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, trường hợp gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, hoặc gây thương tích cho người khác, thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” hoặc tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 318 và 134 Bộ Luật Hình sự 2015. Bên cạnh đó, đối với hành vi sản xuất, buôn bán trái phép pháo hoa nổ và pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015, với hình phạt cao nhất là 15 năm tù nếu sản xuất, buôn bán trái phép số lượng pháo từ 120kg trở lên. Đối với số lượng từ 6kg trở lên, cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới có thể dẫn đến xử lý về tội “Buôn lậu” hoặc “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 188 và Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, hiện nay, người có hành vi buôn lậu pháo hoa có thể bị xử phạt theo quy định như đã nêu trên.
Bộ Công an trả lời việc người dân có được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng về bán không?
Trước thềm Tết Nguyên đán, việc mua pháo hoa rất được người dân quan tâm, theo đó, người dân thắc mắc về việc trên mạng xã hội có một số người dân đăng bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán. Vậy liệu người dân mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất về bán có vi phạm không? Trước câu hỏi của một người dân gửi về cho Cổng TTĐT Bộ Công an có câu trả lời như sau: Căn cứ theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo, tại khoản 1 Điều 5 nêu rõ các hành vi nghiêm cấm, trong đó bao gồm: - Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất pháo nổ. - Mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu pháo nổ. - Tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. Trừ các trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định. Đồng thời, các điều kiện phải đảm bảo khi kinh doanh pháo hoa được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau: Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa, đồng thời phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy. Đối với người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn. Đặc biệt, chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể thấy người dân là cá nhân thì không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng; chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa đồng thời phải đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu trên. Cá nhân có hành vi bán pháo hoa trái phép vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 - 5 triệu đồng; bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc bán pháo hoa trái phép quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Công an cũng lưu ý thêm, tính đến thời điểm hiện tại ở nước ta, chỉ duy nhất Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121) thuộc Bộ Quốc phòng là đơn vị được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa. Do vậy, người dân phải mua pháo hoa từ Nhà máy Z121 được cấp giấy phép và chứng nhận hợp pháp từ Bộ Quốc phòng thì mới được phép sử dụng. Người dân cũng có thể mua pháo hoa tại các địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng 2024 được cấp phép kiểm định tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. Trên đây là giải đáp của Bộ Công an đối với việc người dân có hay không được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng về bán. Tham khảo: Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất?
Trước thềm Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng pháo hoa của người dân ngày càng cao, theo đó nhiều cá nhân đã lợi dụng điểm này để kinh doanh pháo hoa kiếm lợi. Vậy việc cá nhân kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất có vi phạm pháp luật? Pháp luật cho phép cá nhân kinh doanh pháo hoa không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa. Theo đó, việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường; - Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy; - Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; - Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, theo những nội dung quy định nêu trên, cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng trong dịp Tết mà chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Mua bán, chế tạo pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?
Trước thêm Tết Nguyên đán 2024, tình trạng sản xuất, buôn bán pháo nổ có những diễn biến rất phức tạp. Hành vi mua bán, chế tạo pháo hoa, pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào? Theo truyền thông đưa tin, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cháy nổ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra trên cả nước. Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nhâm Thìn 2024, Lực lượng công an cả nước đã tập trung đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán pháo nổ. Tuy nhiên tình trạng mua bán, chế tạo pháo nổ vẫn diễn ra ở nhiều địa phương Từ ngày 15/12 đến nay, công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ gần 20 vụ buôn bán, vận chuyển, tang trữ, sản xuất pháo trái phép, thu giữ hơn 1 tấn pháo nổ các loại. Đây là hoạt động đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết! Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11; Truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm. Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.
Bộ Công an hướng dẫn người dân về quản lý và sử dụng pháo Tết Nguyên đán 2024
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, Bộ Công an thông tin đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo đúng quy định pháp luật. Theo đó, thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhiều người hám lợi nắm bắt được nhu cầu mua, sử dụng pháo hoa của người dân, đã lợi dụng các hình thức để kinh doanh pháo trá hình. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự. Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến, Xuân về, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an thông tin và hướng dẫn đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo, như sau: (1) Khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa - Quy định về pháo được phép sử dụng (pháo hoa), cụ thể: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ (khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo). Trong khi đó, pháo nổ không được sử dụng. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp: có đường kính không lớn hơn 90mm, tầm bắn không vượt quá 120m; Pháo hoa nổ tầm cao có đường kính trên 90mmm, tầm bắn trên 120m. Quy định về các trường hợp được sử dụng pháo hoa: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật (khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). - Quy định về điều kiện được sử dụng pháo hoa: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). (2) Các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng và các cá nhân kinh doanh pháo hoa là vi phạm quy định của pháp luật; người dân tuyệt đối không được mua pháo của các cơ quan, tổ chức không được phép kinh doanh, các cá nhân hoặc trên các trang mạng xã hội, pháo lậu, pháo không hóa đơn, không nguồn gốc, xuất xứ… Quy định về sản xuất, kinh doanh pháo hoa đã được nêu rõ tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP, trong đó quy định các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. (3) Cá nhân, tổ chức không được phép sử dụng pháo nổ, nếu sử dụng pháo nổ là vi phạm; người dân cần có sự phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh những vi phạm đáng tiếc Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo nổ, theo đó, pháo nổ bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Còn Pháo hoa nổ là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP); các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp (Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Top 03 thói quen vào dịp Tết 2024 cần biết nếu không muốn bị phạt
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh vui xuân lành mạnh nhiều cá nhân, gia đình tổ chức vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như đánh bài, bắn pháo,... Mà không biết rằng các hành động này vi phạm pháp luật. Do đó, bài viết này sẽ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật ngày Tết để người dân cần tránh. 1. Uống rượu bia dịp Tết * Mức phạt xử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Theo thống kê nhiều vấn đề vi phạm phát sinh đa phần đều đến từ việc sử dụng rượu, bia như gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng,... Nhất là dịp tết nguyên đán, tỷ lệ sử dụng rượu bia sẽ tăng rất cao. Mức nồng độ cồn Mức phạt Phạt tiền Phạt bổ sung Đối với ô tô ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm e khoản 11 Điều 5) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 16 - 18 triệu đồng (Điểm c khoản 8 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 30 - 40 triệu đồng (Điểm a khoản 10 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm h khoản 11 Điều 5) Đối với xe máy ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 02 - 03 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 04 - 05 triệu đồng (Điểm c khoản 7 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm e khoản 8 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6) (Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) * Mức phạt sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng Trường hợp này không ít người chủ quan từ tác hại sau khi say có thể dẫn đến đánh nhau do đó có thể bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 2. Chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà trong dịp Tết Dịp Tết là thời điểm nhiều gia đình tụ họp lại gặp mặt, do đó chơi bài là điều không thể thiếu ở nhiều gia đình, tuy nhiên pháp luật không nghiêm cấm việc chơi bài và các hình thức khác nhưng không được phép cá cược dù dưới bất kỳ hình thức nào. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Từ các quy định trên thì việc chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà,.. có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đối với trường hợp lợi dụng việc vui chơi ngày Tết mà cố tình chơi đánh bài, cá cược dưới các hình thức khác nhau với số tiền lớn hay tái phạm nhiều lần thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 với mức truy cứu lên đến 07 năm tù. 3. Bắn pháo hoa, pháo nổ trái phép trọng dịp Tết Một thói quen khác mà nhiều người, nhiều nhà dù biết bị phạt nhưng vẫn cố tình thực hiện, đó chính là bắn pháo hoa, pháo nổ tại nhà. Đây là hình thức nguy hiểm do đó pháp luật quy định cấm vì có thể dẫn đến cháy nổ. Cụ thể, tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu cố tình sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 05 triệu đồng đến 10 đồng và bị tịch thu tang vật. Tuy nhiên, theo truyền thống từ xưa nay thì Tết phải có pháo hoa mới gọi là Tết do đó pháp luật cũng cho phép người dân sử dụng pháo hoa nhưng phải được mua loại pháo được cấp phép của Bộ Quốc phòng Người dân có thể đặt mua pháo hoa theo địa chỉ TẠI ĐÂY
Bộ Công an trả lời "Có hay không được đốt pháo hoa dịp Tết?"
