Xếp hạng mức độ chương trình chỉ người từ đủ 18 tuổi trở lên được xem
Đây là nội dung tại Thông tư 06/2023/TT-BTTTT ngày 30/6/2023 hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình. Theo đó, đối với chương trình được phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên thì chỉ được xem ở mức độ như sau: (1) Mức độ chương trình cho người từ 18 tuổi trở lên Biểu tượng: T18 - Chủ đề, nội dung: + Nội dung chương trình đề cập đến các vấn đề của người trưởng thành, có thể miêu tả ở mức độ mạnh, chi tiết nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với nội dung chương trình. + Đối với chương trình có nội dung hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, phải có thông điệp giáo dục rõ ràng, có thể miêu tả ở mức độ mạnh, miêu tả chi tiết, tác động đến người nghe, xem ở mức độ mạnh nhưng không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài. + Đối với các chủ đề, nội dung nhạy cảm, đề tài liên quan đến vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, có thể miêu tả ở mức độ trung bình, có thể khai thác sâu nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ trung bình. - Bạo lực + Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hành vi bạo lực tác động đến người nghe, xem từ trên miêu tả ở mức độ mạnh đến dưới miêu tả ở mức độ quá mức; có thể miêu tả ở mức độ mạnh nhưng không có thời lượng kéo dài, tần suất ở mức độ trung bình và phù hợp với thể loại chương trình. + Được phép miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng miêu tả ở mức độ trung bình và phải phù hợp với nội dung chương trình. Kết quả phải có thông điệp lên án, phản đối các hành vi sai trái đó. - Khỏa thân, tình dục: + Có thể có hình ảnh khỏa thân phần thân trên phía sau cơ thể người và không có thời lượng kéo dài; không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, phù hợp với nội dung chương trình nhưng không lạm dụng hình ảnh khỏa thân này, không kích động tình dục. + Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục. - Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện: + Như mức phân loại T16. + Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, sản xuất, tàng trữ ma túy và các chất gây nghiện, trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi sai trái đó và kết quả, những nhân vật thực hiện hành động này phải bị trừng phạt, loại trừ. - Kinh dị: Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả ở mức độ mạnh với cảm giác đe dọa liên tục nhưng không có thời lượng kéo dài, không tác động quá mức tới tâm lý và cảm xúc của người nghe, xem. - Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề) + Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được miêu tả ở mức độ mạnh hơn so với chương trình được phân loại ở mức T16 nhưng không được làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục. + Đối với chương trình có đề tài phản ánh hiện thực xã hội, có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được diễn ra thường xuyên nhưng không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung chương trình. - Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước: + Khi nội dung chương trình chứa các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ nguy hiểm, dễ bắt chước hoặc cách xử lý có nguy cơ gây tổn hại cho các cá nhân hoặc thông qua hành vi của họ có thể gây hại cho xã hội, thì kết quả phải được xử lý triệt để, có thông điệp giáo dục và ngăn chặn; + Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi dễ bắt chước không được miêu tả chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ trung bình. (2) Mức độ chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi Biểu tượng: P - Chủ đề, nội dung: Nội dung mang tính giáo dục, giải trí lành mạnh, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực. - Bạo lực: + Không xuất hiện bất cứ hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh uy hiếp, đe dọa, đánh đập người khác; + Không được miêu tả bạo lực tình dục. - Khỏa thân, tình dục: Không có hình ảnh khỏa thân; không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục. - Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện: Không có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện. - Kinh dị: Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị. - Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề): Không sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục. - Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước: Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích hoặc kích thích hành vi bắt chước như sử dụng ma túy, chất kích thích, gây nghiện, tự sát, bạo lực, sử dụng vũ khí, công cụ nguy hiểm gây sát thương, hành động vi phạm pháp luật. Xem thêm Thông tư 06/2023/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.
MỚI: Thủ tục chấp thuận phân loại phim phổ biến trên không gian mạng
Ngày 15/02/2023 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Điện ảnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL. Theo đó, công bố thủ tục hành chính mới về nội dung chấp thuận phân loại phim phổ biến trên không gian mạng như sau: (1) Trình tự thực hiện - Nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Điện ảnh. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điện ảnh tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, gửi thông báo những nội dung thay đổi cho Cục Điện ảnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu không đồng ý, Cục Điện ảnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, phải thực hiện lại trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP. (2) Cách thức thực hiện Tổ chức thực hiện nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Điện ảnh. (3) Thành phần, số lượng hồ sơ - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). - Thành phần hồ sơ: Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của Cục Điện ảnh (theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 131/2022/NĐ-CP). Báo cáo thuyết minh các nội dung sau: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim. - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của Cục Điện ảnh. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại. - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của Cục Điện ảnh. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. (4) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (5) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức. (6) Cơ quan thực hiện TTHC: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cục Điện ảnh. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Điện ảnh. (7) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản. (8) Phí, lệ phí: Hiện chưa quy định về lệ phí thực hiện. (9) Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Điện ảnh 2022 ngày 15/6/2022. - Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023. Xem thêm Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực ngày 20/02/2023.