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, người dân thắc mắc liệu có hay không việc được đốt pháo hóa dịp Tết. Bài viết sẽ thông tin về câu trả lời của Bộ Công an đến một cử tri ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc đốt pháo hoa ngày Tết. Cụ thể, cử tri đã phản ánh đến Cổng TTĐT Bộ Công an như sau: Trước đây, Nhà nước nghiêm cấm đốt pháo, nhưng trong vài năm gần đây lại cho người dân đốt pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán. Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng phải có kế hoạch và biện pháp quản lý chặt chẽ nạn mua bán pháo lậu, nhằm phòng tránh tình trạng cháy, nổ xảy ra. Về nội dung này, Bộ Công an trả lời như sau: Trước đây, theo Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, Nhà nước nghiêm cấm đốt pháo (trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép). Năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự 2015 và năm 2017 thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015, trong đó chỉ quy định xử lý hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ pháo nổ; đối với pháo hoa và và các loại pháo khác thì không bị xử lý hình sự. Để đảm bảo thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về pháo, củng cố hành lang pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, bảo quản, sử dụng và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về pháo và đáp ứng nhu cầu sử dụng pháo chính đáng, hợp pháp của người dân, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo (thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP), trong đó cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm, trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (Điều 17). Nhằm tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn nạn mua bán pháo lậu nhằm phòng tránh tình trạng cháy nổ xảy ra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao Bộ Công an đã triển khai các giải pháp sau: (1) Tăng cường hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực này, như ban hành Thông tư 125/2021/TT-BCA ngày 30/12/2021 ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, danh mục chi tiết mã số hồ sơ các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ…; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 56/2023/NĐ-CP, ngày 24/7/2023 (có hiệu lực từ 15/8/2023) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý, sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo; trong đó quy định chặt chẽ hơn về thủ tục cấp giấy phép mua, giấy phép vận chuyển pháo hoa để kinh doanh, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, bảo quản, sử dụng và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về pháo để góp phần ngặn chặn tình trạng pháo lậu. (2) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện các biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo, nhất là đấu tranh ngăn chặn việc thẩm lậu pháo trái phép vào Việt Nam qua tuyến biên giới; đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng chế tạo, sản xuất pháo trái phép; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không tàng trữ, chế tạo, sản xuất, vận chuyển, mua bán pháo trái phép; tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về pháo. Đồng thời, tăng cường phối hợp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của các doanh nghiệp sản xuất pháo hoa để đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối từ khâu sản xuất đến khâu cung ứng sản phẩm ra thị trường theo đúng quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về vấn đề có hay không được đốt pháp hoa ngày Tết.
Địa chỉ bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng năm 2024 và điều kiện sử dụng pháo hoa
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về thì điều không thể thiếu để chào mừng năm mới đó chính là pháo hoa. Pháo hoa mang ý nghĩa chúc mừng và giải trí tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ cao. Vậy điều kiện sử dụng pháo hoa đối với cá nhân là gì? Địa chỉ bán pháo hoa quốc phòng chính hãng năm 2024 ở đâu? 1. Pháo hoa là gì? Phân biệt pháo hoa với pháo nổ - Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m; - Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. (Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP) 2. Cá nhân có được mua pháo hoa trong dịp tết? Việc sử dụng pháo hoa đối với cá nhân, hộ gia đình cho mục đích giải trí vào ngày tết vào đáp ứng quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về việc sử dụng pháo hoa như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Bên cạnh đó, người mua pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP). Do đó, khi người dân mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại các cơ sở kinh doanh được cấp phép sẽ được cơ sở pháo hoa hướng dẫn cách sử dụng an toàn và phù hợp với khu vực bắn. 3. Nội dung huấn luyện cách sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng Cũng tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP) người mua pháo hoa phải được huấn luyện cách sử dụng pháo hoa theo các nội dung sau: - Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa; - Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa; tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển; cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển; - Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; - Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; - Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn; - Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản; - Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; - Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; - Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ; ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ; xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ. Tùy vào đối tượng sử dụng pháo hoa thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền huấn luyện phù hợp với từng đối tượng. 4. Địa chỉ bán pháo hoa quốc phòng chính hãng năm 2024 Người dân trên cả nước có thể tìm đến các địa chỉ sau đây để mua pháo hoa Z121 được Bộ Quốc phòng cấp phép kiểm định. (1) Khu vực miền Bắc * 50 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Hà Nội – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: 13, TT13 – Khu đô thị Văn Phú – phường Phú La – quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0856 555066/ 0969 878 470 – Cửa hàng pháo hoa Số 2 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 635, đường Ngọc Hồi – Thị trấn Văn Điển – huyện Thanh trì – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0969 794 072 >>> Xem thêm: Danh Sách 15 Điểm Bán Pháo Hoa Bộ Quốc Phòng Tại Hải Phòng 2023 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: 195, Quan Hoa – Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0906 663 515 – Cửa hàng pháo hoa Số 4 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 26 – tổ 3 – khu Xuân Hoà – Thị trấn Xuân Mai – huyện Chương Mỹ – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0961 021 095/ 0588 652 222 – Cửa hàng pháo hoa Số 5 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Thôn Xuân Kỳ – xã Đông Xuân – huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội (Nhà máy Z117). Số điện thoại: 024 66869 317 – Cửa hàng pháo hoa Số 6 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 517 – thôn Thanh Lương – xã Bích Hà – huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0961 021 095/ 0588 652 222 – Cửa hàng pháo hoa Số 8 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Thôn An Hạ – xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0989 582 076/ 0912 541 274 – Cửa hàng pháo hoa Số 9 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Đ10-D6 – Khu đô thị Dịch vọng – Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0898 309 898 – Cửa hàng pháo hoa Số 10 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 90, 1A/65 khu Đồng Sậy, TT Phùng, Đan Phượng – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0966 784 006 – Cửa hàng pháo hoa Số 11 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 67 Lạc Trung – phường Vĩnh Tuy – quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0918 867 639 – Cửa hàng pháo hoa Số 12 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 134 – Hồng Tiến – phường Bồ Đề – quận Long Biên – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0922 224 114 – Cửa hàng pháo hoa Số 13 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 5-13, Cụm sản xuất làng nghề tập trung – Thôn Triều Khúc – xã Tân Triều – huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0918 946 868 – Cửa hàng pháo hoa Số 15 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 3 – Phố Trung Liệt – Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0988 389 389 – Cửa hàng pháo hoa Số 16 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Khu đường trục Bắc Nam – TDP Du Nghệ – thị trấn Quốc Oai – huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0588 862 862 – Cửa hàng pháo hoa Số 17 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 24 – xóm Vân Hoà – xã Vân Tảo – huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0772 333 672 – Cửa hàng pháo hoa Số 18 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 11 – Khu Tập thể trường Cao đẳng xây dựng Số 1 – Trung Văn – Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0914 512 275 – Cửa hàng pháo hoa Số 19 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: 32A Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành – quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0912 576 888 – Cửa hàng pháo hoa Số 20 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 111, Vũ Xuân Thiều, Tổ 12, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0942 487 289 – Cửa hàng pháo hoa Số 21 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Thôn Nội Xá – xã Vạn Thái – huyện Ứng Hoà – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0918 946 868 – Cửa hàng pháo hoa Số 22 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Đội 7 – xã Tiền Phong – huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0915 388 313 – Cửa hàng pháo hoa Số 23 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 159 QL1A, tiểu khu Mỹ Lâm – Thị trấn Phú Xuyên – huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0904 226 238 – Cửa hàng pháo hoa Số 24 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: No-09LK-12, khu đấu giá Phú Lương 2 – phường Phú Lương – quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0904 250 011 – Cửa hàng pháo hoa Số 25 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 110, thôn 1 Bát Tràng – xã Bát Tràng – huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0903 534 689 – Cửa hàng pháo hoa Số 26 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 143 – phố Vương Thừa Vũ – phường Khương Trung – quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0975 339 898 – Cửa hàng pháo hoa Số 28 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 9 – phố Khâm Thiên – phường Khâm Thiên – quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0339 499 754 – Cửa hàng pháo hoa Số 29 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 299 Hoàng Hoa Thám – phường Liễu Giai – quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0762 229 992 – Cửa hàng pháo hoa Số 31 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 109A – phố mới Bình Đà – xã Bình Minh – Thanh Oai – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0374 540 104 – Cửa hàng pháo hoa Số 32 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 250 – đường Cao Lỗ – Xã Uy Nỗ -, H.Đông Anh – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0967 663 728/ 0986 911 673 – Cửa hàng pháo hoa Số 33 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số TT2-08 – đường Kim Quan Thượng – P.Việt Hưng – Q.Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 34 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 23-TT4, đường Foresa 4, Khu đô thị sinh thái Xuân Phương, P.Xuân Phương, Q.Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0986 480 109 – Cửa hàng pháo hoa Số 35 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Nhà C4X3, Khu đô thị Mỹ DDinhf1 – đường Nguyễn Cơ Thạch – phường Cầu Diễn – quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0974 105 858 – Cửa hàng pháo hoa Số 36 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 02, làng Thái Ninh, Thôn Cộng Hoà, Xã Phù Linh, H.Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0785 118 222 – Cửa hàng pháo hoa Số 37 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: SỐ 89, phố Đại An, TDP6 – P.Văn Quán – Q.Hà Đông – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0357 261 552 – Cửa hàng pháo hoa Số 38 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 8, ngách 172/69/30 đường Phú Diễn – quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0913 301 519 – Cửa hàng pháo hoa Số 39 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 9/1, phố Trần Hưng Đạo – phường Ngô Quyền – thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 40 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 296, đường Nguyễn Văn Linh, P.Thạch Bàn, Q.Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0388 030 909 – Cửa hàng pháo hoa Số 41 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Đội 4, Thôn 1, Xã Thạch Đà, H.Mê Linh – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0989 000 577 – Cửa hàng pháo hoa Số 43 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 32, ngõ 81 – phố Đức Giang – phường Đức Giang – quận Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0346 300 479 – Cửa hàng pháo hoa Số 44 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 105, đường Lý Sơn – Tổ 32 – phường Ngọc Thụy – quận Long Biên – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0968 850 822 – Cửa hàng pháo hoa Số 45 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 34, phố Nguyễn Lân, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0972 550 363 – Cửa hàng pháo hoa Số 46 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Thửa đất 108, tờ bản đồ 30, xóm 3, Cầu Vai Réo – thôn 7 – xã Phú Cát – huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0973 677 699 – Cửa hàng pháo hoa Số 47 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 43, Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội Số điện thoại: 0934 455 999 – Cửa hàng pháo hoa Số 48 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số 380, Hà Huy Tập, TT Yên Viên, H.Gia Lâm – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0911 252 566 – Cửa hàng pháo hoa Số 50 – Thành phố Hà Nội Địa chỉ: Số nhà 193, phố Nguyễn Ngọc Nại – phường Khương Mai – quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 0979 311 919 * 15 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Hải Phòng – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 113 – Lô 27 Lê Hồng Phong – phường Đông Khê – quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: Đ/c Tô Anh 0963 814 190. – Cửa hàng pháo hoa Số 2 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Thửa 1360 – tờ bản đồ số 2 – xóm Trại – xã An Lư – huyện Thuỷ Nguyên – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0375 194 754/ 0393 573 255 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 232 – đường Sơn Hải – phường Hải Sơn – quận Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0968 290 789 – Cửa hàng pháo hoa Số 5 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 65 – đường 351, Thôn Cách Thượng – xã Nam Sơn – huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0908 696 662 – Cửa hàng pháo hoa Số 6 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: 280 Tô Hiệu – phường Hồ Nam – quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 7 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: 751A Nguyễn Bỉnh Khiêm – phường Đông Hải – quận Hải An – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 8 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: 125 G8 KĐT Nam Sông Lạch Tray – phường Anh Dũng – quận Dương Kinh – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0899 252 625 – Cửa hàng pháo hoa Số 9 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 37, Khu 3 – TT Tiên Lãng – Huyện Tiên Lãng – Thành phố Hải Phòng Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 10 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 408, đường Lê Thánh Tông – phường