Không được hút thuốc trong phim dành cho trẻ em ?
Vì trẻ em là đối tượng tương đôi snhayj cảm, tâm sinh lý dễ bị tác động nên các sản phẩm văn hoá, giải trí dành cho lứa tuổi này cũng đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, thực tế trong giới phim ảnh dành cho các em, không hiếm cảnh quay và nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đặc biệt phổ biến là cảnh diễn viên vô tư hút thuốc. Theo quy định tại thông tư 02/2014/TT-BVHTTDL quy định về sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh nghiêm cấm việc sử dụng thuốc lá trong các bộ phim dành cho trẻ em. Cụ thể Điều 2. Nguyên tắc hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh 1. Không thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh hành vi bị nghiêm cấm và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 9 và Điều 13 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này. 2. Không ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá. 3. Không sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em. Tại thông tư 12/2015/TT-BVHTTDL về quy chế thẩm định và cấp phép phổ biến phim cũng quy định hạn chế phổ biến các loại phim có cảnh sử dụng thuốc lá đến trả em dưới 16 tuổi (trong đó chia thành hai nhóm trẻ dưới 13 tuổi và trẻ dưới 16 tuổi). Ngoài các điều kiện về bạo lực, cảnh khảo thân, tình dục, ma tuý, các chất kích thích, chất gây nghiện, yếu tố kinh dị thì yếu tố sử dụng thuốc lá cũng được quy định. Cụ thể: Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim nhằm mục đích phản đối, lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài. Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh. Trong năm 2015, tập đoàn Disney cũng đã tuyên bố sẽ cấm hút thuốc trong các bộ phim hoạt hình của tập đoàn này, quyết định này dựa theo một báo cáo nghiên cứu năm 2012 cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng nghiện thuốc lá ở trẻ em và việc chúng xem các cảnh hút thuốc trong phim hoặc chương trình TV.
Xếp hạng mức độ chương trình chỉ người từ đủ 18 tuổi trở lên được xem
Đây là nội dung tại Thông tư 06/2023/TT-BTTTT ngày 30/6/2023 hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình. Theo đó, đối với chương trình được phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên thì chỉ được xem ở mức độ như sau: (1) Mức độ chương trình cho người từ 18 tuổi trở lên Biểu tượng: T18 - Chủ đề, nội dung: + Nội dung chương trình đề cập đến các vấn đề của người trưởng thành, có thể miêu tả ở mức độ mạnh, chi tiết nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với nội dung chương trình. + Đối với chương trình có nội dung hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, phải có thông điệp giáo dục rõ ràng, có thể miêu tả ở mức độ mạnh, miêu tả chi tiết, tác động đến người nghe, xem ở mức độ mạnh nhưng không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài. + Đối với các chủ đề, nội dung nhạy cảm, đề tài liên quan đến vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, có thể miêu tả ở mức độ trung bình, có thể khai thác sâu nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ trung bình. - Bạo lực + Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hành vi bạo lực tác động đến người nghe, xem từ trên miêu tả ở mức độ mạnh đến dưới miêu tả ở mức độ quá mức; có thể miêu tả ở mức độ mạnh nhưng không có thời lượng kéo dài, tần suất ở mức độ trung bình và phù hợp với thể loại chương trình. + Được phép miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng miêu tả ở mức độ trung bình và phải phù hợp với nội dung chương trình. Kết quả phải có thông điệp lên án, phản đối các hành vi sai trái đó. - Khỏa thân, tình dục: + Có thể có hình ảnh khỏa thân phần thân trên phía sau cơ thể người và không có thời lượng kéo dài; không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, phù hợp với nội dung chương trình nhưng không lạm dụng hình ảnh khỏa thân này, không kích động tình dục. + Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục. - Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện: + Như mức phân loại T16. + Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, sản xuất, tàng trữ ma túy và các chất gây nghiện, trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi sai trái đó và kết quả, những nhân vật thực hiện hành động này phải bị trừng phạt, loại trừ. - Kinh dị: Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả ở mức độ mạnh với cảm giác đe dọa liên tục nhưng không có thời lượng kéo dài, không tác động quá mức tới tâm lý và cảm xúc của người nghe, xem. - Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề) + Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được miêu tả ở mức độ mạnh hơn so với chương trình được phân loại ở mức T16 nhưng không được làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục. + Đối với chương trình có đề tài phản ánh hiện thực xã hội, có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được diễn ra thường xuyên nhưng không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung chương trình. - Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước: + Khi nội dung chương trình chứa các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ nguy hiểm, dễ bắt chước hoặc cách xử lý có nguy cơ gây tổn hại cho các cá nhân hoặc thông qua hành vi của họ có thể gây hại cho xã hội, thì kết quả phải được xử lý triệt để, có thông điệp giáo dục và ngăn chặn; + Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi dễ bắt chước không được miêu tả chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ trung bình. (2) Mức độ chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi Biểu tượng: P - Chủ đề, nội dung: Nội dung mang tính giáo dục, giải trí lành mạnh, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực. - Bạo lực: + Không xuất hiện bất cứ hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh uy hiếp, đe dọa, đánh đập người khác; + Không được miêu tả bạo lực tình dục. - Khỏa thân, tình dục: Không có hình ảnh khỏa thân; không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục. - Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện: Không có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện. - Kinh dị: Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị. - Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề): Không sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục. - Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước: Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích hoặc kích thích hành vi bắt chước như sử dụng ma túy, chất kích thích, gây nghiện, tự sát, bạo lực, sử dụng vũ khí, công cụ nguy hiểm gây sát thương, hành động vi phạm pháp luật. Xem thêm Thông tư 06/2023/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.
MỚI: Thủ tục chấp thuận phân loại phim phổ biến trên không gian mạng
Ngày 15/02/2023 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Điện ảnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL. Theo đó, công bố thủ tục hành chính mới về nội dung chấp thuận phân loại phim phổ biến trên không gian mạng như sau: (1) Trình tự thực hiện - Nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Điện ảnh. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điện ảnh tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, gửi thông báo những nội dung thay đổi cho Cục Điện ảnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu không đồng ý, Cục Điện ảnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, phải thực hiện lại trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 131/2022/NĐ-CP. (2) Cách thức thực hiện Tổ chức thực hiện nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Điện ảnh. (3) Thành phần, số lượng hồ sơ - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). - Thành phần hồ sơ: Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của Cục Điện ảnh (theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 131/2022/NĐ-CP). Báo cáo thuyết minh các nội dung sau: - Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim. - Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của Cục Điện ảnh. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại. - Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của Cục Điện ảnh. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị. (4) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (5) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức. (6) Cơ quan thực hiện TTHC: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cục Điện ảnh. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Điện ảnh. (7) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản. (8) Phí, lệ phí: Hiện chưa quy định về lệ phí thực hiện. (9) Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Điện ảnh 2022 ngày 15/6/2022. - Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023. Xem thêm Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực ngày 20/02/2023.
Không được hút thuốc trong phim dành cho trẻ em ?
Vì trẻ em là đối tượng tương đôi snhayj cảm, tâm sinh lý dễ bị tác động nên các sản phẩm văn hoá, giải trí dành cho lứa tuổi này cũng đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, thực tế trong giới phim ảnh dành cho các em, không hiếm cảnh quay và nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đặc biệt phổ biến là cảnh diễn viên vô tư hút thuốc. Theo quy định tại thông tư 02/2014/TT-BVHTTDL quy định về sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh nghiêm cấm việc sử dụng thuốc lá trong các bộ phim dành cho trẻ em. Cụ thể Điều 2. Nguyên tắc hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh 1. Không thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh hành vi bị nghiêm cấm và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 9 và Điều 13 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này. 2. Không ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá. 3. Không sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em. Tại thông tư 12/2015/TT-BVHTTDL về quy chế thẩm định và cấp phép phổ biến phim cũng quy định hạn chế phổ biến các loại phim có cảnh sử dụng thuốc lá đến trả em dưới 16 tuổi (trong đó chia thành hai nhóm trẻ dưới 13 tuổi và trẻ dưới 16 tuổi). Ngoài các điều kiện về bạo lực, cảnh khảo thân, tình dục, ma tuý, các chất kích thích, chất gây nghiện, yếu tố kinh dị thì yếu tố sử dụng thuốc lá cũng được quy định. Cụ thể: Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim nhằm mục đích phản đối, lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài. Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh. Trong năm 2015, tập đoàn Disney cũng đã tuyên bố sẽ cấm hút thuốc trong các bộ phim hoạt hình của tập đoàn này, quyết định này dựa theo một báo cáo nghiên cứu năm 2012 cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng nghiện thuốc lá ở trẻ em và việc chúng xem các cảnh hút thuốc trong phim hoặc chương trình TV.