Máy Chai – quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0989 129 448 – Cửa hàng pháo hoa Số 11 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 233R Trần Nguyên Hãn – Phố Nghĩa Xá – quận Lê Chân -Thành phố Hải Phòng Số điện thoại: 0782 334 334 – Cửa hàng pháo hoa Số 12 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 280, đường Lê Duẩn – Phường Bắc Sơn – Quận Kiến An – Thành phố Hải Phòng Số điện thoại: 0976 051 888 – Cửa hàng pháo hoa Số 15 – Thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 50, đường Lưu Úc, Tổ Quy Tức 2, P.Phù Liễn, Q.Kiến An – Thành phố Hải Phòng * 13 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Thái Bình – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Lô 52 – LK 08 – Khu phát triển nhà ở hai bên đường Kỳ Đồng kéo dài – Tp Thái Bình – Tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0918 839 886 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Số 209, đường Trần Thái Tông, phường Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0522 357 777 – Cửa hàng pháo hoa Số 4 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Đường 39B, xóm 7 Đông Lâm, Huyện Tiền Hải, Thái Bình Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 5 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Ngã ba Đông La, QL10, xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 6 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Thôn Thần Khê – xã Thăng Long – huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0989.112.929 – Cửa hàng pháo hoa Số 7 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Đường 221A – đường 179 – thôn Vĩnh Trà – xã Nam Trung – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0984 337 366 – Cửa hàng pháo hoa Số 8 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Số 25 – Phạm Đôn Lễ – khu Tây Xuyên – Thị trấn Hưng Nhân – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0973 349 568 – Cửa hàng pháo hoa Số 9 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Khu Đồng Miễu – đường CMT8 – Thị trấn Diêm Điền – huyện Thái Thuỵ – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0975 117 078 – Cửa hàng pháo hoa Số 10 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Thôn Châu Giang – xã Đông Quan – huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0973 837 848/ 0978 839 687 – Cửa hàng pháo hoa Số 11 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Thôn Khả Tiến – xã Duyên Hải – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0912 609 134 – Cửa hàng pháo hoa Số 13 – Tỉnh Thái Bình Địa chỉ: Kiot số 26 – khu dân cư mới – Chợ đầu mơis Quỳnh Hải – thôn An Phú 1 – xã Quỳnh Hải – huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 0965 799 559/ 0333 686 333 (2) Khu vực miền Trung * 15 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Thanh Hóa – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 29 Dương Đình Nghệ – phường Tân Sơn – Tp Thanh Hoá – tỉnh Thanh Hoá Số điện thoại: đ/c Hùng: 0389 405 578 – Cửa hàng pháo hoa Số 2 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 358 đường 10/6 – khu 5 – thị trấn Quán Lào – Yên Định – tỉnh Thanh Hoá Số điện thoại: 0335 547 555/ 0832 085 599 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: LK63 Lý Tự Trọng – phường Bắc Sơn – Thành phố Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hoá Số điện thoại: – Cửa hàng pháo hoa Số 4 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Xóm Suối Đá – TDP Minh Sơn – phường Tân Dân – thị xã Nghi Sơn – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0888 843 166 – Cửa hàng pháo hoa Số 5 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 143 – Lê Hồng Phong – phường Ba Đình – Thành phố Thanh Hoá – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0931 353 999 – Cửa hàng pháo hoa Số 6 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 604-606, Khu phố Vĩnh Long 1 – Thị trấn Bến Sung – huyện Như Thanh – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0969 567 888 – Cửa hàng pháo hoa Số 7 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: 247, đường Nguyễn Huệ, KP5, P.Phú Sơn, Tx.Bỉm Sơn – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0913 518 268 – Cửa hàng pháo hoa Số 8 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 70, Tân Phong – Thị trấn Triệu Sơn – Huyện Triệu Sơn – Tỉnh Thanh Hóa Số điện thoại: 0949 460 238 – Cửa hàng pháo hoa Số 10 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Lô 8 – khu C, MBQH 3065/ QĐ – UBND – phường Đông Hương – thành phố Thanh Hoá – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại:0862 608 535 – Cửa hàng pháo hoa Số 11 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 111 – Đường TL 510B – thôn Phú Xuân – Xã Hoằng Đông – H.Hoằng Hoá – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0946 070 386/ 0888 667 386 – Cửa hàng pháo hoa Số 13 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 368 Nguyễn Trãi – phường Tân Sơn – Thành phố Thanh Hóa – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0396 249 457 – Cửa hàng pháo hoa Số 14 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Số 10, QL1A – Thôn Bảo Bắc – xã Hoằng Quý – huyện Hoằng Quý – tỉnh Thanh Hoá. Số điện thoại: 0982 608 655 – Cửa hàng pháo hoa Số 15 – Tỉnh Thanh Hoá Địa chỉ: Lô B.LK 06 – 18 , MBQH 199 . Khu đô thị đông hải , phường Đông Hải , TP Thanh Hoá Số điện thoại: 0962 089 868 * 4 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Đà Nẵng – Cửa hàng pháo hoa Số 1 – Thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: Số 140-142 đường Xuân Thuỷ – phường Khuê trung – quận Cẩm Lệ – Thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại: 0905 665 397 – Cửa hàng pháo hoa Số 2 – Thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: Số 133 – đường Nguyễn Tất Thành – phường Thanh Bình – quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại: Đ/c Khương 0905 665 397/ 0911 305 557 – Cửa hàng pháo hoa Số 3 – Thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: Số 16 Lương Trúc Đàm – phường Hoà Minh – quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại: 0914 826 969 – Cửa hàng pháo hoa Số 4 – Thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: Số 19 – đường Phan Thành Tài – phường Hòa Thuận Đông – quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại: 0925 777 567 (3) Khu vực miền Nam * 9 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại TP. Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 1 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 44 Đường số 1 – Phường Tân Phú – Quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0967 836 094 – Cửa hàng pháo hoa số 2 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 1048 – tỉnh lộ 15 – xã Trung An – huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 3 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 189, đường 9A – KDC Trung Sơn – Xã Bình Hưng – Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 4 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 145 – đường số 1 – phường 11 – quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 5 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 120 đường Bùi Tá Hán – khu phố 5 – phường An Phú – Tp. Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 6 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 79C Liên Khu 8-9, khu phố 9, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 7 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 535, đường Trường Chinh, P.Tân Thới Nhất, Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 8 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 20 đường Cộng Hoà, Phường 4, Q.Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa hàng pháo hoa số 9 – Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 70, đường số 7, phường An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM * 4 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Đồng Nai – Cửa hàng pháo hoa số 1 – Đồng Nai Địa chỉ: SN 221 tổ 38 – khu phố 9 – phường Tân Phong – Tp Biên Hoà – tỉnh Đồng Nai Số điện thoại: 0378 026 304 – Cửa hàng pháo hoa số 2 – Đồng Nai Địa chỉ: Số 213 – đường Khổng Tử – phường Xuân Trung – Thành phố Long Khánh – tỉnh Đồng Nai Số điện thoại: 0342 999 915/ 0352 999 915 >>> Xem thêm: “Danh Sách 9 Điểm Mua Pháo Hoa Z121 Ở TPHCM“ – Cửa hàng pháo hoa số 3 – Đồng Nai Địa chỉ: Số nhà, khu phố 3. thị trấn Gia Ray – huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai Số điện thoại: 0976 786 331 – Cửa hàng pháo hoa số 4 – Đồng Nai Địa chỉ: Số 536, QL1A, Khu phố 4, P.Tân Hiệp, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai * 1 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Trà Vinh Cửa hàng pháo hoa số 1 – Trà Vinh Địa chỉ: Số 271 – đường Lê Lợi – Khóm 1 – phường 3 – Tp Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh Số điện thoại: 0907 533 355 * 1 cửa hàng bán pháo hoa Z121 tại Sóc Trăng Cửa hàng pháo hoa số 1 – Tỉnh Sóc Trăng Địa chỉ: 174/13 đường Trần Hưng Đạo – phường 2 – Thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng Số điện thoại: 0399 200 477 (Các cửa hàng trên đây được tham khảo từ website phaohoabqp.com)
Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người trong việc sử dụng pháo hoa dịp Tết 2024
Ngày 23/11/2023 thay mặt Ban Bí thư thường Thường trực Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 26-CT/TW năm 2023 về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân vui xuân, đón mừng năm mới, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo khí thế mới, động lực mới tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tích cực thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thăm hỏi trong dịp Tết Nguyên đán 2024 Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc, chủ động, tích cực thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm... bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết. Tổ chức tốt việc thăm hỏi, chúc Tết cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong những ngày Tết, ở biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Căn cứ vào tình hình thực tiễn để tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước. Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức - Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; - Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; - Cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; - Không tham gia các hoạt động mê tín; - Không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi... Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm. Tăng cường công tác dự báo, quản lý thị trường, ổn định giá cả Có các giải pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh… Tăng cường công tác dự báo, quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hoá, dịch vụ. - Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá hàng hóa tăng cao bất thường để thu lợi bất chính. - Chủ động kế hoạch bảo đảm phương tiện vận chuyển hàng hóa và phục vụ nhân dân và kiều bào ở nước ngoài về quê đón Tết. - Bố trí cán bộ, nhân viên trực Tết, kịp thời xử lý, giải quyết công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết. - Các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường sau đợt nghỉ Tết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm. Tăng cường công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, an toàn trên không gian mạng Chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống phức tạp xảy ra, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội của đất nước. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng pháo và vật liệu nổ. Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức nhân dân trong dịp Tết Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường tuyên truyền về thành tựu của đất nước, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội trong dịp Tết. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của nhân dân trong thực hiện các quy định về an toàn giao thông, sử dụng pháo và vật liệu nổ; phòng, chống dịch bệnh; chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội tổng kết công tác năm 2023 trước ngày 10/1/2024 Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành việc tổng kết công tác năm 2023 trước ngày 10/1/2024, gửi báo cáo về Văn phòng Trung ương Đảng trước ngày 15/1/2024. Nghiêm túc quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị. Xem thêm Chỉ thị số 26-CT/TW năm 2023
Không còn yêu cầu chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú 05 năm
Ngày 24/7/2023 Chính phủ đã có Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo. (1) Nới rộng yêu cầu kinh doanh dịch vụ cầm đồ Sửa đổi Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây: Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. (So với hiện hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP yêu cầu người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại địa điểm hoạt động kinh doanh). (2) Công an cấp huyện được cấp Giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Sửa đổi 3 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP), gồm: - Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng (trước đó không cấp phép cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú). - Cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn. - Kinh doanh dịch vụ karaoke. - Kinh doanh dịch vụ xoa bóp. - Kinh doanh dịch vụ cầm đồ. - Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. - Kinh doanh khí. - Cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện. (3) Thay đổi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, phụ kiện bán pháo hoa Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, gồm: - Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo. - Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày. Tải các mẫu Phụ lục và mẫu văn bản tại đây tải Xem thêm Nghị định 56/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
BCT: Yêu cầu website, sàn thương mại điện tử gỡ bỏ sản phẩm pháo hoa Z121
Tết Nguyên đán 2023 đang cận kề, nhiều người dân phản ánh về tình trạng “khan hiếm” và “thổi giá bán” các sản phẩm pháo hoa không nổ tại một số website, sàn thương mại điện tử. Cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) khẳng định pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện và yêu cầu các website, sàn thương mại điện tử gỡ bỏ sản phẩm pháp hoa Z121 của Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 (Nhà máy Z121). Người dân được sử dụng pháo gì trong ngày Tết? Những ngày vừa qua, việc được hay không sử dụng pháo hoa ngày Tết, cũng được phổ biến rộng rãi đến người dân. Cụ thể, pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Xem thêm tại đây. Ngoài ra, pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại Việt Nam phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27 /11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo). Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hiện nay chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được cấp phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa, gồm: Nhà máy Z121 và Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (Tổng công ty GAET). Người tiêu dùng có thể tham khảo bảng giá niêm yết sản phẩm pháo hoa của Nhà máy Z121 áp dụng thống nhất tại các cửa hàng trên toàn quốc. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị người dân khi phát hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán pháo hoa tại các địa điểm ngoài phạm vi các cửa hàng được công bố của Nhà máy Z121 và Tổng công ty GAET; kinh doanh pháo hoa trên môi trường mạng cần kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Xử phạt hành vi vi phạm về mua bán pháo hoa trái luật Xử phạt hành chính Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với hành vi Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; Theo đó, trong trường hợp mua bán pháo hoa trái phép nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 02-05 triệu đối với cá nhân vi phạm. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm Lưu ý, mức xử phạt nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi. Truy cứu trách nhiệm hình sự Xét thêm căn cứ tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 2 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định mua bán pháo hoa trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm cho đến bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm tùy vào từng trường hợp. Người dân sử dụng nguồn pháo hoa trái phép bị xử lý như thế nào? Căn cứ tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: - Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; Theo đó, người dân sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Tết là dịp để người dân vui chơi, tụ hội vì thế những hoạt động trong Tết luôn được người dân quan tâm, lưu ý. Nhiều người lo lắng về việc có hay không được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán và nếu được thì bắn vào buổi tối gây ra tiếng ồn có bị phạt hay không? Để vừa vui chơi vừa tuân thủ quy định pháp luật, người dân cần tham khảo qua bài viết sau về vấn đề sử dụng pháo hoa trong dịp Tết để không bị mất tiền oan. Theo Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định: pháo bao gồm pháo nổ, pháo hoa. Theo đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi cho tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m. Người dân có được sử dụng pháo hoa không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11; Truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm. Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.. Mua pháo hoa ở đâu đúng luật? Nghiêm cấm việc tổ chức, cá nhân tự ý sản xuất, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ và pháo hoa nổ. Việc người dân mua các loại không nổ để sử dụng cũng phải mua ở các địa điểm, cơ sở do nhà nước quy định. Theo đó, khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Hiện nay, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) là công ty duy nhất được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Do đó, người dân có thể tìm mua pháo hoa của nhà máy Z121 tại các địa chỉ của nhà máy ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác. Tết Nguyên đán 2023, những địa phương nào được bắn pháo hoa tầm cao? Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ vào dịp tết âm lịch như sau: - Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; Cụ thể, bao gồm: + Thành phố Hà Nội; + Thành phố Hải Phòng; + Thành phố Đà Nẵng; + Thành phố Hồ Chí Minh; + Thành phố Cần Thơ; + Tỉnh Thừa Thiên Huế. Các địa phương này sẽ được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Trường hợp nào được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ?
Dịp Tết Nguyên đán 2023 sắp đến, đặc biệt đối với hoạt động vui chơi giải trí như pháo hoa, pháo hoa nổ tại nhà được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nhờ vào dịp này việc pháo hoa lậu, hàng giả chưa được cấp phép sử dụng cũng bán tràn lan. Khi người dân sử dụng những loại pháo hoa này có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người khác và cháy nổ khó kiểm soát được. Vậy trường hợp nào người dân được sử dụng pháo hoa một cách hợp pháp? 1. Pháo hoa, pháo nổ là gì? Chúng ta có thể biết được pháo hoa, pháo hoa dạng nổ lại khác đối với kích thước và loại thuốc nổ sử dụng khác nhau. Vì thế khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ giải thích như sau: Để biết pháo nổ, pháo hoa hoạt động ra sao thì pháo chính là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm 02 loại: Pháo nổ, pháo hoa. - Quy định về pháo nổ: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. - Quy định về pháo hoa Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Điều khác biệt ở pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m và người thực hiện cần căn cứ theo quy định này. 2. Khi nào được sử dụng pháo hoa Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định đối tượng sử dụng pháo hoa được phép trong các dịp sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. * Về địa điểm mua pháo: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Hiện nay Bộ Quốc phòng cho phép các cửa hàng bán pháo hoa của Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) kinh doanh trên nhiều tỉnh thành của cả nước. Người dân phải mua pháo hoa từ Nhà máy Z121 thì được cấp giấy phép và chứng nhận hợp pháp từ Bộ Quốc phòng thì mới được phép sử dụng. 3. Nghiêm cấm 09 hành vi liên quan đến pháo hoa Cụ thể tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức khi sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa không được vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: (1) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ. (2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. (3) Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ. (4) Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (5) Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường. (6) Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo. (7) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định. (8) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức. (9) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo. Như vậy, người dân muốn mua pháo hoa để sử dụng cho dịp Tết thì cần tuân thủ các quy định trên và đặc biệt chỉ được mua pháp hoa từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng cấp phép các cửa hàng bán pháo hoa của Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thủ tướng chỉ thị: Tăng cường xử lý hàng nhập lậu trong dịp Tết Nguyên đán 2023
Ngày 23/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành cơ tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán 2023 theo nhiệm vụ sau: (1) Bộ Công Thương Theo đó, có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân và xử lý các biến động bất thường của thị trường. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi về buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, tập trung kiểm tra, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng cấm là pháo nổ, pháo hoa nhập lậu. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tại các tỉnh biên giới tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa vi phạm vận chuyển từ biên giới vào thị trường nội địa tiêu thụ. Chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, không đề thiếu hụt trong mọi tình huống. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên toàn quốc, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. (2) Bộ Tài chính Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyển, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo nổ, vũ khí, hàng hóa vi phạm môi trường, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm...). Đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt. (3) Bộ Công an Bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu bảo vệ, các địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước. Bảo đảm an ninh, trật tự tại các lễ hội, điểm du lịch, nơi hoạt động tập trung đông người; chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, phát hiện và xử lý nghiêm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, đốt pháo nổ trái phép; buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có phương án hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông trước và sau Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là liên quan đến sử dụng rượu, bia, chất ma túy. Xem thêm Chỉ thị 22/CT-TTg ban hành ngày 23/12/2022.
Người dân đốt pháo hoa tại gia có bị phạt?
Tết Nguyên Đán gần đến, nhằm cảnh báo người dân tuân thủ đúng quy định pháp luật, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm việc sử dụng pháo hoa trái phép. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo như sau: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cụ thể: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa". Theo đó, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt, không được phép sử dụng pháo nổ. Xử phạt người dân sử dụng pháo trái phép Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép Ngoài ra, Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định hình thức xử phạt bổ là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng quy định Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất của tội này có thể phạt tù đến 07 năm. Như vậy khi sử dụng pháo làm gây rối trật tự công cộng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì người dân sẽ bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Người dân cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về pháo, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Tết 2022 người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào?
Từ xưa đến nay, pháo hoa là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, vì những hệ lụy đau lòng do pháo mang lại mà nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định cấm liên quan đến pháo nổ. Nhưng đáng mừng là không phải tất cả loại pháo nào cũng bị cấm. Vậy Tết 2022 này chúng ta được quyền sử dụng loại pháo nào? Pháo hoa - Ảnh minh họa 1. Các loại pháo hoa người dân được phép sử dụng Theo quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép đốt pháo hoa khi đáp ứng các điều kiện sau: “Điều 17. Sử dụng pháo hoa 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.” Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Như vậy pháo hoa người dân được sử dụng vào ngày tết phải là loại pháo không gây ra tiếng nổ, và phải là sản phẩm được mua từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất pháo hoa. Hiện nay, tại Việt Nam người dân chỉ được mua pháo hoa duy nhất của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa chất 21 (hay còn gọi là nhà máy Z121) Dưới đây là danh mục các loại pháo hoa và giá bán căn cứ theo Quyết định 1044/QĐ-HC21 ngày 11/01/2022 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoá chất 21: STT Loại pháo hoa Đặc điểm Giá bán 1 Ống phun nước bạc ngoài trời Ống phun nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm sáng như một đài phun nước màu trắng bạc. Hiệu ứng sáng cao khoảng 3m. 25.000 đồng/ống 2 Ống phun nước bạc trong nhà Ống phun nước bạc trong nhà là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm sáng như một đài phun nước màu trắng bạc. 26.000 đồng/ống 3 Ống phun hoa lửa cầm tay Ống phun hoa lửa cầm tay là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm tia sáng như một bông hoa lửa màu trắng bạc. Sản phẩm hầu như không có khói nên có thể sử dụng trong nhà. 32.000-33.000 đồng/túi 5 ống 4 Cây hoa lửa Cây hoa lửa là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi cháy tạo ra một chùm tia sáng hình bông hoa lửa. Sản phẩm gồm 10 que pháo dài nhỏ. Bông pháo sáng mạnh, bung to, đẹp mắt. Hoàn toàn không có khói nên có thể sử dụng cả trong nhà và ngoài trời. 13.000 đồng/túi 10 cây 5 Cánh hoa xoay Cánh hoa xoay là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi hoạt động pháo tự động xoay và tạo ra vòng xoáy là những chùm tia sáng hình cánh hoa màu trắng bạc rất đẹp. 55.000 đồng/bộ 1 cái 6 Thác nước bạc Thác nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra những chùm tia sáng màu trắng bạc như một thác nước đang chảy xuống. 450.000 đồng/dây 7 Pháo hoa con sò đổi màu Pháo hoa con sò đổi màu là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, sản phẩm quay và phun ra chùm tia sáng 8màu trắng bạc (hoặc có xen lẫn màu vàng), kết thúc chùm tia sáng thì chuyển màu ngọn lửa thành màu đỏ (xanh lơ, tím,…). 85.000 đồng/túi 3 cái 8 Pháo hoa giàn phun viên Pháo hoa giàn phun viên là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, một chùm viên cháy có nhiều màu sắc (đỏ, xanh lục, xanh lơ, vàng,…) được phun lên không trung. 308.000 đồng/giàn 9 Pháo hoa giàn phun hoa Pháo hoa giàn phun hoa là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, từng ống phóng lên tạo hiệu ứng thân bông hoa, khi lên hết tầm cao thì nở ra bông hoa với nhiều màu sắc khác nhau (xanh, đỏ, tím, vàng,…). * Công ty hóa chất 21 vừa có thông báo tạm dừng bán ra thị trường sản phẩm pháo giàn phun hoa để chờ đánh giá yêu cầu kỹ thuật về độ ồn. 330.000 đồng/giàn 2. Đốt pháo trái phép Tết năm 2022 bị phạt thế nào? Như đã nói, người dân chỉ được phép sử dụng những loại pháo hoa nằm trong danh mục nêu trên, tất cả mọi hành vi tự ý sản xuất, mua bán, sử dụng các loại pháo khác trái phép đều là hành vi vi phạm pháp luật. Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khoản 3 Điều 11 quy định về mức phạt khi sử dụng pháo, thuốc pháo trái phép, theo đó người nào có hành vi sử dụng pháo trái phép có thể bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Tóm lại, pháo hoa là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nhất là trong dịp Tết năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid, nhà nước không tổ chức bắn pháo hoa tập trung nên nhu cầu sử dụng pháo hoa trong người dân cũng tăng cao. Chính vì vậy, để không xảy ra những chuyện đáng tiếc trong những ngày đầu năm mới, chúng ta nên cùng nhau nâng cao ý thức trong việc sử dụng pháo hoa. Chúc mọi người có một cái Tết an toàn và hạnh phúc bên gia đình.
Quy chuẩn về sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa sẽ được quy định ra sao?
Sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa - Minh họa Bộ Công an đang soạn thảo Thông tư Quy định quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo; ban hành danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; danh mục chi tiết mã số HS các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Xin trích dẫn một số quy định nổi bật tại Dự thảo này. 1. Khoảng cách an toàn khi quan sát pháo hoa (Khoản 7 Điều 5) Loại pháo Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) 1. Pháo hoa nổ tầm thấp ≥ 100 (1) 2. Pháo hoa nổ tầm cao ≥ 200 (2) 3. Pháo hoa (loại không cầm tay) ≥ 4 4. Pháo hoa (loại cầm tay) ≥ 0,5 Chú thích: (1) Trường hợp vì lý do địa bàn, địa lý không thể lựa chọn được điểm bắn đảm bảo khoảng cách an toàn 200 m nhưng có khoảng cách tối thiểu 100 m thì yêu cầu phải có biện pháp che chắn trận địa đảm bảo khi có sự cố thì pháo hoa không bắn đến vị trí người xem, người qua lại hoặc các công trình cần bảo vệ. (2) Trường hợp vì lý do địa bàn, địa lý không thể lựa chọn được điểm bắn đảm bảo khoảng cách an toàn 100 m nhưng có khoảng cách tối thiểu 50 m thì yêu cầu phải có biện pháp che chắn trận địa đảm bảo khi có sự cố thì pháo hoa không bắn đến vị trí người xem, người qua lại hoặc các công trình cần bảo vệ. 2. Các hạng mục, công trình xây dựng trong khu vực cơ sở nghiên cứu, sản xuất pháo. (Điều 6) Trong phạm vi cơ sở nghiên cứu, sản xuất pháo được xây dựng các công trình sau: 1. Nhà xưởng nghiên cứu, sản xuất pháo. 2. Kho chứa nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. 3. Phòng nghiên cứu, thí nghiệm. 4. Bãi thử pháo và hệ thống thử pháo. 5. Các công trình phục vụ công tác PCCC, bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động; nhà điều hành sản xuất; nhà ăn bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật; trạm y tế; trạm gác bảo vệ; nhà giao ca sản xuất. 6. Ụ chắn giữa nhà sản xuất và kho chứa. 7. Hệ thống cấp điện, cấp nhiệt. 8. Hệ thống chống sét. 9. Hệ thống cấp thoát nước. 10. Công trình chứa vật liệu thải rắn sau khi sản xuất, hủy pháo. 11. Vị trí ẩn nấp trong trường hợp khẩn cấp. 3. Quy định về bao gói, xuất xưởng pháo, bao gồm: (Điều 16) 1. Pháo phải được đóng gói bằng các bao bì, thùng chứa thuận tiện, an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Thùng giấy các tông chứa pháo phải chắc chắn, không thủng rách. Khối lượng của vỏ thùng và pháo không được lớn hơn 40 kg. 2. Phải thực hiện ghi nhãn đối với sản phẩm pháo. Nhãn hàng hóa phải có các thông tin tối thiểu sau: a) Tên loại pháo. b) Tên của tổ chức sản xuất. c) Ngày sản xuất. 3. Phải thực hiện ghi nhãn trên bao bì bảo quản pháo theo quy định về nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải thể hiện các thông tin tối thiểu sau: a) Tên loại pháo. b) Tên, địa chỉ của tổ chức sản xuất. c) Khối lượng hoặc số lượng pháo có trong thùng. d) Ngày sản xuất. đ) Hạn sử dụng. e) Thành phần hoặc thành phần định lượng. g) Mã phân loại pháo. h) Các biểu trưng về chống cháy, nổ, chống mưa, nắng ở hai bên thành hòm, hộp. Biểu trưng chống cháy nổ phải có màu đỏ còn các biểu trưng khác có màu tương phản với màu nền của hòm, hộp. i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. 4. Các túi, hộp chứa pháo trong bao bì, thùng chứa phải xếp khít nhau. Trường hợp khi xếp các túi, hộp không khít nhau, phải chèn để tránh xê dịch, va đụng trong quá trình vận chuyển. 5. Chỉ được sử dụng các dụng cụ chế tạo bằng vật liệu không phát sinh tia lửa khi làm việc. Xem chi tiết toàn văn hồ sơ Dự thảo tại file đính kèm.
Chính thức: TP. HCM không bắn pháo hoa Tết Tân sửu 2021!
TP. HCM không bắn pháo hoa Tết Tân Sửu Chiều 6/2/2021, UBND TP. HCM ra Thông báo 08/TB-UBND về không tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trương không tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Sở Thông tin và Truyền thông được giao phối hợp, chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố đăng thông báo này để người dân Thành phố biết và chia sẻ! Như vậy, cho nếu không có thông báo mới, TP. HCM sẽ chính thức không bắn pháo hoa vào Tết Âm lịch. Đây có thể coi là một trong những lần hiếm hoi Thành phố không thực hiện tục lệ này!. Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm.
08 chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2021
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2021 Chỉ còn vài ngày tới nữa thôi là chúng ta lại kết thúc 01 năm 2020 với nhiều biến động, để tiện cho việc tra cứu, nắm bắt văn bản mới sắp có hiệu lực, dưới đây là nội dung tổng hợp 08 chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực thi hành từ 01/2021, Dân Luật cùng cập nhật nhé! 1. Cập nhật 11 Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021: Xem TẠI ĐÂY 2. Từ 11/01/2021: Mua, sử dụng pháo hoa dịp sinh nhật, cưới hỏi như thế nào để không bị phạt? Ngày 27/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP do Chính về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, quy định về việc sử dụng pháo hoa của cơ quan, tổ chức và cá nhân, theo đó - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các sự kiện sau: + Lễ, tết; + Sinh nhật; + Cưới hỏi; + Hội nghị; + Khai trương; + Ngày kỷ niệm; + Trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật khác... Tuy nhiên, để việc sử dụng pháo hoa không bị xử phạt thì phải tuân thủ các quy định TẠI ĐÂY Cập nhật thêm nhiều video bổ ích về pháp luật: TẠI ĐÂY 3. Lộ trình cụ thể tuổi nghỉ hưu từ 1/1/2021 Đây là nội dung được Chính phủ ban hành tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động từ ngày 01/01/2021. Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 Theo đó lộ trình tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường gắn với tháng, năm sinh tương ứng, cụ thể xem TẠI ĐÂY 4. Bãi bỏ toàn bộ 21 VBQPPL trong lĩnh vực thuế từ ngày 10/01/2021 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 103/2020/TT-BTC có hiệu lực từ 10/01/2021 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, quản lý tài sản công và quản lý nợ công. Cụ thể bãi bỏ toàn bộ 21 văn bản sau: 1. Thông tư 60A-TC/TCT hướng dẫn sửa đổi Thông tư 30/TC-TCT hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản và Thông tư 69-TC/TCT hướng dẫn việc chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên; 2. Thông tư 109/1998/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung quy định về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt; 3. Thông tư 191/1998/TT-BTC ngày 31/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp: 4. Thông tư 100/1999/TT-BTC ngày 19/08/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đại lý xổ số kiến thiết và việc sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết; 5. Thông tư 24/2000/TT-BTC ngày 30/03/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 08/2000/QĐ-TTg ngày 17/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; …. Xem chi tiết tại văn bản có đính kèm. 5. Hướng dẫn cách viết 11 biểu mẫu trong quá trình hòa giải tại Tòa án Ngày 16/11/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại tòa án. Thông tư này quy định chi tiết về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án. 11 biểu mẫu sử dụng trong quá trình hòa giải tại Tòa án và hướng dẫn cách viết: TẠI ĐÂY Thông tư 02/2020/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. 6. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg Ngày 26/11/2020, Thủ tướng ban hành Quyết định 34/2020/QĐ-TTg về Danh mục nghề nghiệp Việt Nam. Theo đó, Danh mục nghề nghiệp Việt Nam sử dụng trong công tác thống kê về lao động Việt Nam và làm cơ sở để quản lý lao động theo nghề. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam gồm 05 cấp (Phụ lục I): - Cấp 1: Cấp độ kỹ năng. Cấp độ kỹ năng thể hiện độ khó, độ phức tạp trong việc thực hiện công việc. - Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn. Lĩnh vực chuyên môn bao gồm các chuyên môn tương ứng với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc do kinh nghiệm có được trong việc thực hiện công việc. Nội dung của Danh mục ngề nghiệp Việt Nam giải thích rõ các nghề, bao gồm: mô tả chung, nhiệm vụ chủ yếu, ví dụ, loại trừ (Phụ lục II). Quyết định 34/2020/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/01/2021. 7. Chốt: Ngày 23/5/2021 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV Đây là nội dung tại Nghị quyết 133/2020/QH14 về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Quốc hội ban hành. Theo đó, Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021. 8. 9 việc Điều tra viên, Cán bộ điều tra không được làm từ 15/01/2021 Theo Thông tư 126/2020/TT-BCA có hiệu lực từ về thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an khi tiến hành tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm không được làm những việc được nêu ra cụ thể TẠI ĐÂY Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/1/2021.